Nhận định thị trường. Lập topic kiểm chứng: VNI sẽ về mốc 300 vào cuối tháng 9 tới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi satthubbs, 25/08/2008.

4304 người đang online, trong đó có 466 thành viên. 23:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8546 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Lãi suất cơ bản nên giảm hay tăng thêm?
    02:12'''' 30/08/2008 (GMT+7)

    - Trước khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản (ngày 29/8) Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đã trao đổi với một số NH thành viên việc có nên hạ lãi suất cơ bản xuống còn 13% hay không.

    Chưa ổn định, không thể giảm lãi suất cơ bản

    Tổng giám đốc một NH được tham khảo ý kiến, đã nêu rõ quan điểm là không nên hạ lãi suất cơ bản. Theo ông TGĐ này, một số tín hiệu khá lạc quan của nền kinh tế trong tháng 8/2008 không có nghĩa là tất cả đã tốt, nên không thể vội vàng điều chỉnh ngay lập tức lãi suất cơ bản.

    Cả DN và NH đều có nhu cầu vay và cho vay, nhưng hoạt động này vẫn diễn ra khó khăn. Ảnh: Ngân hàng Sacombank

    ?oChưa có dấu hiệu gì để khẳng định là bền vững cả. Vàng còn dao động, dầu có thể sẽ lại tăng, đó là điều cần nên cân nhắc?, vị lãnh đạo NH này nói.

    Vị lãnh đạo này cho rằng cần phải chờ đợi thêm một thời gian. Nếu tháng 9 và 10 tới đây, CPI tiếp tục giữ được như tháng 8/2008 thì mới có thể khẳng định là kinh tế có khả năng ổn định, bền vững.

    Tuy nhiên hiện tại, đa số các NH đã giảm lãi suất huy động. Hiện nay mức lãi suất huy động bình quân của các NH còn ở mức 17,5%/tháng, cá biệt một số NH nhỏ còn huy động ở mức 18% đến 18,4%.

    Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Á châu Nguyễn Thanh Toại khẳng định việc ngân hàng giảm lãi suất huy động vì xét thấy tình hình kinh tế từ nay về cuối năm đã có dấu hiệu dần đi vào ổn định.

    Ông Toại cũng cho rằng, việc giảm lãi suất huy động phụ thuộc tâm lý người bán chứ không phải người mua. Khi người gửi tiền chấp nhận thì việc giảm lãi suất là đương nhiên. Người gửi sẽ nhận ra rằng, về sau này khi kinh tế ổn định, lãi suất còn tiếp tục giảm nữa chứ không được mức cao như hiện tại, nên vẫn chấp nhận được mức lãi suất NH đưa ra.

    Giảm lãi suất huy động để đón đầu giảm lỗ

    Tổng giám đốc một ngân hàng khác cho rằng, việc giảm lãi suất huy động là đón đầu tình thế có khả năng thời gian tới sẽ giảm lãi suất cơ bản. Ông tính, hiện tại lãi suất cơ bản là 14%, lãi suất huy động cao nhất là 21% và lãi suất cho vay cũng 21%. Giả sử sau này lãi suất cơ bản hạ xuống chỉ cần 1%, thì lãi suất cho vay chỉ còn 19,5%.

    ?oNhư vậy nếu không chặn ngay từ bây giờ thì sẽ lỗ liểng xiểng. Giảm lãi suất để hỗ trợ DN chỉ là một cách nói?, TGĐ này nói.

    TGĐ này nói thêm rằng, hiện nay các NH không có lãi nhiều về tín dụng, thậm chí càng cho vay càng bị lỗ, chưa kể sẽ tăng thêm rủi ro.

    Chính vì điều này mà dù DN và NH đều có nhu vầu vay và cho vay rất lớn, song các NH vẫn hạn chế cho vay. Lĩnh vực cho vay bất động sản gần như hoàn toàn bị đóng cửa, đến mức nhân viên NH máy móc đánh đồng giữa việc vay tiền mua bất động sản với cầm cố bất động sản để vay tiền, và từ chối như nhau!

    Vẫn còn đề nghị tăng lãi suất cơ bản?

    Trái với thực tế là lãi suất NH đang giảm, hiện nay vẫn có nhiều ý kiến cho rằng cần tăng lãi suất cơ bản lên với hai mục tiêu là để lãi suất thực dương và chống lạm phát.

    ?oKhông thể chủ quan. Nhiệm vụ hút tiền trong lưu thông về vẫn còn phải thực hiện. Nếu chỉ thấy một chút tín hiệu có vẻ lạc quan đã buông rơi nhiệm vụ chống lạm phát là mất cảnh giác?, một chuyên gia tư vấn về tài chính NH nói.

