1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nhà đất bình dương: Sốc toàn tập!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 17/12/2011.

5359 người đang online, trong đó có 420 thành viên. 11:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21834 lượt đọc và 244 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bình Dương: Đất lạ đãi người

    Nếu dân nhập cư về các thành phố lớn chỉ mới dừng ở chuyện lo cho đủ phần cơm áo, thì ở Bình Dương, nhiều người làm nên cơ nghiệp.

    Chính sách chiêu hiền đãi sĩ, thu hút đầu tư của Bình Dương đang là những cơ hội hấp dẫn cho những người đang trên đường lập nghiệp và có khát vọng làm giàu. Đất lạ đãi người
    [​IMG]
    Bình Dương trang hoàng đón xuân
    Kể từ ngày Bình Dương mở ra nhiều khu công nghiệp, bắt đầu là công nhân và sau đó là dòng người nhập cư nườm nượp đổ về. Cuộc sống ở vùng đất này đã thực sự thay đổi mạnh mẽ.
    Anh Nghĩa chạy xe ôm đứng trước Kho bạc tỉnh Bình Dương cho biết, nhờ nghiệp xe ôm mà anh nên nhà cửa. Nghĩa người gốc Đô Lương, Nghệ An, vào đây đã gần 20 năm. Ban đầu, có được ít vốn, anh buôn gỗ từ Tây Nguyên xuống nhưng thất bại. Anh phải bán hết nhà cửa vào Sài Gòn nhưng nhiều năm sau đó vẫn hoàn toàn tay trắng, anh đành về lại Bình Dương. Chỉ còn duy nhất chiếc xe cà tàng, Nghĩa ra đứng đường chở khách.
    Trong khoảng dăm năm trở lại đây, khi dòng người đổ về đông đúc, chạy xe ôm cũng kiếm được, lại gặp được mối chở dê thịt đi bỏ các quán khắp Bình Dương, sang tận Đồng Nai và TP.HCM, cuộc sống của anh bắt đầu khá lên từ đó. Cách đây hai năm Nghĩa mua được lô đất trên đường Cách Mạng Tháng Tám, ngay trung tâm thị xã Thủ Dầu Một, xây căn nhà trị giá gần tỷ đồng. Anh mở cho vợ một hiệu tạp hóa. Hiện nay, thu nhập của gia đình anh tới vài trăm ngàn mỗi ngày, cuộc sống khá ổn định.
    Những ngày ở Bình Dương, cần một người hướng đạo và kể chuyện địa phương, tôi gửi xe máy và gọi một xe ôm chở đi. Người chạy xe ôm - ông Thân - cũng là dân nhập cư nên biết rành rẽ đời sống những người đã di chuyển từ miệt ngoài vào đây. Ông kể vanh vách những người ngày trước vào đây với hai bàn tay trắng nhưng cuộc sống đã thực sự thay đổi. Nào bà Lê mới ngày nào còn bán trái cây bên đường, nay đã chuyển sang mở nhà hàng to tướng ngay trước một khu công nghiệp và còn là bà chủ của hai cơ sở ăn uống khác. Nào ông Thành trước là dân bốc vác, nay cũng đã mua ba chiếc xe tải chở vật liệu và hàng hóa cho xí nghiệp. Ông Hòa từ Quảng Ngãi vô làm rẫy thuê, sau đó chạy xe chở gạch, buôn vật liệu xây dựng và bây giờ là nhà thầu nhận công trình khắp nơi…
    Những câu chuyện của ông Thân khiến người ta nghĩ cứ như vùng đất này có phép mầu đã thay đổi cuộc đời của bao nhiêu con người. Chẳng hạn ông Trần Hưng Nguyên. Ông Nguyên từ Nghệ An vào định cư ở đất này đã 20 năm. Mười năm đầu, tay làm chỉ đủ nuôi miệng, thêm ba con nhỏ đi học, cứ tưởng sẽ không trụ nổi. Từ khi dòng người nhập cư đổ về, nhu cầu về đất đai và chỗ ở tăng lên, ông bán căn nhà cũ cộng với số tiền tiết kiệm được đem mua đất. Giá đất tăng nhanh, ông bán đi và mua miếng đất khác. Bây giờ ông đã có một căn biệt thự ba tầng giữa lòng thị xã và còn nhiều lô đất ở các nơi, thậm chí ông còn có cả một căn nhà ở TP.HCM.
    [​IMG]
    Một góc Bình Dương. Rẽ vào một khu dân cư nhà cửa xây dựng lỗ chỗ ở xã Thuận An huyện Thuận Giao, “Toàn là tiền không đấy” - người lái xe ôm nói. Hóa ra đây là những dãy nhà trọ. Cứ một lô đất bề ngang 10 mét được xây thành hai dãy phòng cho thuê. Cơ man là nhà trọ, bạt ngàn nhà trọ. “Người đâu mà ở dữ vậy?”. Anh Phúc, một dân nhập cư chưa lâu ra vẻ sành sỏi: “Còn đông nữa. Hiện ở đây chỉ mới có khoảng hai phần ba số xí nghiệp hoạt động, số còn lại đang xây dựng, công nhân sẽ tiếp tục đổ về”.
    [​IMG] Có một giấc mơ lớn về dân tộc Việt ở Bình Dương
    (TS)– Khu văn hóa lịch sử Đại Nam (Bình Dương) không chỉ giữ kỷ lục về quy mô đầu tư, mà còn là kỷ lục về những giấc mơ thật lớn về dân tộc Việt…

