Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư ( tập 21)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dunglotus, 10/11/2010.

8020 người đang online, trong đó có 968 thành viên. 09:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21305 lượt đọc và 1049 bài trả lời
  1. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    TT này có lẽ phải tính phương án đu tàu mấy bạn Tây kiếm chút tiền cafe (có lỗ cũng ít hơn mấy em khác), chờ tín hiệu rõ ràng chút thì nhảy tàu khác ngay, mai ra mới tồn tại được qua giai đoạn này. Bác thấy sao?
  2. ngoandong

    ngoandong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    6
    Năm sau kiếm lại vậy bác ạ
    Năm nay về báo cáo lỗ.
    Vợ phán: nguồi buồn đi buôn cho lỗ.
    Buôn lỗ lãi là chuyện thường.
    Vợ phán: Sắp thành phường cái ban.
  3. deunhatvn

    deunhatvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Đã được thích:
    0
    =D>=D>=D>:)):)):))[r2)][r2)][r2)]
  4. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    =D> =))
  5. ngoandong

    ngoandong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    6
    AE nói lên tâm tư khi buôn chứng lỗ đi.
  6. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    Giờ mới nhớ ra, hôm qua bác Dũng xây nhà, Hnay TT xanh út ah :-" >:)
  7. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Đọc định hướng kinh tế vĩ mô 2011 đi các bác (cái tiêu đề có lẽ là năm 2011, nhưng do người viết nhầm thì phải).

    Năm 2010: Quốc hội thông qua bội chi bằng 5,3% GDP, phát hành 45.000 tỷ trái phiếu Chính phủ
    Điều chỉnh mức lương tăng tối thiểu từ 730.000 lên 830.000 đồng/ tháng, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công bằng tốt độ tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 1/5/2011.



    Với hơn 80% đại biểu tán thành, sáng nay (10/11), Quốc hội thông qua Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2011 với mức bội chi bằng 5,3% GDP.

    Theo Nghị quyết, tổng thu ngân sách nhà nước là 595.000 tỷ đồng, tương đương 26,2% tổng sản phẩm trong nước (GDP), nếu tính cả 10.000 tỷ đồng thu chuyển nguồn năm 2010 sang năm 2011 thì tổng số thu cân đối ngân sách nhà nước là 605.000 tỷ đồng.

    Tổng số chi ngân sách nhà nước là 725.600 tỷ đồng, mức bội chi 120.600 tỷ đồng, tương đương 5,3% GDP.

    Nghị quyết cũng tán thành các nhóm giải pháp thực hiện của Chính phủ về thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm 2011, trong đó tập trung thực hiện chính sách tài khóa thận trọng, kiểm soát chặt chẽ thu, chi ngân sách nhà nước.

    Rà soát sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư, đầu tư đồng bộ, tập trung bố trí vốn cho các dự án công trình trọng điểm, cấp bách, hoàn thành trong năm 2011-2012, nhất là tại các địa phương nghèo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, giảm dần tỷ trọng vốn đầu tư phát triển từ ngân sách nhà nước đi đôi với đẩy mạnh xã hội hóa đầu tư trong lĩnh vực mà các thành phần kinh tế khác có thể tham gia.

    Phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011

    Với việc bố trí 143.400 tỷ đồng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2011 tập trung chủ yếu thực hiện đảm bảo an sinh xã hội như điều chỉnh chuẩn nghèo, thực hiện chế độ bảo hiểm y tế cho người nghèo, cận nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, tăng chi đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn, cải cách tiền lương.

    Bên cạnh đó, điều chỉnh mức lương tăng tối thiểu từ 730.000 đồng/tháng lên 830.000 đồng/ tháng, lương hưu và trợ cấp ưu đãi người có công bằng tốt độ tăng lương tối thiểu bắt đầu từ ngày 1/5/2011.

    Liên quan tới huy động vốn, Nghị quyết thông qua việc phát hành 45.000 tỷ đồng vốn trái phiếu Chính phủ năm 2011 để đầu tư các dự án, công trình trong danh mục do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định.

    Theo Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, việc huy động vốn trái phiếu Chính phủ là cần thiết để tăng khả năng đầu tư cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội, thủy lợi.

