1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nhà đất bình dương: Sốc toàn tập!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi noname123, 17/12/2011.

5086 người đang online, trong đó có 433 thành viên. 08:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21826 lượt đọc và 244 bài trả lời
  1. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    http://chodemhoalan.com

    Nhộn nhịp chợ đêm Hòa Lân


    Nhộn nhịp chợ đêm Hòa Lân
    Tại phường Thuận Giao, TX.Thuận An đã hình thành chợ đêm Hòa Lân (CĐHL). Đêm xuống, kẻ mua người bán tấp nập, đáp ứng một phần nhu cầu mua sắm và giải trí của người dân nơi đây, đặc biệt là công nhân lao động (CNLĐ).
    Đa dạng các mặt hàng
    Đêm đến, cùng với những chùm đèn được trang trí bắt mắt dọc theo lối đi khiến cho quang cảnh CĐHL thêm rực rỡ, thu hút đông đảo lượng khách đến tham quan và mua sắm. Khoảng 19 giờ, CĐHL hoạt động nhộn nhịp, đông vui; từng tốp nam nữ công nhân kéo nhau đi chợ đêm. Mặc dù đi vào hoạt động hơn 3 tháng, CĐHL đã đáp ứng một phần thiết yếu, thích hợp cả về không gian, thời gian để người lao động mua sắm. CĐHL có nét đặc trưng trong đời sống của người dân ở TX.Thuận An nói riêng và Bình Dương nói chung. Với đủ loại kiểu dáng, màu sắc bắt mắt, hàng hóa ở chợ Hòa Lân đa số là thời trang dành cho các bạn trẻ. Áo sơmi, áo thun, quần jeans, đồ bộ, thắt lưng, giỏ xách, trang sức, kẹp tóc... dường như không thiếu món gì. Các mặt hàng cũng đủ dạng và đủ loại từ cao cấp cho đến bình dân của các nhãn hiệu: Adidas, Nicci; tương đối phù hợp với công nhân lao động. Theo ghi nhận của chúng tôi, CĐHL thu hút được người mua là giá cả phù hợp với người thu nhập thấp. Một chiếc áo thun hay áo sơmi nữ thời trang có giá chỉ từ 20.000 - 35.000 đồng, quần jeans trung bình 60.000 -90.000 đồng, vòng đeo tay xinh xắn 20.000 đồng... Cũng với mặt hàng như vậy, nếu mua ở các shop bình thường sẽ có giá cao hơn.
    Văn hóa chợ đêm
    CĐHL mang một nét riêng, chợ chỉ hoạt động từ 17 giờ đến 23 giờ thu hút khá đông lượng khách tham quan, mua sắm. Chợ được quy hoạch trật tự, thoáng đãng, từng gian hàng nối nhau thành một dãy dài. Tất cả hàng hóa nơi đây được niêm yết giá, bán đúng chủng loại với tiêu chí: “Hàng tốt, giá rẻ”. Bây giờ, đi chợ đêm là một thú vui không chỉ của công nhân, các bạn thanh niên mà là của nhiều người. Đó không chỉ là điểm đến để mua sắm, mà là nơi để thư giãn xem ca nhạc, xả stress sau ngày làm việc vất vả. Đi chợ đêm có nhiều cái thú: không khí mát mẻ, thời gian thư thả, về “đêm” con người trở nên dễ tính, cởi mở, người bán dễ chịu không “ép” người mua, đều “thuận mua vừa bán”. Những lời lẽ được tiểu thương sử dụng cũng rất văn hóa: “Em mua loại gì, giá ở đây đều niêm yết, mua giúp cho chị. Nếu em còn nghi ngờ cứ đi tham khảo giá ở những nơi khác rồi trở lại đây mua giúp cho chị nha”! Người mua được hàng, người bán vui vẻ: “Chị cảm ơn em, lần sau nhớ ghé lại mua giúp chị nha!”