Nhận định thị trường hàng ngày.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi thangbomnhat, 15/02/2012.

4422 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 19:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 3847 lượt đọc và 50 bài trả lời
  1. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Ok, vậy thì tốt, chúc mừng cụ.[r2)]
  2. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã nói, triển khai việc phân nhóm là một trong những biện pháp để tăng cường giám sát an toàn hệ thống. Nhóm 4 là các ngân hàng yếu kém và có nguy cơ đổ vỡ.
    Phía sau việc phân nhóm giao chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra ngoài mục đích giám sát an toàn hệ thống, tạo thêm cơ sở để thúc đẩy tái cấu trúc, còn là một giải pháp bình định lãi suất đầu vào trước khi tính chuyện giảm được lãi suất cho vay rõ ràng hơn.

    Các thông tin về chủ trương phân nhóm nói trên đã được công bố. Ngân hàng Nhà nước cũng đã tổ chức họp báo cụ thể. Tuy nhiên, một thông tin quan trọng đã không được công khai là danh sách các nhóm cụ thể.

    Thử tìm ẩn số

    Phản ứng đầu tiên của dư luận là việc định hình các nhóm, đặc biệt là các thành viên nhóm 4 (không được tăng trưởng tín dụng). Còn trong hệ thống, “không phải tôi” có thể là phản ứng khi thông tin ra thị trường, hay có thể bắt gặp trong câu trả lời của giao dịch viên với khách hàng, bởi đây giống như một “chứng chỉ” vậy…

    Ngân hàng Nhà nước đã quyết không công bố thì đành chịu. Cái chính là ở thị trường Việt Nam, tính minh bạch bị hạn chế mới dẫn tới sự lấp lửng này. Nếu tất cả các ngân hàng thương mại đều công khai báo cáo tài chính năm 2011 kịp thời, hoặc phải cập nhật tình hình hoạt động như quy định đối với các thành viên đã niêm yết (hoặc chưa niêm yết nhưng có tính chủ động cao) thì vấn đề lại khá đơn giản. Vì các tiêu chí phân nhóm cơ bản đã được Ngân hàng Nhà nước gợi mở.

    Vậy thì bước đầu có thể định hình một cách tương đối về các thành viên nhóm 4. Cần định hình nhóm này để có thể ước lượng sự tác động của chính sách đối với khả năng tăng trưởng tín dụng năm 2012 nói riêng và với thị trường nói chung.

    Thử làm một phép tính tương đối để tham khảo, dĩ nhiên là có sai số bởi dữ liệu đầu vào không công bố. Một biến số khác cũng cần tính tới là có hay không trường hợp của Agribank, bởi đây là một thành viên có quy mô tín dụng lớn. Song cũng không quá quan trọng, bởi tăng trưởng tín dụng thực tế của Agribank thấp, trong khi đây là nhà băng có cơ chế riêng với nhiệm vụ tập trung vốn cho các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là về nông nghiệp - nông thôn.

    Loại trừ biến số trên, theo gợi ý của Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến với “mươi” thành viên của nhóm 4 và trên cơ sở tổng hợp thông tin hoạt động của các thành viên trong hệ thống, người viết ước tính tổng dư nợ của nhóm này vào cuối năm 2011 có thể tối đa ở khoảng 250.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng tối đa khoảng 10% tổng dư nợ của toàn hệ thống (khoảng 2,5 triệu tỷ đồng - được tính toán trên cơ sở số liệu và tỷ trọng của tín dụng bất động sản công bố gần đây).

    Nếu vậy, giới hạn nguồn tín dụng tăng thêm bị “cắt” đi ở nhóm 4 không phải là quá lớn, đặt trong trường hợp tăng trưởng tín dụng năm nay của cả hệ thống tăng hết 17% chỉ tiêu định hướng. Song, tác động của chính sách này lại rất lớn.

    Bình định lãi suất đầu vào

    Như lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước đã nói, triển khai việc phân nhóm là một trong những biện pháp để tăng cường giám sát an toàn hệ thống. Nhóm 4 là các ngân hàng yếu kém và có nguy cơ đổ vỡ, nếu tăng thêm tín dụng càng khiến tình hình thêm phức tạp.

