Nhận định về FPT. Hãy đọc bài này trược khi quyết định mua hay bán FPT

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vnstocks, 03/08/2007.

4499 người đang online, trong đó có 554 thành viên. 18:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 5381 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. SMSLover

    SMSLover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/10/2006
    Đã được thích:
    0
    Bác ơi bác có nhầm nhọt không ADSL mà phục vụ an ninh quốc gia á
    Mạng đường trục cua VN ảnh hưởng đến an ninh thì VNPT,Viettel, EVN nắm hết về lĩnh vực này FPT không thể theo kịp các đại gia trên
    Hệ thống mạng của FPT chỉ khai thác được những dịch vụ rẻ tiền ADSL thôi, chết lúc nào không biết.
  2. vnstocks

    vnstocks Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    12
    Hiiiii, da noi la bí mật quốc gia mà. Thì phải đúng sai, sai đúng chứ.
  3. prucan

    prucan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2007
    Đã được thích:
    0
    nếu ngày mai các hãng ĐTDĐ ko chọn FPT làm NPP nữa, thì thằng này tèo 100%

    tớ cũng dính chưởng khá nặng của thằng này
  4. immonenyeuem

    immonenyeuem Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2006
    Đã được thích:
    0
    Một bài mà quyết định được cả mua và bán thì để làm gì?!!!! Các bác thổi cho nó lên trên 300 giùm em điiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiiii



    Được immonenyeuem sửa chữa / chuyển vào 19:57 ngày 03/08/2007
  5. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    FPT đang đi vào vết xe đổ của VF1, đang đánh mất uy tín với tất cả các thành phần tham gia thị trường (không như VF1 vẫn được các quỹ và công ty chứng khoán đưa tay ra đỡ) cho nên FPT về 150 nhiều người vẫn run không dám ra tiền đâu. Có vẻ như các quỹ và tổ chức lớn đang quyết tâm dìm thằng FPT này xuống tận bùn đen không cho ngóc đầu lên nổi nữa rồi.
  6. sontraha

    sontraha Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/07/2002
    Đã được thích:
    2
    Ai có thì lãi rồi thì bán không đành kep thui dính phải cái HĐQT này chán thật. ANh em quyết đợi nó về 15o rồi múc
  7. vnn1269

    vnn1269 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    10/04/2002
    Đã được thích:
    0
    FPT có thể nói là 1 HTX kinh doanh tổng hợp, nghĩa là họ sẽ kinh doanh bất cứ gì mà họ cho là có thể đem lại tiền. Nhưng các lĩnh vực chính đem lại một số thành công nhất định cho FPT có thể nói là pp đtdđ, CNTT và đào tạo về CNTT. Trong đó, pp đtdđ là ngành đem lại nhiều tiền nhất cho FPT, đào tạo về CNTT thì FPT đã thành công với FPT-Aptech và mô hình Aptech ngày càng được nhân rộng, đích tiếp theo là ĐH FPT, nhưng đến đây thì có lẽ quá tham lam rồi, vì thực chất chỉ mới có cái tên trường, địa điểm thì ko có phải treo bảng tên trường ngay tổng hành dinh FPT.Còn CNTT thì đem lại nhiều tai tiếng nhất, từ gia công phần mềm, lắp ráp máy tính (Elead) hay phân phối laptop cho đến các dịch vụ về hosting, internet..., riêng khoản gia công phần mềm thì FSOFT TPHCM là anh được giới CNTT VN ớn nhất, còn FSOFT Hà Nội thì thật sự làm được việc, nhưng 1 con én ko làm nên mùa xuân. Nên lợi nhuận từ khoản này có thể nói là rất kém (vì khách hàng vì tiếng tăm, vì quan hệ mà đến với họ 1 lần rồi ra đi mãi mãi). Lãnh đạo FPT biết rõ điều đó, nên khi miếng bánh pp đtdđ bị cướp mất, họ biết ko thể trông mong gì vào CNTT và đào tạo CNTT, nên nếu muốn kiếm tiền ngay, thật nhanh và thật nhiều, họ phải chuyển sang lĩnh vực...tài chính. Và họ nghĩ là mình có kinh nghiệm từ những lần triển khai dự án về core banking, về accounting software, về stock software....Thế nhưng, lãnh đạo FPT thừa biết bấy nhiêu đó chưa đủ, khiếm khuyết lớn nhất vẫn là con người, nên các bác nếu để ý sẽ thấy FPT đang ráo tiết tuyển dụng nhân sự chuyên ngành tài chính, ngân hàng bằng mọi kênh có thể để lắp chỗ trống này. Nói tóm lại, FPT sẽ có thể xoay sở tạo ra lợi nhuận và phát triển trong ngắn hạn và trong sự bao bọc, che chở của các chú, các bác nhưng trong dài hạn với cách làm ăn chụp giựt này đầu tư vào FPT là hết sức mạo hiểm.
  8. just_lose_it

