Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư( tập 24)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dunglotus, 15/11/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4057 người đang online, trong đó có 465 thành viên. 11:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20932 lượt đọc và 1028 bài trả lời
  1. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Chuyên gia IMF "mổ xẻ" sự mất giá của tiền đồng
    "Chính phủ Việt Nam phải nỗ lực hơn nữa để hồi phục lại niềm tin của những người tiết kiệm tiền đồng", đại diện IMF bình luận trong cuộc bàn tròn "Điểm nghẽn nào cản trở kinh tế Việt Nam" hôm 12/11/2010.
    Dưới sự điều hành của Chính phủ, không thể không ghi nhận những thành công trong tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2010. Tuy nhiên, bên cạnh những thành công, cũng còn không ít hạn chế, điểm yếu trong điều hành, mà đây lại là những dấu hiệu tiềm ẩn bất ổn về kinh tế vĩ mô. Chẳng hạn, sức ép lạm phát vẫn là một ẩn số, diễn biến thị trường vàng, ngoại tệ, lãi suất... phức tạp.
    Một số điểm nghẽn khác cũng cản trở sự phát triển, đó là sự yếu kém của vài "con sâu" tập đoàn, tổng công ty nhà nước - vốn được ưu tiên phân bổ nhiều nguồn lực, là chi tiêu ngân sách quá tay, là nợ công ngấp nghé vượt ngưỡng an toàn, là hạ tầng cơ sở yếu kém, là chất lượng nhân lực chưa cao...
    Nhà báo Việt Lâm: Xin kính chào quý độc giả của diễn đàn kinh tế Việt Nam và độc giả của báo điện tử VietNamNet. Vậy là năm 2010 sắp kết thúc, nhìn một cách thẳng thắn, không thể không ghi nhận, dưới sự điều hành của chính phủ, kinh tế Việt Nam năm nay đã đạt được những thành công nhất định.
    Tuy nhiên, đó mới chỉ là một mặt sáng của bức tranh, còn phía kia chưa được nhắc đến một cách thấu đáo là những vấn đề còn tồn tại lâu nay, được gọi là những nút thắt tăng trưởng như cơ sở hạ tầng yếu kém, chi tiêu ngân sách quá tay, bất bình đẳng trong phân bổ nguồn lực hữu hạn của quốc gia.
    Cùng với đó, trong hai tuần qua chúng ta phải chứng kiến những diễn biến rất khó lường trên thị trường tiền tệ và áp lực lạm phát khiến cho mối quan ngại bất ổn vĩ mô của Việt Nam trở nên sâu sắc.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=22767
    Bàn tròn hôm nay với Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam ông Benedict Bingham, tiến sỹ Trần Đình Thiên - Viện trưởng viện kinh tế Việt Nam hy vọng sẽ mổ xẻ những vấn đề trên, ngõ hầu đưa ra những chính sách khuyến nghị hiệu quả.
    Câu hỏi đầu tiên dành cho 3 vị khách mời: Nhận định chung nhất của 3 vị về nền kinh tế Việt Nam năm nay?
    Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam: Rất cảm ơn câu hỏi của quý vị, tôi rất vui được tham dự bàn tròn này. Đánh giá của tôi về tình hình phát triển kinh tế của Việt Nam năm 2010 gồm 2 phần.
    Thứ nhất, về tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, rõ ràng Việt Nam đã thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế thế giới một cách khá lạc quan với xuất khẩu tăng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tăng, tốc độ tăng trưởng khả quan hơn so với năm trước, trong đó có nhiều ngành đã phục hồi tốt.
    Tôi tin rằng mục tiêu của chính phủ Việt Nam về tỉ lệ tăng trưởng năm nay khoảng 6,5% là hoàn toàn có thể đạt được.
    Tôi nghĩ thách thức với Việt Nam sẽ là việc ổn định kinh tế vĩ mô trong ngắn hạn. Chính phủ Việt Nam từ cuối năm 2009 đã tập trung vào một số biện pháp nhằm mục tiêu ổn định vĩ mô trong đó có việc củng cố chính sách tài khóa và thắt chặt chính sách tiền tệ.