    Phúc năm nay 40 tuổi, người Hải Hậu, Nam Định. Có người cháu mách bảo, vậy là anh gom tất cả vốn liếng, nhà cửa, vườn tược vào đây. Giá đất còn rẻ, chưa tới 1 triệu đồng/m2, anh mua ngay một lô 300m2, xây phòng cho thuê. Công trình hiện chưa xong, nhưng Phúc đã tính cho thuê mỗi phòng từ 250 đến 300 ngàn đồng/ tháng. Tính sơ sơ, mỗi tháng cầm chắc 5 triệu đồng. “Bỏ ra một lần, 10 năm thu lại vốn, sau đó tất cả tài sản là của mình và khai thác lâu dài” - bài toán của Phúc là như vậy.
    Ông Thân cho biết, cách đây vài năm, khu vực này còn rất vắng vẻ. Cứ đến ngày phát lương là công ty phải cho công nhân nghỉ sớm vì buổi tối qua đây thường bị cướp giật. “Bây giờ thì đông đúc rồi, không sợ nữa. Với lại, công việc nhiều, thanh niên đã vào xưởng làm công nhân, nạn cướp giật cũng giảm dần” - ông Thân nói.
    Người lái xe ôm nói rằng bây giờ ở Bình Dương rất dễ kiếm việc làm, không những nuôi được mình mà rất có thể có cơ hội trở nên phát đạt. Vì vậy, dù hiện còn đang chạy xe ôm, nhưng ông vẫn quyết giữ vùng đất này. Ông tin rằng, sẽ có lúc ông kiếm được việc ưng ý.
    Vùng đất hàng ngàn dự án
    [​IMG]
    Hàng trăm ngàn người được giải quyết việc làm. Đang đi lang thang, chúng tôi bỗng có cảm giác tách biệt hẳn với phố xá đông đúc khi con đường dẫn vào một khu phố toàn biệt thự. Sự phát triển của vùng đất này có thể nhìn thấy rõ ở các khu dân cư. Địa phương này đã quy hoạch nhiều khu dân cư khá bài bản. Rất ít những chung cư cao tầng, chủ yếu là nhà biệt thự, từ một đến ba tầng với nhiều kiến trúc hiện đại đẹp mắt.
    Đến với Bình Dương, ấn tượng dễ nhận ra là thị xã tràn ngập màu xanh. Rải rác giữa lòng thị xã, vẫn không thiếu những khuôn viên rộng lớn tràn ngập màu xanh với những tòa biệt thự nguy nga xen trong những dãy phố xá đông đúc. Ông Trần Hưng Nguyên nói rằng như thế vẫn chưa đủ để kết luận về tiềm lực kinh tế của người dân. Số đông đem tiền làm vốn kinh doanh, chưa muốn xây nhà mặc dù thừa sức.
    Buổi chiều đầu tiên, sau hai tiếng đồng hồ đồng hồ lang thang khắp hang cùng ngõ hẻm, hơi lo về số tiền phải trả nên tôi dừng cuộc ngao du. Nhưng điều lo lắng đã thành chuyện hão khi người lái xe chỉ lấy có 20 ngàn đồng.
    Ông Thân nói rằng đất Bình Dương làm ra nhiều tiền nhưng dễ sống, vật giá rất thấp. Điều đó được khẳng định lần nữa khi vào một quán cà phê máy lạnh trên con đường Bạch Đằng dọc bờ sông Sài Gòn. Ly cà phê ở đây chỉ 6.000 đồng, trong khi ở TP.HCM từ 14.000 đến 15.000 đồng. Bình quân mỗi ngày gia đình ông Thân với 4 người chi dùng thoải mái cho sinh hoạt chỉ hết 60.000 đồng.
    Khó có nơi nào như ở Bình Dương, bất cứ người dân nào cũng có thể nói khá rành rọt về những con số đầu tư, những công trình dự án của tỉnh mình. Những con số như bình quân thu nhập đầu người 15 triệu đồng/năm, 16 khu công nghiệp và 23 cụm công nghiệp, gần 3.500 doanh nghiệp… không phải do một cán bộ lãnh đạo nào nói, mà chính là ông Thân, ông Nghĩa, những người nhập cư rất đỗi bình thường. Những thông tin mà họ cung cấp không khác mấy với những con số của bản báo cáo tôi có trong tay.
    Quyền, một thanh niên mới nhập cư vào đây 5 năm, đang làm nghề xây dựng lý giải, sở dĩ người dân thành thạo như vậy vì bây giờ người ta làm ăn nhờ nhiều vào thông tin. Có việc gì mới, có thêm dự án nào là người ta biết ngay. Thông tin đã giúp nhiều người nắm bắt được cơ hội.
    Đặc biệt người dân ở đây rất quan tâm đến đầu tư của nước ngoài. Hầu như ai cũng nói trúng phóc con số 870 doanh nghiệp với trên dưới 1.000 dự án nước ngoài đang đầu tư vào Bình Dương. Hiện tại khu công nghiệp Việt - Sing, với 240 doanh nghiệp đầu tư, đã có 140 hoạt động. 100 cơ sở, nhà máy còn lại sắp sửa đưa vào hoạt động, rồi Khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ - đô thị với diện tích 4.196ha nằm trên 2 huyện Bến Cát, Tân Uyên và thị xã Thủ Dầu Một sẽ giải quyết việc làm cho 150.000 đến 200.000 lao động, các lao động trực tiếp này sẽ cần 200.000 đến 300.000 lao động dịch vụ khá… được anh Quyền, ông Thân, ông Nghĩa… nói vanh vách, thuộc nằm lòng.