    Tuy nhiên vì là nguồn đi vay nên Chính phủ cần có kế hoạch, cần đến đâu phát hành đến đó, bảo đảm rõ ràng, minh bạch, có kế hoạch hợp lý trả nợ gốc và lãi hằng năm, quản lý vốn trái phiếu chính phủ đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.

    Đồng thời khắc phục tình trạng tạm ứng vốn quá lớn, thời gian tạm ứng vốn quá dài, quản lý chặt chẽ việc huy động vốn của các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước.

    Nghị quyết cũng thông qua 15 Chương trình mục tiêu quốc gia theo đề nghị của Chính phủ. Đây là những chương trình mang tính cấp bách có ý nghĩa chính trị, xã hội.

    Quốc hội yêu cầu Chính phủ xây dựng tiêu chí, định mức và phương án phân bổ vốn Chương trình mục tiêu quốc gia, báo cáo Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến trước khi thực hiện; phân giao cho các Bộ, ngành, địa phương trước ngày 31/1/2011.

    T.Sam
    Theo Chinhphu.vn
    http://cafef.vn/2010111003004751CA3...p-phat-hanh-45000-ty-trai-phieu-chinh-phu.chn
  8. trungchinhtc

    trungchinhtc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Khi khách VIP thành “đười ươi giữ ống”
    Đầu tư Chứng khoán điện tử - 10/11/2010 3:15:00 CH

    (Có 0 bình chọn. Bạn phải đăng nhập để bình chọn.)
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] Gửi email | [​IMG] RSS


    [​IMG] Một nghịch lý là một số nhà đầu tư lớn - vốn là khách VIP thường được công ty chứng khoán o bế - có tư tưởng đầu tư lâu dài, lại trở thành “đười ươi giữ ống” để tài khoản bị lợi dụng mượn cổ phiếu đánh xuống nhằm trục lợi.

    Lâu nay, câu chuyện giám sát tài khoản nhà đầu tư vẫn dừng lại ở phía cơ quan quản lý, nơi việc thanh tra - giám sát chủ yếu mang tính xử lý thông tin phản ánh và... kiểm tra ngẫu nhiên. Tuy nhiên, đã đến lúc nhà đầu tư cần được tăng quyền tự kiểm soát tài khoản của mình, tránh tình trạng bị lợi dụng như đã xay ra...

    “Mượn” không hỏi

    Hai tuần trước, trong buổi gặp mặt của một nhóm môi giới chứng khoán tại Hà Nội, người viết có cơ hội được nghe “thành tích” mượn chứng khoán để bán của không ít môi giới VIP tại Hà Nội.

    Tại đây các môi giới dã chia sẻ kinh nghiệm bán chứng khoán và “cover” (mua trả) hàng lại tài khoản. Một môi giới còn khá trẻ (sinh năm 1983) cho biết, chị đã từng “mượn tạm” hơn 400.000 cổ phiếu của mấy tài khoản khách hàng mà mình đang quản lý để bán, sau đó 1 tuần thì mua trả lại, thu lời được gần 1 tỷ đồng.

    Theo các môi giới, để việc “mượn hàng” thành công, ngoài việc có sẵn tài khoản chứng khoán của khách hàng phù hợp, mối liên kết khăng khít với những bộ phận khác trong công ty chứng khoán, môi giới còn phải có kỹ thuật “đè hang” và... “bơm vá” thông tin.

    Có một điểm đáng lưu ý là, trong số những thương vụ “mượn hàng” mà các môi giới trên nhắc tới, đa phần chủ tài khoản không biết mình bị mượn chứng khoán và tất nhiên, họ cũng không hề được chia sẻ quyền lợi. Những tài khoản bị lợi dụng hầu hết là của nhà đầu tư bị lỗ nhiều (nên có tâm lý chờ chứng khoán bật lên lại) hoặc của nhà đầu tư có lượng chứng khoán lớn và không đặt mục tiêu giao dịch lướt trong ngắn hạn.

    Như vậy, một nghịch lý là một số nhà đầu tư lớn - vốn là khách VIP thường được công ty chứng khoán o bế - có tư tưởng đầu tư lâu dài, lại trở thành “đười ươi giữ ống” để tài khoản bị lợi dụng mượn cổ phiếu đánh xuống nhằm trục lợi.

