1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Nhận định thị trường của con gà teppi - Keep it simple, stupid(K.I.S.S)!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stock_banking, 23/03/2012.

6115 người đang online, trong đó có 578 thành viên. 22:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 11402 lượt đọc và 213 bài trả lời
  1. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.734
    Ở cái thị trường mà được dẫn dắt bởi (1) Penny lởm vốn nhỏ khống chế được cung cầu (2) BCs lởm vốn đùng, giá trên mây, thanh khoản yếu do nhỏ lẻ ít cầm kiểu BVH, MSN thì ...... chỉ có học chiêu "úp sọt đại pháp" của các MMs là hiệu quả nhất :-bd
  2. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.734
    Toàn là tay trái tay phải thì bác xem volume kiểu j? Bác có biết là có những mã trả tiền thuê cty CK trong vòng 6 tháng đến 1 năm zời chỉ có mỗi việc ăn rồi trái phái tạo thanh khoản và vẽ chart vẽ nến không. Bác biết tại sao nhiều mã CK mới niêm yết lên sàn thanh khoản rất cao, lên xuống rất phê rồi sau 1 năm là mất thanh khoản tèo thảm kg? Đơn giản là nhiệm vụ lên sàn + bán giấy hoàn thành >>> chúng nó buông xuôi đi làm việc khác để bà con nhỏ lẻ ở lại tự đi mà trading!
  3. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389
    Yeah cái này e đồng ý với bác luôn, vậy nên e toàn dùng HNX để phân tích vẽ vời chứ ít khi nào dùng anh Vờ ni.
    Bác chia sẽ chiêu "úp sọt đại pháp" của BBs, những biểu hiện của nó để e cùng các bác học hỏi thêm
    [r2)]
  4. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389

    Đúng, đúng nhưng nói gì nói bác có đồng ý với em là một chu trình làm giá phải trải qua 4 bước: Gom - rửa - kéo - xả?
    Quan trọng là bác biết nó kéo lúc nào, xả lúc nào là bác có thể ăn theo được rồi.
    Bác trả lời câu hỏi hành động ntn thích hơn hay trả lời câu hỏi tại sao nó như vậy thích hơn?
  5. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389
    Sau phần 1 về làm giá được post ở đây: http://f319.com/home/1514325/page-9

    Em xin post tiếp phần 2 để các bác tiện theo dõi

    Bước 2: Chọn công ty thực hiện thao tác.
    Như đã nói ở bước 1 việc Xác định rõ “Bạn là ai”? sẽ quyết định chúng ta nên chọn lựa cổ phiếu công ty nào để thực hiện thao tác. Thông thường các trường hợp về làm giá sẽ xuất phát từ một trong các loại hình công ty sau:

    1/ Công ty chuyển đổi từ tư nhân sang cổ phần rồi niêm yết, đặc điểm của những công ty này là có vốn hóa từ nhỏ đến trung bình, tỷ lệ sở hữu của 1 cá nhân lớn (thường trên 51%) và số lượng lưu hành bên ngoài tương đối ít.

    2/ Công ty thuộc dòng họ mà sở hữu của nhà nước (hay công ty đầu tư vốn nhà nước) chiếm tỷ lệ cao như dòng họ Sông Đà, dòng họ Vinaconex, dòng họ Lilama, dòng họ dầu khí…..Đặc điểm của những cổ phiếu này là có hệ số Bêta lớn hơn chỉ số chung, chúng thường có 2 sóng: sóng của VN-index và 1 sóng riêng dòng họ. Những cổ phiếu này nếu theo dõi thì oánh rất sướng và phê, năm nào cũng có sóng.

    3/ Công ty nhà nước có vốn hóa trung bình và nhà nước đang nắm tỷ lệ lớn.
    Ví dụ BMC


    4/ Công ty có vốn hóa nhỏ của nhà nước chuyển đổi thành công ty cổ phần với ngành nghề đặc thù (BMC, TCT, KSH…). Những công ty như khoáng sản đặc điểm ngành nghề cần vốn lớn và độ rủi ro về thăm dò và khai thác tương đối cao chính vì vậy ban đầu ít được nhà đầu tư chú ý.