    Những chính sách này đã có tác dụng trong đầu năm nay đối với thị trường và nền kinh tế. Kết quả là mối lo lạm phát giảm và thị trường hối đoái ổn định. Nhưng mấy tháng gần đây, tôi nhận thấy có những thay đổi trong môi trường kinh tế với bất ổn như nguy cơ lạm phát, tỉ giá USD/ VND biến động.
    Tôi nghĩ rằng chính phủ Việt Nam đã nhận ra những dấu hiệu bất ổn đang gia tăng đối với nền kinh tế trong mấy tháng gần đây và có những hành động rất kịp thời để tái ổn định thị trường và lấy lại niềm tin.
    Tôi nghĩ các diễn biến của nền kinh tế cần được theo dõi sâu sát hơn và phải có những khuyến nghị chính sách cần thiết để duy trì sự ổn định bền vững. Tôi tin rằng ông Bingham đồng nghiệp của tôi sẽ đưa ra những nhận định rõ ràng hơn cho điểm này.
    Tỷ giá chỉ là triệu chứng của nợ công và lạm phát
    Ông Benedict Bingham, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ quốc tế tại Việt Nam: Tôi cũng đồng tình với những nhận định mà bà Kwakwa vừa đưa ra. Tôi cho rằng có một vấn đề đang khiến nhiều người băn khoăn là việc tại sao đồng Việt Nam đang bị tụt giá, bất chấp mấy tháng nay nền kinh tế đã có rất nhiều dấu hiệu lạc quan như bà Kwakwa vừa nêu.
    Ví dụ việc tăng trưởng hoàn toàn có thể đạt được con số 6,5%, xuất khẩu phục hồi, nguồn FDI tăng. Vì thế, tôi nghĩ rằng, đối với người ngoài nhìn vào thì sự mất giá của đồng Việt Nam như vậy là một vấn đề rất đáng quan tâm.
    Nhất là khi các nước còn lại trong khu vực lại đối mặt với vấn đề hoàn toàn ngược lại. Nhìn trên bối cảnh toàn cầu, ta có thể thấy một xu hướng lưu thông của dòng vốn đó là từ những nước có nền kinh tế phát triển đang có dấu hiệu phục hồi chậm chạp chảy đến các nước đang có tốc độ tăng trưởng và nền kinh tế rất năng động trong khu vực Đông Á.
    Những dòng vốn này chảy nhanh và mạnh tới mức mà một số nước Châu Á thậm chí đã phải tìm những biện pháp để hạn chế, kiềm chế những dòng vốn chảy vào để tránh áp lực tăng giá cho nội tệ của họ.
    Vì vậy câu hỏi đặt ra là tại sao, Việt Nam - một trong những nền kinh tế có sự phát triển năng động nhất ở trong khu vực lại đối mặt với vấn đề hoàn toàn ngược lại với những nước khác, đó là đồng Việt Nam bị mất giá.
    Rõ ràng, vấn đề đặt ra không phải là do thiếu nguồn đôla Mỹ. Nhìn vào cán cân thanh toán của nửa đầu năm nay, chúng ta thấy rõ ràng thâm hụt thương mại rất lớn, nhưng đồng thời dòng vốn chảy vào như đầu tư trực tiếp và gián tiếp nước ngoài, kiều hối còn lớn hơn.
    Tôi thấy, dòng đôla đang chảy vào Việt Nam hoàn toàn đủ đối với nền kinh tế, và đó không phải vấn đề gây ra sự tụt giá của đồng Việt Nam.
    Vì vậy, tôi nghĩ vấn đề ở chỗ người dân không muốn giữ tiền đồng ở thời điểm hiện nay. Tôi sẽ phân tích vấn đề này theo 2 mối quan ngại sau.
    Một là vấn đề bà Kwakwa cũng vừa đưa ra, đó là đầu năm nay, các chính sách tập trung vào việc ổn định nền kinh tế vĩ mô với mục đích nhằm giảm lạm phát và giảm áp lực lên tiền đồng. Với những chính sách như vậy được thực thi vào đầu năm nay, người dân có niềm tin rất lớn vào tiền đồng.
    Khoảng nửa sau của năm nay, các chính sách này có vẻ xa rời với mục tiêu ban đầu là ổn định kinh tế vĩ mô, chuyển dần sang tập trung vào tăng trưởng. Trong tình hình đó, người dân nhìn thấy lạm phát tăng trở lại trong khi chính phủ lại không có biện pháp kịp thời về mặt chính sách tiền tệ, họ bắt đầu lo lắng về những khoản tiết kiệm bằng tiền đồng của mình.