    just_lose_it Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/12/2004
    Đã được thích:
    0
    Hehê, các bác cứ phân tích FPT nào là rút ruột công ty mẹ, ôm đồm nhiều lĩnh vực xa rời gốc công nghệ thông tin, vân vân ... Nhưng có một điều các bác lại quên, gốc đã to đương nhiên phải sinh ra nhiều cành.
    Lại nói về gốc của FPT, nếu có phải xa rời việc sản xuất mì gói để bon chen bán máy vi tính, thì tình hình hiện nay có vẻ như FPT vẫn dễ dàng hơn.
  9. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    Điều gì khiến giá cổ phiếu FPT giảm mạnh?


    (ĐTCK-online)Kể từ ngày chia tách cổ phiếu (21/5/2007) theo tỷ lệ 2:1 (2 cổ phiếu cũ được nhận thêm 1 cổ phiếu mới) đến nay, giá cổ phiếu FPT liên tục suy giảm, với mức giảm lên đến trên 100.000 đồng/CP (từ 378.000 đồng/CP xuống còn 245.000 đồng/CP vào 31/7/2007). Là 1 trong 3 cổ phiếu có mức vốn hoá thị trường lớn nhất tại sàn TP. HCM (cùng với VNM và STB), việc FPT giảm mạnh đã kéo theo VN-Index giảm mạnh.


    Bối cảnh

    Sau đợt chia tách cổ phiếu ngày 21/5, giá cổ phiếu FPT có dấu hiệu giảm, nhưng mức 300.000 đồng/cổ phiếu vẫn được nhiều NĐT xem là mức hỗ trợ và thực tế, giá FPT vẫn dao động trên ngưỡng này. Ngày 13/7 là ngày kém may mắn với FPT khi mức hỗ trợ bị xuyên thủng và rơi vào tình trạng giảm giá sâu và liên tục.

    Ngày 13/7 cũng là ngày mà NĐT nước ngoài bắt đầu tăng mạnh lượng bán ra .



    Nguyên nhân

    Thứ nhất, FPT bị ?oloãng? thương hiệu. Cổ phiếu FPT giảm giá là do ảnh hưởng từ việc Công ty mở rộng lĩnh vực kinh doanh. Cụ thể, FPT đã bước chân vào lĩnh vực tài chính (với 3 định chế: FPT Securities, FPT Bank và FPT Capital), bất động sản (FPT Land) và bán lẻ (FPT Retails).

    Thực ra, FPT chưa từng được coi là tập đoàn công nghệ thông tin, vì từ trước đến nay lợi nhuận của Tập đoàn FPT do 2 đơn vị kinh doanh điện thoại di động là FDC và FMB đóng góp phần lớn. Trong khi đó, các lĩnh vực FPT mở rộng kinh doanh đều có khả năng thành công cao và đã được sự đồng ý của ĐHCĐ từ đầu năm, chứ không phải cho tới tận bây giờ.

