Nhà đất tăng giá, ai là người hưởng lợi?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi phong_lan, 09/10/2024.

3865 người đang online, trong đó có 398 thành viên. 22:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 10331 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    Nhà HN sốt như thế nào?
    Để mình kể nghe.
    Cô hàng xóm nhà mình, có cái nhà ở Ngã Tư Sở trước cho thuê, được gần chục phòng, tháng bỏ rẻ cũng có gần 20tr bỏ túi. Từ đầu năm tới nay suốt ngày phải lắp cái nọ, làm cái kia, đăng ký kinh doanh,...để đáp ứng yêu cầu PCCC, oải quá, nên không cho thuê nữa.
    Qua văn phòng môi giới, bảo 4 tị, môi giới bảo giờ không được giá đó đâu. Được hơn 3 tị thôi. Hoặc cho cháu thầu lại cháu cho thuê trọ.
    Xuôi xuôi rồi nhưng thế nào lại sợ lỡ bọn nó thuê trọ có vấn đề gì, về pháp lý vẫn là mình chịu, thế là thôi, không cho thầu nữa. Cũng không qua văn phòng môi giới.
    Đăng bán trên hội nhóm mua bán.
    Hơn 4 tỉ, cháy máy, khách hỏi mua rối rít. Sợ quá, sợ bán hớ quá nên lại thôi không bán.
    Thế nhưng vẫn có người hỏi, bảo 5 tỉ không cần xem nhà.
    Ông bà giờ vẫn run. Vì bán 5 tỉ xong giờ không biết tiền ấy mua được nhà như thế nào.
    Hôm trước, ông chú đi uống bia chuyện qua lại thế nào mà tối thấy bà sang nhà mình kể lại, 200tr/m2 là có người mua ngay, là 6 tỏi 4.
    Mình bảo, sợ tiền hơi thôi.
    Chứ bà cầm 6 tỉ mà gửi ngân hàng, mỗi tháng trích ra 15tr mà an dưỡng tuổi già. Leo làm gì 5 tầng nhà cho khổ.
    Không hiểu dân tình có tiền thật hay thổi giá tiền hơi
  2. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    THOI THÓP VÌ TRẢ GÓP CĂN NHÀ, VỢ CHỒNG TÔI CHỈ MUỐN QUAY LẠI Ở TRỌ
    Khi "chốt" mua căn chung cư với giá 2 tỷ đồng ở một quận xa trung tâm Hà Nội, vợ chồng tôi đã tích góp được 500 triệu đồng; ông bà nội ngoại, anh chị em ruột cho vay không lãi suất khoảng 500 triệu đồng, còn lại chúng tôi vay 1 tỷ đồng từ ngân hàng với lãi suất 11,5%, kỳ hạn 36 tháng. Tuy nhiên, chỉ được mỗi năm đầu thong thả, mấy năm sau lãi suất thả nổi khiến chúng tôi không xoay xở kịp.
    Việc trả nợ hàng tháng vốn dĩ đã khó khăn, chi phí ngày càng đắt đỏ ở Hà Nội khiến mọi thứ càng gian nan hơn gấp bội. Thu nhập của hai vợ chồng tôi cũng được khoảng 30 triệu đồng một tháng, nhưng do sống ở quận nội thành nên không dư dả là bao. Chi phí học ở trường và học thêm của hai con, một bé lớp 9, một bé lớp 5, trung bình 12 triệu đồng, sinh hoạt phí cho cả gia đình khoảng 10 triệu đồng, chưa kể các khoản phát sinh và ma chay, cưới hỏi, thăm nom... Tiền trả lãi ngân hàng hàng tháng là 3,5 triệu đồng, tính trên dư nợ ban đầu.
    Áp lực tài chính khiến không ít lần chúng tôi rơi vào tình cảnh phải cắt giảm cả những nhu cầu cơ bản để dành tiền trả nợ lãi. Mỗi tháng gia đình tôi chi tiêu tằn tiện lắm cũng chỉ để ra được khoảng 5 triệu đồng. Ngoài lãi ngân hàng, khi anh chị em có việc đột xuất cần tiền, chúng tôi lại phải xoay xở đủ kiểu để có tiền trả nợ ngay cho họ.
    Thử thách kép cho gia đình tôi ở thời điểm hiện tại là gánh nặng lãi suất và việc chắt bóp chi tiêu, vì thực sự khó mà thắt lưng buộc bụng hơn nữa. Đã mấy năm nay, gia đình tôi không đi du lịch. Cuối tuần, chúng tôi ở nhà hoặc đưa con tới các khu vui chơi miễn phí, bể bơi giá rẻ. Chúng tôi cũng giảm tần suất về quê vì mỗi lần về riêng chi phí đi lại đã tốn tiền triệu, rồi còn tiền ăn uống, mua đồ...
    Là phụ nữ, tôi phải cắt giảm toàn bộ chi phí chăm sóc bản thân. Trước đây, tôi thường chi khoảng 2-3 triệu đồng/tháng để mua mỹ phẩm, váy áo, phụ kiện, spa chăm sóc da. Nay, tôi không dám mua bất kỳ mỹ phẩm gì ngoài sữa rửa mặt và kem chống nắng loại rẻ tiền ở siêu thị.