    Rất khó để khiến người dân vẫn giữ được lòng tin khi lạm phát ngày càng tăng trong khi chính phủ lại chỉ nói đến việc siết chặt lãi suất. Tôi thấy rằng, các nhà đầu tư ở Việt Nam là những người rất thông minh và linh hoạt. Khi họ nhìn thấy một sự mâu thuẫn trong chính sách tiền tệ, lạm phát tăng trong khi lãi suất giảm, họ chắc chắn không thể giữ lòng tin và sẽ nhanh chóng chuyển đầu tư, tiết kiệm của họ từ tiền đồng sang tiền đôla và vàng.
    Trong những tuần vừa rồi, chúng ta cũng thấy chính phủ bắt đầu có những biện pháp phản ứng đối với vấn đề này bằng cách tái định hướng chính sách tiền tệ trở lại với mục đích là giảm lạm phát, giải tỏa lo lắng cho nhà đầu tư và những người tiết kiệm.
    Vấn đề là một khi chúng ta đánh mất lòng tin thì việc lấy lại nó còn khó hơn rất nhiều. Năm ngoái chúng ta cũng đã gặp phải tình trạng này. Vì vậy, hiện tại, chính phủ phải nỗ lực hơn nữa để đưa ra những chính sách mạnh nhằm hồi phục lại niềm tin của những người tiết kiệm tiền đồng.
    Vì thế, về mặt chính sách tiền tệ, tôi nghĩ chính phủ Việt Nam sẽ phải làm việc rất nhiều trong những tuần tới để phục hồi sự ổn định trên thị trường ngoại hối.
    Theo tôi, chính sách tiền tệ không phải là vấn đề duy nhất đang khiến cho người dân và các nhà đầu tư Việt Nam lo lắng. Chúng ta cũng thấy một vấn đề đang nóng lên trên diễn đàn quốc hội trong mấy ngày nay chính là vấn đề nợ công.
    Người dân thấy nợ công năm ngoái khá lớn, năm nay nợ công lại tăng lên, họ lại thấy những vấn đề của các doanh nghiệp nhà nước lớn, và họ nghĩ nợ công sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực lên khoản tiết kiệm bằng tiền đồng của họ.
    Tôi nghĩ, một trong những chiến lược cần thiết hiện nay là, trong thời gian diễn ra họp Quốc hội, những người đại diện của nhân dân phải tìm cách để cho cử tri thấy chính phủ cũng đang rất quan tâm tới nợ công và tìm cách giải quyết vấn đề liên quan tới thâm hụt công.
    Điều đó có nghĩa, chính phủ phải đưa ra một thông điệp rõ ràng rằng thâm hụt công năm nay sẽ giảm, và các kế hoạch tài chính năm tới phải cho thấy nỗ lực giảm thâm hụt công.
    Người dân cũng muốn được đảm bảo một lần rằng những vấn đề do các doanh nghiệp và tập đoàn nhà nước lớn như Vinashin gây ra không làm ảnh hưởng xấu tới nợ công.
    Tôi cho rằng quốc hội và chính phủ đang chỉ ra và đang tập trung vào những vấn đề đúng. Tôi tin rằng, nếu chính phủ giải quyết được hai vấn đề cơ bản nhất là lạm phát và nợ công, vấn đề của thị trường hối đoái, vốn chỉ là một triệu chứng của hai vấn đề trên, sẽ sớm được giải quyết ổn thỏa.
    Vỡ ra những căn bệnh là cơ hội để thay đổi
    Ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam: Có lẽ phải nhìn nhận năm 2010 trong chuỗi của nhiều năm trước thì phán xét mới công bằng. Như thế, chúng ta sẽ mổ xẻ những nguyên nhân không chỉ ở những chính sách mà cả những điểm yếu cơ cấu bên trong.
    Tổng quát của năm nay, đứng về phía những con số, tôi thấy tình hình không đến nỗi nghiêm trọng. Tức là nhìn vào trạng thái tĩnh thì thấy không có vấn đề gì thậm chí còn thấy thành công. Nhưng nếu nhìn vào trạng thái động thì chúng ta thấy có nhiều vấn đề và như ông Bingham nói, có lẽ phải mổ xẻ ở trạng thái động, như thế phải nối với những vấn đề dài hạn.
