Nhận định và chia sẻ cơ hội đầu tư!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dunglotus, 22/10/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4576 người đang online, trong đó có 448 thành viên. 07:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 20937 lượt đọc và 998 bài trả lời
  1. nothingtolove

    nothingtolove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Đã được thích:
    2
    Mã nào bác, cho em vài mã để xem xét có nên vào ko. Đang mất phương hướng:((
  2. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    ủa tối nay nhà mình đi đâu rồi nhỉ??????????
  3. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    uhm nhỉ, mai cuối tuần rồi, chắc các cụ đi chơi rồi, chỉ có mình em mai đi làm, hic.
  4. Cu_Bin

    Cu_Bin Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2010
    Đã được thích:
    0
    có em [r2)][r2)][r2)]
  5. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    http://ox.*********.vn/www/delivery/lg.php?bannerid=299&campaignid=141&zoneid=25&loc=http%3A%2F%2Fvietstock.vn%2FChannelID%2F71%2FTin-tuc%2F170311-rui-ro-cua-thi-truong-chua-co-nhieu-cai-thien.aspx&cb=cc54c1ac44






    ********* Weekly: Tuần 25 – 29/10/2010
    Rủi ro của thị trường chưa có nhiều cải thiện
    (*********) –Những diễn biến hiện tại cho thấy chúng ta khó kỳ vọng thị trường phục hồi mạnh trong tuần sau. Ngược lại, rủi ro của thị trường chưa giảm làm cho bất kỳ một thông tin tiêu cực nào cũng có thể khiến thị trường đi xuống. Dù vậy, chúng tôi vẫn kỳ vọng một vài chỉ số vĩ mô và chính sách sẽ nâng đỡ thị trường.
    I. KINH TẾ TÀI CHÍNH THẾ GIỚI
    Kinh tế thế giới tiếp tục có những dấu hiệu phục hồi nhưng vẫn còn mong manh. Chính sách của hầu hết các quốc gia trên thế giới đều hướng về một sự tăng trưởng bền vững. Mặc dù vậy, đâu đó người ta vẫn còn lo ngại hệ quả của việc chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức và những tranh chấp thương mại giữa các nước.
    Kinh tế Mỹ: Nhiều diễn biến trái chiều
    Kinh tế Mỹ vẫn sẽ phải tiếp tục gồng mình để chống chọi với nhiều khó khăn. Trong đó, thất nghiệp và tiêu dùng suy giảm trở thành một vấn đề quan tâm hàng đầu. Trước thực trạng đó FED buộc phải tiếp tục duy trì lãi suất thấp nhằm khuyến khích người dân tăng chi tiêu để kích thích kinh tế.
    Một số thông tin đáng chu ý khác, số người lần đầu nộp đơn xin nhận trợ cấp thất nghiệp trong tuần giảm 23,000 xuống 452,000 người. Tuy nhiên, lượng đơn xin trợ cấp thất nghiệp vẫn đang ở mức cao. Sản lượng công nghiệp tháng 9 giảm 0.2%, trái với dự báo tăng 0.2% của các nhà kinh tế. Trong khi đó, theo Hiệp hội các nhà bất động sản Mỹ chỉ số thị trường nhà, tăng 3 điểm trong tháng 10. Đây là lần đầu tiên kể từ tháng 6 năm nay, chỉ số này gia tăng trở lại ngay sau khi chương trình tín thuế dành cho người mua nhà lần đầu kết thúc.
    Kinh tế châu Á: Đối mặt với dòng tiền nóng
    Trong thời gian qua dòng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào châu Á giúp cho khu vực này có thêm động lực tăng trưởng. Tuy nhiên, điều này cũng khiến đồng nội tệ của nhiều quốc gia lên giá mạnh, gây trở ngại cho xuất khẩu và tình trạng bong bóng bất động sản xuất hiện. Nhiều chính phủ buộc phải nâng lãi suất nhằm ngăn chặn tác động tiêu cực từ bóng bóng BĐS.
    Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) quý 3 của Trung Quốc tăng trưởng 9.6% so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức 10.3% trong quý 2 và 11.9% trong quý 1/2010. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 9 tăng 3.6% so với cùng kỳ 2009, cao hơn mức 3.5% trong tháng 8. NHTW Trung Quốc (PBOC) bất ngờ tăng lãi suất cho vay và huy động thêm 0.25%, đây là lần đầu tiền PBOC tăng lãi suất trong vòng 3 qua.
    Chứng khoán châu Âu khởi sắc, châu Á phân hóa
    Chứng khoán thế giới có nhiều phân hóa phản ánh tâm lý trái chiều của giới đầu tư về triển vọng kinh tế thế giới. Hầu hết các chỉ số ở châu Âu đều tăng khá mạnh, trong khi đó ở châu Á ngoại trừ Trung Quốc hầu hết các thị trường khác đều giảm điểm.
    [​IMG]II. KINH TẾ TÀI CHÍNH TRONG NƯỚC
    Tỷ giá và lạm phát tiếp tục là một vấn đề nóng trong nền kinh tế Việt Nam tuần này. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng vọt, tỷ giá lên đến mức 20,200 VND/USD đã gây lo ngại cho nhiều người. Bên cạnh đó việc Bộ Tài chính ban hành Thông tư 148 cũng khiến thị trường có một phiên lao đao. Ngoài ra, trong kỳ họp Quốc hội đang diễn ra nhiều vấn đề kinh tế được đem ra thảo luận khiến người dân và nhà đầu tư ”giật mình”.
    Tỷ giá tăng vọt
    Sự biến động của tỷ giá trong tuần một lần nữa thử thách sự kiên nhẫn và lòng tin của người dân. Tỷ giá trên thị trường tự do tăng vọt lên mức 20,200 VND/USD, cao hơn tỷ giá trần tới 700 đồng. Hoạt động đầu tư tỷ giá diễn ra sôi động, do không ít người ”dự báo” NHNN buộc phải phá giá đồng nội tệ thêm một lần nữa.
    Trước tình trạng đó NHNN nhà nước buộc phải tuyên bố ”chưa có phương án điều chỉnh về tỷ giá”. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể lại không nghĩ như vậy, tỷ giá trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu ”hạ nhiêt”, buộc NHNN phải tuyên bố có thể bán ngoại tệ ra để bình ổn thị trường. Tỷ giá trên thị trường tự lập tức điều chỉnh nhẹ khi có tin này và đang ở mức trên 20,000 VND/USD.
    Nguyên nhân, của đợt biến động mạnh của tỷ giá trong thời gian qua được cho là do mất cân đối cung cầu ngoại tệ trên thị trường và tâm lý kỳ vọng của nhà đầu tư. Các doanh nghiệp tăng nhập khẩu dự trữ hàng hóa cho nhu cầu cuối năm thường tăng mạnh, thêm vào đó không ít các khoản nợ bằng ngoại tệ cũng đáo hạn vào giai đoạn này. Ngoài ra, yếu tố không kém phần quan trọng là tâm lý kỳ vọng vào khả năng phá giá của đồng nội tệ làm tăng nhu cầu tích trữ ngoại tệ.
    Chúng tôi cho rằng tình trạng khan hiếm ngoại tệ tiếp tục diễn ra trong thời gian. Những biện pháp can thiệp vào tỷ giá của NHNN sẽ không được kỳ vọng nhiều vì dự trữ ngoại tệ chỉ còn khoảng 9 tuần nhập khẩu. Du vậy, tính toán của chúng tôi cho thấy, cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam năm 2010 vẫn thặng dư nếu không tính đến khoản mục sai số. Điều này cho thấy một lượng ngoại tệ lớn đang được cất giữ trong nền kinh tế do niềm tin của nhà đầu tư sụt giảm. Nhiều khả năng tỷ giá sẽ được duy trì quanh mức 20,000 VND/USD vào những tháng sắp tới nhưng có thể thấp hơn mức này nếu niềm tin vào đồng nội tệ trở lại.
    Giá nhiều mặt hàng vào cuộc đua
    Tháng 10, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Hà Nội tăng 1.22% và Tp.HCM tăng 0.45% khiến không ít nhà dầu tư lo ngại về mốc mục tiêu 8% trong năm nay sẽ bị phá vỡ. Hiện tại, giá hàng hóa đang tăng lên mạnh mẽ khắp mọi nơi do tỷ giá tăng vọt. Xem chi tiết cho thấy các mặt hàng đều thấy ”tiềm năng” tăng giá đều rất lớn. Giá rau xanh và thức ăn tươi sống bán ở các chợ đều đã tăng. Mặt hàng nhập khẩu lại tăng kép bởi cả tỷ giávà giá thế giới đều tăng. Giá gạo cũng tăng lên khá mạnh (trên 5%) trong nửa đầu tháng 10. Ngoài ra, giá xăng một mặt hàng thiết yếu cũng đang rục rịch điều chỉnh khi giá dầu thô đang vượt mức 80 USD/thùng.