    Không được tăng tín dụng, trọng tâm còn lại của họ là xử lý nợ, thu hồi vốn, chọn lọc để cho vay và nâng cao chất lượng tín dụng. Nói chung là củng cố lại hoạt động. Mục đích của chính sách theo đó cũng là để góp phần củng cố lại hệ thống; hoặc có thể xem đó là một bước đi tiền trạm cho những kế hoạch sáp nhập, hợp nhất trong thời gian tới.

    Một tác động khác phía sau chính sách phân nhóm là góp phần bình định được lãi suất đầu vào. Lâu nay nhiều phân tích, nhìn nhận vẫn đặt “gốc” của những xáo trộn trên thị trường ở những ngân hàng yếu kém. Những trường hợp khó khăn thanh khoản, khó cạnh tranh huy động vốn… đã tạo những mũi nhọn chọc thủng trần lãi suất, tạo hiệu ứng những cuộc đua bất ổn.

    Nay, khi không được tăng tín dụng, phải tập trung thu hồi vốn và cơ cấu lại nợ, thu hồi được bao nhiêu thì mới có thể cho vay bấy nhiêu, tự thân áp lực huy động vốn để cho vay mới sẽ giảm bớt. Cạnh tranh huy động vốn qua lãi suất trên thị trường theo đó có thêm điều kiện để bớt căng thẳng. Cùng với đó, Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát và hỗ trợ những trường hợp khó khăn thanh khoản, với định hướng nắn vào lộ trình tái cấu trúc hệ thống, sự bình định được lãi suất đầu vào là có cơ sở để hy vọng.

    Trên thị trường, căng thẳng lãi suất đầu vào cũng đang dịu bớt. Theo cập nhật của nhiều công ty chứng khoán ở các bản tin hỗ trợ nhà đầu tư trong ngày 14 và 15/2, hiện tượng vượt trần đã có chuyển biến khi lãi suất “đàm phán” với khách VIP liên tục giảm thời gian gần đây (?).

    Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất giao dịch cũng đã giảm khá nhanh và mạnh. Các kỳ hạn ngắn phổ biến xuống dưới 14%/năm, thậm chí chỉ từ 12% - 13%/năm. Như trong ngày 13/2 vừa qua, dữ liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy lãi suất giao dịch bình quân kỳ hạn qua đêm thậm chí chỉ còn 11,92%/năm, 3 tháng chỉ 9,69%/năm, 1 và 2 tuần chỉ 13,08% và 12,59%/năm…

    Trên thị trường trái phiếu, năng lực vốn của các ngân hàng thương mại tiếp tục tạo nên những phiên đấu thầu thành công. Các đợt phát hành trái phiếu Chính phủ quy mô 4.000 - 5.000 tỷ đồng những ngày gần đây đều được vét sạch, lãi suất trúng thầu tiếp tục có xu hướng giảm.

    Dù chưa rõ ràng, song những diễn biến đó cùng với khả năng bình định được lãi suất đầu vào qua cơ chế phân nhóm tăng tín dụng sẽ tạo điều kiện để hướng tới giảm lãi suất cho vay một cách mở rộng hơn.

    Tuy nhiên, liên quan đến cơ chế phân nhóm chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng, những ngân hàng tốt nhất cũng chỉ được giới hạn tối đa 17% trong năm nay sẽ khó tạo động lực cho họ thực sự vào cuộc giảm lãi suất cho vay.

    Theo Minh Đức
    Vneconomy
  3. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    “Dọn dẹp” hệ thống ngân hàng: Thống đốc đang làm như thế nào?
    Để tạo sự đồng thuận của xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước công khai một số thông tin nhạy cảm mà trước đây nhà điều hành vẫn có thói quen… “đậy” lại.

