Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư( tập 30)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi maker, 24/11/2010.

4201 người đang online, trong đó có 340 thành viên. 23:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 24284 lượt đọc và 1066 bài trả lời
  1. bluechippvx

    bluechippvx Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    phá 440 tiến thẳng về 460 rồi
  2. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    sẽ có dạt ra cho do tâm lý chốt lời, các mã em đưa nó CE hết đau đầu quá
  3. Stockcity

    Stockcity Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/04/2010
    Đã được thích:
    17
    Vấn đề giờ là sao mua đc, giá CE đang đặt cả đống kia, bon chen sao dc :-"
  4. doremi311

    doremi311 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/05/2010
    Đã được thích:
    91
    Nghe lời khuyên của cậu tớ không dám vào thêm PVC, vào VNE rồi[r2)][r2)]
  5. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    cả nhà: ai có mã trần cứng với khối lượng hơn 100k thì giữ lại, còn ko bán dần ra , khả năng thứ 2 sẽ điều chỉnh, phiên hôm nay em nghĩ là như thế, vào hôm nay từ từ thôi,
  6. gerrard7557

    gerrard7557 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    1.473
    Để đảm bảo có lợi nhuận trong tương lai mà an toàn trong thời điểm nhạy cảm như hiện nay, các bác cứ chú ý nhựng con phân bón: DPM, HSI, TSC.

    I. 2008 vs 2009
    2008
    2009
    Giá Urê
    7.850 đồng/kg
    6.100 đồng/kg
    NPK
    11.000 đồng/kg
    10.000 đồng/kg


    - 0 1 0">2 1 2">3 21600 pixelWidth">3 21600 pixelHeight">0 0 1">6 1 2">7 21600 pixelWidth">8 21600 0">7 21600 pixelHeight">Sở dĩ giá các loại phân bón trong nước năm 2009 có xu hướng giảm mạnh so với năm 2008 là do giá phân bón nhập khẩu giảm. Có thể thấy, giá phân bón trong nước và giá phân bón thế giới có mối tương quan khá chặt chẽ do hiện nay lượng phân bón nhập khẩu đáp ứng khoảng 50% nhu cầu tiêu dùng phân bón nội địa.
    - Với hơn 3,5 triệu tấn phân bón nhập khẩu và gần 4,7 triệu tấn sản xuất trong nước, nhập khẩu phân bón năm 2009 so với năm 2008 giảm 17,4%. Giá một số mặt hàng như SA, DAP và Ure giảm từ 35,3 – 59,1%. Tổng sản lượng cung ứng phân cho thị trường năm 2009 là 8,2 triệu tấn.
    II. Quý 1/2010:
    Sản lượng phân bón nhập khẩu
    - Tại Trung Quốc-quốc gia cung cấp phân bón chủ yếu cho Việt Nam, từ đầu năm đến Q1 do nhu cầu phân bón cho vụ xuân giảm sút bởi ảnh hưởng của thời tiết.
    - Ở VN, ảnh hưởng của khô hạn và xâm nhập mặn cũng đã tác động làm giảm nhu cầu sử dụng phân bón cho các loại cây trồng chính như lúa, cà phê, hạt tiêu, hạt điều...
    Nhập khẩu phân SA
    Số lượng
    +/- vs 2009
    Giá trị
    +/- vs 2009
    Tháng 3/2010
    47,28 nghìn tấn
    -75,14%
    7,2 triệu USD
    -74,51%
    Q1/2010
    232.000 tấn
    -28%
    31,84 triệu USD
    -28%


    - Đến tháng 4/2010, nhập khẩu phân bón cả nước đạt 200.000 tấn các loại, nâng tổng lượng phân bón nhập khẩu 4 tháng đầu năm lên 1,1 triệu tấn, tương đương 353 triệu USD. Tuy nhiên, chỉ bằng 60% so với cùng kỳ 2009.
    Q1/2010
    Lượng nhập khẩu
    Giá trị
    Giá trung bình
    Nhật Bản
    67,3 ngàn tấn
    9,2 triệu USD
    156 USD/tấn
    Trung Quốc
    58,35 ngàn tấn
    7,48 triệu USD
    131 USD/tấn


    III. Quý 2/2010:
    • Thế giới
    Q2/2010
    Giá phân bón
    DAP
    120 USD/tấn
    Urê
    25 USD/tấn
    Ammonias
    125 USD/tấn
    Sulphur
    130 USD/tấn


