Nhận định thị trường. Lập topic kiểm chứng: VNI sẽ về mốc 300 vào cuối tháng 9 tới

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi satthubbs, 25/08/2008.

4374 người đang online, trong đó có 463 thành viên. 23:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 8540 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Khà khà! Đọc cái nhận định của satthubbs buồn cười vãi! Ngưòi ta ăn tiền tươi thóc thật, bác cứ rên rỉ suốt cả ngày thì không biết bác sống bằng gì?
  2. huhu12201

    huhu12201 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác không nên chửi chủ topic thay bằng Thương Hại thì hơn
  3. hellohihi

    hellohihi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2006
    Đã được thích:
    35
    Ừ! Tội thật!
  4. asicsaigon

    asicsaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Tôi ít chửi nhau trên 4rum nhưng phải nhận định bác này dở hơi thật, quá dư thời gian
  5. nguyenuong

    nguyenuong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Nói lại một câu nhé:
    Chứng trường lên không vì cái này và nó xuống cũng không vì cái đó.
    Nói vậy chắc các bác hiểu.
    Tôi đồng ý với chủ topic ở chỗ là chúng ta phải quan sát thật cẩn thận. Các khó khăn vẫn còn đó và thời điểm này đang diễn ra quá trình cá ăn kiến.Nếu các bác đoán được con cá nào là to nhất để chơi thì các bác đã có quá 50% thắng lợi rồi.
    Bây giờ chưa phải lúc nói nhiều, hẹn khi nào có các biến động mới, Tôi xẽ chung chiến hào cùng ACE phân tích bổ xẻ thị trường cho rõ ràng hơn.
  6. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tăng lãi suất: Ngân hàng nói khó, khách hàng nói không
    03:44'' 25/08/2008 (GMT+7)

    - Thời gian gần đây, nhiều ngân hàng (NH) đôn đáo liên hệ với khách hàng vay vốn đề nghị khách hàng chấp nhận trả thêm lãi suất (LS). Đa số khách hàng từ chối đề nghị này.

    Gửi thông báo mời khách hàng đến trụ sở, gọi điện thoại liên tục, cử cán bộ đến tận nhà hoặc nơi làm việc của khách hàng đã vay vốn trước đây với mức LS từ 11%- 16%/năm, nay vẫn trong hạn với mức LS cố định như cũ. Chưa bao giờ thấy các NH ráo riết với khách hàng đến vậy.

    Lý do NH yêu cầu thay đổi hợp đồng tín dụng là thị trường tiền tệ, LS huy động vốn thời gian vừa qua đã có những biến động lớn và thay đổi liên tục, dẫn đến sự thay đổi về qui định LS trần cũng như giá vốn đầu vào của NH tăng cao, đặc biệt là vào thời điểm tháng 12/2007 và tháng 2/2008.


    Nếu điều khoản điều chỉnh LS không có trong HĐTD đã ký kết thì đa phần khách hàng từ chối đề nghị tăng LS của NH. Ảhh minh họa

    Theo một số NH, các hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng trước đây không còn phù hợp nữa. Một số NH đề nghị thỏa thuận với khách hàng thay đổi LS và một số điều khoản của hợp đồng tín dụng (HĐTD). Khi trao đổi với khách, nhân viên NH trình bày LS tiền gửi hiện đã quá cao, nếu duy trì mức LS cho vay cũ thì NH khó khăn và khó còn lợi nhuận nên đề nghị khách hàng chấp nhận trả tăng thêm LS. Tất nhiên, nếu việc điều chỉnh LS không có trong HĐTD đã ký kết thì đa phần khách hàng (đã ký HĐTD với LS cố định) từ chối đề nghị tăng LS của NH.

    Hai bên cùng khó

    Qua hành động ráo riết đề nghị khách hàng chấp nhận tăng LS hiện nay có thể thấy nhiều NH đang khó khăn về thu nhập.

    Trong điều kiện mặt bằng LS ổn định thì các NH có thể dự kiến được mức chênh lệch LS đầu vào và đầu ra để duy trì lợi nhuận, nhưng trong bối cảnh diễn biến LS phức tạp như 6 tháng đầu năm 2008 thì mọi dự kiến đã bị đảo lộn.

    Nguồn tiền gửi ngày càng ngắn, chủ yếu kỳ hạn từ 6 tháng trở xuống, trong khi tỷ trọng cho vay trung và dài hạn vẫn còn khá lớn (khoảng trên dưới 40%/tổng dư nợ). LS tiền gửi thì liên tục điều chỉnh tăng, trong khi LS cho vay ngắn hạn (từ 12 tháng trở xuống) cố định và LS cho vay trung và dài hạn thì 6 tháng hoặc 1 năm mới được điều chỉnh một lần. Vì vậy, nhiều NH cực chẳng đã phải đòi khách hàng chấp nhận tăng LS.