    Một điều khó có thể tìm thấy ở nơi khác, và khác xa với TP.HCM, là khách đến nơi đây, luôn luôn nghe người dân tại chỗ cũng như tạm cư, nói về Bình Dương với vẻ tự hào. Ai cũng biết “Bình Dương đứng số 1 về cạnh tranh, về đầu tư”. Họ đều hiểu rất rõ rằng khi đầu tư vào, cơ hội sẽ mở ra không chỉ cho Nhà nước, cho doanh nghiệp, mà còn là sự phát đạt của cả vùng đất và cho chính mỗi con người. “Đây là dịp để mỗi người kiếm một cơ may. Bình Dương đang hút mạnh, người lao động như tụi tôi cũng được nhờ”Quyền nói.
    Không tự hài lòng
    [​IMG]
    Những khu biệt thự tiếp tục mọc lên.
    Khi được hỏi về thành quả của chủ trương 10 năm trải thảm đỏ thu hút nhân tài, ông Trần Công Tâm, chuyên viên UBND tỉnh xua tay đây đẩy: “Không đạt, không có gì để báo cáo thành tích đâu”. Thái độ của ông Tâm đã nói lên rằng cán bộ lãnh đạo ở địa phương này không hài lòng với những gì mình đã có.
    Có thể nói, chính sách trải thảm đỏ thu hút chất xám của Bình Dương đưa ra cách đây 10 năm có một ấn tượng rất mạnh thời bấy giờ. Có thể con số chưa được như ý muốn, nhưng phải công nhận đây chính là một bước đột phá mạnh về tư tưởng trong công cuộc chấn hưng kinh tế của Bình Dương. Cách đặt vấn đề này đã khơi nguồn cho quan điểm trọng dụng hiền tài, vừa lôi cuốn người nơi xa, vừa kích thích người sở tại. Không thể không công nhận, rằng tỷ lệ số hộ nghèo hiện chỉ còn dưới 1% hiện nay, có sự đóng góp đáng kể của công cuộc thu hút chất xám này.
    Mặc dù đặt ra mục tiêu sẽ tiến lên đô thị loại 1 trong vòng năm đến mười năm tới, nhưng ông Mai Thế Trung, Bí thư tỉnh ủy Bình Dương, vẫn thẳng thắn: Tuy tăng trưởng nhanh nhưng chất lượng tăng trưởng và tính bền vững vẫn chưa cao. Công tác quy hoạch và quản lý thực hiện quy hoạch vẫn chưa làm tốt vai trò là tạo tiền đề cho đầu tư phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Một vấn đề được lãnh đạo Bình Dương chú ý và là quá trình đầu tư vẫn chưa gắn kết với bảo vệ môi trường, và chưa có giải pháp tốt để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình dịch chuyển lao động và thu hút lao động nhập cư về đây.
    Những ưu tư đó có thể hiểu được, chia sẻ được, bởi lẽ Bình Dương đang có một tốc độ phát triển rất nhanh, nên sẽ có những vấn đề nảy sinh và công tác hỗ trợ đã không thể chạy theo kịp, và đây là niềm trăn trở của những người lãnh đạo địa phương này. Ông Nguyễn Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND tỉnh suy tư: “Nhân lực còn thiếu lắm. Yêu cầu đặt ra là phải chuyển được đại bộ phận lao động nông nghiệp thành công nhân lành nghề lao động trong công nghiệp và dịch vụ, có đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ. Trong khi đó công tác đào tạo nghề của tỉnh chưa thực sự hẳn tốt. Toàn tỉnh có 19.000 cán bộ công chức, nhưng qua đào tạo đại học chỉ mới 2,4%, và chưa hợp lý về cơ cấu ngành nghề. Tỉnh còn thiếu nhiều nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành. Như vậy làm sao không lo?”.
    “Chính vì lẽ đó, không thể không xây dựng một chiến lược phát triển con người”ông Hiệp nhấn mạnh. Bên cạnh tiếp tục chính sách chiêu hiền đãi sĩ, địa phương này đang chuyển hướng sang đào tạo tại chỗ nguồn nhân lực, bằng nhiều giải pháp lâu dài đầu tư cho con người.
    Bình Dương về đêm lặng lẽ mơ màng và có chút lắng sâu. Như một cô gái mới vào độ xuân thì, căng tràn sức sống nhưng cũng cũng mang theo bao điều bỡ ngỡ, Bình Dương vừa mạnh mẽ, vừa có chút ngập ngừng riêng của mình. Tuy nhiên ở cái độ tuổi đang phát triển, lại thêm nhiều tác động, con người có thể làm bất cứ điều gì để khám phá. Bình Dương cũng vậy. Vùng đất này đang thể nghiệm mình bằng những hướng đi.