    Một thăm dò hiện đang thực hiện trên trang Kinh tế Báo Điện tử VietNamNet, ý kiến của 170 bạn đọc gửi về cho kết quả: 40,8% cho rằng cần tăng lên để lãi suất thực không bị âm, 28,5% cho rằng cần giảm xuống để giúp các DN, 23,2% giữ nguyên lãi suất cơ bản 14% như hiện tại, và còn lại là để thị trường quyết định. Như vậy, phần lớn vẫn cho rằng cần phải tăng lãi suất cơ bản.

    Đặng Vỹ

    Gượng ép quá vì bệnh hình thức và thành tích thì sớm muộn lôi nhau xuống bùn đen hết thôi.

    Tuy nhiên, nhìn vào thực tế để thấy rằng các NH có giảm lãi suất đến 17% hay giữ nguyên 21% cũng có gì khác nhau đâu? Bởi đối tượng được tiếp cận vay với lãi suất ưu đãi đấy cực kỳ hiếm hoi ít ỏi. Tuyên bố là giảm lãi suất, nhưng hạn chế ko cho vay. Suy ra cũng vẫn chỉ là "hình thức" thôi. Mức lãi suất 19% 1 số ngân hàng mau mắn tuyên bố giảm sau khi có quyết định giảm lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc đấy chỉ là để "đánh bóng tên tuổi" và nịnh bợ các quan lớn NHNN thôi. Ngay cả cho vay thực tế với lãi 19% thì cũng ko có nhiều doanh nghiệp dám vay đâu, làm ăn lãi gì cho lại để trả lãi ngân hàng?

    Vậy mà nhiều người đã nháo nhào bầy đàn lao vào bẫy BBs còi xương giăng ra nhằm tẩu tán nốt hàng kẹp xương xẩu mua 27.8 sắp về tài khoản T+4 vào thứ Năm 4/9 trên cơ sở tin rất vớ vẩn bình thường là tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và 1 vài NH quyết định giảm lãi suất cho vay 1 cách "hình thức" bề ngoài mị dân như thế. Nói thẳng ra HASTC đảo chiều cuối phiên 29.8 chỉ là bước chuẩn bị cho Bull Trap nhẹ 3/9 để tổng xả hàng tháo cống kinh hoàng phiên 4/9 thôi
  2. _Arwen_

    _Arwen_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Tuy nhiều bạn chửi Satthubbs nhưng mình thấy vẫn rất nhiều người quan tâm đọc. Satthubbs dù sao cũng mang đặc trưng là người đưa tin cảnh tỉnh, tức là như những chiếc gương chiếu hậu không thể thiếu của xe ôtô.

    Lần này tình hình có khác đi một chút, đó là tin tích cực đối ứng với tin tiêu cực của Satthubbs giờ đã không còn gì đáng kể. Tuần sau 2-9 chắc chắn không có UP tuốt tuột mà nếu may mắn thì là đan xen. Mình cũng đang thuộc diện cầm cổ nhưng mã này xác định để lâu dài và vẫn cố tìm mã ngon có thể ngược dòng thị trường nếu nó có đỏ.
  3. stocking

    stocking Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Đã được thích:
    0
    Arwen nói đúng, tuần sau nghỉ lễ chưa thực sự có tin gì tốt để thị trường up mạnh cả, trong khi lượng cổ phiếu khá lớn đổ về, cộng với cổ phiếu mới lên sàn. Các cao thủ trên này mấy hôm nay ôm xiền đi chơi rồi, chưa thấy vào PR cho thị trường, tức là có thể họ chưa múc lại.
  4. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngày 30-08-2008, 10:32

    Khó đủ đường

    (ĐTCK-online) Nhiều nhà thầu đang bỏ công trình vì không thể tiếp tục duy trì hoạt động khi không có được những cam kết về điều chỉnh giá nguyên vật liệu từ phía chủ đầu tư, cũng như nguồn vốn lưu động đang cạn kiệt vì không tiếp cận được vốn vay ngân hàng.

    Thậm chí, với những dự án ngành điện, một trong những ngành đang được đòi hỏi phải có tốc độ giải ngân nhanh, đảm bảo tiến độ các công trình, thì tình trạng này cũng không tránh khỏi. Bên cạnh đó, những khó khăn trong hoạt động của doanh nghiệp đã khiến họ quyết định rút vốn khỏi các công trình xây dựng nhà máy điện. Áp lực về vốn càng trở nên nặng nề. Và đây là một trong những lý do khiến không ít chuyên gia ngành điện cho rằng, một số công trình điện sẽ không kịp tiến độ và khả năng thiếu điện sẽ tiếp tục nặng nề hơn trong năm 2009.