    Điểm lại những động thái điều hành từ trước Tết Nguyên đán đến nay, có vẻ như như Ngân hàng Nhà nước đã sẵn sàng đối mặt với con “ngáo ộp” thanh khoản để kiên trì với mục tiêu chủ đạo: dọn dẹp lại hệ thống ngân hàng và hướng dòng vốn đi vào sản xuất, đặc biệt là khu vực “tam nông”.
    Không ngại “ngáo ộp” thanh khoản

    Tại buổi họp báo ngày 14/2, thêm một lần nữa, Ngân hàng Nhà nước khẳng định: có “mươi” tổ chức tín dụng lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán, có nguy cơ đổ vỡ và đang trong quá trình tái cơ cấu, sắp xếp lại”.

    Thực ra, đây là vấn đề đã được nhiều chuyên gia khuyến cáo là nóng bỏng nhất trong điều hành vĩ mô của năm nay. Vậy, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước xử lý như thế nào?

    Một lãnh đạo cao cấp của Ngân hàng Nhà nước cho biết: “Trước Tết, Ngân hàng Nhà nước đã bơm tiền rất mạnh qua kênh nghiệp vụ thị trường mở (OMO) để giải quyết thanh khoản và sau Tết, lại hút ròng về từ OMO; đồng thời tái cấp vốn cho những trường hợp thật cần thiết”.

    Những diễn biến trên OMO gần đây cho thấy, cùng với việc “nới” khối lượng giao dịch, Ngân hàng Nhà nước cũng điều chỉnh kỳ hạn giao dịch một cách linh hoạt: trước Tết, kỳ hạn cho vay là 14 và 21 ngày thì sau Tết, đưa về 7 và 14 ngày.

    Sở dĩ Ngân hàng Nhà nước làm như vậy là bởi, nhu cầu thanh khoản trước Tết bao giờ cũng rất lớn và thời gian nghỉ Tết kéo dài nên khối lượng bơm ra và kỳ hạn cho vay phải phù hợp với thị trường. Còn sau Tết, khi thanh khoản hệ thống tạm dịu lại thì một mặt, nhà điều hành thu tiền về và thu ngắn kỳ hạn dao dịch; mặt khác, tái cấp vốn cho một số đơn vị có nguy cơ đổ vỡ nhằm hướng dòng tiền này vào một mục đích duy nhất: hỗ trợ thanh khoản tức thời, không để chúng gây áp lực lên lạm phát.

    Thứ hai, để tạo sự đồng thuận của xã hội, Ngân hàng Nhà nước đã từng bước công khai một số thông tin nhạy cảm mà trước đây nhà điều hành vẫn có thói quen… “đậy” lại. Đó là tiến hành phân loại hệ thống tổ chức tín dụng thành 4 nhóm và công khai số lượng các tổ chức tín dụng yếu kém thuộc nhóm 4 để khoanh vùng và chữa trị.

    Cách “chữa trị” ở đây trước hết, không cho phép số đối tượng này tăng trưởng tín dụng mà chỉ được phép gói gọn trong giới hạn bằng với năm 2011. Điều này bắt buộc các tổ chức tín dụng diện này muốn tồn tại thì phải cơ cấu lại danh mục, chất lượng tài sản, tăng cường thu hồi nợ để lành mạnh hóa bảng cân đối tài sản và tiết giảm mọi chi phí.

    Sau đó, như lời một Phó thống đốc chia sẻ với người viết: “Tất nhiên, chúng tôi vẫn bên cạnh họ, sẵn sàng tái cấp vốn để tránh đổ vỡ nhưng sẽ giám sát từng ngày, từng đồng và kiên quyết không để họ sử dụng tiền tái cấp vốn không đúng mục đích”. Trên thực tế, ở một số đơn vị thuộc nhóm này, Ngân hàng Nhà nước đã thành lập các tổ giám sát túc trực thường xuyên, gia tăng hoạt động thanh tra giám sát.