    • Bài và ảnh: Đặng Vỹ
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    TP mới có vị trí trung tâm của BD và BD có vị trí trung tâm của vùng đông nam bộ giống như Hà nôi ở phiá bắc, nếu được TW đầu tư hơn nữa thì rất phát triển


    [​IMG]
  3. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    giao lộ đại lộ Nguyễn Huệ và Lê Lợi


    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
  4. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Giáp ranh TP. HCM - Bình Dương bỗng “sốt” đất

    13-02-2012 20:57:36 ​

    [​IMG]



    Sau khi cầu Phú Long được thông tuyến, nhiều người đổ xô đến khu vực này “săn” đất.

    • Cầu Phú Long nối TP. HCM và tỉnh Bình Dương được thông tuyến vào ngày 1/2 vừa qua. Sự kiện này khiến thị trường bất động sản (BĐS) tại TP. HCM vốn đang trầm lắng bỗng sôi động, khi nhiều người đổ xô đến khu vực này “săn” đất.
      Từ phía quận 12 đổ sang Lái Thiêu, dọc 2 bên đường, nhà cửa thưa thớt, đất rộng đầy cỏ dại được người dân phân lô, rào lưới kẽm, trương bảng “bán đất”, “cho thuê đất”… xôm tụ. Dân đầu cơ đổ đi nghía đất, săn đất khá nhộn nhịp.
      Theo chân giới đầu cơ đất Sài thành đi “săn” đất ở bên này cầu Phú Long (khu phố Hòa Long, thị trấn Lái Thiêu) mới biết, giá đất nằm trong hóc hẻm, ven sông được chào bán với giá 4 - 6 triệu đồng/m2. Riêng giá đất mặt tiền từ cầu Phú Long đổ xuống, chủ đất và các cò đất “hét” từ 22 - 25 triệu đồng/m2.
      Ông Sáu Hùng, chủ lô đất mặt tiền gần 1.000m2, rao bán với giá 25 triệu/m2, nói: “Đất mặt tiền của tui là vị trí vàng, bởi dân Sài Gòn muốn đi Lái Thiêu đều phải đi qua đây”. Phía bên kia đường, một chủ đất cũng nói tương tự: “Từ Lái Thiêu muốn ghé Sài Gòn muốn hay không thì người ta cũng phải lượn qua đất này” và hét giá: “Cứ hai chục một mét” (20 triệu đồng/m2).
      Qua ghi nhận cho thấy, giới đi “săn” đất hầu như chỉ đi xem địa thế, thăm dò nắm giá cả, chứ chưa xúc tiến việc giao dịch. Đa phần họ là dân đầu cơ, nuôi ý định buôn để kiếm lời, chứ không có nhu cầu ở thực sự.
      Chị Thu Mai, nhân viên một sàn giao dịch BĐS nằm trên đường Hà Huy Giáp (quận 12) chia sẻ, khi thông cầu đến nay, đất tại thị trấn Lái Thiêu nói chung, khu phố Hòa Long nói riêng bị làm giá dữ dội. “Nếu muốn lướt sóng, mọi người nên cẩn trọng, bình tĩnh, bởi phần đông những người rao bán đất cũng là giới đầu cơ, chứ không phải là chủ đất. Những người này rất có kỹ năng trong việc nâng đẩy giá đất vượt xa giá trị thật”, chị Mai nói.
      Ông Phan Văn Xuân, Trưởng khu phố Hòa Long, phường Lái Thiêu cảnh báo: “Nếu nói ‘sốt’ thì khu vực khu phố Hòa Long sốt từ hồi năm 2001, chứ không phải chờ đến bây giờ. Nhưng lúc cao điểm thì giá đất mặt tiền từ hướng cầu Phú Long đổ xuống cũng chưa quá 12 triệu đồng/m2. Nay thông cầu, người ta tích cực nâng giá để tạo giá mà thôi”.

