Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư ( tập 22)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dunglotus, 11/11/2010.

7937 người đang online, trong đó có 977 thành viên. 12:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19099 lượt đọc và 1013 bài trả lời
  1. bala7

    bala7 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    11


    chưa thấy thông báo giề bác ah:-??
    Thế hiện tại CTCK đang cho các bác vay với LS bi nhiêu?
  2. chart123

    chart123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    188

    Các bank đã có thông báo rồi mai áp dụng
  3. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    đa số hạn chế ko cho vay nhiều[r2)]
  4. Smile2011

    Smile2011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2010
    Đã được thích:
    0
    Công nhận bác chém ...chuẩn, phát nào trúng phát đó.
    hay là em với bác xách đạo cụ đến trước cửa UBCK đi ? [:p]
    Bác chém còn em lăn ra ăn vạ họ [:p]
  5. ckx5

    ckx5 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/04/2010
    Đã được thích:
    0
    Cho cũng không dám vay.
  6. _Brokerage_

    _Brokerage_ Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Vay tẹt mà
  7. cng6868

    cng6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    280
    vay giờ cũng ca ma run hết rồi,em mới vay 50%tk mà giờ đang lo tè ra quần đây!
  8. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    Credit Suisse: “Có nhiều lý do để lạc quan về kinh tế Việt Nam”


    Đó là nhận định của ông Jose Isidro N. (Lito) Camacho, Phó Chủ tịch Credit Suisse tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

    Phát biểu tại hội nghị Gateway to Vietnam diễn ra tại Tp.HCM vào ngày 11/11, ông Jose Isidro N. (Lito) Camacho nhận định, dù đang phải đối mặt với nhiều thách thức hiện tại, kinh tế Việt Nam vẫn có triển vọng sáng trong dài hạn.

    Những lý do nội tại để lạc quan

    Nhận xét về tình hình hiện nay, ông Jose Isidro N. (Lito) Camacho cho rằng, sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với không ít thách thức. “Một số khó khăn mà kinh tế Việt Nam hiện đang phải đối mặt có thể được xem là những thách thức đáng ngại nhất đối với những ai chỉ biết tới Việt Nam trong mấy năm phát triển bùng nổ gần đây”, ông Jose Isidro N. (Lito) Camacho nói.

    Tuy nhiên, ông Camacho khẳng định, những ai đã biết tới Việt Nam lâu hơn sẽ hiểu rõ rằng, triển vọng phát triển ngày nay của Việt Nam đã mạnh hơn rất nhiều so với ở thời điểm Luật Doanh nghiệp bắt đầu có hiệu lực vào năm 2000.

    Trong tương quan so sánh giữa Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi khác, Phó Chủ tịch Credit Suisse tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương cho rằng, những rào cản mà Việt Nam đương đầu hiện nay không phải là chuyện đặc biệt so với các quốc gia đang phát triển. “Bong bóng tài sản, lạm phát, biến động tỷ giá và thâm hụt ngân sách luôn là thách thức đối với các thị trường mới nổi, và điều này sẽ còn tiếp diễn”, ông Camacho cho hay.

    Với quan điểm lạc quan về triển vọng dài hạn của Việt Nam, đại diện Credit Suisse cho rằng, những trở ngại đối với kinh tế Việt Nam hiện nay “chỉ là vấn đề nhỏ” nếu xét trong dài hạn. “Việt Nam có cơ hội lớn trong dài hạn để nổi lên thành một nền kinh tế mạnh, ổn định và thịnh vượng trong khu vực Đông Nam Á năng động. .. Việt Nam đang đi đúng hướng để nắm bắt cơ hội đó”, ông Camacho nói.

    Về những yếu tố nền tảng của nền kinh tế Việt Nam được đại diện Credit Suisse nhấn mạnh trước hết vào cơ cấu dân số.

    Dù nền kinh tế mở cửa cách đây chưa lâu và còn là một quốc gia tương đối nghèo, thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp đôi trong 10 năm qua, lên mức 1.052 USD vào năm 2009. Với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động vào hàng cao nhất trong khu vực, Việt Nam có cơ hội lớn để gia tăng thu nhập đầu người trong tương lai.

    Bên cạnh đó, còn có nhiều lý do khác để lạc quan về kinh tế Việt Nam. “Việt Nam duy trì tỷ lệ đầu tư tài sản cố định cao - trên 30% GDP - một động lực quan trọng cho tăng trưởng GDP đối với bất kỳ nền kinh tế mới nổi nào”. Ông Camacho khuyến nghị Chính phủ Việt Nam nên tiếp tục thúc đẩy đầu tư vào cơ sở hạ tầng và công nghiệp.

    Đại diện Credit Suisse cho rằng, sau khủng hoảng, Việt Nam vẫn là một điểm đến hấp dẫn cho các công ty toàn cầu. Vốn FDI cam kết đổ vào Việt Nam đạt 11,8 tỷ USD trong 8 tháng đầu năm nay, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái. Tương tự, thị trường chứng khoán Việt Nam cũng phát triển mạnh. So với khi mở cửa vào tháng 7/2000, giá trị vốn hóa tính bằng USD của sàn Tp.HCM giờ đã tăng hơn 111.000%, đạt 34 tỷ USD.

    “Với tất cả những yếu tố thuận lợi trên, tôi tin tiềm năng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam có thể đạt trên 7% trong dài hạn”, vị Phó Chủ tịch Credit Suisse tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương nhận định.