    5/ Công ty có cổ đông là các đại gia trong ngành tài chính như các ngân hàng, quỹ đầu tư trong và ngoài nước nằm trong HĐQT…


    Nói vậy thì mọi công ty đều có thể làm giá được? câu trả lời là: đa số như vậy tuy nhiên có khác là biện pháp thao tác khác nhau và điều kiện cần cũng khác nhau quan trọng là tiềm lực kinh tế, vị trí của người thực hiện.

    Nếu là bạn, bạn thích làm giá ở HNX hơn hay HOSE hơn, tôi thích ở HNX hơn vì quy định niêm yết và biên độ giao dịch của HNX thuận lợi hơn HOSE.

    Việc chọn ra 1 em để tiến hành thao tác cũng giống như việc bạn chọn người yêu. Tích đủ lượng , biết tỷ lệ thành công ở mức cao sau đó mới thực hiện bước nhảy. Bạn thấy 1 “em xinh đẹp” – là hình mẫu trong lòng, bạn không thể vội vả hành động. Bạn phải tìm hiểu rõ nguồn gốc của em í, em ấy quê ở đâu, bố mẹ dễ hay khó, đang làm gì hay học ở đâu, có bị gì gì hay hok…quan trọng là em có người iu chưa….heeee.

    Quan sát lịch sử giá của cổ phiếu
    Cổ phiếu cũng vậy, bạn quan sát lịch sử của cổ phiếu từ khi mới niêm yết đến thời điểm hiện tại, nếu giá giảm mạnh thì giải thích nguyên nhân vì sao, cổ phiếu đó thực tốt nhưng do thị trường chung nên down theo, hay cổ phiếu mặc cơ bản xấu nên ít người để ý, hay có lực lượng nào đó làm cho nó muốn lên cũng lên không được mà cứ down mãi. Cả 3 nguyên nhân trên chúng ta đều có thể thực hiện thao tác, kể cả nguyên nhân em nó có mặc cơ bản cực xấu, tôi sẽ trình bày với bạn ở bước 3 với các loại hình công ty đó. Tất nhiên, không nên thực hiện khi phát hiệu em nó đang có lực lượng khác nằm trong đó, sẽ xảy ra rất nhiều rắc rối sau này, rất nhiều hàng sao lại phải theo em nó. Vậy làm sao chúng ta biết được “em nó” đã có “người yêu” hay chưa, cái này là thủ thuật, đơn giản bạn có thể liên hệ với những người trong công ty, bạn có thể dùng các thủ thuật trên bảng điện tử để biết được điều nay, đó là nghệ thuật cần học hỏi rất nhiều.

    Tìm hiểu xem đơn vị tư vấn của nó là ai?
    Tiếp theo bạn tìm hiểu xem đơn vị tư vấn của nó là ai, có còn quan hệ gì với em nó nữa hay không, Giá chào sàn được tư vấn là bi nhiêu, nhiều em bé tý ty thế mà chào sàn ở 4x sau đó rớt 1 mạch về 1x (KMR), trách cho đơn vị niêm yết hay trách trách nhà đầu tư không để ý….Nhưng không thiếu những trường hợp ngược lại, em nó sau niêm yết cứ thế mà cửi trần bất chấp thời tiết nóng hay lạnh, có mã trần cả chục phiên….như Vạn Phát Hưng, NVN, LHG, DXG khi có cơ quan nhà nước nhảy vô, nó mới hết bịnh điên, thích cởi trần chạy long nhong…pó tay.
    Thực tế là nhiều công ty tư vấn niêm yết “quản lý” luôn những cổ phiếu mình tư vấn. Thật tế các công ty chứng khoán lớn hiện nay SSI, TSC, SBS, VN direct… đều hướng phát triển thành ngân hàng đầu tư Investement Banking nên sẽ có 1 bộ phân niêm yết trên sàn và quản lý suốt cuộc đời cổ phiếu niêm yết, đây cũng là 1 hình thức của việc bình ổn thị trường mà hiện tại ở VN chưa phát triển, phần nào giải thích vì sao DowJone sau khủng hoảng phục hồi rất nhanh, từ 6000 hiện giờ đã ở mốc 11.000 gần bằng với trước khủng hoảng.