    Những cuộc cãi vã, mâu thuẫn trong gia đình cũng nổ ra thường xuyên hơn vì stress ngày một tăng. Nhiều khi hai vợ chồng ước mong được quay lại thời gian ở trọ, dù phải chấp nhận những bất tiện nhưng đổi lại là sự tự do về tài chính, ít phải lo lắng về nợ nần.
  3. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    Một số Condotel tại Đà Nẵng giờ ra sao (Bài reup
    1. Cocobay (con cò bay)- gương mặt thương hiệu Cr7, bán 2016 đến cuối 2019 đầu 2020 vỡ trận
    - CĐT Thành đô
    - Quy mô 21ha, 55 lô nhà ở liền kề kết hợp kinh doanh, 57 lô biệt thự riêng lẻ, 120 lô biệt thự song lập, 218 căn nhà ở liền kề, 2.270 căn hộ chung cư và 1.370 căn hộ khách sạn.
    - Cam kết lợi nhuận 12%/ năm
    - Hiện tại đang bỏ hoang, dân vẫn căng băng rôn đều đặn. đã xin chuyển đổi một phần sang chung cư, nghe đâu sắp khởi động lại dự án do đã có nguồn vốn mới từ nước ngoài (bán cổ phần)
    2. Dự án Ariyana Beach resort & suite
    - Quy mô 1400 phòng, chủ đầu tư công ty Thiên Thai
    - Bán từ những năm 2017
    - Đến hiện tại vẫn chậm tiến độ, khách vẫn trả lãi ngân hàng, còn CĐT vẫn k trả lãi cam kết, cũng k trả lãi tiền phạt chậm bàn giao
    3. Soleil Ánh Dương
    - CĐT PPC An Thịnh
    - Quy mô 4 toà gồm 2 toà condotel 57 tầng, 1 toàn 50 tầng, 1 toà khách sạn 47 tầng
    - Mở bán 2019
    - Hiện trạng là chậm bàn giao, vẫn k thấy lợi nhuận cam kết
    Note: Theo thông tin được nhận mới nhất thì Soleil Ánh Dương cũng đang được mua cổ phần lại, và sẽ có kế hoạch ra hàng lại. Hiện Vũ chưa thể cung cấp thông tin nhưng giá bán sẽ đâu đó tầm 100-120tr/m2. Người mua lại là một cty lớn tại VN khá uy tín tại Việt Nam
    4. Alacarte Beach Đà nẵng
    - Cty dịch vụ hàng không Thăng Long
    - Quy mô 170 căn hộ khách sạn và 38 phòng khách sạn
    - Đã xây xong, đã bàn giao và đang vận hành khá ổn
    - Có sổ đỏ lâu dài
    5. Hoà Bình Green
    - CĐT cty TNHH Hoà Bình
    - Quy mô 2 toà tháp với 1728 căn hộ
    - Đã bàn giao nhưng 3 năm nay k trả lãi cam kết, ngày xưa bán truyền thông ra sổ lâu dài, người dân vẫn đi căng băng rông và vẫn ăn vạ ở sảnh đều đều
    6. Dự án Aria Đà Nẵng
    - Cty cổ phần dầu tư du lịch Hà Nội, Non Nước. Danh Khôi phân phối
    - Kick off từ 2019, ra nhà mẫu 2021 và truyền thông bán hàng 2021
    - Quy mô 838 căn hộ condotel
    - Tình trạng hiện tại “treo cần cẩu”, quan sát bằng mắt thường thì k thấy thi công mấy
    7. Vin river front
    - CĐT a Vin
    - Quy mô 736 căn
    - Đã bàn giao, đang vận hành, 2 năm nay hình như đã hết cam kết, người dân tự vận hành, nghe thông tin đang chuyển thành chung cư (chả rõ)
    - Khá uy tín như ông Alacarte
    8. Trùm cuối Felicia Đà Nẵng
    - CĐT cty TNHH Tháp luạ Đà Nẵng – nghe đâu của bà Hoà Central Capital, Quy mô 193 căn
    - Hiện trạng là thấy ngưng thi công, thấy một số môi giới đang chào bán nguyên toà
    - Nhưng theo thông tin mới nhận thì CĐT cũng chuẩn bị tái khởi động lại Dự Án và đang đàm phán vs các nhà thầu
    Có thể thấy thị trường Condotel Đà Nẵng chỉ có một từ để diễn tả là NÁT trừ ông Vin và ông Alacarte. Vấn đề là cái nát này k đến từ thị trường mà đến từ nội tại yếu kém trong khâu vận hành của các CĐT với cái cam kết lợi nhuận trên trời và kẻ xấu tình thì lợi dụng kẽ hở của hành lang pháp lý để úp bô khách hàng
    Năm 2024-2025 Đà Nẵng sẽ bắt đầu lại Condotel với Nobu (mới hoàn toàn) Soleil Ánh Dương (tái nạm) Time Square (mới). Hy vọng những ông này đủ lớn để vực dậy niềm tin của thị trường và làm tốt trách nhiệm của mình. Điểm thứ 2 là luật bđs mới 2023 cũng siết chặt hơn về yếu tố pháp lý của Condotel (dù chưa hoàn thiện) nhưng cũng là bổ sung cần thiết để bảo vệ quyền lợi người mua. Vũ sẽ viết riêng bài khác về chủ đề này
  4. Cuonghandy