. Tại gian hàng ăn, những món thuộc loại “khoái khẩu” của 3 miền từ nem chua, bún riêu, bún bò Huế, hủ tiếu, nước mía, chè thập cẩm... đều đủ cả. Món ngon, vừa túi tiền, không khí ăn uống lại thân mật vui vẻ. Đúng với tên gọi, CĐHL thực sự là không gian dành riêng cho các bạn trẻ. Không chỉ là địa điểm lý tưởng để các bạn thanh niên, người dân mua sắm giải trí sau một ngày làm việc. Chính điều này tạo nên bầu không khí mua bán vô cùng cởi mở và thân thiện. Những mặt hàng bày bán đa dạng, phần lớn đều là những vật phẩm thiết yếu cho sinh hoạt: từ quần áo, giày dép, đến chăn gối, bát đũa và cả mỹ phẩm, đồ trang sức...
    Chị tiểu thương Lê Thị Tám vui mừng: “Từ khi chợ hình thành, bà con tiểu thương được xếp vào chợ ngồi bán đúng vị trí thứ tự, không lấn chiếm tranh chấp hay chen lấn. Do công nhân làm việc ban ngày nên họ không có thời gian để mua sắm. CĐHL đã đáp ứng được một phần nhu cầu mua sắm của công nhân lao động”. Chị Nguyễn Thị Tâm, công nhân KCN VSIP, phấn khởi nói: “Với nhu cầu vui chơi, giải trí hiện nay thì việc hình thành CĐHL là rất cần thiết. Đây là nơi để công nhân mua sắm và cũng là nơi đến để thư giãn sau những giờ lao động mệt nhọc trong nhà máy, công ty. Cũng theo chị: Các mặt hàng ở đây cũng khá đa dạng, phong phú; giá tương đối phù hợp với túi tiền công nhân”. Tiếng lành đồn xa, CĐHL hiện nay đã được nhiều người biết đến đi vào hoạt động nề nếp, bảo đảm vệ sinh môi trường, trật tự tạo vẻ văn minh của một khu chợ.
    CĐHL (ở 1/162, đường Thủ Khoa Huân, phường Thuận Giao, TX.Thuận An) được xây dựng trên diện tích 6.000m2, được chia làm các khu mua sắm, khu đi bộ, khu ẩm thực và khu giải trí với 250 dù sạp (gian hàng), mỗi gian hàng có diện tích 6,25m2 và hiện có 110 tiểu thương đăng ký buôn bán các mặt hàng từ cao cấp đến bình dân như: Quần áo, vải, giày dép, kẹp tóc, dây thắt lưng, mỹ phẩm... Chợ đi vào hoạt động từ 17 giờ đến 23 giờ (nghỉ ngày thứ hai), giá cả phù hợp với từng đối tượng. Hàng tuần vào 2 đêm tối thứ ba và thứ sáu có chương trình ca nhạc do các ca sĩ đến từ TP.HCM biểu diễn phục vụ miễn phí cho khách tham quan mua sắm.
    Trưởng ban Quản lý chợ đêm Hòa Lân NGUYỄN THỊ THẾ:
    Bình Dương nói chung và TX.Thuận An nói riêng đã thu hút khá động dân nhập cư là công nhân lao động (CNLĐ) nên việc hình thành CĐHL là một việc làm thiết thực và phù hợp với yêu cầu mua sắm của CNLĐ như hiện nay. Do đặc thù công việc của công nhân không có thời gian rảnh vào ban ngày, một số con đường trong những năm trước đây đã bị một số người lấn chiếm để mua bán thường xuyên gây ách tắc giao thông và mất vẻ mỹ quan. Trước tình hình đó, Ban Giám đốc Công ty Cổ phần Kim Nam Anh quyết định đầu tư hơn 30 tỷ đồng để thành lập CĐHL phục vụ cho công nhân. Hiện nay bà con tiểu thương đã đăng ký vào bán đúng theo thứ tự và chấp hành tốt các nội quy của Ban Quản lý chợ. Mỗi ngày, CĐHL đã thu hút từ 2.000 - 3.000 khách (chủ yếu là CNLĐ) đến đây mua sắm, giải trí lành mạnh. Để cho bà con tiểu thương cũng như khách hàng đến chợ yên tâm mua sắm, Ban Quản lý chợ luôn kiểm tra, nhắc nhở tiểu thương và khách hàng thường xuyên cảnh giác kẻ xấu trà trộn vào móc túi, trộm cắp, tình hình an ninh trật tự ở đây rất tốt, chưa có vụ việc gì đáng tiếc xảy ra.