    3. Ngành nghề của em nó có phù hợp với mùa vụ hay VN-index trong thời gian tới không và quan trọng nhất là thành phần tỷ lệ sở hữu của em nó thế nào? Càng ít người nắm giữ em nó thì việc thao tác càng tự do và thoải mái, tỷ lệ lưu hành bên ngoài càng ít thì làm càng sướng. Mà chả sao, nếu nhiều người theo em nó thì càng hấp dẫn, ở bước 3 chúng ta sẽ rung sẽ lắc sẽ cho say sóng….rồi phải nhảy tàu, tôi sẽ trình bày với bạn rõ hơn ở bước 3.

    4. Quan sát mặt cơ bản, các chỉ số.
    Heee, để mục này ở gần cuối cũng phải, như đã nói ở trên, BCTC ở VN có thể sửa chữa đc, kế toán ở VN giỏi lắm. Thế thì công ty kiểm toán sinh ra để làm gì, heee có tiền mua tiên cũng được, đâu phải công ty nào cũng mời Big Four trong ngành kiểm toán đâu, tất nhiên 1 công ty làm ăn với các chỉ số tốt thì sẽ thuận lợi hơn và ít xảy ra sự cố hơn nhưng như thế không có nghĩa là các công ty bèo nhèo hơn 1 xíu, làm ăn lỗ không có cơ hội thực hiện thao tác.
    Bạn thích chọn 1 công ty cơ bản tốt hay mặc cơ bản bèo nhèo để thực hiện?

    5. Liên hệ tới chủ sở hữu công ty, HĐQT hay Ban Giám Đốc.

    Sau khi đã chọn lựa, đã nghía được 1 em ngon lành, chân dài, còn đang rất teen, thỏa mãn những điều kiện ở trên. Bước cuối cùng và cũng là quan trọng là liên hệ với HĐQT công ty để trình bày, hợp tác. Thông thường thiết nghĩ những công ty làm ăn tốt HĐQT không mấy khi chấp nhận điều này, tùy thái độ của HĐQT để tính bước tiếp theo. Nhưng những công ty không tốt lắm thì hoàn toàn có khả năng được HĐQT tiếp tay vì hợp tác đôi bên cùng có lợi, chúng ta được lợi, phía công ty huy động vốn được thuận lợi hơn là điều chắc chắn.

    Trong trường hợp bạn chọn công ty được HĐQT hợp tác, bạn sẽ thuận lợi hơn rất nhiều sau này. Bạn chủ động trong việc thông báo KQKD, mua – bán cổ phiếu quỹ, chia thưởng, thông tin báo chí…. Cổ phiếu này là của bạn!

    Bạn hành động không liên hệ với HĐQT và bí mật gom cổ phiếu, sau khi gom bạn gây áp lực đến những người làm chủ công ty. Heee, bạn nắm 1 phần lớn cổ phiếu đồng nghĩa với việc ban đang nắm phần lớn công ty của họ, gây áp lực mà họ không sợ mới là lạ. Giờ đây bạn muốn thông tin tốt, ok có thông tin tốt, muốn thông tin xấu, ok có thông tin xấu. heeeee
    Còn tiếp....

    Teppi.
  6. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.734
    Nói chung chỉ có 2 ng tắc (1) có tin chuẩn (nhớ là chỉ lấy tin từ DN chứ tin của mấy chú broker PR thì tránh xa) và (2) ăn non 1 chút (vì chỉ thằng nào làm giá mới biết đích xác là đỉnh của nó ở đâu) mình có thể bán theo target hoặc chờ qua đỉnh đồi 1 chút là té!
  7. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389
    Thank bác,
    Nếu bác ở SG em mới bác ly cà phê.
    Khi nào rãnh cứ pm e số đt ở dưới
    :)>-
  8. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389
    Phần cổ phiếu làm giá sẽ còn 1 phần nữa là hết.
    Loạt bài này do mình viết cũng khá lâu, từ tháng 8-2010 nên so với thời điểm này có 1 số khác biệt.
  9. stock_banking

    stock_banking Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2010
    Đã được thích:
    389

    Post luôn phần cuối cùng để các bác muốn đọc được tiếp tục.......
    Bước 3: Thực hiện thao tác.

