Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư! (Tập 10)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dunglotus, 29/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6321 người đang online, trong đó có 764 thành viên. 12:36 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 18951 lượt đọc và 991 bài trả lời
  1. Mywave

    Mywave Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Thắc mắc thực nợ của Vinashin

    E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ:
    Ý kiến (0)
    ▪ NGUYỄN VŨ
    29/10/2010 06:49 (GMT+7)


    Từ lúc Vinashin đi vào hoạt động (2006) đến nay, Kiểm toán Nhà nước đã hai lần xây dựng kế hoạch kiểm toán đối với tập đoàn này.
    Vinashin vẫn là cái tên dành được sự quan tâm đặc biệt của cả đại biểu Quốc hội và cử tri
    “Việc tôi nói số nợ của Vinashin lên tới 120 nghìn tỷ đồng, chứ không chỉ là 86 nghìn tỷ đồng như báo cáo của Chính phủ là dựa vào nguồn tin đáng tin cậy”, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội, ông Lê Quang Bình, khẳng định bên hành lang Quốc hội hôm 27/10 vừa qua.
  2. phadinh

    phadinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/08/2009
    Đã được thích:
    0
    cuối tuần bóng bánh gái gú đê chứng để nó nghỉ 2 ngày..
  3. Mywave

    Mywave Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Cái nầy các bác xem có khả thi không nhé ?

    Cắt điện đột ngột phải bồi thường cho người tiêu dùng

    Thảo luận tại hội trường về dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại phiên họp chiều 29/10, các đại biểu đã đưa ra nhiều đề xuất nhằm bảo vệ tốt nhất người tiêu dùng.

    Dự thảo luật quy định cấm tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hoá không đảm bảo chất lượng gây thiệt hại đến sức khoẻ, tính mạng của người tiêu dùng. Đại biểu Dương Kim Anh đề nghị thêm cụm từ “tài sản” trước “sức khỏe”. Bởi vì thực tế có những tổ chức kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trong quá trình cung cấp không đầy đủ như thông báo với khách hàng. Như tình trạng điện lúc có lúc không thời gian qua đã gây thiệt hại rất lớn cho nhà sản xuất.

    Một cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản nếu điện chỉ cần cắt đột ngột khoảng 30 giây thôi thì đã thiệt hại 5-6 triệu đồng. Như vậy nơi cung cấp điện đã gây thiệt hại đến tài sản của người tiêu dùng và phải bồi thường thiệt hại cho cơ sở sản xuất này, đại biểu Kim Anh phân tích.

    Đại biểu Trần Đình Nhã phản ánh nhắn gửi của cử tri, rằng khi ban hành luật này cần quan tâm đến vấn đề giá cả. Bởi vì bây giờ người tiêu dùng ở nước ta luôn cảm thấy bị “móc túi” một cách quá đáng trong giá thuốc, giá sữa, giá dịch vụ.

    Đấy là thiệt hại rất nghiêm trọng đối với người tiêu dùng nên luật cần có quy định điều chỉnh giá cả “trên trời” như hiện nay, đại biểu Nhã đề nghị.

    Nhiều đại biểu bày tỏ sự đồng tình khi dự án luật đã có quy định về quảng cáo sản phẩm dịch vụ. Tuy nhiên vẫn đề nghị cần quy định cụ thể hơn trách nhiệm quản lý Nhà nước của các bộ cũng như ủy ban nhân dân các cấp trong việc bảo vệ lợi ích chung của người tiêu dùng ở lĩnh vực quảng cáo. Nhất là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe như thuốc trị bệnh, thực phẩm chức năng, các sản phẩm thiết thực cho sản xuất của nông dân như thuốc trừ sâu, phân bón.

    Dự án Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đã được Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và sẽ được thông qua tại kỳ họp này.

    Tuy nhiên, nhiều ý kiến còn lo ngại về tính khả thi của một số nội dung tại dự luật. Đại biểu Nguyễn Ngọc Đào đặt câu hỏi, với truyền thống đất nước tự sản tự tiêu, với truyền thống quan niệm thuận mua vừa bán và bước vào nền kinh tế thị trường, liệu có vội vã hay không khi chúng ta thông qua kỳ họp lần này?