    Theo CAND
  5. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Đường Mỹ Phước - Tân Vạn, đoạn đi qua khu đô thị và công nghiệp Mỹ Phước 2-3. Đây là con đường kết nối khu đô thị công nghiệp Mỹ Phước với thành phố mới Bình Dương và quận 9 (TP.HCM), sân bay Long Thành, cảng nước sâu Thị Vải (Đồng Nai)
  6. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Hoa “Valentine” xuống phố

    Cập nhật ngày: 14/02/2012 16:51:06
    [FONT=&quot](BDO)[/FONT][FONT=&quot] Ngày Lễ Tình nhân - ngày Valentine 14-2 năm nay tại Bình Dương khá sôi động với những gian hàng hoa tươi dọc theo các tuyến đường trung tâm TX.TDM. Đa phần gian hàng này đều do các bạn trẻ thực hiện. Có bạn là sinh viên của các trường đại học ở Bình Dương tranh thủ mùa tình yêu để “kinh doanh thời vụ”, nhưng cũng có bạn trẻ đến từ TP.HCM. [/FONT]
    [FONT=&quot]Những tuyến đường tập trung đông đúc các gian hàng hoa tươi như Yersin, Cách Mạng Tháng Tám (đoạn gần ngã sáu), 30-4 (đoạn cạnh Bến xe Bình Dương), một số tuyến đường phía sau Trường Đại học Bình Dương… đã làm cho không khí mùa Valentine thật rộn ràng và đầy màu sắc. [/FONT]
    [FONT=&quot]Ngoài những giỏ hoa cắm sẵn với nhiều mẫu mã khác nhau, hoa hồng kết bằng giấy gói trong hình trái tim, kết hợp giữa hình thù trái tim bằng giấy với hoa tươi thật, cặp đôi gấu bông dễ thương với những chiếc gối hình trái tim xinh xinh… cũng được bày bán khá nhiều và thu hút người mua, với giá từ 50.000 đồng đến 500.000 đồng. [/FONT]
    [FONT=&quot]Bạn Nguyễn Văn Thành, SV Trường Văn hóa nghệ thuật Bình Dương - có thâm niên trong nghề bán hoa theo thời vụ được 4 năm cho biết, dù xuất hiện khá nhiều gian hàng hoa nên không tránh khỏi cạnh tranh, nhưng “buôn có bạn, bán có phường”, càng đông càng dễ thu hút khách tìm đến mua quà tặng do cả nhóm công phu chuẩn bị sẵn. Còn theo nhóm của Thắng đến từ TP.HCM thì bán hoa dịp lễ tình nhân ở Bình Dương dễ hơn “do người Bình Dương có điều kiện kinh tế, thích mua hoa, quà tặng nhau cho những dịp quan trọng như là Lễ Valentine”. [/FONT]
    [FONT=&quot]Theo ghi nhận của PV, từ mờ sáng đã có người chọn mua hoa và quà nhưng theo phải đến lúc về chiều, là thời điểm nhiều bạn trẻ ra phố, mới có thể biết bán buôn được hay không![/FONT][FONT=&quot]
    [/FONT]

    [FONT=&quot]Một số hình ảnh BDO ghi nhận không khí quà tặng Valentine 2012 tại TX.TDM hôm nay:[/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT]
    [​IMG][FONT=&quot]Nhóm của Thắng từ TP.HCM đến Bình Dương bán hoa tươi cho ngày Lễ Tình nhân.[/FONT]
    [​IMG] [FONT=&quot]Thành, sinh viên Khoa Du lịch “thích làm quà tặng cho những người yêu nhau”[/FONT] [​IMG] [FONT=&quot]“Nắng quá…, cực mà vui”[/FONT] [​IMG] [FONT=&quot]Xinh xắn với những hộp quà mang hình trái tim[/FONT]
    [FONT=&quot]Ngọc Trinh [/FONT]