    - Chi phí tăng so với đầu năm 2010, vì các nguyên liệu sản xuất ở Mỹ, Bắc Phi, Nga khai thác hạn chế, dự trữ thiếu hụt; nhiều nhà máy phân bón ở nước ngoài đã phải ngừng hoạt động; nhiều nước tăng mạnh sử dụng phân bón như Ấn Độ tăng 30%, Mỹ tăng 20% - 25%, Pakistan tăng 12% - 15%, Brazil tăng từ 6 – 8%...
    - Trung Quốc vừa áp dụng mức thuế xuất khẩu từ 7 – 110% đến ngày 31/5/2010. Thêm vào đó, nguyên liệu sản xuất phân bón ở Mỹ, Bắc Phi và Nga... đang cạn như ammoniac, sulphur. Quặng và giá dầu tăng... đặc biệt axit phosphoric thiếu trầm trọng.
    - DAP tăng cao trong tháng 4, 5/2010 do tình hình thiếu sulphur khiến nhiều nhà máy tại Bắc Phi, Tunisie phải ngừng hoạt động.
    - Đến tháng 6/2010, mặt hàng này cải thiện được giá vì Trung Quốc và Australia có hàng xuất và có thêm nhà máy mới ở Maden sản xuất thử nghiệm.
    • Trong nước
    - Tình hình trong nước, ngoài việc nguyên liệu đầu vào nhập khẩu tăng giá, một số mặt hàng như như điện, xăng, dầu cũng tăng khiến giá phân bón khó có khả năng giữ nguyên giá. Việc được mùa lúa, giá xuất khẩu gạo cũng ở mức cao khiến nhu cầu dùng phân bón sẽ tăng hơn trước.
    - Phân bón chuẩn bị cho vụ Hè Thu (tính đến 30/3/2010) đã tương đối đủ.
    Urê
    661,000 tấn
    DAP
    130,000 tấn
    SA
    150,000 tấn
    Kali
    190,000 tấn
    Super lân
    250,000 tấn
    NPK
    1.3 triệu tấn


    - Điều mà các DN sản xuất phân bón băn khoăn là các chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ chưa áp dụng đối với sản xuất.
    - Vụ hè thu 2010 là vụ sản xuất quan trọng thứ hai trong năm chỉ sau vụ đông xuân. Vụ hè thu sẽ cung ứng khoảng 1/3 tổng lượng gạo hàng hóa xuất khẩu (khoảng 2 triệu tấn gạo). Đây cũng là vụ trồng lúa vất vả nhất trong năm vì từ lúc gieo trồng đến khi trưởng thành, cây lúa có nguy cơ giảm năng suất do thời tiết khô hạn, khắc nghiệt. Đến thời điểm thu hoạch, ở vựa lúa gạo cung ứng hơn 90% lượng gạo xuất khẩu cả nước là ĐBSCL thì lại đúng vào mùa lũ khiến việc thu hoạch, phơi phóng gặp rất nhiều khó khăn.
    - Hiệp hội phân bón cho biết, cùng với số tồn kho, lượng phân bón nhập khẩu và sản xuất trong nước chỉ tạm đủ cung cấp cho vụ hè thu sắp tới
    - Tuy nhiên đối với các nhà máy phân bón, hầu hết đều nhập phân tích trữ từ hồi đầu năm, nên đạt lợi nhuận tốt so với Q1/2010.

    IV. Quý 3/2010:
    Từ giữa tháng 9-2010 đến nay, giá phân bón thế giới tăng từ 40-100 USD/tấn, còn giá phân bón trong nước tăng bình quân từ 700 - 1.000 đồng/kg
    • Lý do giá phân bón tăng nhanh
    - Trung Quốc (một thị trường lớn chi phối thị trường thế giới) tăng thuế xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước và dành phân trước vụ mùa mới của nước này.
    - Nhiều nước trên thế giới vào vụ sản xuất chính cây vụ đông, cần dùng phân bón nhiều hơn vụ khác
    - Năm 2010, nhiều nhà máy sản xuất phân bón nghỉ để bảo dưỡng khiến lượng phân bón giảm
    • Lượng phân bón sản xuất trong nước đáp ứng ra sao?
    Hiện, sản xuất Urê trong nước đã đáp ứng được khoảng 50%, phân DAP khoảng 15-20%; còn NPK, phân chứa lân đã đáp ứng đủ. Riêng SA, Kali hầu như phải nhập khẩu toàn bộ. Ở nước ta, cuối tháng 10 này (2010), vụ đông ở miền Nam đã bắt đầu.
    Nhu cầu phân bón cho vụ Đông năm 2010:
    Nguồn cung cần đạt tới 3,6 triệu tấn để đáp ứng nhu cầu, tuy nhiên sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng khoảng 2,5 triệu tấn, như vậy sẽ phải nhập khẩu khoảng 1,1 triệu tấn.
    Nguồn cung phân bón trong nước chín tháng qua đạt 5,4 triệu tấn, trong đó nguồn cung từ sản xuất trong nước khoảng 3,23 triệu tấn, nhập khẩu khoảng 2,17 triệu tấn, đáp ứng đủ nhu cầu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

    V. Quý 4/2010
    Kể từ đầu tháng 11/2010, giá phân bón tại các địa phương đang tăng nhanh và đã ở mức cao nhất kể từ đầu năm
    Urê
    8.000 đồng/kg – 9.000 đồng/kg
    DAP
    12.200 đồng/kg – 14.000 đồng/kg

    - Giá lúa tại ĐBSCL tăng liên tục kể từ đầu tuần và đến ngày 11/11/2010 ở mức 6.500 đồng/kg với lúa hạt dài, lúa IR 50404, còn lúa thơm có giá trên 7.000 đồng/kg. So với tuần trước, giá lúa tăng thêm khoảng 500-700 đồng/kg.
    - Tháng 11/2010, Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo tạm dừng xuất khẩu phân bón đến hết ngày 31-12-2010, trừ phân bón NPK, supe lân và phân bón hữu cơ.