    Xét về yếu tố tiền tệ, dù hiện nay lãi suất vẫn khá cao nhưng tăng trưởng tín dụng trong những tháng gần đây vẫn cao. Đặc biệt, cung tiền tính theo năm (YoY) đã tăng vọt từ mức 20.65% trong tháng 7 lên đến 25.56% trong tháng 9. Điều này cho thấy sức ép lạm phát do cung tiền bắt đầu tăng trở lại.
    Xét các yếu tố ảnh hưởng đến lạm phát chúng tôi dự báo CPI tháng 10 tăng trong khoảng 0.7-0.8%, và cả năm sẽ quanh mức 8.3%, vượt mục tiêu 8% của chính phủ.
    Thông tư 148: Nhà đầu tư bị gắn ”chip” theo dõi
    Bộ tài chính (BTC) vừa ban hành Thông tư số: 148/2010/TT-BTC về việc ”Hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng, chống rửa tiền đối với lĩnh vực bảo hiểm, chứng khoán và trò chơi giải trí có thưởng”. Theo nội dung của thông tư này thì tổng giá trị mua bán chứng khoán của khách hàng cá nhân là 200 triệu đồng và tổ chức là 500 triệu đồng/ngày đều phải lập báo cáo để theo dõi.
    Nội dung của quy định này trong Điều 8 – khoản mục b, xếp tương tương với lĩnh vực bảo hiểm và lĩnh vực vui chơi có thưởng. Như vậy, có thể thấy phần nào đó BTC đã xem mua bán chứng khoán trên thị trường tương đương với các hoạt động vui chơi có thưởng và lĩnh vực bảo hiểm có nhiều rủi ro gian lận cao hơn. Hoạt động đầu tư chứng khoán từ một chỗ đóng vai trò quan trọng trong việc vận hành của nền kinh tế đến chỗ được xem là ”casino”.
    Với việc số tiền giao dịch là 200 và 500 triệu đồng/ngày sẽ bị theo dõi dẫn đến hàng 100 nghìn nhà đầu tư bị lập báo cáo theo dõi. Ngoài ra, với giá trị giao dịch thị trường khoảng 2,000 tỷ đồng/phiên thì các cơ quan nhà nước cũng phải xử lý hàng nghìn báo cáo mỗi ngày. Không những vậy, giao dịch trên thị trường chứng khoán được quay vòng rất nhanh và thường giá trị lớn giao dịch mỗi ngày 200 triệu đối với nhà đầu tư cá nhân và 500 triệu đồng đối với tổ chức là quá nhỏ. Thực tế đó không thể xem mua bán chứng khoán trên sàn là hoạt động rửa cần phải theo dõi.
    Chúng tôi cho rằng, quy định này ảnh hưởng đến tâm lý các nhà đầu tư trên thị trường. Mặc dù, về nguyên tắc họ không ”mất thêm” một khoản chi phí nào từ quy định này. Chúng tôi thiết nghĩ quy định nên sửa lại là ”đóng vào hay rút ra khỏi tài khoản giao dịch chứng khoán” mới bị theo dõi thay vì giao dịch mua bán chứng khoán thì sẽ hợp lý và thực tế hơn.
    III. THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    Thị trường chứng khoán lại tiếp tục có một tuần giao dịch ảm đạm, HNX-Index đã có tuần thứ 5 sụt giảm liên tiếp, trong khi đó VN-Index đã có tuần thứ 2 mất điểm. Thanh khoản của thị trường gia tăng trong nhưng phiên giảm điểm nhưng dòng tiền vẫn đang rất yếu. Giao dịch của khối ngoại cũng trở nên thận trọng trước diễn biến không mấy thuận lợi của thị trường.
    Kế thúc tuần giao dịch VN-Index mất 13.18 điểm, tương đương 2.88% về mức 445.21 điểm. Trong khi đó HNX-Index lao dốc mạnh mẽ về mức 111.32 điểm, giảm 6.99%, đây là tuần thứ 5 liên tiếp chỉ số này sụt giảm với tổng cộng 16.5% kể từ ngày 21/09 đến nay và đấy cũng là mức thấp nhất của HNX-Index trong vòng 18 tháng qua.
