Nguy cấp - Nông dân sinh từ năm 1993 có nguy cơ không có ruộng cày

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi xxxmarsxxx, 08/11/2012.

5306 người đang online, trong đó có 511 thành viên. 18:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1626 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Nghị quyết đến năm 2020 cơ bản nước ta trở thành một nước công nghiệp.

    Nếu cứ theo lộ trình của đỉnh cao trí tuệ soi sáng vạch đường thì đến 2030 thành nước công nghiệp thực thụ.

    Năm 2050 trở thành nước công nghiệp cao.

    2060 trở thành nước.....gì thì chịu không biết nữa.

    Như thế để nói rằng đến khoảng năm 2030 thì đất nông nghiêp lại thừa ra không có ai thèm làm.

    ------------------------------

    Con kiến mà leo cành đa
    Leo phải cành cụt leo ra leo vào.

    -------------------------------

    Nghị quyết cũng giống như thằng @sexy-man pr cổ phiếu, nói nhiều quá đến khi không hiểu mình vừa nói gì.

    Nghị quyết cũng cả rừng mà chả ai chịu đọc xem trong đó nói cái gì, vì thế cứ loạn hết cả lên.

    (Đơn giản là giống như vụ cấm đăng ký xe máy ở Hà Nộ năm nảo năm nào, cấm chán cấm chê rồi mới đọc lại Hiếp pháp, hóa ra là Vi hiến, ô la la :)):)):)):)))
  2. xxxmarsxxx

    xxxmarsxxx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/03/2008
    Đã được thích:
    44
    trong khi chờ đợi trở thành nước công nghiệp thì ngồi ôm mồm hả bác [:D]
  3. duongteo

    duongteo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    462
    Cụ cứ đọc lại nghị quyết đi [:D]

    Ở ta không có người thất nghiệp nên không sợ chết đói :))
  4. INKE

    INKE Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    832
    Đất đai phải tập trung lại để sản xuất hàng hóa, cứ chia đi chia lại thằng một nhúm, làm thì không đủ ăn, bỏ hoang thì hợp tác xã lại thu vừa tốn sức lao động lại không hiệu quả.
  5. hyiptop.net

    hyiptop.net Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/07/2011
    Đã được thích:
    0
    cung cấp thêm thông tin về luật đất đai cho các bác, theo dự tính thì cuối 2013 sẽ hết chu kỳ sử dụng đất 20 năm, vf có thể chia lại
    Có chia lại ruộng đất vào năm 2013?
    Nhiều ý kiến lo ngại nếu chia lại sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, nhạy cảm, khó lường. Trong khi đó, luật cũng đã dự liệu việc giao tiếp quyền sử dụng cho hộ gia đình, cá nhân sau khi hết hạn sử dụng.
    Sau khi có Luật Đất đai năm 1993, việc chia cấp, giao quyền sử dụng đất ruộng cho hộ nông dân được tiến hành ở nhiều địa phương. Theo luật này, thời hạn sử dụng của loại đất ruộng trồng lúa, hoa màu, nuôi trồng thủy sản sẽ kết thúc vào năm 2013, tức 20 năm kể từ khi được giao đất. Vậy sau năm 2013 có chia lại ruộng đất hay không? Đây là vấn đề được nhiều người dân đặc biệt quan tâm và cũng là nội dung được Bộ Tài nguyên và Môi trường xin ý kiến cơ quan có thẩm quyền trong quá trình nghiên cứu sửa đổi Luật Đất đai hiện hành.

    Về đất nông nghiệp, lâu nay đã xảy ra tình trạng nhiều người không cần đất lại cứ “ôm” đất. Trong khi đó, nhiều người cần thì lại không có đất, một số phải đi thuê lại của người khác làm tăng chi phí sản xuất. Vậy tới năm 2013 có chia lại ruộng đất hay không? Nếu có thì chia như thế nào? Đây là câu hỏi lớn đang được đặt ra với nhiều luồng quan điểm khác nhau.

    20 năm - nhiều biến động

    Theo Nghị định 64/1993, đất nông nghiệp trồng cây hằng năm, trong đó có đất lúa được giao đồng loạt cho người dân từ năm 1993 và sẽ hết hạn sử dụng vào năm 2013. Số đất mỗi gia đình được giao căn cứ vào số người có trong nhà (sổ hộ khẩu). Tùy theo quỹ nông nghiệp của từng xã, mỗi suất đất khoảng 1-3 sào.

    Kể từ khi giao đất nông nghiệp đồng loạt vào năm 1993 cho đến nay, ở mỗi gia đình với số người mới phát sinh như lấy vợ, lấy chồng, sinh thêm con… đã không được cấp thêm đất. Nhiều gia đình không đủ đất sản xuất đã phải đi thuê, mượn. Trong khi đó, nhiều gia đình khác lại có số người giảm xuống do con cái kết hôn và chuyển đến sinh sống ở nơi khác hoặc có người đã mất. Chưa kể, nhiều người tìm việc làm khác hoặc đã già yếu không làm nông nghiệp nữa nhưng đất của họ vẫn được giữ nguyên. Đất này họ cho thuê, cho mượn hoặc bỏ hoang. Như vậy, có sự bất hợp lý, bất bình đẳng về quyền lợi giữa gia đình có số người tăng lên và gia đình có số người giảm xuống hoặc không tiếp tục làm nông nghiệp.