    VI. Dự báo năm 2010 (tuy nhiên đây chỉ là dự báo từ hồi đầu năm 2010, không xác thực)
    Ngân hàng Thế giới (WB) cho rằng năm 2010, giá các loại phân DAP, Kali và Ure sẽ lần lượt giảm khoảng 7,1%, 36,5% và 10% so với mức giá trung bình của năm 2009, xuống còn tương ứng là 300USD/tấn, 400USD/tấn và 225USD/tấn.
    2010E
    +/- vs 2009
    DAP
    300USD/tấn
    -7.1%
    Kali
    400USD/tấn
    -36.5%
    Ure
    225USD/tấn
    -10%


    Nguồn cung phân bón trong nước năm 2010 sẽ tăng lên đáng kể do một số nhà máy sẽ nâng công suất hoạt động. Đơn cử như nhà máy Đạm Phú Mỹ (Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí) sẽ nâng công suất từ 740.000 tấn/năm lên 800.000 tấn/năm vào cuối 2010, nhờ triển khai dự án thu hồi CO2 từ khói thải để sản xuất phân đạm.
    Trên thực tế, giá phân bón đã tăng cao do các nguyên nhân sau:
    Yếu tố nội địa:
    - Giá điện bình quân đối với các ngành sản xuất tăng 6,3% từ 1/6/2010
    - Giá xăng dầu, than, nước cũng đã được điều chỉnh tăng
    - Chênh lệch tỷ giá VND/USD và lãi suất ở mức cao
    - Giá phân được dự báo tăng khoảng 15-17% so với mức giá trung bình của năm 2009.

    VII. Xu hướng tương lai
    - Xu thế thế giới đang chuyển mạnh dùng phân bón hỗn hợp NPK chất lượng cao. Sản phẩm NPK từ công nghệ tiên tiến cho chất lượng cao, hợp lý hóa tối ưu đất và cây trồng, cho năng suất bội thu. Công nghệ tiên tiến này còn giảm được nhiều loại chi phí như kho bãi, vận chuyển, công lao động và đặc biệt bảo vệ được môi trường tốt hơn.
    - Một xu thế khác cũng đang rất thịnh hành trên thế giới đó là sử dụng phân hữu cơ, phân vi sinh. Ngoài vấn đề thân thiện môi trường, nguyên liệu của các loại phân này cũng rất sẵn trong nước. Hiện nay, chúng ta đã có một số DN phát triển sản xuất các loại phân hữu cơ và vi sinh như Cty CP Komix Thiên Sinh, Cty CP Sông Gianh, Cty Quế Lâm... Tuy nhiên, tiềm năng sản xuất phân này vẫn còn rất lớn.
    VIII. Vấn đề tồn tại
    Nhiều ý kiến cho rằng, các DN phân bón Việt Nam chưa hợp tác chặt chẽ với nhau nên không tạo được sức mạnh chung để đối phó với các đối tác nước ngoài. DN nước ta lâu nay hoạt động riêng lẻ, nhập phân bón theo kiểu “mạnh ai nấy làm” với giá luôn ở mức cao nên nông dân thường chịu thiệt thòi, nhất là thời điểm vào vụ mùa.
    DN phân bón cần phải tổ chức lại hệ thống phân phối, để giảm chi phí. Mở rộng hệ thống bán hàng đến các vùng nông thôn để phân bón đến tay bà con nông dân nhanh. Khi nhập thì nhập đón đầu mùa vụ để giảm áp lực chịu lãi ngân hàng và áp lực chịu phí lưu kho, không chịu rủi ro nhiều do thị trường phân bón thế giới biến động.
  7. cng6868

    cng6868 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    280
  8. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    được nhưng chắc khó khớp, ngồi chờ thêm thoi vậy, thứ 2 điều chỉnh cao[r2)]
  9. gerrard7557

    gerrard7557 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    1.473
    Thị trường đang rất nhạy cảm, đừng xoắn lên mà nhảy vào hàng nóng mà không có tiềm năng trong tương lai gần.
  10. cuttrim326

    cuttrim326 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2009
    Đã được thích:
    0
    Sáng này lò dò mua AGC và SDH rồi. Khéo lại sập hầm rồi!

Chia sẻ trang này