    Khi bước chân vào lĩnh vực xuất khẩu phần mềm, FPT đã từng gặp thất bại, nhưng đến thời điểm này Công ty Phần mềm FPT (FPT Software) trở thành ?ocánh chim đầu đàn? trong lĩnh vực xuất khẩu, gia công phần mềm với doanh số năm 2006 đạt 16,5 triệu USD là minh chứng cũng như phần thưởng cho việc FPT dũng cảm khai phá lĩnh vực kinh doanh mới.

    Riêng lĩnh vực tích hợp hệ thống và giải pháp phần mềm, FPT đã thể hiện rõ tham vọng khẳng định đẳng cấp và vươn ra tầm châu lục khi hợp nhất 3 đơn vị kinh doanh gồm: Công ty Hệ thống thông tin, Công ty Giải pháp phần mềm và Trung tâm dịch vụ ERP, thành một công ty hợp nhất lấy tên Công ty Hệ thống thông tin (FIS). Sự kiện này được tiến hành đồng thời với quá trình đăng ký niêm yết cuối năm 2006, hoàn tất vào Quý I/2007, khẳng định FPT đặt tham vọng thâu tóm thị trường nội địa, đồng thời chuẩn bị nội lực để vươn ra thị trường thế giới.

    Như vậy, có thể thấy FPT vẫn chú trọng đến ?ogốc? công nghệ thông tin và cho đến thời điểm này, xét về xuất khẩu phần mềm hay tích hợp hệ thống, FPT vẫn là công ty số 1 và khó có đối thủ trong nước nào có thể theo kịp. Do đó, việc FPT mở rộng lĩnh vực kinh doanh khó thể là ?ođộng cơ? khiến cổ phiếu FPT giảm giá.

    Thứ hai, ảnh hưởng của thị trường. Việc cổ phiếu FPT giảm giá là do sự sụt giảm chung của toàn thị trường. Báo cáo bi quan của các tổ chức nước ngoài như Merrill Lynch, HSBC gần đây cũng như Chỉ thị 03/2007/CT-NHNN đã tạo tâm lý xấu cho NĐT. Khi thị trường giảm giá, FPT cũng giảm giá theo với mức giảm tương đối mạnh khi xét theo giá trị tuyệt đối, bởi FPT có thị giá khá cao.

    Thứ ba, động thái bán ra của cổ đông lớn. Ngày 6/7, hơn 1 triệu cổ phiếu FPT được Tập đoàn TPG Venture bán ra theo phương thức thỏa thuận ngay sau khi thời hạn cam kết nắm giữ 6 tháng kết thúc khiến tâm lý NĐT dao động và băn khoăn: ?oTiêu chí lựa chọn đối tác chiến lược của FPT là gì??. Tâm lý NĐT cũng bị ảnh hưởng khi với tỷ lệ sở hữu dưới 5%, cả 2 đối tác chiến lược (TPG và Intel Capital) mà FPT lựa chọn đều có thể bán cổ phiếu FPT vào bất cứ thời điểm nào mà không cần đăng ký. Trong khi đó, một số thành viên HĐQT FPT lại đăng ký bán một phần cổ phiếu FPT đang nắm giữ. Việc nhiều cổ đông lớn của FPT bán cổ phiếu trong khi thị trường đang có xu hướng giảm đã khiến giá cổ phiếu FPT tụt dốc.



    Nhận định

    Việc cổ phiếu FPT giảm giá khiến VN-Index bị mất điểm là có thực, nhưng đây là diễn biến bất khả kháng. Một dấu hiệu tích cực là giá FPT giảm nhưng khối lượng giao dịch đã tăng khá mạnh so với thời điểm trước đó, chứng tỏ nhiều NĐT đặt niềm tin vào sự tăng trưởng của FPT. NĐT nước ngoài cũng tích cực mua vào sau khi giá FPT đã giảm mạnh.



    Ngoài ra, FPT đã công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2007. Theo đó, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của FPT đạt 506 tỷ đồng, tương đương với 64% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Điều này cho thấy, FPT vẫn giữ được mức tăng trưởng hấp dẫn. Do đặc thù kinh doanh nên cuối năm nay con số doanh thu và lợi nhuận của Công ty Hệ thống thông tin sẽ rất ấn tượng, thêm vào đó, CTCK FPT sẽ đi vào hoạt động trong tháng 8/2007, kỳ vọng hai đơn vị này sẽ đóng góp nhất định vào sự tăng trưởng của FPT.