    Không những thế, hàng loạt dự án đầu tư thất bại trong hoạt động đấu thầu vì không nhà thầu nào muốn tham gia. Sự biến động của giá cả đang khiến nhiều nhà thầu không dám tham gia đấu thầu vì không thể tiên liệu được giá cả nguyên vật liệu. Bên cạnh đó, việc chủ đầu tư không dám sử dụng quyền được điều chỉnh giá theo quy định của pháp luật do biến động giá cả cũng làm đậm thêm những bất lợi của các dự án sử dụng vốn nhà nước trong giai đoạn hiện nay. Sự chần chừ không dám quyết của nhiều chủ đầu tư đã đẩy quả bóng trách nhiệm tới các sở, ban, ngành của địa phương. Điều đáng nói, theo chính các quan chức ở một số địa phương, khi trách nhiệm tập thể được thực hiện, có nghĩa là các cuộc họp được tổ chức và quyết định việc điều chỉnh giá, thì trên thị trường, giá cả đã đổi khác rất nhiều. Hệ quả là các dự án gặp rất nhiều khó khăn trong thực hiện. Thậm chí, đã có dự báo rằng, khả năng giải ngân các dự án sử dụng vốn nhà nước trong năm 2008 sẽ không đạt kế hoạch khi không ít địa phương tự đánh giá là không thực hiện hết phần vốn được giao nếu như không có được những đột phá trong lĩnh vực này.

    Nhìn vào danh sách các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách, phần lớn là các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và dân sinh. Sự chậm trễ này, theo ông Đan Đức Hiệp, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hải Phòng, sẽ ảnh hưởng tới nỗ lực tăng giải ngân các nguồn vốn đầu tư khác, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài không thể triển khai hoạt động khi các điều kiện hạ tầng vẫn chưa có được những chuyển biến đáng kể. Với Hải Phòng, khả năng ách tắc cảng đã nhìn thấy trong năm 2009 khi công suất thiết kế khoảng 26,5 triệu tấn/năm, trong khi dự báo hàng qua cảng lên tới 30 triệu tấn/năm. Ở Đình Vũ, cầu cảng được thiết kế đón 1 triệu tấn/năm hiện đang phải hoạt động gấp đôi công suất. "Nếu không tập trung nguồn vốn đầu tư vào tăng công suất của các cảng, xây dựng cầu cảng mới?, ách tắc sẽ không dừng lại ở các cảng", ông Hiệp nói.

    Đã có những đề xuất được đưa ra. Tuy nhiên, câu chuyện về quyền và trách nhiệm của chủ đầu tư được coi là một mấu chốt. Trước đây, khi quyền hạn của chủ đầu tư không rõ ràng, giải pháp trình lên trên được coi là cách làm hữu hiệu để đảm bảo an toàn. Nhưng giờ đây, khi chủ đầu tư đã có được những quyền quyết định quan trọng liên quan đến hoạt động của dự án, đặc biệt là quyền điều chỉnh giá nguyên vật liệu so với dự án được duyệt trong bối cảnh thị trường có biến động, thì giải pháp trình lên trên xin ý kiến vẫn được sử dụng khá phổ biến ở các địa phương. Lý do, theo các chuyên gia ngành kế hoạch và đầu tư Hà Nội, trách nhiệm đè nặng khiến chủ đầu tư không dám đặt bút ký.

    Câu hỏi về năng lực của chủ đầu tư trong giải quyết các vấn đề liên quan đến thực hiện dự án vẫn chưa có câu trả lời thuyết phục. Đề xuất tháo gỡ tình trạng này từ phía các địa phương là các bộ cần có những hướng dẫn cụ thể hơn. Có vẻ như cách tư duy khi phía thực hiện gặp khó khăn thì lý do là bên trên chưa hướng dẫn rõ vẫn chiếm chủ đạo. Việc tự nâng cao năng lực để đáp ứng các yêu cầu mới đáng ra phải đặt lên trước thì thường bị xếp hàng sau.