    Trước khi viết tiếp mình cũng lưu ý lại là những bài viết mà được post ở đây là những kiến thức mình góp nhặt và học hỏi được từ nhiều nguồn khác nhau. Chuỗi bài viết để "Làm giá" chỉ hy vọng đưa ra 1 góc nhìn nào đó về vấn đề "làm giá" ,"đội lái" đang nóng hiện nay. Sau chuổi bài nay, mình mạnh dạn đăng tiếp chuỗi bài về "candle stick" - một vấn đề rất khó của PTKT để cùng nhau bàn luận và phát triển nó, rất mong có nhiều comment và thảo luận từ bạn đọc.

    Qua bước 1, bước 2 bạn xác định được mình là ai cũng như đối tượng công ty mà bạn hướng tới để thực hiện. Vậy thì cùng bắt tay vào thực hiện bước 3. Đây mới là phần chính và gay cấn của chu trình “làm giá cổ phiếu”.

    Bất kỳ cổ phiếu nào, dù lớn hay nhỏ, thuộc sở hữu của ai, làm ngành nghề gì và thời gian thao tác bao lâu đi nữa thì để thực hiện 1 chu trình làm giá đều phải trải qua 4 bước: gom hàng – rung hàng – kéo hàng – xả. Tôi sẽ trình bày cụ thể từng bước ở phần sau…

    Bạn còn nhớ trước đây, cuốn sách đầu tiên mà tôi gửi bạn và khuyên mọi người nên đọc trước khi học PTKT là cuốn gì không? Đó là đồ thị hình nến Nhật Bản, 1 trong những phần khó nhất của phân tích kỹ thuật nhưng cực kỳ hay. Nếu bạn trở thành master về hình nến bạn có thể nhận ra được các bước của 1 chu trình làm giá, đón được tâm lý của thị trường hiện tại. (Đây cũng 1 phần trả lời câu hỏi của 1 bạn ở phần 2 là làm sao phát hiện được có đội lái trong đó hay chưa!!)

    “Làm giá cổ phiếu thời gian ngắn”

    Trước giờ bạn có nghe câu: “ở Việt Nam, tin ra là bán!” chưa? Điều đó đúng, và phản ánh tình hình thực tế của thị trường mà thông tin không cân xứng đang tồn tại ở Việt Nam. Một số cá nhân thông qua tin tức nội gián biết được thông tin nội bộ sắp tới của công ty thì “chu trình làm giá” diễn ra trong thời gian cực kỳ ngắn, từ 1-2 tuần và cũng có khi chỉ cần T+. Người thao tác trong trường hợp này không cần là tay cao siêu về phân tích cơ bản hay phân tích kỹ thuật hay phân tích gì gì cả, chỉ đơn giản là có mối quan hệ rộng và có thông tin của doanh nghiệp là ok. Brokers của các công ty chứng khoán, BBs cỡ bự ở phòng VIP thường sử dụng cách này.

    Giả dụ bạn biết công ty ABC sắp tới LN quý I tăng đột biến, tuy nhiên thông tin này chưa public ngoài thị trường, bạn gom dần cổ phiếu và mạnh dạn sử dụng đòn bẩy 1:5 (có 1 đồng oánh 5 đồng), 2-3 ngày sau, khi thông tin này nhan nhản trên các tờ báo điện tử ưa thích của dân chứng khoán như cafef.vn, *********.vn, tinnhanhchungkhoan.vn (nhanh mà hok nhanh tý nào đâu)…. Có thể cổ phiếu sau khi ra tin, tâm lý đám đông kéo úp cp lên thêm 5-7% nữa. Như vậy từ lúc bạn gom tới lúc T+ hàng về giá đã tăng từ 10-15%. Bạn tiến hành xả hàng, sau khi xả hàng xong, giá chỉ tăng khoảng 5% so với giá bạn mua. hì hì nhìn có vẻ lợi nhuận ít nhưng không ít chút nào, bạn đc 5% nhưng bạn thử nhân với 5 xem lợi nhuận lúc này là bao nhiêu, cũng khá nhỉ, trong thời gian đâu phải dài.