    Dù là một tuần mất điểm mạnh nhưng điểm tích cực là thanh khoản của thị trường đã gia tăng đáng kể so với tuần trước. Trên HoSE, khối lượng giao dịch đạt trung bình 31 triệu đơn vị/phiên, tăng 25%, giá trị đạt 779 tỷ đồng/phiên, tăng 15% so với tuần trước. Trong khi đó, trên HNX, khối lượng giao dịch trung bình đạt 25 triệu đơn vị, giá trị đạt 505 tỷ đồng, lần lượt tăng 34% và 20% so với tuần trước.
    Giao dịch của khối ngoại trở nên thận trọng hơn với giá trị mua ròng trước đạt 217 tỷ đồng trên HoSE và 23 tỷ đồng trên HNX, giảm gần 30% so với tuần. Hoạt động mua ròng của khối ngoại chủ yếu tập trung vào một nhóm cổ phiếu nhất định. Và động thái mua ròng theo chiều hướng nâng đỡ thị trường. Mã cổ phiếu được khối ngoại ưa thích vẫn là các mã DPM, BVH, HPG. Tuần này khối ngoại bán ròng khá mạnh SJS.
    Nhiều mã cổ phiếu tiếp tục có sự biến động mạnh, HTV tuần thứ 3 liên tục đứng trong nhóm cổ phiếu giảm mạnh nhất trên sàn và đã có 8 phiên giảm sàn liên tiếp đồng thời gần như mất thanh khoản. AAA cũng chịu chung số phân khi giảm hơn gần 70% trong hơn 1 tháng qua. Hầu hết các mã cổ phiếu đều giảm mạnh kể cả những cổ phiếu của những doanh nghiệp có kết quả kinh doanh tốt.
    Điểm một số nguyên nhân khiến thị trường giảm mạnh
    Với những diễn biến không mấy thuận lợi của lạm phát, tỷ giá khiến thị trường phản ứng một cách tiêu cực. Ngoài ra, Thông tư 148 như một ”giọt nước làm tràn ly” khiến tâm lý nhà đầu tư càng bi quan trước phản ứng chính sách của các cơ quan quản lý. Mặc dù tâm lý bắt đáy đã xuất hiện vào phiên giao dịch thứ 3 khi thị trường giảm mạnh nhưng điều đó vẫn không đủ để cứu thị trường trong một xu thế không mấy tích cực.
    Việc VN-Index tăng vào cuối phiên của 2 ngày giao dịch cuối tuần được xem là do hành động ”cứu thị trường”. Chỉ có một số mã chủ chốt được đẩy lên trong đó có đóng góp bởi lực mua của khối ngoại. Điều này cho thấy xu thế của thị trường vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn.
    Giao dịch tuần qua đã gia tăng nhưng vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy dòng tiền sẽ quay trở lại. Việc lãi suất huy động của các ngân hàng giảm chủ yếu là từ sự ”đồng thuận” xét về tín hiệu cung cầu thì xu thế giảm lãi suất vẫn chưa diễn ra. Như vậy, khó có thể kỳ vọng vào một dòng tiền mới vào thị trường trong thời gian tới.
    IV. NHẬN ĐỊNH THỊ TRƯỜNG TUẦN 25 – 29/10/2010
    Tuần giao dịch tới hầu hết các chỉ số vĩ mô tháng 10 sẽ được công bố. Chúng tôi kỳ vọng CPI cả nước sẽ tăng mằn trong mức dự báo 0.7-0.8%. Diễn biến tỷ giá trên thị trường sẽ dịu dần do những can thiệp của NHNN và tâm lý người dân dần ổn định. Với các chỉ số vĩ mô khác chúng tôi kỳ vọng không quá tiêu cực. Đây sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho thị trường.
    Khối ngoại có thể tiếp tục mua ròng để nâng đỡ thị trường. Tuy nhiên, lượng mua ròng đang giảm dần và khó có thể là một ”vị cứu tinh” cho thị trường như cách đây 2 tuần. Ngoài ra, có thể tâm lý nhà đầu tư sẽ ổn định hơn sau khi trải qua một tuần với nhiều thông tin ”tồi tệ”. Chúng tôi cũng kỳ vọng dòng tiền bắt đáy sẽ xuất hiện khi cổ phiếu giảm khiến cho giao dịch sẽ sôi động hơn.
    Những diễn biến hiện tại cho thấy chúng ta khó có một kỳ vọng thị trường phục hồi mạnh trong tuần sau. Ngược lại, rủi ro của thị trường chưa giảm khiến cho bất kỳ một thông tin tiêu cực nào cũng có thể khiến thị trường đi xuống. Dù vậy, chúng tôi vẫn kỳ vọng một vài chỉ số vĩ mô và chính sách sẽ nâng đỡ cho thị trường.