    Cuonghandy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    4.843
    Nhà nước đc lợi, nhà nước chỉ có bán mà ko mua. Nhà nước có quyền quy hoạch và chuyển từ các loại đất khác sang đất ở. Bản chất của tăng giá bđs là vét tiền của dân cho nhà nước.
  5. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    Có lý đó bro,
    Cuonghandy thích bài này.
  6. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    Hà Nội, TPHCM không còn chung cư phù hợp với thu nhập của dân
    Theo báo cáo của đoàn giám sát Quốc hội, giai đoạn 2022-2023, giá bất động sản tăng vọt. Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.
    Đoàn giám sát của Quốc hội vừa gửi các đại biểu kết quả giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015-2023.

    Nguồn cung hạn chế, giá nhà tăng vọt

    Theo báo cáo, trong giai đoạn này thị trường bất động sản đã từng bước đáp ứng nhu cầu về nhà ở của người dân. Đến cuối giai đoạn giám sát, có khoảng 3.363 dự án phát triển nhà ở thương mại và khu đô thị đã và đang triển khai với quy mô sử dụng đất khoảng 11.191ha.

    Tuy nhiên, trong năm 2022 và 2023, thị trường bất động sản suy giảm, hoạt động doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do những tồn tại, hạn chế của giai đoạn 2015-2021 được bộc lộ dưới áp lực của dịch Covid-19, dẫn đến nguồn cung hạn chế so với trước.

    Từ năm 2022, giá chung cư ở Hà Nội và TPHCM tăng vọt so với thu nhập của đa số người dân. Ảnh: NK
    Từ giai đoạn 2022-2023, giá bất động sản tăng vọt so với mức tăng thu nhập của đa số người dân. Tại Hà Nội và TPHCM đã không còn phân khúc căn hộ chung cư có giá phù hợp với thu nhập của đa số người dân.

    Báo cáo của UBND TP Hà Nội cho thấy phân khúc căn hộ chung cư trung cấp và cao cấp chiếm đa số. Năm 2022, giá căn hộ chung cư ở Hà Nội tăng rất cao, còn tại TPHCM lượng giao dịch bất động sản giảm sút mạnh, giá tăng không kiểm soát, mất cân đối giữa giá cả và giá trị.

    Đặc biệt, giai đoạn này có số lượng lớn dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ, chậm triển khai, bị đình trệ. Trong khi nguồn lực mà doanh nghiệp đã đầu tư vào các dự án là rất lớn, gây lãng phí về đất đai, nguồn vốn và làm tăng giá bán.

    Báo cáo cũng nêu rõ số lượng lớn dự án nhà ở gặp vướng mắc, chậm tiến độ. Cụ thể, tại Hà Nội có 404 dự án gặp vướng mắc, đã xử lý 158, tiếp tục xử lý đối với 246 dự án. Còn tại TPHCM có 220 dự án vướng mắc.

    Trong khoảng 3 năm gần đây, thực trạng phát triển các dự án bất động sản tại Hà Nội rất chậm, không có dự án mới được phê duyệt đầu tư. Sản phẩm nhà ở mới được chào bán chủ yếu là dự án đã phê duyệt từ giai đoạn trước.