    VĂN SƠN
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Triển vọng từ cảng Thạnh Phước
    Cập nhật ngày: 29/12/2011 10:32:46

    Hệ thống giao thông đường bộ hiện nay đã quá tải làm ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả vận chuyển hàng hóa của doanh nghiệp. Vì vậy, việc đầu tư các cảng sông có ý nghĩa rất quan trọng và đang mở ra một hướng đi mới. Với việc cảng Thạnh Phước chuẩn bị đi vào hoạt động là sự kiện đang được giới doanh nghiệp quan tâm. Đây sẽ là kênh tạo thuận lợi nhiều cho việc vận chuyển hàng hóa, xuất nhập khẩu (XNK)...

    Triển vọng

    Bình Dương là tỉnh công nghiệp nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có lượng hàng hóa XNK trên 15 tỷ USD hàng năm và có rất nhiều doanh nghiệp khác đang hoạt động trên địa bàn các tỉnh, thành lân cận. Vì vậy, việc đầu tư vào cảng sông góp phần thúc đẩy lưu thông hàng hóa là lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn và đang được các cấp, các ngành quan tâm. Bởi lẽ đây là phương tiện vận chuyển cạnh tranh giúp giảm lượng xe vận tải bằng đường bộ, góp phần giải quyết ùn tắc giao thông; đồng thời giảm bớt thời gian và chi phí cho doanh nghiệp. Với tầm quan trọng đó, cảng Thạnh Phước do Công ty Cổ phần Cảng Thạnh Phước (góp vốn của Công ty Cổ phần Xây dựng - Tư vấn - Đầu tư Bình Dương, Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Nam Tân Uyên và Công ty Cổ phần giao nhận vận tải U&I) làm chủ đầu tư đã được UBND tỉnh phê duyệt vào tháng 7-2007. Ngày 22-4-2010, dự án cảng đường sông nội địa này đã được khởi công xây dựng.


    Cảng Thạnh Phước đi vào hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả vận chuyển hàng hóa cho doanh nghiệp

    Nằm tại xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, với vị trí thuận lợi ở phía đông nam tỉnh Bình Dương, trên sông Đồng Nai được kết nối với các trục đường chính của tỉnh và kết nối vùng thuận lợi. Cảng Thạnh Phước được xem là một trong số các cảng sông tại Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi và tiềm năng để phát triển. Dự án có quy mô xây dựng trên diện tích 63 ha, gồm 16 cầu cảng với tổng vốn đầu tư 1.450 tỷ đồng; cảng có khả năng tiếp nhận tàu và xà lan từ 1.000 -2.000 tấn. Cảng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thuộc thế hệ thứ 3 theo quy định của hệ thống cảng hiện đại quốc tế và được chia làm hai giai đoạn. Khu cảng giai đoạn 1 có diện tích xây dựng 25 ha với tổng vốn đầu tư 780 tỷ đồng bao gồm 8 cầu cảng, đường bãi, nhà kho, thiết bị bốc xếp...; thời gian đầu tư giai đoạn 1 từ năm 2010 đến 2014; khi hoàn tất công suất bốc dỡ hàng hóa của giai đoạn này là 2,5 triệu tấn/năm. Giai đoạn 2 của cảng được tiến hành xây dựng từ năm 2014-2018 trên diện tích 28 ha với 8 cầu cảng cùng các công trình phụ trợ khác. Tổng kinh phí xây dựng giai đoạn 2 lên đến 610 tỷ đồng, khi giai đoạn này hoàn chỉnh sẽ nâng tổng công suất bốc dỡ hàng năm đạt bình quân 5 triệu tấn.

    Sau 18 tháng thi công, đến nay hệ thống hạ tầng cảng Thạnh Phước đã cơ bản hoàn tất như hạ tầng giao thông nội bộ, hệ thống cấp điện, hệ thống chiếu sáng, kho hàng kiện nặng, bến số 1 và 2... Đối với thiết bị chuyên dụng phục vụ cảng như 2 cẩu Liebherr đã được lắp đặt, xe nâng container... đều đã được chủ đầu tư chuẩn bị hoàn tất. Bên cạnh đó, công ty đã xúc tiến và hợp tác với nhiều đối tác, cụ thể công ty đã ký thỏa thuận hợp tác 21 khách hàng với số lượng ước tính là 3.838 container/tháng; công ty đã làm việc với 30 hãng tàu, trong đó có nhiều hãng cam kết đưa container rỗng về cảng ngay sau khi cảng đi vào hoạt động. Công ty đã làm việc và hợp tác với các đơn vị vận tải sà lan để vận chuyển từ cảng Thạnh Phước đến các cảng trong khu vực. Với cảng nước sâu, công ty đã làm việc và là đơn vị đầu mối cho cảng Cát Lái... Ngoài ra, công ty đã trao đổi với đầu mối làm hàng rời ở cảng thủy nội địa Nhất Nam nhằm chuyển hàng về cảng Thạnh Phước...

    Khơi thông tiềm năng đường thủy

    Việc đầu tư xây dựng cảng Thạnh Phước sẽ mở ra cơ hội và góp phần ổn định thu hút đầu tư. Dự án có ý nghĩa kinh tế - xã hội quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương. Sau khi hoàn thành đi vào hoạt động, dự án sẽ trở thành cửa ngõ thông thương hàng hóa XNK của Bình Dương và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cảng sẽ góp phần rút ngắn thời gian lưu thông hàng hóa XNK, kết nối hạ tầng giữa các khu công nghiệp của tỉnh đến với các cảng quốc tế nước sâu; quan trọng hơn, giúp doanh nghiệp chủ động được giờ giấc trong vấn đề điều tiết đưa hàng đến cảng biển mà không lo trễ giờ như từng xảy ra ở phương tiện vận chuyển đường bộ.