    Dĩ nhiên, song song với quá trình chữa bệnh cho một số tổ chức tín dụng yếu kém để từng bước sắp xếp lại hệ thống, ngoài vai trò của Ngân hàng Nhà nước còn có bóng dáng của các “ông lớn” khác. Không kể đến BIDV trong thương vụ hợp nhất vừa qua, ông Nguyễn Hòa Bình, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vietcombank cho biết: “Nếu được giao nhiệm vụ, Vietcombank sẵn sàng thuyết phục các cổ đông để hỗ trợ các ngân hàng trong diện phải sáp nhập khi cần thiết”.

    Hướng vốn cho sản xuất

    Điểm nổi bật trong điều hành của Thống đốc Nguyễn Văn Bình ở những ngày đầu năm là mở ưu đãi cho tín dụng sản xuất và kìm hãm tín dụng đối với những lĩnh vực không ưu tiên thông qua một loạt động thái quan trọng.

    Theo trình tự thời gian, ngày 31/1/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 428/NHNN - CSTT về việc xác định lãi suất tiền gửi VND của các tổ chức tín dụng Nhà nước tại Ngân hàng Chính sách xã hội năm 2012 là 12,94%/năm.

    Đối tượng phục vụ của Ngân hàng Chính sách xã hội là người nghèo và đối tượng chính sách khác, việc giảm áp lực lãi suất đầu vào cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong điều kiện lãi suất thị trường 17% - 19%/năm là cơ sở để ngân hàng này giảm lãi suất tiền vay để thực hiện sứ mệnh một tổ chức tài chính vi mô của chính phủ, trong việc giảm nghèo và góp phần đảm bảo an sinh xã hội.

    Cùng với chính sách ưu đãi cho các tổ chức tài chính vi mô, trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở được huy động vốn với lãi suất 14,5%/năm, cao hơn 0,5% so với tổ chức tín dụng khác, tạo ưu thế về nguồn vốn để các tổ chức này hoạt động.

    Thứ hai, ngày 2/2/2012, Ngân hàng Nhà nước ban hành một loạt văn bản cho phép 5 tổ chức tín dụng được hưởng ưu đãi giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc VND (áp dụng từ tháng 2/2012 đến tháng 7/2012) có tỷ trọng dư nợ cho vay “tam nông” lớn, gồm các ngân hàng thương mại: Mê Kông, Nhà Đồng bằng sông Cửu long, Quỹ Tín dụng nhân dân Trung ương, Agribank và LienVietPostBank.

    Mức giảm như sau: “Đối với tổ chức tín dụng có tỷ trọng dư nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn trên tổng dư nợ bình quân cuối các quý trong năm tài chính liền kề từ 40% đến dưới 70%: Tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam bằng 1/5 (một phần năm) so với tỷ lệ dự trữ bắt buộc thông thường tương ứng với từng kỳ hạn tiền gửi”.

    Như vậy, 5 tổ chức tín dụng nói trên sẽ được giải phóng tới 4/5 khối lượng dự trữ bắt buộc, giúp họ cải thiện nguồn vốn để cho vay nhiều hơn đối với khu vực khuyến khích.

    Song song với mở “hầu bao” cho tín dụng sản xuất, Ngân hàng Nhà nước lại rất “hà tiện” với tín dụng không khuyến khích như cho vay bất động sản, chứng khoán và tiêu dùng khi khống chế mức tăng tín dụng khu vực này của năm 2012 là 16%.

    Phó thống đốc Nguyễn Đồng Tiến khẳng định: “Năm 2012, Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước sẽ không ưu tiên tín dụng cho chứng khoán, bất động sản. Những giải pháp của chính sách tiền tệ hiện nay chỉ tập trung cho ổn định vĩ mô, đưa vốn về sản xuất, doanh nghiệp vừa và nhỏ tạo nhiều việc làm; không nên quan niệm nới lỏng chính sách tiền tệ để cứu thị trường chứng khoán mà hãy để cho chúng tự vận hành theo quy luật”.

    Xét về tổng thể, những động thái gần đây của Ngân hàng Nhà nước đang diễn ra theo một kịch bản định sẵn, tuy nhiên mấu chốt của vấn đề hiện nay vẫn là giảm lãi suất. Trong điều kiện xu hướng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đang giảm mạnh, nếu lãi suất không giảm, sẽ là câu hỏi khó trả lời.