    Bảo Duy

    thực tế phũ phàng phía sau những báo cáo thành tích hào nhoáng
  5. haisonqn

    haisonqn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/08/2003
    Đã được thích:
    15
    Hi hi, ông cứ kêu gào down về 300 nhưng bảo ông đặt cược cái nick với tôi thì ông ko dám
  6. sokhanh2008

    sokhanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2008
    Đã được thích:
    0
    chắc ông này cầm toàn cổ
  7. sokhanh2008

    sokhanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2008
    Đã được thích:
    0
    thua thì lập nick mới
  8. sokhanh2008

    sokhanh2008 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2008
    Đã được thích:
    0
  9. hadongsp

    hadongsp Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Tin tốt đây:

    * Từ 3/9/2008 - 15/9/2008, ông Trần Văn Lưu - Kế toán trưởng Công ty Cổ phần Cavico Việt Nam Khai Thác Mỏ và Xây Dựng (mã MCV-HOSE) đăng ký bán 3.420 cổ phiếu.

    * Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã chấp thuận niêm yết bổ sung 541.000 cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Phát triển Cơ sở Hạ tầng (mã CID-HASTC).


    * Từ 29/8/2008 ?" 29/11/2008, bà Nguyễn Kim Hồng Thảo - Trưởng Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Siêu Thanh (mã ST8-HOSE) đăng ký bán 10.000 cổ phiếu nhằm giải quyết nhu cầu tài chính cá nhân.

    * Từ 5/9/2008 ?" 5/12/2008, ông Lê Đình Hiển - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Xây dựng Thủy lợi Lâm Đồng - có liên quan đến cổ đông nội bộ của Công ty Cổ phần Khoáng sản Vật liệu Xây dựng Lâm Đồng (mã LBM-HOSE) đăng ký bán tiếp 50.000 cổ phiếu.

    * Từ 29/8/2008 - 28/2/2009, ông Đỗ Văn Khạnh - chồng bà Hồ Thị Thành, Tổng giám đốc Tổng công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí (mã PVD-HOSE) đăng ký bán 50.000 cổ phiếu nhằm đáp ứng nhu cầu cá nhân.

    * Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam thông báo đóng cửa Chi nhánh Tràng Thi - Hà Nội tại địa điểm số 59 ?" 63 Tràng Thi, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

    * Công ty Cổ phần Chứng khoán Quốc tế Việt Nam thông báo đóng cửa Phòng giao dịch Nam Kỳ Khởi Nghĩa thuộc Chi nhánh Tp.HCM tại địa điểm lầu 2, số 63A Nam Kỳ Khởi Nghĩa, quận 1, Tp.HCM.


    * Từ 8/8/2008 - 27/8/2008, bà Nguyễn Thị Mai Thanh - thành viên Hội đồng Quản trị Ngân hàng Sacombank (mã STB-HOSE) đã bán 3.620.000 cổ phiếu nhằm cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Từ 29/8/2008 - 29/9/2008, Công ty TNHH Cavico Việt Nam ?" cổ đông lớn của Công ty Cổ phần Xây dựng công trình ngầm (mã CTN-HASTC) đăng ký bán 281.800 cổ phiếu nhằm cơ cấu lại danh mục đầu tư.

    * Từ 29/8/2008 - 29/9/2008, Công ty Grinling International Limited ?" tổ chức có liên quan đến ông Lê Đức Sơn - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Viễn thông Thăng Long (mã TLC-HASTC) đăng ký bán 3.000.000 cổ phiếu nhằm tái cơ cấu danh mục đầu tư.

    * Từ 5/9/2008 - 5/10/2008, ông Nguyễn Hữu Việt - Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sông Đà 2 (mã SD2-HASTC) đăng ký bán 700 cổ phiếu nhằm giải quyết việc gia đình.

    * Từ 5/9/2008 - 5/10/2008, ông Đặng Văn Luyến - thành viên ban kiểm soát Công ty Cổ phần Sông Đà 2 (mã SD2-HASTC) đăng ký bán 1.600 cổ phiếu nhằm giải quyết việc gia đình.

    * Từ 29/8/2008 - 29/9/2008, ông Nguyễn Văn Bẩy - thành viên Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần Sông Đà 10 (mã SNG-HOSE) đăng ký bán 4.800 cổ phiếu nhằm tiêu dùng cá nhân.

    * Ngày 25/8/2008, ông Nguyễn Tri Phương ?" Trưởng Ban kiểm soát Công ty Cổ phần Nông dược HAI (mã HAI-HASTC) đã bán 10.000 cổ phiếu.
  10. chuotnuoc1

    chuotnuoc1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    24/04/2007
    Đã được thích:
    649
    Thực ra em nghĩ BBs cũng đã nhân đạo lắm roài. Vẫn cố gắng dùng những đồng tiền cuối cùng để cho anh em 1 cái tết 2/9 vui vẻ

Chia sẻ trang này