    Hoa, quà ngày cho ngày lễ tình nhân

    Cập nhật ngày: 14/02/2012 11:05:23
    [FONT=&quot](BDO)[/FONT][FONT=&quot] Tối 13-2, trên các tuyến đường nội ô TX.TDM, có rất đông bạn trẻ tổ chức bày bán những giỏ hoa, quà phục vụ cho ngày Lễ Tình nhân - ngày Valentine 14-2. Dưới đây là những hình ảnh BDO đã ghi nhận được ở TX.TDM tối qua:[/FONT]
    [FONT=&quot][/FONT]
    [​IMG] [FONT=&quot]Đôi bạn này chọn socola cho ngày tình nhân.[/FONT] [FONT=&quot][​IMG] Mua [FONT=&quot]cặp búp bê tặng bạn gái.
    [/FONT][/FONT][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][​IMG] [/FONT][FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][​IMG] [/FONT][FONT=&quot][​IMG] [FONT=&quot] Những hộp quà đẹp mắt được bày bán ở khu vực ngã sáu thu hút người mua.[/FONT][/FONT][FONT=&quot][​IMG] [FONT=&quot]Những hộp quà sôcôla nhiều kiểu dáng hấp dẫn các bạn trẻ.[/FONT][/FONT][FONT=&quot] [​IMG] [FONT=&quot]Ngày Tình nhân các bạn trẻ đều vui.[/FONT][/FONT][FONT=&quot]QUỐC CHIẾN[/FONT]
  7. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Thu nhập người dân ngày càng tăng

    Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Nguyên tặng 400 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo

    Cập nhật ngày: 14/02/2012 18:30:08
    [FONT=&quot](BDO)[/FONT]
    [FONT=&quot] Nhân cuộc vận động các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, sáng qua (13-2), gia đình bà Nguyễn Thị Kim Nguyên, ở xã Bạch Đằng (Tân Uyên) đã ủng hộ 400 triệu đồng cho Quỹ Vì người nghèo 2 huyện Phú Giáo, Tân Uyên và xã Bạch Đằng.[/FONT]
    [FONT=&quot]Quỹ Vì người nghèo các địa phương sẽ thực hiện một số chương trình có ý nghĩa như xây nhà đại đoàn kết, mua sắm trang thiết bị gia đình cho các gia đình chính sách còn gặp khó khăn…[/FONT]
    [FONT=&quot]T.Thảo - Q. Chiến[/FONT]
  8. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Phận caddy ở sân golf - Kỳ cuối: Chuyện cổ tích từ sân golf
    TT - Với hầu hết caddy, sân golf chỉ là nơi ngày ngày kéo bao gậy, bán sức mưu sinh. Nhưng với caddy Nguyễn Thị Ngọc Dung, giờ đây hằng ngày chị vẫn mê mải trên sân golf, da vẫn rám nắng như hầu hết những cô caddy khác nhưng là để đánh golf.