    Theo Nguyễn Hoài
    Vneconomy
  4. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    STB gom ủy quyền cả vào ngày nghỉ
    Việc gom ủy quyền được giao cho nhân viên Sacombank thực hiện. Các chi nhánh thực hiện tính công tác phí cho nhân viên tham gia ký ủy quyền.

    Một thông báo trong nội bộ Sacombank có nội dung “Theo chỉ đạo của lãnh đạo, Ngân hàng các chi nhánh tập trung quyết liệt thực hiện chương trình “cổ đông thân thiết”, đề nghị các trưởng phòng chỉ đạo nhân viên thực hiện gấp chương trình này trong tuần này, trường hợp nhân viên chưa thực hiện được nhiều đề nghị thực hiện vào cả buổi trưa, buổi tối ngày thứ Bảy, Chủ nhật tuần này”.

    Thông báo cũng đề cập chi nhánh thực hiện tính công tác phí cho tất cả cán bộ nhân viên tham gia ký ủy quyền . Các trưởng phòng lưu ý, chương trình phải thực hiện tối thiểu 80% chỉ tiêu, nếu dưới tỷ lệ này có khả năng sẽ phải thực hiện lại. Vì vậy các trưởng phòng hướng dẫn nhân viên khi gặp khách hàng cố gắng thuyết phục khách hàng ký ủy quyền. Trường hợp khó tìm địa chỉ có thể liên hệ gặp tổ trưởng dân phố, ******* hộ khẩu tại địa phương để được hỗ trợ.

    Theo tìm hiểu của ĐTCK, giấy ủy quyền ghi người được được ủy quyền “được quyền thay thế tôi tham dự và biểu quyết mọi vấn đề được thông qua tại Đại hội đồng cổ đông năm 2011 của Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín”. Các nhân viên Sacombank được giao nhiệm vụ gom uỷ quyền dự đại hội cho nhóm lãnh đạo của ngân hàng như thành viên HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Tổng giám đốc.

    Theo ĐTCK
  5. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Gom con giề thía:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd:-bd
  6. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Nhận định thị trường phiên giao dịch 17.02.2012

    - Đánh giá phiên giao dịch 16.02.2012.
    + Thị trường có phiên giảm nhẹ -0,92 (396.51) điểm, thanh khoản tăng nhẹ - ở mức thấp, mặc dù thanh khoản có tăng và ở mức ổn định, nhưng trong đó giao dịch của cổ phiếu STB đã chiếm 20% thị trường, tốc độ giao dịch của thị trường đã chậm lại, trạng thái thận trọng cả bên mua lẫn bên bán, các cổ phiếu đang thiết lập mặt bằng giá mới, trong quá trình này sẽ xảy ra sự giao động liên tục của các cổ phiếu, sau đó mặt bằng giá mới sẽ bắt đầu hình thành, cổ phiếu đi vào trạng thái tích lũy và phân hóa mạnh.