    Việc có nên chia lại ruộng đất vào năm 2013 có nhiều luồng quan điểm khác nhau. Ảnh: HTD

    Mặt khác, 20 năm qua đã có khá nhiều biến động về đất nông nghiệp của người dân. Dễ thấy nhất là một phần đất đai đã được Nhà nước thu hồi cho việc làm đường, nhà máy, khu công nghiệp, nhà ở hoặc người dân đã bán, thay đổi mục đích sử dụng đất.

    Người muốn chia lại, người đề nghị giữ nguyên

    Chỉ còn không đầy ba năm nữa là đến năm 2013, khi ấy số đất nông nghiệp được giao theo Luật Đất đai 1993 và Nghị định 64/1993 sẽ hết hạn sử dụng. Vậy đến thời hạn đó thì có chia lại ruộng hay không? Đây là câu hỏi lớn đang đặt ra cho tiến trình sửa đổi Luật Đất đai hiện hành.

    Xung quanh câu hỏi này có những ý kiến trái ngược nhau. Có quan điểm cho rằng cần phải chia lại ruộng đất để phù hợp nhu cầu sản xuất của người dân. Ngược lại, cũng có luồng ý kiến cho rằng không nên chia lại ruộng đất. Bởi nếu chia lại sẽ nảy sinh nhiều hệ lụy phức tạp, nhạy cảm, khó lường.

    Kết quả lấy ý kiến của hơn 8.000 hộ dân tại chín tỉnh Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nam, Thái Bình, Hưng Yên, Vĩnh Phúc do Tổng cục Quản lý đất đai - Bộ TN&MT thực hiện, được công bố vào tháng 1-2011 cũng thể hiện hai luồng quan điểm đó với 38% số người được hỏi muốn chia lại đất và 55% số người được hỏi không muốn chia lại mà chỉ muốn giữ nguyên hiện trạng như hiện nay.

    “Tôi thấy nên chia lại đất nông nghiệp vì nhiều người đã chuyển sang nghề khác, không có nhu cầu dùng đất nữa. Nên lấy đất của những người này chia cho những người đang cần ruộng trong cùng một xã. Như vậy mới công bằng và đất được sử dụng có hiệu quả nhất” - bà Trịnh Thị Tình ở thôn An Cư, xã Trầm Lộng, Ứng Hòa (Hà Nội) nêu ý kiến.

    Tuy nhiên, ông Lê Trung Hiếu ở thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, Khoái Châu (Hưng Yên) lại có ý kiến hoàn toàn khác: “Chia lại ruộng, nếu có thêm cũng chả đáng là bao vì quỹ đất của xã chỉ có vậy. Có chia lại thì cũng chả giải quyết được gì”. Cùng quan điểm này, ông Tạ Văn Nhuận ở thôn Yên Khê, xã Việt Hòa, Khoái Châu (Hưng Yên) bộc bạch: “Tôi không muốn “rũ” đất ra để chia lại, không nên có sự xáo trộn nữa. Người dân đã làm quen trên thửa đất của mình. Nên ổn định số ruộng đất đang có ở các hộ gia đình như hiện nay. Nếu người có ruộng mất đi thì con cháu họ sử dụng hoặc cho thuê lại đất đó”.

    Hết thời hạn có thể được giao lại

    Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài.

    Thời hạn giao đất sử dụng ổn định lâu dài để trồng cây hằng năm, nuôi trồng thủy sản là 20 năm, để trồng cây lâu năm là 50 năm. Khi hết thời hạn, nếu người sử dụng đất có nhu cầu tiếp tục sử dụng và trong quá trình sử dụng đất chấp hành đúng pháp luật về đất đai thì được Nhà nước giao đất đó để tiếp tục sử dụng.

    (Theo Điều 20 Luật Đất đai 1993)

    Luật không đặt ra việc chia lại đất

    Quy định thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm là 20 năm, đối với cây lâu năm là 50 năm có từ Luật Đất đai năm 1993. Khi đó quy định như vậy là vì ở ta đất đai thuộc sở hữu toàn dân. Mà đất thì không phải là vô tận nên phải quy định thời hạn sử dụng. Vả lại, lúc đó thấy rằng với chu kỳ giao đất khá dài như vậy, người dân cũng yên tâm sử dụng đất. Khi quy định như vậy cũng không đặt ra việc chia lại đất sau này. Nếu hết thời hạn đó, người dân được giao tiếp để sử dụng theo một chu kỳ 20 năm hoặc 50 năm, tùy loại đất.

    Khi sửa Luật Đất đai năm 1998 cũng đã có đề xuất nâng thời hạn sử dụng đất nông nghiệp trồng cây hằng năm lên 50 năm nhưng đã không được chấp thuận.

    Ông NGUYỄN KHẢI,nguyên Vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ TN&MT

    HOÀNG VÂN
    LINK XINH
  6. honghaibinh

    honghaibinh Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    29/05/2011
    Đã được thích:
    6
    Đúng rồi, bác nắm rất rõ chủ trương đường lối đấy..
    Bổ sung thêm cho bác nhá:
    ....Đến năm 2060 thì Xuống Hố Cả Nút=))=))=))=))=))=))
    =))=))=))=))=))=))
  7. thanh_cx

    thanh_cx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Đã được thích:
    269











    Nhưng nó sẽ cày ruộng của ông bà để lại vì ông bà nó cũng được chia mà. Chỉ có ông bà nào bán đi hoặc bị cưỡng chế thu hồi thì không còn mà thôi, còn lại vẫn có đất thừa kế tất.

Chia sẻ trang này