    Trong năm nay, bên cạnh những thành tích, chúng ta thấy những căn bệnh kinh niên chưa xử lý được. Căn bệnh kinh niên ở đây là: thâm hụt ngân sách, thâm hụt thương mại, là xu hướng bất ổn như lạm phát.
    Cùng với những căn bệnh kinh niên ấy, chúng ta thấy tình hình ngắn hạn biến động rất bất thường, gây ra trạng thái mất lòng tin của người dân vào chính sách. Mổ xẻ như thế mới thấy hết được những vấn đề cần xử lý.
    Tôi cũng rất mong muốn được các vị khách quốc tế bình luận sâu thêm về những điểm yếu dài hạn. Phải làm rõ được điều đó thì mới chữa được những căn bệnh ngắn hạn. Đối với những căn bệnh ngắn hạn, tôi cho rằng nó có 2 vấn đề.
    Thứ nhất, thông điệp chính sách vẫn chưa nhất quán. Thứ hai, cách phối hợp giữa các chính sách chưa tốt cho nên nó vô hiệu hóa, triệt tiêu tác động lẫn nhau ví dụ như chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Đó là những vấn đề cần mổ xẻ. Năm 2010, 2011 là hai năm đặc biệt. Năm 2010 là năm kết thúc 10 năm chiến lược và 2011 là năm mở đầu cho một lựa chọn chiến lược mới. Những gợi ý này sẽ giúp chúng ta rất nhiều về cách nhìn trong một giai đoạn chiến lược mới.
    Thứ hai, tôi muốn bổ sung thêm ý kiến của ông Bingham, năm nay, nhìn một cách lạc quan là năm làm vỡ ra rất nhiều vấn đề, không chỉ là những con số tích cực. Tôi lấy ví dụ như Vinashin, vụ việc vỡ ra cũng cho chúng ta thấy cần phải làm như thế nào. Hoặc câu chuyện bôxít hay câu chuyện đường cao tốc, đầu tư công ... tất cả những chuyện ấy cho chúng ta thấy nhiều vấn đề vỡ ra cần phải giải quyết.
    Như thế, lạc quan ở chỗ, khủng hoảng có tác dụng tốt, nó cho chúng ta thấy những điểm yếu, cách giải quyết những vấn đề đó. Vì vậy, lạc quan không phải nhìn từ các con số tăng trưởng vượt mục tiêu hay lạm phát là kiềm chế được theo đúng ý đồ ... mà chính là phát hiện ra những điểm yếu để thay đổi. Điều đó rất cần cho chiến lược tới.
    VNR500

  2. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Muốn vực dậy VND, cần minh bạch chính sách


    (VEF) - Để tạo được lòng tin vào đồng tiền nội địa, vốn đã chịu nhiều áp lực mất giá trước giờ, các nhà điều hành kinh tế cần có một thông điệp rõ ràng và nhất quán về chính sách tỷ giá, lãi suất...
    Tuần qua, giá vàng trong nước đã có lúc tăng lên mức đỉnh, hơn 38 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đã tăng 28 - 30% so với đầu năm. Giá USD tiếp tục suy yếu, do việc Mỹ công bố gói kích thích kinh tế lần 2 trị giá hơn 600 tỷ USD.
    Giá vàng và USD luôn là các biến số có lúc song hành, nhưng cũng nhiều lúc nghịch hành, tương tác lẫn nhau. Trên bình diện thế giới, khi USD bị làm yếu như hiện nay, vàng là nơi trú ẩn của các nhà đầu tư (kể cả các nhà đầu cơ kiếm lời ngắn hạn), do đó giá vàng đang tăng.
    Thịnh suy của vàng
    Sau Thế chiến 2, Mỹ, một trong những quốc gia có công trong chiến thắng chủ nghĩa Phát xít, được hưởng lợi nhiều từ sự suy yếu của các quốc gia khác, và đồng USD từ đó chính thức khẳng định sức mạnh thống trị trong giao dịch thương mại quốc tế, với hơn 80% thanh toán quốc tế đang sử dụng đồng tiền này.