    Tuy nhiên về phía khách hàng cũng có những khó khăn. Chị Thúy (một khách hàng ở Hà Nội) nói: ?oNH khó khăn, chúng tôi cũng khó khăn lắm chứ, giá cả tăng cao, tiền chẳng có dư mà hàng tháng vẫn cứ phải cố thu xếp trả cả gốc, lãi NH. Bây giờ tăng LS lên nữa thì tiền đâu mà trả, trong HĐTD tôi ký với NH là vay với LS cố định thì cứ đúng LS ấy tôi trả?.

    Lý do vì LS huy động tăng nên phải tăng LS cho vay hầu như không thuyết phục được khách hàng, một số NH nói với khách nếu chấp nhận tăng LS thì sau này các đề nghị xin vay tiếp sẽ được ưu tiên, được hưởng các dịch vụ ưu đãi khách hàng?Tuy nhiên, chỉ có các hộ nông thôn không có nhiều cơ hội để tiếp cận với nhiều NH mới ngại không được tiếp tục vay vốn nữa, còn khách hàng ở đô thị thì lại không ngại điều này.

    Bài học cho cả NH và khách hàng


    HĐTD của NH thường rất chi tiết, kỹ càng với nhiều ràng buộc chặt chẽ về nghĩa vụ của khách hàng, tuy nhiên, về vấn đề LS thì lại lỏng lẻo và không dự tính được rủi ro.

    Cũng như các hợp đồng tài chính khác, HĐTD của các NH rất chi tiết, kỹ càng với nhiều ràng buộc chặt chẽ về nghĩa vụ của khách hàng. Tuy nhiên, HĐTD lại không dự tính được rủi ro cũng như sự biến động bất thường của LS thị trường.

    Không chỉ đối với các khoản vay ngắn hạn, ngay cả với khoản vay trung hạn, mẫu HĐTD của một số NH cũng không quy định rõ ràng về việc điều chỉnh LS.

    Một chuyên viên của Phòng Nguồn vốn và hợp tác quốc tế của Công ty tài chính Than - Khoáng sản VN cho biết: ?oHợp đồng tín dụng của các NH nước ngoài rất chặt chẽ, bao giờ cũng có những điều khoản liên quan đến quy định lãi suất là mức LS áp dụng căn cứ trên tính sẵn có của khoản tiền cho vay; và LS có thể điều chỉnh theo mức điều chỉnh LS của ngân hàng trung ương (central bank) v.v. điều này giúp các NH chủ động trong việc phòng tránh rủi ro về LS trong suốt thời gian cho khách hàng vay?.

    Có thể thấy, từ nay trở đi, vấn đề LS sẽ được các NH quy định rất chặt chẽ trong các HĐTD. Có thể vì lợi ích của mình, một số NH sẽ đưa ra các điều khoản không công bằng với khách hàng. Ví dụ, gần đây mẫu HĐTD và phụ lục tín dụng của một NH có điều khoản sẽ áp dụng cố định lãi suất 21%/năm cho các khoản vay mới và NH có quyền tăng LS áp dụng nếu lãi suất cơ bản (LSCB) tăng, nhưng lại không đề cập đến vấn đề nếu LSCB giảm thì NH có giảm LS cho vay đối với khách hàng hay không?

    Vì vậy, khách hàng vay vốn cũng nên thận trọng khi ký HĐTD, nếu thấy những điều khoản nào chưa hợp lý nên cân nhắc và thương thảo lại với NH.

    Hoài Sơn

    (theo Vietnamnet)
  7. canon400d

    canon400d Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    13/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Thằng satthubbs chưa lên tàu là ngon rồi
    Lúc nó mua đc là lúc a e ta xả hàng
  8. kututu

    kututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Bóng của 300 là 800 à? đúng không cụ ơi?
  9. satthubbs

    satthubbs Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    31/07/2008
    Đã được thích:
    0
    Tăng giá VLXD: đau đầu cả nhà thầu lẫn khách hàng
    10:21'' 24/08/2008 (GMT+7)

    - Xây dựng trong thời kỳ hàng loạt chi phí như sắt thép, gạch, nhân công... đều tăng giá khiến cho giá thành xây dựng tăng lên đáng kể. Tăng giá thì ai cũng nhận ra tuy nhiên để giải trình với khách hàng không phải là điều dễ và không phải ai cũng nhanh chóng chấp nhận.