    Gần như đã trở thành quy luật, thị trường tăng trưởng nóng sẽ sụt giảm và ngược lại, khi thị trường giảm quá sâu cũng là lúc đà tăng trưởng bắt đầu.
  10. leader1102

    leader1102 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/06/2007
    Đã được thích:
    1
    "Nghệ thuật" mua rẻ cổ phiếu
    Thứ tư, 25/07/2007




    ?oQuy luật? chung của nhiều thị trường chứng khoán là thường vào những ngày kỷ niệm lớn, chỉ số của thị trường sẽ được đẩy lên bằng cách tăng mua và giảm bán cổ phiếu (CP). Tuy nhiên, trong ngày đánh dấu 7 năm hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam (20/7/2007), Chỉ số VN Index lại giảm, gây tâm lý bất ổn cho nhiều nhà đầu tư.

    Theo nhiều nhà đầu tư trong nước, mã chứng khoán FPT trở thành tâm điểm chú ý của thị trường trong phiên giao dịch ngày 20/7, vì chứa đựng nhiều yếu tố liên quan tới nhà đầu tư nước ngoài (ĐTNN) - đối tượng đầu tư có tính kỷ luật và tinh thần xây dựng thị trường cao. Trong vòng 1 tuần qua, giá CP này liên tục giảm xuống dưới mức giá chào sàn (400.000 đồng/CP), trong khi có một số thông tin hỗ trợ rất tốt như lợi nhuận quý II/2007 đạt tới 30 triệu USD, việc mở rộng các hoạt động kinh doanh...

    Nghịch lý này được giới phân tích giải thích rằng, đang có một cổ đông chiến lược của FPT muốn bán ra tới hơn 10 triệu CP. Đây là một khối lượng lớn và có ảnh hưởng quan trọng tới số lượng CP trung bình được giao dịch trên thị trường, nên dù đã có nhiều tổ chức nước ngoài khác và nhà đầu tư trong nước mua vào, nhưng giá vẫn giảm đều ngay sau thời điểm chia thưởng. Hơn nữa, có ý kiến nhận xét rằng, sở dĩ có hiện tượng nhà đầu tư chiến lược bán CP ra là do họ không còn tin tưởng vào kế hoạch phát triển của đơn vị này khi các ngành nghề hoạt động quá đa dạng, hút mạnh vốn đầu tư từ nguồn lợi nhuận của quý II/2007 và làm ảnh hưởng tới mức chi trả cổ tức.

    Thực ra, quá trình diễn ra nghịch lý giảm giá của CP FPT là bình thường nếu như thị truờng chứng khoán Việt Nam không kéo dài tình trạng điều chỉnh giảm. Các chuyên gia cho rằng, với xu thế thị trường đang mất cân bằng về nguồn vốn cung cho thị trường, cũng như cơ hội đầu tư giữa nhà đầu tư trong nước và nhà ĐTNN thì nghịch lý giảm giá sẽ còn diễn ra với nhiều loại CP tốt. Lý do là, về bản chất, quy luật cung - cầu của thị trường chứng khoán được tạo nên bởi rủi ro của người này chính là may mắn của người khác.

    Khi chiếm lợi thế về nguồn vốn, nhà ĐTNN sẽ tạo thêm sức ép lên những nhà đầu tư khác, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ trong nước. Việc tạo sức ép phải bán CP với giá rẻ, thậm chí cực rẻ được tạo ra không chỉ từ mục đích lợi nhuận, mà còn là để chứng minh đẳng cấp của những người kinh doanh chứng khoán. Do đó, việc FPT giảm giá mạnh trong thời gian dài chỉ là một ví dụ nhỏ khiến nhiều nhà đầu tư trong nước phải nhìn nhận và cái gật đầu thán phục sẽ xuất hiện khi nhà ĐTNN đẩy giá CP lên sau khi đã ?odìm giá? để mua.