    Bối cảnh khu vực và quốc tế thuận lợi

    Để chứng minh thêm về triển vọng của kinh tế Việt Nam, ông Camacho còn đặt nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu dần phục hồi từ khủng hoảng hiện nay, lần đầu tiên trong lịch sử, các nền kinh tế mới nổi - đặc biệt là khu vực châu Á không bao gồm Nhật Bản - trở thành đầu tàu của thế giới. Quan điểm “kinh tế Mỹ hắt hơi, kinh tế toàn cầu cảm lạnh” giờ không còn phù hợp với thực tế nữa.

    Ông Camacho nhận định, khu vực ASEAN mà Việt Nam là một thành viên giờ đã có mức độ hấp dẫn mạnh hơn trước khi nổ ra khủng hoảng tài chính châu Á. Sự năng động của ASEAN thể hiện đặc biệt rõ ở các lĩnh vực như sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ tài chính, cơ sở hạ tầng, viễn thông và tài nguyên thiên nhiên. Ông Camacho “tin rằng câu chuyện phát triển của Việt Nam hoàn toàn nằm trong câu chuyện phát triển của ASEAN”.

    Theo ông Camacho, điều quan trọng là các nhà đầu tư cần có cái nhìn dài hạn đối với một nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi như Việt Nam. Khác với những nhà đầu tư và định chế tài chính thường đổ xô tới các thị trường mới nổi khi các nước này phát triển mạnh, rồi tháo chạy khi xảy ra khó khăn, ông Camacho khẳng định luôn có tầm nhìn dài hạn về các thị trường này.

    Vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam

    Cũng theo đánh giá của ông Camacho tại Hội nghị Gateway 2010, Credit Suisse cho rằng trong quá trình phát triển kinh tế, thường xảy ra sự xung đột giữa các mục tiêu, chẳng hạn giữa tăng trưởng kinh tế với chống lạm phát, giữa ổn định niềm tin vào đồng nội tệ và tăng cường sức cạnh tranh cho hàng xuất khẩu. Một chính sách kinh tế hiệu quả là chính sách tìm ra được điểm cân bằng giữa các mục tiêu đó.

    Tuy nhiên, kinh nghiệm trong những năm hoạt động ở các thị trường mới nổi của Credit Suisse cho thấy, trong sự phát triển của bất kỳ nền kinh tế nào, khu vực kinh tế tư nhân đóng vai trò vô cùng quan trọng.

    Theo ông Camacho, khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam đã có đóng góp lớn vào sự tăng trưởng của nền kinh tế. Không phải là chuyện ngẫu nhiên mà hoạt động mở rộng tín dụng cho khu vực tư nhân từ năm 2003 tới nay đã diễn ra song song cùng với một thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh.

    Trong tham luận của mình, ông Camacho cho rằng, “khả năng tiếp cận vốn gia tăng đối với khu vực tư nhân, cùng với sự mở cửa với các dòng vốn ngoại, là một đặc điểm chính của tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ ở Việt Nam trong thập kỷ qua”.

    Ông Camacho đánh giá, dù khu vực kinh tế nhà nước vẫn đóng vai trò quan trọng, nhưng khu vực kinh tế tư nhân mạnh lên sẽ là động lực tăng trưởng lớn cho cả nền kinh tế Việt Nam, đồng thời tăng cường sức mạnh cho nền tảng kinh tế Việt Nam.

    Ông Camacho chỉ ra rằng, như nhiều quốc gia khác ở châu Á, sự phát triển kinh tế của Việt Nam tính tới thời điểm này chủ yếu dựa vào khu vực xuất khẩu, trong khi giá trị gia tăng của các mặt hàng xuất khẩu Việt Nam còn khá thấp, nên đóng góp thực tế của xuất khẩu vào tăng trưởng của Việt Nam trên thực tế nhỏ hơn nhiều so với những gì nhiều người vẫn nghĩ.

    Đại diện Credit Suisse cho biết, kể từ khi gia nhập thị trường Việt Nam vào năm 2001, ngân hàng này đã tập trung vào việc hỗ trợ khu vực kinh tế tư nhân phát triển. Credit Suisse đã trở thành nhà bảo lãnh phát hành duy nhất cho đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp ra thị trường quốc tế đầu tiên của Việt Nam - đợt phát hành 100 triệu USD trái phiếu quốc tế chuyển đổi của Vincom JSC.

    Ngoài ra, ngân hàng này còn hỗ trợ Indochina Capital huy động 471 triệu USD tiền vốn đầu tư vào khu vực tư nhân của Việt Nam, đồng thời tham gia vào quá trình cổ phần hóa của nhiều doanh nghiệp nhà nước như vụ bán cổ phần chiến lược của Bảo Việt cho HSBC và của Vina Re cho Swiss Re.

    Bên cạnh đó, với tư cách là ngân hàng tư vấn hệ số tín nhiệm của Chính phủ Việt Nam từ năm 2002, Credit Suisse đã trở thành nhà bảo lãnh phát hành duy nhất cho vụ phát hành 750 triệu USD trái phiếu Chính phủ của Việt Nam ở nước ngoài vào năm 2005.

    “Trong gần một thập kỷ, chúng tôi đã hỗ trợ Chính phủ và các doanh nghiệp quốc doanh của Việt Nam huy động vốn, kết nối với các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, và quản lý rủi ro cho họ. Một trong những mục tiêu của chúng tôi ở đây là giúp các nhà đầu tư nước ngoài hiểu rõ hơn về Việt Nam”, ông Camacho nhấn mạnh.
  9. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    tầm nhìn từ ngoài ko gian=))=))=))=))=))=))=)) chắc cha này cũng đang nát bi
  10. Kfquan

    Kfquan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2004
    Đã được thích:
    249
    [-)[-)[-)[-)[-)

Chia sẻ trang này