    Theo Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Kiên, trình độ nhiều mặt ở nước ta cũng còn thấp so với các nước phát triển và các nước đang phát triển mà pháp luật của chúng ta xây dựng theo hướng của một xã hội hiện đại. Cho nên đúng là trong thực tế có những quy định của pháp luật thì có tính khả thi, có quy định của pháp luật thì tính khả thi còn hạn chế. Và cũng có quy định của pháp luật thì cũng mang tính chất kêu gọi, khuyến cáo.
  4. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    [:D] [:D] [:D]
  5. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    gái cái giề[:D]
  6. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    HL có nụick skype khong?
  7. datkhach2000

    datkhach2000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Đã được thích:
    799
    Các bác chịu khó siêu tập thông tin giai đoạn nhạy cảm này đi nhé
  8. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    em không có bác ạ
  9. hailua7777

    hailua7777 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    88
    mua là vừa bác ạ,
  10. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    “Chuyện làm giá” sẽ làm nóng nghị trường

    [​IMG] [​IMG] Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán sắp được kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa 12 đưa ra thảo luận.

    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Các thành viên thị trường cho rằng, những sửa đổi trong dự thảo lần này là chưa đủ sức tác động đến sự phát triển của thị trường, chưa tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cả trước mắt cũng như lâu dài. [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]ĐTCK ghi nhận ý kiến một số đại biểu Quốc hội (ĐBQH) trước khi Dự thảo Luật được đưa ra thảo luận.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]ĐBQH Vũ Văn Ninh: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Bộ trưởng Bộ Tài chính[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán lần này tập trung vào những vấn đề bất cập trong thực tiễn. Dư luận đặt ra những vấn đề về tăng thẩm quyền cho UBCK, nhưng trên thực tế UBCK được phân cấp rất nhiều quyền, trong đó có một bộ phận thanh tra riêng và không phải cái gì cũng phải báo cáo.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc ban hành chính sách liên quan đến TTCK nhanh hay chậm không phụ thuộc vào việc cơ quan ban hành là Bộ Tài chính hay UBCK mà do tình hình thị trường, thực tế của Việt Nam có chấp nhận những điều đó hay không. Mỗi nước hiện nay quản lý chứng khoán đều làm như thế và quản lý rất chặt chẽ. Trung Quốc hiện nay quản lý chặt hơn Việt Nam, thậm chí còn cấp hạn mức cho NĐT nước ngoài khi họ đổ vốn vào. Chỉ những NĐT có đủ điều kiện mới được lựa chọn.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nền kinh tế hiện vẫn ổn định, những yếu tố vĩ mô của Việt Nam so với nhiều nước là khá hơn nhiều. Tôi vừa đi dự Hội nghị Bộ trưởng Tài chính G20 về, tại thời điểm này, nhiều nước vẫn chưa rút các gói kích thích kinh tế, thậm chí một số nước như Mỹ, Nhật, Trung Quốc phải tiếp tục hỗ trợ thêm, nhưng Việt Nam đã đi sớm hơn, những gói kích thích kinh tế đã dừng từ cuối năm 2009, đầu 2010.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Việc TTCK suy giảm có yếu tố từ chính sách chung, có nguyên nhân tác động từ thế giới và do nguyên nhân tâm lý của NĐT. Vừa qua, có một số chính sách tác động cả về mặt tâm lý, cả về mặt kinh tế như việc thắt chặt cho vay đối với chứng khoán… Đây là sự quản lý đúng hướng, nhưng do tác động đến tâm lý nên thị trường giảm điểm.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]ĐBQH Vũ Viết Ngoạn: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Luật Chứng khoán sửa đổi lần này tâp trung giải quyết một số vấn đề nổi cộm, vướng mắc. Do Luật mới ban hành được 3 năm và chúng ta chưa đủ thời gian để đánh giá nên chưa sửa đổi một cách căn bản. Luật sửa đổi lần này giải quyết được một số vấn đề như định hướng thúc đẩy đưa cổ phiếu trên thị trường tự do vào quản lý. Đối với DN niêm yết là việc nâng cao tính minh bạch trong công bố thông tin. Có một số quy định mới yêu cầu công ty đại chúng công bố thông tin, quản trị DN theo quy định.