    V. PHÂN TÍCH KỸ THUẬT
    VN-Index – Đang đi vào giai đoạn quyết định
    Giá đã sideway trong suốt 2 - 3 tuần nay và chưa phá vỡ được thế cân bằng. Điều này khiến cho các công cụ phân tích trend ngắn hạn như MA ngắn ngày, Parabolic SAR, MACD... liên tục cho tín hiệu nhiễu. Điều này sẽ làm cho việc phán đoán các dao động ngắn hạn trở nên hết sức khó khăn.
    Theo lý thuyết sóng Elliott, thị trường đang đi vào sóng 5 của sóng c lớn (nằm trong sóng 2 giảm điểm). Thông thường những sóng này sẽ biến động khá phức tạp và hay đi ra ngoài quy luật. Vì vậy, nếu quá chú ý vào những biến động nhỏ, nhà đầu tư có thể sẽ gặp phải những trở ngại lớn và bị thua lỗ trong trading.
    Khoảng thời gian quyết định xu hướng là 3 – 4 tuần tới. Chúng tôi cho rằng sự cân bằng rất có thể sẽ bị phá vỡ trong giai đoạn này. Việc dự báo sẽ không quan trọng bằng chiến lược phòng ngừa rủi ro. Ngưỡng cắt lỗ cho những nhà đầu tư đã mua trong giai đoạn vừa qua theo quan điểm chúng tôi là 420 - 425 điểm. Vì khi thủng vùng này cũng đồng nghĩa với việc phá vỡ những ngưỡng chống đỡ dài hạn cuối cùng (Fibonacci Retracement 50.0%, SMA 500...) nên việc bán ra để mua vào thấp hơn (375 – 385 điểm) là điều nên làm.
    [​IMG]Dow Jones – Lực đỡ bên dưới khá mạnh
    Dù phải đối mặt với áp lực điều chỉnh rất lớn trong ngắn hạn từ cận trên của kênh giá tăng và những phân kỳ giá xuống của các chỉ số chính nhưng Dow Jones vẫn không giảm mạnh.
    Theo Cycle Line, giá đang rơi vào chu kỳ điều chỉnh. Tuy nhiên, với sự nâng dần độ cao của vùng đệm MA thì khả năng test lại cận dưới của kênh giá là không lớn. Rất có thể chu kỳ điều chỉnh lần này của thị trường Mỹ sẽ là sự trượt ngang bên trên các vùng chống đỡ mạnh hơn là sự đổ dốc.
    Giới phân tích kỹ thuật phần lớn cho rằng sự thoái lùi trong ngắn hạn sẽ mở ra cơ hội cho những nhà đầu tư đã chốt lời trước đó hoặc chưa kịp tham gia thị trường.
    [​IMG]VI. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG TUẦN 11 – 15/10/2010
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]Hồ Bá Tình – Nguyễn Quang Minh

  6. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    về ròi đây..sao mà đểu, hàng này toàn hàng giá trị chứ lướt lát gì ba cái này.. ko thích nghe em ko ép[-X
  7. maker

    maker Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/08/2010
    Đã được thích:
    2.084
    có em với bác canh nhà thôi hả=))=)) em mới đi về [r2)][r2)][r2)]
  8. nguyentranhung

    nguyentranhung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/05/2010
    Đã được thích:
    0
    http://www.youtube.com/watch?v=QHpvlr_kG6U
  9. dunglotus

    dunglotus Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    1
    chào mừng bác vào nhà em [r2)][r2)][r2)]
  10. nothingtolove

    nothingtolove Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Đã được thích:
    2
    1. Hàng siêu trường là hàng có kích thước thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên phương tiện đường hộ có:

    Chiều rộng trên 2,5 mét;

    Hoặc chiều cao trên 4,2 mét tính từ mặt đất;

    Hoặc chiều dài trên 20 mét:

    2. Hàng siêu trọng là hàng có trọng lượng thực tế mỗi kiện hàng không tháo rời ra được trên 30 tấn

    Rất nặng mông=)) Joking chút chơi[:D]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này