    Giá nhà ở xã hội quá cao so với thu nhập người hưởng thụ

    Về nhà ở xã hội, giai đoạn 2015-2023 có khoảng 800 dự án đã triển khai với quy mô hơn 567 nghìn căn. Trong đó, 373 dự án đã hoàn thành với quy mô hơn 193 nghìn căn; 129 dự án đã khởi công với quy mô hơn 114 nghìn căn; 298 dự án đã chấp thuận chủ trương đầu tư với quy mô hơn 258 nghìn căn.

    “Nhìn chung, chính sách, pháp luật về nhà ở xã hội giai đoạn 2015-2023 còn thiếu tính ổn định. Một số quy định quan trọng, cần thiết để phát triển nhà ở xã hội chưa được quan tâm, hướng dẫn cụ thể, làm rõ gây khó khăn cho địa phương”, báo cáo của Quốc hội nêu rõ.

    Khu nhà ở xã hội Đại Kim Building tại quận Hoàng Mai, Hà Nội. Ảnh: Hồng Khanh
    Trong giai đoạn trên, nhiều địa phương chưa đạt tỷ lệ hoàn thành phát triển nhà ở xã hội theo chương trình, kế hoạch; tỷ lệ quỹ đất dành cho phát triển nhà ở xã hội khu vực đô thị thấp, chủ yếu phụ thuộc vào quỹ 20% trong dự án nhà ở thương mại.

    Công tác xét duyệt đối tượng thụ hưởng chính sách, thẩm định giá nhà ở xã hội thường xuyên kéo dài so với thời hạn quy định, ảnh hưởng lớn đến chu kỳ đầu tư, thu hồi vốn, trả lãi ngân hàng của chủ đầu tư và sự tiếp cận nhà ở xã hội của người dân.

    “Giá nhà ở xã hội bình quân còn quá cao so với thu nhập của đối tượng thụ hưởng; nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các chương trình tín dụng ưu đãi nhà ở xã hội còn thấp, quy trình, thủ tục cho vay còn phức tạp, trùng lặp; mức cho vay tối đa với đối tượng chính sách xã hội thấp, chưa phù hợp”, báo cáo của Quốc hội nêu.
  7. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    Dn nào tham gia đay
  8. Yesterday68

    Yesterday68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/10/2019
    Đã được thích:
    5.500
    Ai cầm nhiều nhà đất thì cơ bản là lợi thế đó cụ, ai chưa kịp mua thì sau này sẽ rất khó mua.

    Điều đó chứng tỏ là đồng tiền VND đã mất giá mà mình k hay biết
  9. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    =D>:">=D>=D>=D>=D>=D>
  10. phong_lan

    phong_lan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/08/2015
    Đã được thích:
    8.447
    CUỘC SỐNG VÀ CÔNG VIỆC ỔN ĐỊNH, MỨC THU NHẬP KHÁ NHƯNG VẪN MUỐN TRỞ LẠI THÀNH PHỐ
    P.T. (25 tuổi, ở Thanh Hóa) từng học ngành y và làm công ty tại Hà Nội được một thời gian, thu nhập không hề thấp song chọn về quê để gần gia đình, cuộc sống bớt bon chen.
    Theo anh, sau ba năm, đây vẫn là quyết định đúng đắn bởi sự ổn định, mức lương mơ ước của nhiều người, khoảng 20 triệu đồng/tháng.
    "Ở quê sống rất dễ thở, không phải lo thuê nhà, ăn uống cũng rẻ, gần bố mẹ, cơ hội việc làm cũng rộng mở.
    Nhưng cũng có bất tiện như ít nơi vui chơi giải trí, mối quan hệ chỉ xoay quanh bạn bè, đồng nghiệp tại chỗ và thu nhập không cao như ở thành phố lớn", P.T. chia sẻ.
    Khi được hỏi về dự định tương lai, P.T. ngập ngừng một lúc và nói đã tính tới trường hợp quay lại thành phố nhưng với điều kiện mức lương phải "vượt hẳn" so với mức lương hiện tại.
    Chưa lập gia đình, vẫn còn nhiệt huyết tuổi trẻ, P.T. muốn thử thách bản thân.
    "Ở quê không khó sống như ngày xưa, chỉ là bản thân có thấy phù hợp, môi trường làm việc phù hợp, có cơ hội phát triển hay không. Tuy nhiên trong thâm tâm, nhiều lần tôi cũng nghĩ đến trở lại thành phố", anh nói.

Chia sẻ trang này