    Tầm quan trọng là vậy, thế nhưng lo lắng từ chủ đầu tư cho thấy, để cảng đạt hiệu quả thật sự trước mắt vẫn còn nhiều thách thức rất cần sự hỗ trợ của địa phương và Trung ương. Ông Nguyễn Hoàng Minh, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Cảng Thạnh Phước chia sẻ: “Bên cạnh thuận lợi thì chúng tôi gặp một số khó khăn như hạ tầng giao thông ngoài dự án thật sự chưa tốt, một số tuyến đường kết nối hạ tầng giữa cảng với các khu công nghiệp chính của tỉnh chưa đáp ứng được yêu cầu nên rất mong tỉnh quan tâm giải quyết”. Bên cạnh đó, không riêng gì cảng Thạnh Phước, để phát triển mạnh giao thông đường thủy nhằm khai thác tiềm năng của sông Đồng Nai, vấn đề chung hiện nay được các tỉnh quan tâm chính là tĩnh không thông thuyền bị hạn chế bởi cầu Gềnh bắc qua sông Đồng Nai hiện đã cũ kỹ và lỗi thời. Vấn đề này rất cần sự phối hợp của chính quyền các địa phương và Trung ương. Nếu giải quyết được, khơi thông tuyến vận chuyển đường thủy quan trọng này, giúp sà lan trọng tải lớn hơn có thể dễ dàng đi lại, giảm chi phí thêm cho các doanh nghiệp... thì chắc chắn, sông Đồng Nai không chỉ thuận lợi trong giao thông đường thủy mà còn tác động phát triển mạnh công nghiệp - dịch vụ - đô thị của các địa phương có con sông chảy qua.

    TRỌNG MINH
  3. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    BD không có sân bay và cảng biển nhưng ít ra cũng có cảng sông[r2)][r2)][r2)][r2)]

    thông tin thếm về dự án này

    Khởi công cảng Thạnh Phước
    Ngày 22 tháng 04 năm 2010, công ty Cp Cảng Thạnh Phước làm lễ khởi công xây dựng cảng Thạnh Phước tại Tân Uyên tỉnh Bình Dương.

    Công ty cổ phần Cảng Thạnh Phước do ba cổ đông sáng lập:
    - Công ty Cổ phần Xây Dựng – Tư vấn – Đầu tư Bình Dương ( BICONSI)
    - Công ty cổ phần Khu Công Nghiệp Nam Tân Uyên. (NTC)
    - Công ty cổ phần giao nhận vận tải U&I ( U&ILOGISTICS)


    [​IMG]
    Cán bộ lãnh đạo tỉnh cùng nhà đầu tư làm lễ khởi công xây dựng cảng

    Được UBND tỉnh Bình Dương chấp thuận chủ trương quy hoạch cảng sông Thạnh Phước tại văn bản số 2041/UBND-SX ngày 04/05/2004 và Cục quản lý đường thủy nội địa có biên bản thỏa thuận về vị trí xây dựng cảng thủy nội địa số 1912/CĐTNĐ-PCVT&ATGT, ngày 15 tháng 9 năm 2009.Quyết định số 3174/QĐ-UBND ngày 17 tháng 7 năm 2007, của UBND Tỉnh Bình Dương, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết cảng sông Thạnh Phước có quy mô như sau:


    • Về vị trí: nằm phía đông nam tỉnh Bình Dương, cạnh sông Đồng Nai và dọc theo đường ĐT 747A, thuộc ấp Tân Lương, xã Thạnh Phước, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
    • Dự án có tổng diện tích xây dựng là 63 ha, bao gồm 16 cầu cảng với tổng vốn đầu tư khoảng 1.450 tỷ đồng, có khả năng tiếp nhận tàu và xà lan từ 1.000 tấn đến 2.000 tấn. Cảng được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế, thuộc thế hệ thứ 3 theo quy định của hệ thống cảng hiện đại quốc tế và được chia làm hai giai đoạn:
      - Giai đoạn I gồm có:
      * Khu Tái định cư với diện tích 10 ha với vốn đầu tư 60 tỷ đồng, bao gồm hạ tầng hoàn chỉnh của một khu nhà ở gồm 356 lô đất với diện tích bình quân mỗi lô là 150m2.
      * Khu cảng giai đoạn I có diện tích xây dựng là 25 ha với tổng vốn đầu tư là 780 tỷ đồng bao gồm 8 cầu cảng, đường bãi nhà kho, thiết bị bốc xếp… Sau khi đầu tư hoàn chỉnh công suất bốc dỡ hàng hóa của giai đoạn này là 2,5 triệu tấn năm. Thời gian đầu tư từ năm 2010 đến 2014Giai đoạn I gồm có:


      - Giai đoạn II:
      có tổng diện tích xây dựng là 28 ha bao gồm 8 cầu cảng, hệ thống xử lý nước thải và các công trình phụ trợ khác có tổng kinh phí xây dựng là 610 tỷ đồng. Thời gian xây dựng từ năm 2014 đến 2018. Sau khi xây dựng hoàn chỉnh cả hai giai đoạn công suất bốc dỡ của cảng Thạnh Phước đạt bình quân 5 triệu tấn năm.
    [​IMG]
    Việc đầu tư xây dựng cảng Thạnh Phước sẽ làm giảm chi phí và thời gian cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh và khu vực, tạo cơ sở hạ tầng tốt hơn. Đồng thời mở ra cơ hội cho sự phát triển kinh tế- xã hội bền vững và không ngừng của Bình Dương. Dự án này không những thúc đẩy sự phát triển, góp phần ổn định thu hút đầu tư mà còn làm thay đổi diện mạo mới của tỉnh, thể hiện tầm nhìn và quyết tâm công nghiệp hóa và hiện đại hóa của Bình Dương. Đây cũng là trách nhiệm của chủ đầu tư, Công ty cổ phần cảng Thạnh Phước với tỉnh, cũng như của Bình Dương với vùng kinh tế trọng điểm phía nam.
  4. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Công nghiệp Bình Dương: Kỳ tích 15 năm phát triển

