Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư( tập 25)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi maker, 16/11/2010.

4762 người đang online, trong đó có 437 thành viên. 23:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 21240 lượt đọc và 939 bài trả lời
  1. deunhatvn

    deunhatvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Lo gì nếu lên chậm 1 ,2 phiên vẫn ăn,ít hơn xíu,chỉ sợ là nó vẫn xấu thía này thôi:)):)):))
  2. buingoc14

    buingoc14 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2010
    Đã được thích:
    50
    lúc này tôi thấy chẳng có lý do gì bật mạnh được nhất là kinh tế vĩ mô chưa tốt. thiên thời địa lợi nhân hòa chưa tới. có thì cũng chỉ có nhân hòa thôi. lên cũng dc 1-2 phiên thôi. ngồi ngoài xem cho khỏe. các bác nghe em đi.
  3. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    giờ đi đoán đáy của thị trường chứ CP thì giờ nó vượt đáy cũ của nó nhiều lắm rồi, đa số gần như đều đã xuống dưới đáy cũ nên L10 cũng ko tránh khỏi, cầm tiền thì em nghĩ nên ngồi im, có thể kiếm thêm tiền chờ múc=))=))=))=))=))=))
  4. deunhatvn

    deunhatvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    15/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác có cần vay "nóng" để sang thái chuyển giới làm lại 0?>:)>:)>:):)):)):))
  5. Stockanalyst68

    Stockanalyst68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/11/2010
    Đã được thích:
    375
    Bluechips nào vẫn sinh lời trong năm 2010?

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=22931 (*********) – Đầu tư vào cổ phiếu dạng vừa và nhỏ (mid và small-cap) đã trở thành tâm điểm chú ý của giới đầu tư trong một thời gian dài. Hoạt động này được đẩy mạnh trong những giai đoạn có nhiều giao dịch “có chủ ý” tại một số mã cổ phiếu nhất định.
    Trong khi đó, cổ phiếu bluechips lại bị lãng quên và chỉ trở lại “tầm mắt” của nhiều nhà đầu tư khi được nâng đỡ bởi khối ngoại. Câu chuyện đầu tư vào bluechips dường như vẫn còn nhiều tranh luận khi nhìn lại mức lời lỗ của nhóm này trong hơn 10 tháng vừa qua.
    Vì sao bluechips không được chú ý?
    Việc bluechips không được chú ý nhiều trong thời gian qua có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau:
    Thứ nhất, tâm lý “đánh nhanh, rút gọn” được nhà đầu tư ưa thích. Lo ngại về sự phục hồi bền vững của thị trường, hoạt động đầu cơ ngắn hạn được giới đầu tư ưa thích. Việc chốt lời gần như được thực hiện ngay sau khi đạt được mức lợi nhuận tối thiểu. Với chiến lược này, các cổ phiếu nhỏ, thông tin “úp mở”, thay vì các bluechips, được quan tâm nhiều hơn.
    Thứ hai, tỷ lệ nắm giữ của khối ngoại ở bluechips là khá lớn. Với đặc tính có nền tảng cơ bản tốt và thanh khoản cổ phiếu cao, bluechips thường được ưu tiên trong danh sách chọn cổ phiếu của nhà đầu tư nước ngoài. Chiến lược nắm giữ của khối ngoại thường khá kỷ luật trước các biến động của thị trường.
    Điều đáng chú ý là trong thời gian qua, khi giá hầu hết cổ phiếu đều sụt giảm rất mạnh thì bluechips lại được khối ngoại nâng đỡ và giảm giá rất ít. Điều này khiến cho bluechips không còn hấp dẫn trong các đợt phục hồi của thị trường.
    Gần đây, chiến thuật đầu tư nương theo các cổ phiếu có khối ngoại “đỡ giá” cũng được nhiều nhà đầu tư áp dụng. Tuy vậy, đây là các hoạt động đơn lẻ, ngắn hạn và khiến cho bluechips chỉ nằm trong sự chú ý của khối ngoại chứ chưa lan tỏa sang nhà đầu tư trong nước.
    Thứ ba, nguồn cung cổ phiếu luôn dồi dào. Nguồn cung của các cổ phiếu bluechips trên thị trường khá lớn, thanh khoản cao khiến hoạt động mua bán luôn dễ dàng. Tuy vậy, điều này lại không phù hợp với trào lưu đầu tư trong thời gian vừa qua, khi mà nhiều cổ phiếu “hiếm”, được đẩy giá một cách “có chủ ý” lại được nhiều nhà đầu tư ưa thích.
    Thứ tư, quan niệm các bluechips sẽ “nặng nề”. Ngoài thực tế số lượng cổ phiếu lưu hành lớn, nhiều nhà đầu tư cho rằng các bluechips hiện đang phải chịu áp lực tăng trưởng, hay thậm chí là duy trì lợi nhuận, bởi động lực và sức cạnh tranh của nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa vững chắc.