    [​IMG]
    Vàng với vị thế kim bản vị dần mất đi vai trò trong giao dịch thương mại, tuy nhiên, cùng với các quý kim khác như bạc, bạch kim, đồng... Vàng luôn có một vị thế cao trong vai trò giao dịch thương mại cũng như trang sức tiêu dùng. Nhu cầu mua sắm vàng rất đa dạng từ tiết kiệm, để dành, cho tới thanh toán mua bán bất động sản, làm nữ trang cưới hỏi...
    Trước năm 1975, có lúc 1 lượng vàng chỉ mua được 1 chiếc xe đồ chơi trẻ con. Năm 1998 - 1999, giá một chiếc xe Dream khoảng 6 - 7 lượng vàng. Hiện nay, vàng còn có giá hơn nhiều so với hàng hóa, một chiếc xe máy thông thường hiện nay giá khoảng 1 lượng vàng thôi. Có lẽ, so với đồng Việt Nam (VND), vàng luôn có giá.
    Hiện giá vàng được nhận định sẽ tiếp tục tăng giá trên thế giới. Một số người còn kêu gọi lập lại hệ thống bản vị vàng. Còn ở Việt Nam, giá VND yếu thậm chí so với USD sau khi đã bị làm yếu, nên dĩ nhiên sẽ yếu nhiều hơn so với vàng!
    Đi tìm lời giải cho sự mất giá của VND
    Có một vài cách giải thích về việc VND mất giá: VND được/bị chủ trương làm yếu để hổ trợ xuất khẩu, hạn chế nhập siêu; VND được/bị phát hành thêm nhiều hơn hệ thống bản vị vàng hay USD bản vị và hàng hóa trên thị trường gây nên lạm phát cao trong nước.
    Đồng VND chưa được giao dịch quốc tế rộng rãi tạo điều kiện cho USD và Vàng là sự lựa chọn tất yếu trong giao dịch trong và ngoài nước; Các chính sách pháp luật chưa thực sự nâng đỡ và bảo vệ giá trị VND khiến uy tín VND mất dần vai trò trong các giao dịch thương mại.
    Các yếu tố đầu cơ tiền tệ trong và ngoài nước cũng như mất cân đối tiền - hàng do cung - cầu trong và giữa các nền kinh tế; Tâm lý và niềm tin của người dân vào đồng VND phụ thuộc vào chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước và các thành quả điều hành trong quá khứ.
    Khi VND bị suy yếu có tính chủ quan hay khách quan thì đều làm giảm giá tài sản của người dân, những ai lựa chọn VND làm hệ quy chiếu để cất giữ tài sản, những ai mua bán, thanh toán giao dịch hàng hóa sử dụng tiền VND, gửi tiết kiệm bằng VND, cất giữ tiền VND ..v.v.. đều gặp rủi ro khi VND mất giá so với USD và vàng và lạm phát cao.
    Các yếu tố tác động đến tâm lý và niềm tin của người dân vào đồng tiền nội địa phụ thuộc nhiều vào các yếu tố suy luận, phân tích, tư vấn, tâm lý đám đông hoặc sự lo sợ giá vàng sẽ tăng tiếp, kinh nghiệm quá khứ... cũng như các quan sát, nghe ngóng về chủ trương chính sách về điều hành kinh tế vĩ mô của nhà nước, đặc biệt là các động thái về chính sách tiền tệ, tài khóa trong đó có lãi suất ngân hàng, tỷ giá hối đoái, và các văn bản pháp luật liên quan.
    Thị trường vàng hôm 9/11 vừa qua đã lặp lại đúng hiện tượng tăng giá đột biến từ hơn 26 triệu đồng/lượng lên mức 29 triệu đồng/lượng hồi tháng 11 năm trước, gây quan ngại liệu có yếu tố đầu cơ trục lợi hay sai lầm nào trong việc ban hành các chính sách chưa theo kịp diễn biến tình hình kinh tế trong và ngoài nước?
    Cần minh bạch hóa

    Dư luận đặt vấn đề tại sao lại có quota nhập vàng hạn chế? Quota dành cho ai? Sao không mở cửa cho nhiều doanh nghiệp được phép xuất nhập khẩu vàng? Nếu muốn giá vàng Việt Nam liên thông với giá vàng thế giới theo qui luật cung - cầu của thị trường, thị trường sẽ tự điều tiết khi có biến động phát sinh, thì tại sao không mở cửa thị trường vàng?