    Cập nhật ngày: 03/01/2012 15:31:38
    [FONT=&quot]
    [/FONT]
    [FONT=&quot]Cùng với các thành tựu kinh tế - xã hội khác, sau 15 năm tái lập tỉnh, công nghiệp (CN) Bình Dương phát triển vượt bậc, viết nên nhiều kỳ tích và trở thành tỉnh có CN phát triển thuộc tốp đầu của cả nước.[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
    [​IMG] [FONT=&quot]Chính các khu công nghiệp làm đòn bẩy đưa công nghiệp Bình Dương phát triển vượt bậc[/FONT][FONT=&quot][/FONT] [FONT=&quot]Nghe không bằng thấy, có về Bình Dương hôm nay mới cảm nhận hết bức tranh CN của Bình Dương thay đổi diệu kỳ như thế nào. 15 năm không phải là thời gian dài, nhưng quả thật với những gì CN Bình Dương có được như hôm nay chỉ có thể nói là kỳ tích. Nhìn lại từ những ngày tái lập tỉnh (1997) đến nay, CN Bình Dương thật sự bứt phá ngoạn mục, vươn lên trở thành một trong những tỉnh, thành có tốc độ tăng trưởng cao nhất nước. So với năm 1996, tỷ trọng CN đã tăng từ 45,5% lên 62,2% vào năm 2011. Có được kết quả này là do hầu hết các dự án đầu tư vào Bình Dương trong thời gian qua đều nhằm vào lĩnh vực chế biến CN. Vấn đề này rất phù hợp với định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương trong hành trình vươn lên thành một tỉnh đi đầu về CN của khu vực Đông Nam bộ mà tỉnh đã đề ra. [/FONT]
    [FONT=&quot]Đáng chú ý, trong phát triển CN, Bình Dương chú trọng đến việc huy động mọi nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp (KCN) gắn với đô thị hóa và CN hóa nông nghiệp nông thôn làm đòn bẩy phát triển. Nhờ vậy, đến nay toàn tỉnh có 28 KCN tập trung được thành lập với tổng diện tích 9.093 ha, trong đó có 24 KCN đã đi vào hoạt động. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nét nổi bật và hiệu quả của các KCN dễ dàng thấy rõ qua sự hiện diện ở các địa phương. Tại TX.Thuận An, KCN Việt Nam - Singapore I (VSIP I) thu hút trên 220 nhà đầu tư quốc tế đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng vốn đăng ký gần 2 tỷ USD. Kế cận VSIP I là KCN Đồng An 1 cũng lấp đầy 100% diện tích, thu hút 120 doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đang hoạt động sản xuất, kinh doanh với vốn đầu tư hơn 300 triệu USD và hơn 2.500 tỷ đồng. Cách đó không xa, các KCN Sóng Thần tại TX.Dĩ An cũng đạt hiệu quả tốt trong thu hút đầu tư. Ở huyện Bến Cát, các KCN Mỹ Phước 1, 2, 3, 4, Bàu Bàng do Becamex IDC đầu tư hiện đã thu hút gần 400 dự án đầu tư nước ngoài đến từ 24 quốc gia và vùng lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, Mỹ... với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD. Cũng trên địa bàn này, KCN Việt Hương 2 diện tích 250 ha do Công ty Cổ phần Phát triển Việt Hương làm chủ đầu tư hiện đã thu hút 35 dự án đầu tư ngoài nước với vốn đăng ký 330 triệu USD và 2 DN trong nước với vốn hơn 85 tỷ đồng. Kế cận KCN Việt Hương 2, KCN An Tây và Rạch Bắp đang triển khai và hứa hẹn nhiều triển vọng thu hút đầu tư. Tại Tân Uyên, KCN Đất Cuốc mới thành lập năm 2007 do Công ty Cổ phần Xây dựng và Khoáng sản Bình Dương làm chủ đầu tư đã thu hút 27 dự án đầu tư trong và ngoài nước với tổng vốn đăng ký 54 triệu USD và 704 tỷ đồng. Gần đó, KCN Nam Tân Uyên do Công ty Cổ phần KCN Nam Tân Uyên làm chủ đầu tư có diện tích 330,5 ha đã thu hút 45 dự án đầu tư trong và ngoài nước với vốn đăng ký hơn 2.110 tỷ đồng và gần 90 triệu USD. Chính các KCN này là hiện thân của bộ mặt CN tỉnh nhà đang thay da đổi thịt và làm nền tảng để thu hút đầu tư. Cụ thể, các KCN đã thu hút đến 1.128 dự án đầu tư nước ngoài, chiếm 55% về số lượng dự án và 58% về số vốn đầu tư. [/FONT]
    [FONT=&quot]Có được thành công như hôm nay là nhờ nỗ lực không ngừng của chính quyền địa phương trong việc phát huy tối đa các yếu tố thuận lợi để đưa CN Bình Dương tăng trưởng mạnh mẽ. Nhìn lại chặng đường phát triển đã qua, tuy gặp không ít khó khăn, thách thức nhưng với ý chí phấn đấu vươn lên, tỉnh đã huy động được sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp nhân dân, phát huy được lợi thế so sánh của địa phương về vị trí địa lý... để thực hiện thắng lợi phát triển CN. [/FONT]
    [FONT=&quot]Hoạt động CN đạt hiệu quả cao đã tạo ra nguồn thu lớn cho ngân sách với mức tăng trưởng từ 817 tỷ đồng năm 1997 lên 22.500 tỷ đồng năm 2011. Trong năm 2011, trước tác động không thuận lợi của tình hình suy thoái kinh tế thế giới nhưng Bình Dương vẫn đạt được giá trị xuất khẩu CN lên đến 123.201 tỷ đồng, tăng 17,8%. CN phát triển ổn định đã kéo theo hiệu quả nhiều chỉ tiêu quan trọng; đồng thời CN phát triển đã làm thay đổi nhanh chóng về mọi mặt đời sống xã hội như cơ sở hạ tầng, thúc đẩy quá trình đô thị hóa, đem lại cuộc sống sung túc hơn cho người dân địa phương. [/FONT]
    [FONT=&quot]Nhìn chung, qua 15 năm phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Bình Dương, phát huy sự đồng thuận giữa chính quyền và nhân dân trong việc thực hiện mục tiêu vì dân giàu nước mạnh, đưa CN tỉnh nhà đạt được kết quả đáng phấn khởi. Với thành tựu to lớn và hết sức quan trọng trong quãng đường 15 năm qua, Bình Dương có thể tự hào với một nền CN sản xuất hàng hóa mạnh và bền vững. Đây là cơ sở, tiền đề quan trọng để CN Bình Dương vươn lên tầm cao mới thật sự bền vững hơn trong thời gian tới. [/FONT]
    [FONT=&quot]TRỌNG MINH[/FONT]
  5. 666666

    666666 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    3
    Tuỳ chỗ thôi bạn, mấy dự án khác và kể cả đất dân cư bình thường cũng giao dịch chậm lắm. Giá 1 năm rồi chỉ lên đúng bằng ls ngân hàng. Bản thân mình thấy giá rẻ, dân cư đông nhưng chủ yếu là công nhân thu nhập thấp ko có khả năng mua, đất BD chỉ nên đầu tư dài hạn thôi( chờ cơn sốt :p)
  6. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    công nhân làm đếch gì có tiền mua làm giàu cho dân Bind duong thôi=))=))=))=))
  7. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    theo NLD



    Nàm 2012 giá bồi thường cao nhất ở BD là 7.500.000/m2[r2)][r2)][r2)]

    Công bố bảng giá đất tỉnh Bình Dương năm 2012

    TTĐT - Ngày 20/12/2011, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Thanh Cung đã ký ban hành Quyết định số 66/2011/QĐ-UBND quy định Bảng giá các loại đất năm 2012 trên địa bàn tỉnh Bình Dương.