    Ví dụ về cổ phiếu KDC

    Ở phòng môi giới, hàng ngày các broker nhận rất nhiều tin về doanh nghiệp, đó có thể là tin từ cấp trên (trưởng phòng, phó phòng…), hoặc từ bạn bè môi giới ở các công ty khác. Oánh theo tin cũng nhiều lắm, và họ làm như vậy kiếm cũng không phải là ít mà đơn giản, thoải mái, chả như anh em ta, còng lưng ra phân tích, nhìn đồ thị, canh bảng điện mới kiếm đc vài %.

    Đọc đến đây có bạn thắc mắc, vậy thì sau này ra làm ở công ty chứng khoán cứ oánh theo tin thì được thôi, cần gì phải học phân tích này nọ, dễ thế mà. Tuy nhiên, “đi đêm có ngày cũng gặp ma”, không hiếm lần brokers hố hàng với những thông tin nội bộ, hoặc tin nội bộ đó không đủ sức để giúp cổ phiếu chống lại xu hướng thị trường chung nên việc lỗ là không tránh khỏi. Một đặc điểm của dân đánh cực ngắn này là rất nóng vội, vì tiền họ đánh là tiền vay cầm cố, là tiền sử dụng đòn bẩy nên có lời là họ bán, chính vì vậy nhiều trường hợp chưa tới sóng kích giá đã bán “lúa non”, có trường hợp nhận được thông tin công ty đang oánh cổ phiếu đó nhưng chờ không nổi lại bán ra, sau khi bán ra thì chỉ có kêu trời và tiếc. Đó, bạn phải học phân tích và rèn luyện kỹ năng để đón nhận thông tin, phân tích thật/ảo và mức độ tin cậy của thông tin.

    Thế thì"Các nhà đầu tư nhỏ lẻ sẽ trở thành miếng mồi ngon cho nhà đầu tư lớn, một cuộc chơi không công bằng cho những người ở chiếu dưới"

    Không vấn đề gì đâu bạn, tổ chức làm giá không phải không lo nghĩ, chúng lo nghĩ và toan tính nhiều hơn chúng ta đấy chứ, tổ chức làm giá cũng có nổi khổ của tổ chức làm giá. Nhỏ lẽ như chúng ta phải nghĩ cách, phải bám theo chúng!

    ................

    Phần trên tôi có trình bày với bạn làm giá trong thời gian siêu ngắn. Tiếp theo tôi giới thiệu về “Làm giá cổ phiếu với công ty mới niêm yết, vốn hóa nhỏ”
    Trong bước 2 tôi đã đề cập đến bạn các dạng doanh nghiệp có thể làm giá trong đó có nhắc tới việc làm giá công ty có mặc cơ bản cực kỳ xấu. Tôi sẽ trình bày rõ hơn trong phần này.


    Điều kiện:

    1/ Đây là cách làm rất tốt đối với công ty mới lên sàn, hoặc lên sàn lâu nhưng giá cứ side way không được nhà đầu tư chú ý.

    2/ VĐL dưới 100 tỷ đồng. HĐQT nắm trên 50% số cổ phiếu; bạn bè, người thân HĐQT nắm thêm 20% nữa; vậy thật sự lưu hành bên ngoài giờ là 30% thôi.

    3/ Ban kiểm soát công ty thông đồng với HĐQT, điều này chắc không khó.