    [​IMG]
    Tại sao phải chờ đến khi có biến động mới cho phép doanh nghiệp nhập vàng? Ngân hàng Nhà nước (NHNN) liệu có đang làm thay công việc lập kế hoạch xuất nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp kinh doanh vàng? Ai có đủ bản lĩnh để lập kế hoạch cho nhu cầu mua sắm vàng cho cả đất nước hơn 86 triệu dân?
    Làm sao biết được có bao nhiêu cô dâu, chú rể đang chuẩn bị đám cưới cần mua bao nhiêu vàng trang sức làm quà tặng? Làm sao tính thay được nhu cầu mua bán nhà đất, cất giữ tiết kiệm hay cho tặng .v.v thanh toán bằng vàng của mỗi người dân!?
    Không thể khuyên bảo ai đó nên đặt niềm tin, phó thác tài sản cá nhân của mình dưới dạng VND hay gửi tiết kiệm khi mà VND đang mất giá dần. Chỉ có thực tiễn khách quan mới trả lời được việc cất giữ tài sản bằng VND, USD, bất động sản hay vàng... sẽ có lợi hơn!
    Theo quy luật chung, cái gì cần sẽ có cung, cái gì lên nhanh có khi xuống cũng nhanh. Vàng và USD tăng giá trong nước rồi sẽ kéo theo các giá hàng hóa thiết yếu gia tăng, gây khó khăn cho đời sống kinh tế xã hội của mọi người dân.
    Nên chăng để tạo được lòng tin vào đồng tiền nội địa, vốn đã chịu nhiều áp lực mất giá trước giờ, các nhà điều hành kinh tế cần có một thông điệp rõ ràng, giải đáp minh bạch và nhất quán về quota nhập khẩu vàng, chính sách tỷ giá USD, lãi suất ngân hàng, các gói cứu trợ hay giải pháp phát hành trái phiếu chính phủ, mua hay nhận nợ trong và ngoài nước..v.v.
    Trả lời được câu hỏi tại sao và như thế nào đối với chính sách tiền tệ và tài khóa chính là thông điệp bảo vệ giá trị đồng tiền nội địa VND, bảo vệ các nhà đầu tư kinh doanh trong và ngoài nước.
    Các thông điệp phải được phát đi mạnh mẽ cùng với các giải pháp hiệu quả thực sự mới lấy lại niềm tin của mọi người về một đồng VND mạnh, kích thích mọi nhà đầu tư bỏ tiền vào sản xuất kinh doanh thu lợi về một đồng VND có tiềm năng, có thể chuyển đổi tự do trong và ngoài nước trong một tương lai không xa nào đó.
    Khi niềm tin biến thành sự sợ hãi thì chỉ có cách khôi phục lại niềm tin thì mới xóa đi được sự sợ hãi của các nhà đầu tư và người dân trên thương trường.
    Red

  3. vagabond_82

    vagabond_82 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/03/2005
    Đã được thích:
    0
    Cứ giảm kiểu này làm gì ai còn tiền mà thuê Osin ..........thôi lo mà sắm cái bị và cái gậy đi là vừa ;));));));));))
  4. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    Kiếp lữ hành =))
  5. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    @maker 440 liệu có thành kháng cự ko ???~X
  6. Stockpro2009

    Stockpro2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Cần tách biệt tài khoản của nhà đầu tư ra khỏi Cty chứng khoán. Hiện các công ty đều biết nhà đầu tư đang lơi lỗ ra sao? nắm cp j? Các công ty hoàn toàn có thể liên kết để đánh cho nhà đầu tư te tua. Lúc đó tung tiền ra múc những cp quá rẻ và ngon.

    P/s: Không phải tôi đổ lỗi cho Cty Ck nhưng tôi nghi ngờ lắm.
  7. toichoick

    toichoick Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác, em mới ra tù. Tình hình là anh em ta cứ cần mẫn xây nhà còn thị trường cứ đều đặn tụt dốc. Buồn quá
  8. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    AE ăn uống xong chưa? Về nhà nào
  9. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    Ý bác là sao :-"
  10. _Brokerage_

    _Brokerage_ Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    1
    Cơ hội làm giàu sắp đến rồi các bác. Chuẩn bị tiền đi[r2)]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này