    Theo đó, giá đất ở tại đô thị cao nhất là 23,4 triệu đồng/m2, thấp nhất là 200.000 đồng/m2. Giá đất ở tại nông thôn cao nhất là 2.250.000 đồng/m2 thuộc thị xã Thủ Dầu Một, thấp nhất là 150.000 đồng/m2 thuộc huyện Dầu Tiếng.

    Mức giá đất ở cao nhất là 23,4 triệu đồng/m2 được áp dụng tại các phường Phú Cường, Phú Hòa, Phú Thọ, Phú Lợi, Hiệp Thành, Chánh Nghĩa, Hiệp An, Phú Mỹ, Định Hòa, Hòa Phú, Phú Tân thuộc thị xã Thủ Dầu Một.

    Giá đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp khác cao nhất là 190.000 đồng/m2 tại thị xã Thủ Dầu Một, Dĩ An, Thuận An, thấp nhất là 35.000 đồng/m2 tại các huyện Phú Giáo, Dầu Tiếng.

    Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại đô thị cao nhất là 15,2 triệu đồng/m2 thuộc thị xã Thủ Dầu Một; giá thấp nhất là 130.000 đồng/m2. Giá đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp tại nông thôn cao nhất là 1.580.000 đồng/m2; thấp nhất là 200.000 đồng/m2.


    Mai Xuân
  8. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Bình Dương: Quy hoạch Hồ trung tâm tại D.A Green river City – Thành phố ven Sông.

    27/12/2011
    Tại Việt Nam, do điều kiện thổ nhưỡng vùng miền khác nhau nên mỗi khu vực, vùng miền lại có những đặc điểm địa chất khác nhau.

    Khu vực Phía Bắc có rất nhiều Hồ nước tự nhiên. Hồ nước tự nhiên tạo thành Lá phổi xanh cho đô thị và cũng là nơi điều hòa không khí, điều hòa nguồn nước và tạo cảnh quan cho các đô thị. Nói đến các Hồ đẹp tại Việt nam phải kể đến Hà Nội – Thủ đô ngàn năm với hàng trăm Hồ lớn nhỏ như Hồ Tây, Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Bảy mẫu,vv…..

    Khu vực phía Nam lại nổi tiếng bởi hệ thống Kênh, Rạch chằng chịt. Kênh, Rạch mang lại cho người dân Khu vực Phía Nam một hệ thống giao thông đường thủy thuận tiện. Tuy nhiên, Nhiều người dân vẫn thích Hồ nước trong khu dân cư, mục đích là để tạo cảnh quan, điều hòa không khí và giữ nước. Xuất phát từ yêu cầu thiết thực đó, Công ty Becamex IJC triển khai Hồ nước trung tâm tại dự án Green river City - Thành phố ven Sông.


    [​IMG]
    Hình ảnh thật Hồ trung tâm thành phố mới BD
    Hồ nước trung tâm tại dự án Green river city được quy hoạch trên một diện tích gần 45.000 mét vuông nằm trọn trên nhánh Sông Thị Tính xanh mát. Xung quanh Hồ nước là dải công viên trải dài theo Sông thị Tính và một khu vực Dịch vụ cộng đồng rộng gần 50.000 mét vuông. Toàn bộ tiện ích và cảnh quan xung quanh Hồ được chủ đầu tư là Công ty Becamex IJC thiết kế hài hòa, mục đích là để nâng cao giá trị, tạo ra các tiện ích phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa Tỉnh nhà thông qua việc thu hút dân cư về sinh sống tại Dự án Green river city.

    Quy hoạch phố đi bộ xung quanh Hồ nước trung tâm

    Phố đi bộ tại Hồ trung tâm sẽ có đường rộng, thoáng và vỉa hè được trồng cây tán rộng vừa tạo cảnh quan vừa tạo môi trường mát mẻ, thoải mái cho dân cư khi đi lại. Dọc theo phố đi bộ sẽ có những ghế dừng chân tựa như ở công viên, có những bậc thang xuống gần mặt nước và hệ thống chiếu sáng đồng bộ dệt nên vẻ đẹp cho toàn cảnh. Vỉa hè rộng với những hàng ngàn cây Giáng Hương tạo không khí thơm mát thu hút dân cư đi bộ và tập thể dục. Xen kẽ trong công viên cây xanh rộng lớn là các Quán cà phê, Quán Kem ngoài trời thu hút khách gần xa. Thiết kế Hồ thông thoáng tạo nên một khu dân cư trí thức, cao cấp và một bầu không khí yên ả, thoáng mát và thư thái.