    Nếu nhìn nhận cách chơi của nhà ĐTNN trong thời gian qua có thể thấy, họ đã thể hiện bản lĩnh của mình ở cả 2 sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội lẫn TP.HCM. Tại sàn Hà Nội, các mã CP nằm trong diện nghịch lý giảm cũng có tính chất giống như FPT ở TP.HCM. Đó là những mã CP loại blue-chips vẫn còn ?oroom? để nhà ĐTNN nắm giữ thêm.

    Đơn cử như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), trong khi mức giá chuyển nhượng 10% cổ phần công ty ở mức 170.000 đồng/CP cho nhà ĐTNN thì thực tế thị giá của cổ phiếu này vẫn giảm quanh mức 160.000 đồng/CP dù thông tin về lợi nhuận và hoạt động doanh nghiệp rất tốt, đạt vị trí đứng đầu đối với các mã CP ở sàn Hà Nội. Theo giới quan sát, rõ ràng việc lựa chọn đầu tư và cách ?olàm giá? đối với những CP điển hình là có sự tính toán kỹ lưỡng. Nếu họ quyết tâm đầu tư dài hạn thì việc ?odìm giá? CP là tất yếu vì đó là ?ocơ hội vàng? để nắm giữ CP tốt, giá rẻ.

    Có thể nói, sự bắt đầu của chiến dịch ?odìm giá? mà nhà ĐTNN tiến hành đã không còn xa lạ gì với nhiều nhà đầu tư trong nước có kinh nghiệm. Tuy nhiên, để nắm bắt thời điểm và làm theo nhà ĐTNN không dễ. Ở đây, yếu tố thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng. Theo giám đốc một công ty chứng khoán tại TP.HCM, ngoài hạn chế về vốn, nhà đầu trong nước khó theo kịp nhà ĐTNN vì thiếu tính chủ động trong thông tin (vốn là một loại ?ovũ khí? lợi hại trên thị trường chứng khoán).

    Hiện nhà đầu tư trong nước chỉ nhận và xử lý thông tin từ các doanh nghiệp và tổ chức khác, trong đó có nhiều tổ chức tài chính nước ngoài, còn nhà ĐTNN khi đã là cổ đông lớn của các doanh nghiệp và có ảnh hưởng nhất định nên thông tin đến với họ thuận tiện hơn nhiều. Chẳng hạn, để công bố việc chia tách CP thưởng hay tăng vốn, doanh nghiệp phải lấy ý kiến của cổ đông. Và trước đó, hội đồng quản trị phải họp và đưa ra tỷ lệ chia tách, cũng như kế hoạch đầu tư và cổ đông lớn đương nhiên sẽ biết trước.

    Cũng theo vị giám đốc này, đến nay chưa ai có thể xác định được các tổ chức nước ngoài có liên kết với nhau về thông tin hay không. Do đó, tuy đã cảnh giác với những thông tin của tổ chức nước ngoài đưa ra, nhà đầu tư nhỏ lẻ vẫn phải mất thời gian (khoảng một vài ngày) để xác minh và phân tích. Khoảng thời gian này cũng đã trở thành ?ocơ hội vàng? cho các nhà ĐTNN khi muốn thực hiện việc mua hay bán CP. Thực tế cho thấy, với cách mua CP vào với giá rẻ của ĐTNN trong 2 tháng qua và những nhận định không tốt của các tổ chức nước ngoài đã ngược chiều nhau. Theo các nhà đầu tư chứng khoán giàu kinh nghiệm, việc kết hợp giữa thông tin xấu và tạo ra nghịch lý giảm giá CP là ?onghệ thuật? kinh doanh chứng khoán của nhà ĐTNN. Điều này phần nào lý giải vì sao chỉ số chung của thị trường chứng khoán vẫn giảm trong ngày cuối tuần qua.

Chia sẻ trang này