    3/ Kế toán hợp tác với HĐQT

    Công ty đang làm ăn rất bình thường, không có gì nổi bật, các chỉ số về ROA, ROE, EPS, P/E thường thường bật trung, không nhiều nhà đầu tư chú ý. Công ty vốn điều lệ 20 tỷ nhưng EAT đâu tầm 1 tỷ, bèo nhèo gớm phải hok??? Nhà đầu tư chú ý thế nào được. Những công ty như vậy nếu là bạn, bạn có chú ý không khi mà tiềm năng của nó không có gì nổi bật, chắc là không! Nhưng….bỗng nhiên một ngày nào đó, trên các 4rum, chim nhợn, bìm bịp xuất hiện, PR em nó như điên, topic em nó hiện ra như nấm sau mưa, tin đồn về lợi nhuận đột biến, về thông tin dự án khủng (đọc đến đây bạn hiểu được vai trò của những tay tung tin đồn có lợi thế nào chưa, nếu có dịp tôi sẽ phân tích những diễn đàn ở VN, có nhiều điều mà bạn có thể chưa biết) và dạo gần đây thanh khoản của em nó cũng được cải thiện rất nhiều (hee có gì đâu, thanh khoản cải thiện chỉ đơn giản bạn vừa mua vừa bán. Kiểu như tay trái chuyền qua tay phải vậy... đâu sợ mất hàng)

    Nhiều người chú ý đến nó rồi đó, như vậy bạn thành công được phần nào trong chu trình của mình rồi. Vào một ngày đẹp trời, thông tin từ công ty đưa ra, LNST quý 1 là 7 tỷ trên vốn điều lệ 20 tỷ do LN từ hợp đồng công ty ký với đối tác trong quý 4 năm trước đã được hoạch toán. Heee chỉ cần đọc thông tin này thôi, bạn đánh giá thế nào với LN đột biến như vậy, chắc chắn 90% là gud, những nhà đầu tư bình thường thì sao…chắc chắn gud vậy thì múc…múc…múc.

    Đến đây bạn có đặt câu hỏi: Như vậy LNST quýI 7 tỷ trên ở đâu ra vì bạn biết chắc chắn công ty chả có dự án nào để thực hiện cả???? Đơn giản lắm, đây chỉ là 1 hình thức đầu tư, kiểu như “thả con tép để bắt con tôm”i. Bạn có nhớ thành phần sở hữu của công ty không? HĐQT và người thân đã nắm 70% số cổ phiếu vậy thì những người này gộp lại 7 tỷ và đưa cho công ty hoạch toán vào lợi nhuận, heee đến đây kế toán có việc làm rồi đây, kế toán sửa chữa số liệu, làm giấy tờ giả, biên lai giả…. Là lợi nhuận công ty có ngay 7 tỷ đồng, ngon ơ. Trước đây, các công ty ở VN chưa nyêm yết có 2 sổ kế toán lận, 1 sổ phản ánh đúng tình hình của công ty còn 1 sổ là ảo, nhằm biến hóa số liệu, họ làm lợi nhuận giảm đi đáng kể để tránh thuế…nhưng khi cổ phần, họ lại làm ngược lại, sửa số liệu để LN trở nên đột biến, kích giá cổ phiếu và kiếm lợi. Với 7 tỷ bỏ ra lúc đầu, sau này tôi nghĩ thành viên HĐQT thu lại rất nhiều. Đọc đến đây mới nhớ, hồi năm 1, nhà nhỏ bạn có chú chuẩn bị cổ phần hóa và niêm yết trên sàn, cứ suy nghĩ mãi, ước gì mình được chú nó tin tưởng, giao cho quản lý cổ phiếu của gia đình thì tha hồ….heee vì điều kiện đầy đủ hết rồi. Nhưng không sao, sau này nếu nhà bạn có công ty nyêm yết hoặc người thân chẳng hạn thì thực hiện thao tác cũng được.

    Tiếp tục nhé, sau khi thông tin đưa ra gud, nhà đầu tư chú ý múc vào, cổ phiếu tăng đến 1 mức nào đó theo trong kế hoạch, thì HĐQT thực hiện bước khó nhất là xả hàng. Bước này phải thật sự khéo léo để không bị phát hiện. HĐQT sẽ bán ra với thông tin là để trang trải chi phí tài chính cá nhân, họ hàng của HĐQT âm thầm bán ra (chắc chắn chia ra nhiều người để ko ai nắm 5% mục đích khỏi phải thông báo cho ủy ban…) vậy thì cứ âm thầm bán thôi….