    Ông Nguyễn Văn Minh - Giám đốc Công ty Xây dựng và Thương mại Minh Thắng ở Hoàng Mai - Hà Nội kể lại một câu chuyện cười ra nước mắt. Từ tháng 9 năm ngoái, khi nhận xây dựng một biệt thự ở Hà Đông, giá cả được tính toán kỹ, hợp đồng được ký kết và triển khai rất nhanh chóng. Ông Minh cho biết, dự toán ban đầu mà hai bên đã thống nhất dự phòng giá cả tăng 10%, chủ nhà cũng sợ tăng giá nên đã ứng sẵn một phần lớn tiền xây, mua vật liệu nhằm làm nhanh rút gọn... Tuy nhiên, đến cuối tháng 3, khi biệt thự hoàn thành, chi phí xây dựng đã đội lên quá nhiều so với dự tính cao nhất.
    Các dự án triển khai trong 2 năm lại đây đều bị tác động của tăng giá nặng nề. (ảnh: Minh Tú)


    "Giải trình thế nào chủ nhà cũng không chịu, thỏa thuận mãi mới chấp nhận tăng thêm một ít và bồi dưỡng 4 triệu đồng cho ông chủ thầu vì làm việc nhiệt tình. Trả lương cho công nhân xong, toàn bộ lợi nhuận dự tính ban đầu gần như đi hết. Số tiền bồi dưỡng coi như là thu nhập gần 8 tháng trời ròng rã, tính ra công chủ thầu không bằng công một thợ phụ"- ông Minh chua chát nói. Tuy nhiên, theo ông Minh, đây vẫn là trường hợp may mắn vì chưa thua lỗ, nhiều đồng nghiệp của ông đã phải bỏ bê công trình. Nhiều người mới nhận hợp đồng đã đành phải bỏ, biết là mất uy tín nhưng mà không còn cánh nào hơn vì càng làm càng thua lỗ.

    Ông Tạ Hữu Long - Phó giám đốc Công ty cổ phần kinh doanh Nhà Quảng Ninh - đơn vị chủ đầu tư xây dựng Khu đô thị mới Văn Phú - TP Hà Đông cho biết, hiện công ty cũng đang gặp khó khăn trong việc đàm phán với khách hàng về giá cả xây dựng. Cùng một lúc giá thành xây dựng mỗi căn nhà ở đây chịu nhiều yếu tố tăng lên như giá cả vật liệu xây dựng, yếu tố địa chất khiến công ty phải thay đổi phương án cọc móng; cơ quan quản lý tăng thêm yêu cầu hoàn thiện mặt đứng các ngôi nhà trước khi bàn giao.... .

    Qua khảo sát, cho thấy, cấu tạo địa tầng khu vực Hà Nội và Hà Đông nói chung là yếu đồng thời thay đổi mạnh theo từng khu vực. Sau khi tính toán nhiều phương án móng khác nhau, tổ chuyên gia tư vấn cùng chủ đầu tư quyết định lựa chọn áp dụng giải pháp móng cọc bê tông cốt thép cho Khu nhà ở thấp tầng. Phương án này sẽ đảm bảo độ an toàn tối đa. Tuy nhiên, giá thành xây thô mỗi căn nhà thấp tầng sẽ cao hơn phương án cũ khoảng trên dưới 40 triệu. Việc hoàn thiện mặt đứng các tòa nhà nằm đảm bảo sự đồng bộ mặt phố trước đây không có trong tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng và mới chỉ được bổ sung sau. Điều này không có trong hợp đồng ban đầu cũng sẽ khiến giá mỗi căn nhà tăng lên.

    Ông Long cho biết, trong mỗi hợp đồng ký với khách hàng, ngoài tiền mua đất, còn có phần tiền xây dựng nhà thô. Phần tiền này chưa được tính toán và chỉ đưa vào một con số tạm tính trên mỗi mét vuông xây dựng. Giá thành thực tế sẽ được tính cụ thể tại thời điểm xây dựng. Cái khó hiện nay là khi bước vào xây dựng lại đúng vào thời điểm giá cả tăng cao, mức giá 3,1 triệu đồng/m2 xây thô đưa ra khiến nhiều người không khỏi phân vân. Mặc dù, mức giá tạm tính ban đầu đều được cả hai bên thống nhất là không phải để làm căn cứ tính toán hay điều chỉnh giá nhưng do giá cả đầu vào tăng quá mạnh nên khiến không ít khách hàng lấy ra so sánh. Vì thế, việc đàm phán hợp đồng cũng gặp không ít khó khăn.