    Hồ trung tâm – Lá phổi xanh của thành phố mới

    Không gian rộng thoáng trước Hồ và hàng ghế đá được cách điệu mang hơi ấm và màu sắc của tình yêu. Nơi đây hứa hẹn sẽ là địa điểm lý tưởng cho các cặp tình nhân cuối mỗi tuần. Hồ nước công viên trung tâm sẽ là Lá phổi xanh của toàn dự án. Môi trường sống trong lành tràn đầy khí oxy sẽ giúp cho những cư dân khu vực có một nơi lý tưởng để tập thể dục mỗi buổi sáng, chạy bộ mỗi buổi chiều khi hoàng hôn buông xuống. Với Quy hoạch công viên trong Hồ và Hồ trong công viên, nơi đây sẽ là Lá phổi xanh của thành phố mới, một thành phố năng động hiện đại ven Sông Thị Tính đang dần được hình thành.


  9. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Gía đất khu cực kỳ rẽ lý giải tai sao vấn có thanh khoản và dĩ nhiên mua lại thì giá sẽ cao hơn[r2)][r2)][r2)][r2)]
  10. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Khởi Công Cầu Thới An, Vành Đai 4, Mỹ Phước 4 - Kết Nối vùng miền Tây Nam Bến Cát.

    07/01/2012
    Sáng ngày 06-01-2012 tại Khu đô thị Thương mại - Dịch Vụ - Du Lịch Thới Hòa (Mỹ Phước 4), Bình Dương; Lãnh đạo Tỉnh Bình Dương cùng Sở giao thông vận tải Bình Dương tiến hành Lễ động thổ khởi công xây dựng cầu Thới An trên trục Vành Đai 4 -TPHCM.
    [​IMG]
    Ngày 31/10/2011 Sở giao thông vận tải tỉnh Bình Dương đã ra quyết địnhsố 376/QLDA-KHTH về việc phê duyệt kết quả đấu thầu công trình: Xây dựng mới cầu Thới An qua sông Thị Tính, huyện Bến cát tỉnh Bình Dương.


    [​IMG]
    Phối cảnh Cầu Thới An, Mỹ Phước 4, Bình Dương

    Theo đó Liên danh Công ty CP XD&ĐT 492 và Công ty cổ phần cầu 3 Thăng Long là nhà thầu trúng thầu góithầu với giá trúng thầu là: 214.776.738.000 đồng (Trong đó giá trị Công ty 492 làm 140.616.906.000 đồng);

    Địa điểm xây dựng: Cầu bắc qua sông Thị Tính tại Khu đô thị Mỹ Phước, huyện Bến Cát tỉnh Bình Dương;

    Thời gian thi công : 24 tháng kể từ ngày bàn giao mặt bằng;

    Chủ đầu tư : Sở giao thông vận tải tỉnh Bình Dương;

    Giá trị trúng thầu: 214.776.738.000 đồng;
    Quy mô công trình: Cầu xây dựng vĩnh cửu bằng BTCT ƯST và BTCT;
    + Sơ đồ nhịp: gồm 7 nhịp (60m + 90m + 60m + 4x33m);
    + Chiều dài toàn cầu: 343,25m;
    + Kết cấu nhịp chính: Dùng kết cấu dầm hộp bằng BTCT DƯL gồm 3 nhịp liên tục 60m + 90m + 60m thi công theo phương pháp đúc hẫng cân bằng trên xe treo;
    + Nhịp dẫn: Gồm 4 nhịp dầm giản đơn L=33m;
    + Kết cấu mố, trụ: Bằng BTCT thường đặt trên nền móng cọc khoan nhồi D=1,5m, chiều dài CKN L=49m và cọc đóng BTCT 40x40cm;
    Giai đoạn 2 của dự án sẽ triển khai sau khi giai đoạn 1 kết thúc, dự kiến sẽ xây một Cầu mới song song với cầu Thới An.
    Ngoài ra, Hệ thống đường dẫn nên cầu dài 1500 mét cũng được đầu tư đồng bộ cùng với Cầu Thới An.


    [​IMG]
    Tham dự buổi lễ có Ông ***************** - Nguyên ************* và Ông Lý Chí Đức - Giám đốc Phát triển dự án
    Đường Vành Đai 4 có điểm đầu là Cảnh Cái Mép (Bà Rìa Vũng Tàu) và điểm cuối là Cảng Hiệp Phước (Thành phố HCM). Tuyến đường trên nằm trong hạng mục công trình trọng điểm của Bình Dương và các Tỉnh Phía Nam. Khi đi vào lưu thông, sẽ làm giảm tải Quốc Lộ 13 hiện hữu và giảm tải áp lực giao thông đô thị vào Thành Phố Thủ Dầu Một.


Chia sẻ trang này