    [​IMG]
    Chị Dung hướng dẫn caddy tập sự ở sân golf - Ảnh: VŨ THỦY Khi caddy vung gậy
    Cách đây 16 năm, Nguyễn Thị Ngọc Dung cũng là một cô gái quê chưa học hết THPT, xin vào làm caddy tại sân golf Sông Bé (Thuận An, Bình Dương) để kiếm tiền phụ giúp gia đình. “Nghĩ lại hạnh phúc cứ như trong mơ. Chị cũng không biết từ đâu mà chị có nữa”, nhà quán quân giải vô địch golf nữ quốc gia nói về quãng đường mười mấy năm qua. Từ một cô gái thôn quê chỉ quen với đồng rẫy, giờ đây chị là một trong những golfer nữ hàng đầu ở VN, trở thành hội viên của hai sân golf: Ocean Dunes và Sông Bé - cái nôi đã chắp cánh cho chị.
    Vào làm caddy sân golf từ năm 1994 rồi trở thành tay golf hàng đầu VN, giành chức vô địch golf nữ quốc gia năm 2008 và hàng loạt giải thưởng khác đến giờ chị Dung vẫn gắn với sân golf, làm quản lý, huấn luyện caddy và điều hành sân golf. “Cuộc đời chị là sân golf em ạ. Tất cả những điều hạnh phúc chị có bây giờ đều bắt đầu từ sân golf”, chị chia sẻ.
    “Làm caddy cực lắm. Dãi nắng dầm mưa tối ngày”, chị nhớ lại. Nhưng niềm vui nho nhỏ lúc ấy của chị là những ngày thứ hai đầu tuần. Hồi ấy sân golf thường đóng cửa vào ngày thứ hai và caddy sẽ được cho ra sân để học đánh golf. Đi kéo golf cho khách, nhìn họ đánh thấy cũng hay hay và cái khao khát được cầm gậy đẩy trái bóng vút đi chẳng biết đến từ lúc nào. Những bạn cùng làm với chị bảo rằng chơi golf chỉ phí thời gian. Nhưng Dung ráng tận dụng ngày thứ hai may mắn ấy để được chơi golf.
    Ngày thứ hai nào mệt quá không đi nổi thì Dung đi bù một ngày nào đó trong tuần. “Hồi đó cũng đâu có ai dạy đánh golf cho mình. Đi làm caddy, kéo gậy cho khách, khi khách swing (cách vung gậy) mình nhìn theo rồi bắt chước”, chị kể. Nhưng những cú swing chẳng hề qua huấn luyện, đào tạo của chị lại lọt vào mắt ông tổng giám đốc công ty. Ông phát hiện Dung có cú swing tự nhiên rất đẹp mắt, khuyến khích chị tập luyện thêm.
    Kỳ Sea Games trong mơ
    Trước kỳ Sea Games Brunei năm 1999, chị Dung đánh golf cũng chỉ nhỉnh hơn các bạn tí xíu. Cho đến ngày có thông báo tuyển vận động viên nữ tham dự Sea Games ở Brunei, khi đó chỉ còn hơn hai tháng là Sea Games diễn ra, Dung đăng ký dự tuyển chỉ với một chút hi vọng.
    Nhưng để nuôi chút hi vọng ấy, trong hai tháng Dung mê mải luyện tập với cây gậy golf. Công việc kéo gậy mưu sinh vẫn không thể bỏ được, dù có những hôm về đến nhà không còn nhấc chân đi nổi nữa. Kết quả của đợt thi tuyển năm ấy chính Dung cũng không ngờ. Suốt mấy năm làm caddy mơ ước của chị chỉ là được đi đánh ở một sân lạ bởi chị chưa từng đi đánh ở sân nào khác ngoài sân Sông Bé. Đợt thi tuyển được tổ chức ở sân Thủ Đức, nơi chị chưa từng đặt chân tới, địa hình sân cũng lạ lẫm, nhưng chị Dung đánh khá tốt và đã đứng thứ sáu trong số sáu người được chọn vào vòng thi tuyển tiếp theo.
    Lượt thi tuyển cuối cùng chọn ra ba người đi Brunei, chị xuất sắc dẫn đầu trong ba người được chọn. “Không biết làm sao diễn tả cảm giác lúc đó đâu em, chỉ biết là vô cùng vui và hạnh phúc. Niềm vui lớn nhất trong cuộc đời tính đến lúc ấy”.
    Sau kỳ Sea Games, về lại với công việc caddy, Dung càng mê bộ môn golf hơn, tập luyện hằng ngày và tranh thủ học thêm tiếng Anh để tham dự những giải golf. Lúc chưa dự Sea Games, Dung chỉ bập bõm vài từ tiếng Anh. “Hồi còn đi học mình học tệ lắm nên giống như phải bắt đầu lại từ đầu”, chị nhớ lại. Vẫn làm caddy, vẫn tập đánh golf hằng ngày, buổi sáng chị làm caddy, chiều làm golfer, tối đến lại chạy xe mấy chục cây số đi học tiếng Anh ở tận Sài Gòn. Ròng rã hơn hai năm trời. Lúc ấy đi thi đấu có bao nhiêu giải thưởng, các golfer giúp Dung đổi giùm để có tiền đóng học phí.
    Tính tình cô caddy đam mê chơi golf này rất dễ thương nên được nhiều golfer yêu quý. Chị nhớ những ngày đi tập ở sân golf Sông Bé, mượn gậy golf của công ty đi tập suốt mấy năm rồi mới có một bộ gậy cho riêng mình. Chị được các cô chú golfer “đặt hàng” đi kéo cho họ liên tục. Một chú golfer còn tặng lại cho chị bộ gậy mà chú ấy đang đánh. Những cây gậy nghĩa tình ấy chị giữ theo mình, đánh đến tận giờ. Năm 2004 handicap (chỉ số điểm chấp, càng thấp chơi golf càng giỏi) của chị đạt đến con số 2.
    Hơn ai hết, chị Dung hiểu được cái cực khổ của những cô gái caddy. Nhiều người thắc mắc chị phải một tay chăm sóc chồng và ba đứa con nhỏ mà sao vẫn làm công việc quản lý sân golf tốt dù vừa cực vừa tốn thời gian. Nhưng không mấy ai biết rằng Dung làm vậy vì muốn những cô caddy có một nơi để chia sẻ, tâm sự. Từng làm caddy nay lại là một golfer, chị Dung hiểu được cái khó của nghề caddy cũng như biết được golfer cần gì ở caddy. “Caddy là nghề làm dâu trăm họ mà em. Có những ông khách khó đến nỗi caddy làm gì cũng không vừa lòng”, chị Dung chia sẻ. Từ lúc lên làm quản lý, mỗi khi có caddy nào bị khách phàn nàn là chị tới gặp caddy đó để tìm hiểu xem caddy sai hay khách sai và giải thích cho họ biết họ cần làm gì khi gặp những tình huống như vậy.
    Chuyện tình sân golf
    “Ông xã của mình cũng là golfer chơi rất giỏi. Tình yêu của tụi chị cũng lớn lên từ sân bãi”, chị Dung thổ lộ. Chị cũng không ngờ cuộc đời chị lại gắn với sân golf nhiều đến vậy. Chồng chị dù là người Hà Lan nhưng theo chị là người có cách sống tình cảm như người Á Đông. Năm 2003, anh sang VN du lịch rồi bỗng mê VN đến mức về nhà thu xếp công việc rồi quay lại ở luôn. Anh đi đánh golf ở sân Sông Bé gặp một cô nhân viên bán thẻ hội viên rồi mến cô. Hỏi thăm thì biết cô chơi golf rất giỏi nên mời đi đánh golf cùng. Cô nhân viên ấy chính là Dung.
    “Lúc đó chị vẫn đang đi học tiếng Anh. Đi đánh với khách chị được tiền hoa hồng từ công ty nên không nghĩ ngợi nhiều vì cần tiền đi học. Nhưng cũng thấy ông khách của mình tính tình rất tốt”, chị Dung nhớ lại. Chị cứ theo anh ròng rã gần cả năm trời như thế. Thỉnh thoảng cũng tìm cách lý giải cho cái chuyện anh cứ rủ chị đi chơi golf cùng, rằng chắc anh thấy chị đánh hay, ở VN ít bạn bè nên rủ đi đánh cho vui.
    Cho đến một hôm, anh nhờ một người bạn hỏi xem chị đã có người yêu chưa. Chị cũng trả lời bâng quơ cho vui: “Ở VN làm caddy, đen thui như Dung ai mà thương”. Vậy nên lúc anh ngỏ lời yêu chị, chị bối rối và thẹn thùng quá. Cái tính hay e thẹn của con gái khiến chị dù trong lòng đã thấy mến anh từ lâu vẫn không dám nhận lời. Chị trả lời: “Không”. Anh buồn suốt thời gian sau đó. Chị, cô gái Á Đông, liền kể cho anh chàng bên trời Tây nghe một câu chuyện “con gái nói có là không, nói không là có” ngụ ý rằng “em đồng ý”. Anh hiểu. Hai người đến với nhau. Đám cưới hạnh phúc được tổ chức vào cuối năm đó.
    VŨ THỦY - TÂM LỤA
  9. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bình Dương: Trao Giấy phép đầu tư cho 08 doanh nghiệp