    "Tuy nhiên, đi kèm với mỗi hợp đồng luôn có một phụ lục rõ ràng về các tiêu chuẩn xây dựng, vật liệu, giá cả... tính ra giá thành theo định mức quy định của Bộ Xây dựng nên chúng tôi hoàn toàn có thể khẳng định mức giá mới được xây dựng hợp lý. May mắn, quá trình đàm phán bước đầu đã có nhiều khách hàng hiểu và đi đến ký kết hợp đồng"- ông Long nói.

    Thực tế, trong giai đoạn nửa cuối năm 2007 và đầu 2008, vật liệu xây dựng nhất là sắt thép, gạch... luôn ở trong nhóm hàng hóa có biến động giá rất mạnh. Bên cạnh đó, các chi phí như nhân công, vận tải... đều tăng khiến cho hầu hết các chủ đầu tư và nhà thầu gặp khó khăn. Trong khi đó, để triển khai một dự án đô thị thường phải mất hàng năm trời để lo thủ tục và hoàn thiện hạ tầng.

    Những dự án triển khai trong hai năm gần đây đều rơi vào vòng xoáy tăng giá, đến khi ra được sản phẩm thì đúng lúc lạm phát lên cao điểm, thị trường địa ốc lại đi xuống nên khó khăn lại càng khó khăn hơn.

    Tuy thời điểm này giá cả một số nguyên liệu đã có dấu hiệu xuống nhưng xuống là so với đỉnh cao nhất chứ không phải so với cách đây 1 năm. Hơn nữa, giá xây dựng ở đô thị sẽ bao gốm cả những công trình hạ tầng, dịch vụ của cả khu nhà mà người dân thụ hưởng... những hạng mục này đã phải triển khai ít nhất cách đây nửa năm. Điều này khiến doanh nghiệp cũng rất khó khăn khi đàm phán giá với khách hàng.

    Làm nhanh tránh tăng giá

    Thực tế, tình trạng khó khăn đã khiến nhiều nhà thầu bỏ bê công trình, hoặc "chạy làng"..."Tuy nhiên, đó không phải là cách hay, mà tốt nhất là các bên ngồi vào bàn đàm phán với khách hàng. Khách hàng sẽ chấp nhận nếu có một cơ sở giá cả rõ ràng ràng, được tính toán dựa trên những quy định về tiêu chuẩn chất lượng đã cam kết. Tăng giá là thực tế chung và là khó khăn của mọi người nên nếu giá cả hợp lý và minh bạch thì khách hàng và chủ đầu tư sẽ dễ gặp nhau hơn- ông Long chia sẻ.
    Cách tốt nhất để đối phó với lạm phát là đẩy nhanh tiến độ, xây dựng dứt điểm. (Ảnh: minh họa)


    Trong khi đó, ông Tạ Minh Bích - Giám đốc Công ty thiết kế và tư vấn Nam Sơn cho biết, sự phản ứng của khách hàng khi giá tăng là điều dễ hiểu. Vì nếu như 1 m2 sàn xây dựng chỉ cần tăng thêm trên 1 triệu đồng thì chi phí một căn hộ đã đội lên khá nhiều.

    Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là tất cả phải công khai để hai bên cùng hợp tác triển khai. Về nguyên tắc, khi có sự biến động về giá, các bên phải ngồi lại với nhau để thương thảo và thống nhất việc điều chỉnh, làm sao để bảo đảm được nghĩa vụ và quyền lợi của mỗi bên.

    Đặc biệt, theo ông Bích, cách tốt nhất để hai bên thoát ra khỏi vòng xoáy tăng giá là phải cùng nhau sớm hoàn thành công trình. Giá cả sẽ tăng hoặc tiếp tục đứng ở mức cao, nếu không "đánh nhanh rút gọn" mà cứ "câu dầm" thì càng thêm khó, chi phí sẽ tiếp tục tăng lên mà không ai là người được lợi.

    "Tôi đã nhận được lời mời của nhiều khách hàng để thẩm định lại giá cả của nhiều chủ đầu tư khi để xuất tăng lên. Đúng là có những trường hợp tính chưa đúng, thậm chí lợi dụng tăng giá để kiếm lời nhưng thực tế là đa số nhà thầu đang rất khó khăn. Và trong trường hợp như thế, lời khuyên của tôi là khách hàng cũng với nhà đầu tư cần hợp tác để đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Không ai vui vẻ và được lợi khi xây nhà mà cứ kéo dài"- ông Bích cho hay.

    Phước Hà
    (Vietnamnet)
  10. nhoctc

    nhoctc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Sợ quá, mai em đặt FMC giá tham chiếu thôi

Chia sẻ trang này