    http://*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=22926 Kết quả kinh doanh tốt vẫn không tăng giá
    CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) trong 9 tháng đầu năm 2010 đạt 2,217 tỷ đồng LNTT (tương ứng với LNST 1,493 tỷ đồng), tăng 77.1% so với cùng kỳ và hoàn thành gần 74% kế hoạch điều chỉnh cả năm là 3,000 tỷ đồng LNTT. Với lợi thế quỹ đất sạch và lớn, hầu hết các lô đất đều được mua với giá thành tương đối rẻ, HAG có lợi thế cạnh tranh cao trên thị trường bất động sản.
    Điểm nhấn của HAG là tiềm năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận dài hạn không chỉ tập trung vào các dự án bất động sản mà còn các lĩnh vực khác như: khoáng sản, trồng và chế biến cao su, thủy điện. Bên cạnh đó, HAG được đánh giá là công ty có năng lực tài chính mạnh. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã tích cực mua vào cổ phiếu HAG. Giá trị mua ròng của khối ngoại đối với cổ phiếu này tính từ đầu năm đến nay đã hơn 1,700 tỷ đồng.
    Với tiềm năng lớn và khả năng tài chính vững mạnh, nhưng giá cổ phiếu HAG từ đầu năm 2010 đến nay vẫn sụt giảm 4.3%.
    Đối với CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG), việc phát triển khá đều về chiều sâu lẫn chiều rộng có thể giúp HPG ổn định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh ngay trong bối cảnh thị trường thép gặp khó khăn. Khu liên hiệp gang thép của HPG dự kiến sẽ nâng công suất sản xuất thép xây dựng lên 700,000 tấn/năm. Trong 9 tháng đầu năm 2010, HPG đạt doanh thu 9,932 tỷ đồng, hoàn thành 80% kế hoạch năm và lợi nhuận sau thuế đạt mức 944 tỷ đồng, tương đương 71% kế hoạch.
    HPG cũng lọt vào top các cổ phiếu mua ròng của khối ngoại, với hơn 589 tỷ đồng giá trị mua ròng từ đầu năm. Tuy vậy, từ đầu năm 2010 đến nay, giá cổ phiếu HPG cũng đã sụt giảm 7.1%.
    Các cổ phiếu bluechips đáng chú ý trong danh sách sụt giảm còn có ITA (-40%), REE (-35.5%), SJS (-40.5%).
    Ngược dòng VNM, BVHVIC
    CTCP Sữa Việt Nam - Vinamilk (HoSE: VNM) trong 9 tháng đầu năm 2010 có doanh thu thuần và LNST đạt lần lượt là 11,613 tỷ đồng và 2,885 tỷ đồng, tăng 50.01% và 62.5% so với cùng kỳ, đồng thời LNST vượt 8.5% so với kế hoạch năm 2010, tốc độ tăng trưởng ấn tượng này chủ yếu đến từ việc tăng sản lượng tiêu thụ. EPS 4 quý gần nhất đạt 9,890 đồng/cp. Với giá đóng cửa ngày 15/11/2010 là 83,500 đồng/cp, VNM đang giao dịch với mức P/E 8.44 lần, là mức P/E khá hấp dẫn đối với một bluechip có tốc độ tăng trưởng bền vững như VNM.
    Bên cạnh đó, việc chuyển nhượng nhà máy cà phê cho Trung Nguyên và nhận hỗ trợ từ nhà cung cấp cũng đem lại khoản lợi nhuận khác khá cao trong quý 3/2010.
    Điểm đáng lưu ý là VNM vẫn đang tiếp tục thực hiện chương trình kiểm soát chi phí. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý tăng thấp hơn so với mức tăng của doanh thu thuần đã giúp nâng cao hiệu quả hoạt động.
    VNM duy trì tỷ lệ trả cổ tức bằng tiền mặt khá cao qua các năm, trong năm 2010 VNM đã trả cổ tức ở mức 30%. Điều này cho thấy khả năng sinh lời và dòng tiền của VNM được đánh giá ổn định, bất chấp các hoạt động đầu tư và mở rộng sản xuất kinh doanh.
    Ngoài những nguyên nhân khiến cổ phiếu bluechips không được chú ý như ở trên, có vẻ như tính minh bạch về tài chính và hoạt động lại là lý do khiến giá cổ phiếu của VNM không thể bật mạnh.
    Tuy vậy, nếu xét về mức sinh lời thì việc nắm giữ cổ phiếu VNM từ đầu năm 2010 tỏ ra khá hiệu quả so với thị trường và các bluechips khác. VNM có thể đem lại mức sinh lời vừa phải 9.2% so với mức sụt giảm 16.2% của VN-Index.