    K., một môi giới chứng khoán có uy tín tại Hà Nội cho biết, trong bối cảnh thị trường chứng khoán đi ngang và giảm như hiện nay, thanh khoản duy trì ở mức thấp là điều kiện quan trọng để giúp các môi giới kiếm chác bằng con đường đánh xuống.

    Cũng theo môi giới này, không chỉ có những người muốn bán chứng khoán để kiếm lời mới mong chứng khoán xuống, mà thậm chí, với việc ký các hợp đồng quyền chọn (mua/bán), nhiều nhà đầu tư cũng đang hào hứng với công cuộc... làm giá xuống!

    “Khi thị trường đang trầm lắng, nếu không có thông tin đột biến thì chỉ cần một phiên đột ngột tăng lượng bán ra là chúng tôi đã có thể duy trì xu hướng giảm của một mã chứng khoán trong khoảng 3 - 4 phiên”, một môi giới tên Giang cho biết.

    ...và một đề xuất

    Không ít nhà đầu tư cho rằng, chính tình trạng mượn chứng khoán để bán và ép giá khi “cover hàng” đã khiến thị trường không có lối ra như hiện tại và không ít mã chứng khoán bị giảm giá “oan”. Và nếu trên thị trường còn có nhiều người mong xuống và đủ khả năng can thiệp như hiện tại thì đến khi nào thị trường chứng khoán Việt Nam mới có thể đi lên?

    Theo những nhà đầu tư này, thông tin mà khách hàng có được khi truy vấn tài khoản chứng khoán là do công ty chứng khoán cung cấp, nên việc một số bộ phận liên quan trong công ty chứng khoán liên kết với nhau “mượn hàng” đánh xuống là dễ xảy ra. Điều cần thiết lúc này là việc phải có thêm những cơ chế giám sát đủ sức mạnh và sâu sát để tình trạng trục lợi tài khoản nhà đầu tư được giảm thiểu.

    Tuy nhiên, trông chờ vào khả năng giám sát nội bộ của công ty chứng khoán thì không hẳn lúc nào cũng hiệu quả. Trong khi đó, phía cơ quan quản lý cũng chưa tìm ra biện pháp hiệu quả để giải bài toán này.

    Một nhà đầu tư tại Hà Nội đặt câu hỏi, tại sao cơ quan quản lý không tạo điều kiện để nhà đầu tư tăng cường khả năng giám sát chính tài khoản của họ? Theo vị này, do Trung tâm Lưu ký hiện tại đã quản lý tới tận chân tài khoản nhà đầu tư, có nghĩa là mỗi giao dịch chứng khoán của khách hàng, cơ quan này đều có thể giám sát được.

    Chính vì vậy nếu tạo cơ chế cho phép nhà đầu tư kiểm tra trực tiếp từ Trung tâm Lưu ký (ví dụ truy vấn giao dịch bằng tin nhắn tổng đài) thì có lẽ, việc ngụy tạo thông tin giả để lợi dụng tài khoản khách hàng sẽ được hạn chế đáng kể.

    Hầu hết các công ty chứng khoán hiện nay đều có cổng thông tin truy vấn tài khoản cho nhà đầu tư, nên việc lạm dụng tài khoản của nhà đầu tư VIP để trục lợi thường do cấp dưới câu kết thực hiện, chứ không phải ý chí của Ban lãnh đạo. Bên cạnh đó, không phải lúc nào việc “mượn” cổ phiếu đánh xuống cũng mang lại lợi nhuận cho người thực hiện hành vi này, nhất là khi thị trường đột ngột bật dậy.

    Nhưng hành vi này, nếu thực hiện, là việc làm trái pháp luật, ảnh hưởng đến quyền định đoạt tài sản của người khác. Đồng thời, việc này có thể gây ảnh hưởng đến diễn biến thị trường chung, giảm niềm tin đầu tư vào thị trường chứng khoán.

    Thị trường vẫn đang chờ đợi những cải tiến làm minh bạch hơn, việc tăng quyền giám sát cho mỗi nhà đầu tư có thể là một bước tiến dần tới sự minh bạch đó.
  9. dungdam

    dungdam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Đã được thích:
    105
    không biết rồi ngày mai nó đi đâu về đâu nữa đây, chán toàn tập rồi các bác nhé
  10. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    Em nghĩ bác nói đúng [:D][:D]

Chia sẻ trang này