    TTĐT – Sáng 15 – 02, tại UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã trao Giấy phép đầu tư cho 08 doanh nghiệp đầu tư các dự án mới trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

    Các doanh nghiệp được trao Giấy phép đầu tư gồm: Công ty cổ phần Sun Steel; Công ty Cổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam; Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Liwayway Sài Gòn; Công ty TNHH United International Farma; Công ty Biomin Việt Nam; Công ty TNHH Core Elactronics; Công ty TNHH Pan Asian; Công ty TNHH Kỹ nghệ gỗ Hoa Nét. Tổng vốn đầu tư hơn 655 triệu đôla Mỹ.

    [​IMG]
    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung trao Giấy phép đầu tư cho Công ty Cổ phần Sun Steel
    [​IMG]

    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung trao Giấy phép đầu tư cho Công tyCổ phần Công nghiệp Cao su Miền Nam
    [​IMG]

    Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung trao Giấy phép đầu tư cho Công ty TNHH Công nghiệp thực phẩm Liwayway Sài Gòn
    [​IMG]
    Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung thay mặt lãnh đạo tỉnh ghi nhận những nỗ lực, phấn đấu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần vào sự phát triển của tỉnh Bình Dương trong thời gian qua. Qua lễ trao giấy phép đầu tư hôm nay thể hiện sự quan tâm của các cấp, các ngành tỉnh Bình Dương đối với hoạt động đầu tư và sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lãnh đạo tỉnh luôn quan tâm, theo dõi và giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh và triển khai dự án đầu tư.


    Hoàng Phạm
  10. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Phố - cách 50m)
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]

Chia sẻ trang này