    - Thông tin.
    + Họp về xử lý xăng chất lượng kém và việc giá xăng đang tăng. Về vấn đề xăng bẩn sẽ chẳng có phương án nào giải quyết thỏa đáng, chỉ làm mang tính hình thức. Còn việc tăng giá xăng hay không đó là sự cân nhắc giữa quyền lợi của doanh nghiệp hay sự sống còn của nền kinh tế, hiện tại chúng ta đang trong giai đoạn kiểm soát CPI nhằm ổn định lại nền kinh tế, việc tăng giá xăng lúc này có thể làm sụp đổ tất cả mọi cố gắng trong việc kiểm soát CPI từ tháng 10.2011 đến nay, chúng ta đã gần đạt đến mục tiêu, chỉ cần CPI tháng 2 ở mức hợp lý thì việc giảm lãi suất sẽ được thực hiện nhằm giảm bớt gánh nặng cho nền kinh tế, giúp nền kinh tế dễ thở hơn, chúng ta buộc phải cầm cự qua giai đoạn đầu tiên này, không mọi thứ sẽ phải làm lại từ đầu, đây là một quyết định sống còn, cần phải cân nhắc trước khi thực hiện.
    + Việc chậm trể trong vấn đề hạ lãi suất của cấp quản lý phần nào thể hiện tầm nhìn hạn hẹp của cấp quản lý trước các quyết sách khá là quan trọng, phải nhanh chóng giảm lãi suất sớm ngày nào hay ngày đó, từng ngày trôi qua doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung đang gồng mình gánh một lãi suất quá cao. Phần nào nói lên năng lực yếu kém trong quản lý điều hành, tầm nhìn hạn chế, không dự đoán và kiểm soát được tình hình của cấp quản lý. Ngoài ra, vấn đề giảm lãi suất không hề gây ảnh hưởng đến các ngân hàng nhỏ, quy luật của thị trường sẽ tự quyết định chuyện đó, việc mất thanh khoản của các ngân hàng nhỏ, dù có tăng hay giảm lãi suất thì nó vẫn luôn tồn tại, giảm lãi suất sẽ giúp việc lưu thông vốn trở nên nhanh hơn, nợ xấu sẽ giảm, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hoạt động, ngân hàng cũng dễ dàng cho vay hơn.

    - Nhận định thị trường phiên giao dịch 17.02.2012.
    + Thị trường sẽ đi vào trạng thái tích lũy, thanh khoản duy trì ở mức kém, nhưng ổn định, thị trường sẽ tăng giảm liên tục, nhưng sẽ không xảy sụt giảm mạnh, vùng hổ trợ mạnh của VNIndex là 382-395, HNIndex là 59-60.5, các cổ phiếu tăng giảm trong biên độ hẹp, quá trình hình thành mặt bằng giá mới bắt đầu, các cổ phiếu yếu kém sẽ quay đầu giảm, các cổ phiếu cơ bản tốt chỉ biến động nhẹ và thiết lập mặt bằng giá mới. NĐT hãy hạ tỷ lệ Margin, hạn chế gia tăng cổ phiếu, duy trì tỷ lệ tiền mặt và cổ phiếu 50:50, các cổ phiếu yếu kém thì hãy loại bỏ ra nếu còn nắm giữ, chỉ nên nắm giữ các cổ phiếu cơ bản tốt, cơ cấu lại danh mục, NĐT trung hạn và dài hạn tranh thủ những phiên sụt giảm mua vào các cổ phiếu cơ bản tốt về vùng giá mục tiêu mua gom vùng giá thấp, NĐT ngắn hạn đứng ngoài thị trường, thị trường cần thời gian để tích lũy trước khi tăng trở lại. Hãy kiên nhẫn

    Chúc thành công![};-

    P/s: Những nhà đầu tư nào còn nắm các cổ phiếu yếu kém hãy tranh thủ các phiên Bulltrap hãy bán bớt gia tăng tiền mặt, hạn chế nắm giữ nó.
    + Thị trường hiện tại không quá xấu, những NĐT trung và dài hạn có thể tham gia vào thị trường, mua và nắm giữ, hãy tranh thủ mua gom vào giai đoạn này, thị trường sẽ tăng trở lại khi vĩ mô được cải thiện trong thời gian tới.

    ---------------------------------------------------------------------------------
    Khuyến cáo
    - Những phân tích và nhận định trong bài viết thể hiện quan điểm riêng, độc lập của người viết và mang tính khách quan, không đại diện cho công ty chứng khoán. Mọi thông tin chỉ mang tính chất tham khảo, quyết định mua/bán thuộc về bạn.
    Thangbomnhat.
  7. khanhha_2

    khanhha_2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    349
    nói ngắn gọn, mai tăng
  8. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Tăng thì tốt, chốt lời.;));))
  9. khanhha_2

    khanhha_2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    349
    em ko có hàng, nên SHORT thôi, :-ss:-ss
  10. thangbomnhat

    thangbomnhat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    4.224
    Nó bùng lên khi nào ko hay đó, ngồi đó mà short.[r23)][r23)]

Chia sẻ trang này