    Những nhà đầu tư nắm giữ VNM từ những năm 2008, 2009 đến thời điểm hiện nay có thể được xem là thành công trên thị trường chứng khoán. Trong năm 2009, VNM đã chia cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 1:1, và mức giá hiện nay vẫn đang đứng quanh vùng giá trước khi thông tin chia thưởng được “rò rỉ”. Như vậy, mức sinh lời chênh lệch giá là khá cao, bên cạnh cổ tức tiền mặt luôn được duy trì ở mức 30-40%/năm.
    VNM hội đủ các điều kiện của một cổ phiếu tốt cả trong ngắn hạn lẫn dài hạn, nhưng dường như phù hợp hơn cho việc đầu tư giá trị. Tính từ đầu năm, khối ngoại mua vào hơn 667 tỷ đồng cổ phiếu VNM đã nói lên điều này.
    Tuy vậy, câu chuyện đằng sau lại có vẻ khác đối với việc tăng giá của cổ phiếu Tập đoàn Bảo Việt (HoSE: BVH) và CTCP Vincom (HoSE: VIC).
    Trong 9 tháng đầu năm 2010, doanh thu và lợi nhuận sau thuế của BVH đạt lần lượt 904 tỷ đồng và 660 tỷ đồng, tăng 16.8% và 5.5% so với cùng kỳ. EPS 4 quý gần nhất ước tính đạt 1,603 đồng/cp. Dù kết quả kinh doanh không quá nổi bật nhưng giá cổ phiếu BVH tính từ đầu năm đến nay đã tăng 106.8%, là mức tăng trưởng khá ấn tượng và đáng “mơ ước” trong bối cảnh thị trường ảm đạm hiện nay. Đóng cửa ngày 15/11/2010 giá cổ phiếu BVH đạt 63,500 đồng/cp, tương đương với P/E 40 lần, là mức P/E rất cao so với thị trường.
    LNST của VIC đạt hơn 228 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm 2010, tăng 75.3% so với cùng kỳ. EPS 4 quý gần nhất ước tính đạt 2,507 đồng/cp. Với mức giá ngày 15/11/2010 là 72,500 đồng VIC đang giao dịch với mức P/E 28.9 lần, đây cũng là mức P/E rất cao so với thị trường. Giá cổ phiếu VIC cũng đã tăng hơn 30.6% tính từ đầu năm đến nay.
    BVHVIC là những cổ phiếu có mức vốn hóa lớn, ảnh hưởng nhiều đến chỉ số thị trường. Ngoài mục tiêu đầu tư chiến lược, có nhiều quan điểm cho rằng khối ngoại đã có động thái nâng đỡ các cổ phiếu ảnh hưởng nhiều tới VN-Index, và cũng là giữ NAV của danh mục. Đáng lưu ý là trong một giai đoạn ngắn đã xuất hiện chiến thuật đầu tư theo những mã được khối ngoại nâng đỡ.
    Tổng cộng từ đầu năm đến nay, khối ngoại đã mua ròng tổng cộng 997 tỷ đồng cổ phiếu BVH, và 215 tỷ đồng cổ phiếu VIC.
    Trong danh sách bluechips tăng giá ấn tượng còn có MSN tăng đến 76.9%. Tuy vậy, khối lượng giao dịch của mã cổ phiếu này trên thị trường là không nhiều.
    Có thể thấy, chiến thuật đầu tư vào bluechips vẫn còn nhiều tranh luận khi nhìn lại mức lời lỗ trong 10 tháng đầu năm 2010. Có lẽ xu hướng này chỉ thịnh hành trở lại khi thị trường ổn định hơn, và tâm lý đầu cơ không còn phổ biến. Ngoài ra, cũng cần xác định những cổ phiếu bluechips có nền tảng vững chắc (không phải bluechips nào cũng đáp ứng được yêu cầu này) và phù hợp khẩu vị của phần lớn nhà đầu tư, trong nước cũng như nước ngoài.
  6. trinhquanindex

    trinhquanindex Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Bây giờ vừa có dao rơi vừa có tên bắn nguy hiểm lắm các bác à.
  7. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    ý bác chính xác, thị trường ck đi trước nền kte đó bác[r2)][r2)][r2)] tuy nhiên đúng là chưa vào hàng được
  8. matmadavinci

    matmadavinci Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Bác cười giè nhở:-w
  9. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    cái blast của bác chấm SRA nhưng thua SRB=))=))=))
  10. ck2010

    ck2010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2009
    Đã được thích:
    4.836
    con AAA về được 20 thì cũng ngon các bác nhỉ .
    Nó cứ xuống dần đều nên cũng chưa muốn vào

Chia sẻ trang này