    Sau khi bán xong, HĐQT lại thực hiện chiêu chia thưởng với tỷ lệ 2:1, phát hành thêm….in giấy bán lấy tiền, cổ phiếu lại được đưa lên 1 mặt bằng giá mới. HĐQT cao thủ ở chổ sau khi thực hiện xong chu trình, giá cổ phiếu vừa ở mặt bằng giá mới vừa kiếm được lợi cho cá nhân vừa không giảm được tỷ lệ sở hữu vừa kiếm thêm tiền về cho công ty làm ăn…heeee, TTCK là cái máy ATM rút tiền nhỉ….. tạo ra game và thu tiền là sướng nhất đó mới là đầu tư, còn an hem mình cứ trading hàng ngày thế nào thì sớm già thật. Đặc biệt là oánh mấy em PNs chân dài, mau già lắm….

    Ví dụ cụ thể về 2 công ty: BMC và TCT

    BMC – công ty khoán sản Bình Định quê tôi:

    Tổng kết năm 2006, LNST là 19,1 tỷ đồng = 1,5 lần VĐL, chia cổ tức 30% bằng tiền mặt, chia 1:2 bằng cổ phiếu. Với vốn điều lệ 13,1 tỷ tức 1,3 triệu cổ phiếu trong đó HĐQT đã nắm 700.000, chưa kể anh em với HĐQT…., ngành nghề độc quyền khai thác khoáng sản ở Bình Định. Đến đây bạn xem giá của BMC năm 2006 thế nào??? “có thể bạn không cao nhưng người khác cũng phải ngước nhìn”

    TCT – cáp treo Tây Ninh.

    Tổng kết 2006, lợi nhuận sau thuế 14,5 tỷ ~ VĐL, cổ tức 15-20% cash, chia 1:1 hai lần, VĐL 16 tỷ tương đương với 1,6 triệu cổ phiếu trong đó HĐQT nắm 600.000. Ngành nghề độc quyền ở Núi Bà Tây Ninh. Nhìn giá của nó 2006 không ghiền mới lạ, choáng!

    Đến đây có lẽ người đọc bảo bốc phét, làm gì mà dễ thế, nếu dễ thế thì ai làm chả được hiiii. Uh làm giá cổ phiếu thì vừa dễ vừa khó....Đúng là "Những người biết sẽ không nói, còn những người không biết như tớ đây lại hay ti toe phát biểu", khổ thế. Vậy nên chuỗi bài "làm giá" sẽ kết thúc ở part3 này!!!

    Teppi
  10. PhongVanCK

    PhongVanCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/03/2010
    Đã được thích:
    5.734
    Cái túm lại quan trọng nhất là ..... thằng chủ DN nó phải máu đánh bạc, máu làm giá cổ phiếu của nó (vì nhiều thằng kg máu cờ bạc thì chỉ làm 1 lần khi lên sàn rồi quẳng đó, rất nhiều DN sau khi lên sàn mất thanh khoản vì điều này, kể cả sau có tin tốt thì nó vẫn nằm ì ra) >>> muốn biết nó máu đánh bạc hay kg thì phải nhìn tiểu sử làm giá của cổ phiếu của nó (tuy nhiên cũng nên tránh mấy loại cơ bản quá tệ kiểu SHN hay VSP vì nó rút khỏi sàn thì mình vỡ mẹt).

    Sau khi đã chọn được CP mục tiêu thì (1) nếu có tin làm giá thì múc theo tin (2) nếu không có tin thì chờ đến khi thanh khoản cạn kiệt (là lúc 1 chu kỳ làm giá kết thúc, giá cổ phiếu đi về vị trí xuất phát điểm) và dự đoán có thể DN sẽ có tin tốt thì túc tắc vào ít một (tuy nhiên số lượng cũng không thể nhiều quá vì tranh hàng của đội lái thì sẽ chả ai làm giá cho mình) và chờ tàu chạy :-bd

Chia sẻ trang này