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trên thị trường vừa qua nổi lên vấn đề thao túng, làm giá chứng khoán. Trong quá trình thẩm tra, có nhiều đại biểu có ý kiến về thẩm quyền của UBCK mà trực tiếp là cơ quan thanh tra. Trên thực tế, tình trạng thao túng thị trường thông qua việc đầu cơ, làm giá để trục lợi là hiện tượng khá rõ. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra của UBCK không có thẩm quyền để xác minh những bằng chứng đó. Đây là một điều hạn chế.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]ĐBQH Trần Du Lịch: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế TP. HCM[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Trước khi dự thảo luật này được đưa ra lấy ý kiến, tôi cũng đã trao đổi với một số CTCK và các công ty này cho rằng, luật sửa đổi cần có chính sách thúc đẩy thị trường. Nhưng vấn đề đặt ra là để thúc đẩy thị trường thì cần chính sách như thế nào. Một trong nhiều vấn đề gây bức xúc hiện nay là chuyện làm giá chứng khoán. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Chính điều này làm mất lòng tin của thị trường, của NĐT. Khi trình lên Quốc hội thì Chính phủ phải đề xuất cụ thể các vấn đề như quyền hạn UBCK ra sao, có đủ sức để thanh tra, điều tra các vụ việc làm giá hay không?[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi cho rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vấn đề cần bàn lớn hơn là mô hình tổ chức thị trường tài chính Việt Nam theo hướng nào. Thị trường tài chính bao gồm hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng, TTCK và thị trường bảo hiểm. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về tín dụng, chúng ta vừa ban hành Luật Tín dụng và các tổ chức ngân hàng, trong đó giao trách nhiệm rất lớn cho NHNN trong việc thanh tra, giám sát các ngân hàng và thị trường tiền tệ. Bảo hiểm cũng đã có thanh tra ngành riêng. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Về lĩnh vực chứng khoán, việc thanh tra, giám sát của UBCK được làm đến mức nào, có tương đương với NHNN trong việc thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng hay không? Vấn đề này không được đưa ra, Dự thảo Luật chỉ sửa đổi một số điều chưa phải là toàn diện, chưa phải là bức xúc.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một số quan điểm cho rằng, nên tăng cường vị thế cho UBCK bằng việc phân cấp cho cơ quan này ban hành văn bản pháp quy. Tuy nhiên, trước đó, một số tổng cục, ủy ban, bộ, ngành đã được sáp nhập, theo đó chỉ có bộ chủ quản được ban hành các văn bản pháp quy. Nếu làm riêng cho UBCK thì lại vênh với các hệ thống khác của Chính phủ. Nếu tổ chức mô hình khác theo hướng một cơ quan quản lý độc lập trực thuộc Chính phủ thì có thể được. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]ĐBQH Cao Sỹ Kiêm: [/FONT][FONT=arial, helvetica, sans-serif]Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Dự thảo Luật Chứng khoán sửa đổi, bổ sung cũng đã đáp ứng một phần nhu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, có những vấn đề chưa thể áp dụng ngay theo thông lệ quốc tế do hoàn cảnh, điều kiện của Việt Nam hiện nay. [/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Một vấn đề mà từ lâu tôi đã có ý kiến là vị thế của UBCK hiện nay chưa được. Từ trước thì cơ quan này đã trực thuộc Chính phủ, sau đó sáp nhập về Bộ Tài chính. Vì thế hiệu lực không cao, mặc dù đây là lĩnh vực liên quan đến tiền tệ rất nhạy cảm. Do đó, việc xác định vị thế độc lập của UBCK là rất cần thiết.[/FONT]
    [FONT=arial, helvetica, sans-serif]Tôi rất bức xúc về tình trạng làm giá chứng khoán trên thị trường vừa qua. Nó làm méo mó thị trường và gây rủi ro lớn cho NĐT. Vấn đề này có liên quan đến năng lực, thẩm quyền của thanh tra, kiểm tra ngành chứng khoán hiện nay. Cơ quan này cần nâng cao hơn về quyền hạn. Thậm chí, có một số ý kiến thảo luận đề xuất bổ sung vào Luật sửa đổi nội dung cho phép thanh tra UBCK được nghe điện thoại của những người có nghi vấn thao túng giá cùng những quyền hạn khác để làm lành mạnh thị trường.[/FONT]

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này