Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2366 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 05:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192117 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. Canada01

    Canada01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2011
    Đã được thích:
    12.105
    Cơ bản quan điểm đầu tư ck của Bác và Bác nđt 70 khác hoàn toàn nhau, nên khó so sánh hay tranh luận ở đây được. Một đằng mua đt 2,3,5,10 năm( như kiểu của NN ) , một đằng là lướt chơi theo T+ 3, thậm Chí T+0, 1,2.... Sao nhỏ lẻ theo kịp được ? Vả lại mua cp nắm giữ lâu dài thì vài ba năm thì đã bán đâu mà kêu lỗ, lãi ..... .
    Mình mua PTB giá 27 lên 30 ko bán, xuống 22 ko cắt lỗ, giờ vẫn giữ, biết là chẳng việc gì nên vẫn giữ. Blf giá cao hơn lúc nóng rồi, giờ chắc ít người lỗ. Biết đâu cuối năm hay sang năm ai hold cmx và blf lại là mốt thời thượng ?
    Nên ko nên đoán mò... Nhận định phải có cơ sở, có lý luận logic, nhìn thực lực và tương lai dn. Loại như blf và cmx là 2 dn nằm trọng vùng trọng điểm của TS mà xoá sổ thì còn vùng nào PT đây ? Giờ nó kém mới có giá này, nó mà tốt thì mua sao nổi, giống ICF mấy ngày CE rồi ?
    Nên nói gì , làm gì Cần khách quan và rộng lượng một tý.
  2. Canada01

    Canada01 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/12/2011
    Đã được thích:
    12.105

    Rồi bạn sẽ thấy blf sẽ ko chết đâu.
  3. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nợ xấu vẫn tăng cao đó là thống kê mới nhất của chính phủ , điều đó nói nên rằng doanh nghiệp vẫn đang rất bi đát và khó vẫn chồng khó...việc kéo , kích , đẩy giá cp là chuyện bình thường nhưng lợi nhuận doanh nghiệp thời gian tới sẽ ko tăng mà thụt giảm đấy mới là cái đang lo và cửa giảm Ls lại ko còn cạnh tranh khi vào TPP có thể là con dao kết liễu doanh nghiệp sơm hơn thôi ...bảo trọng , PX đem nốt tiền gởi tiết kiện đây
  4. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    KHi đầu tư một món hàng , thì việc kiểm soát mức sinh lời của món hàng đó là việc cần thiết , nếu giá trị món hàng đó tăng bất thường nhưng mức sinh lợi ko tăng mà lại giảm đi thì việc cutloss là điều cần thiết
  5. gloomboom

    gloomboom Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/04/2012
    Đã được thích:
    115
    Giơf mới là lúc rút tiết kiệm ra chơi lại chứ bác ? Sắp bế mạc QH rùi mà ?
  6. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Nhiều bác hỏi PX bác rồi CP tăng thì có buồn ko ? ...thật ra mà nói nếu PX ko bán mà cứ khư khư giữ thì liệu nó có tăng nổi ko ? đây mới là mấu chốt của vấn đề ...hì hì
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tăng 37% hàng xuất khẩu khi ký kết TPP

    Trong vài năm đầu sau khi gia nhập TPP, lượng hàng hóa xuất khẩu của VN vào thị trường các nước tham gia hiệp định này sẽ tăng khoảng 37%, GDP của VN cũng có thể tăng 10 - 11%.

    Ngày 21.11, ở Trường đại học Cần Thơ, Đại sứ Mỹ tại VN David B.Shear đã có bài phát biểu về cơ hội và thách thức của VN khi gia nhập Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP). Đại sứ Shear cũng đề cập lợi ích mà TPP mang lại cho kinh tế VN nói chung, ĐBSCL nói riêng.
    Hiện tại, TPP đang được Mỹ, VN và 10 nước khác là Úc, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru và Singapore đàm phán để xây dựng một thỏa thuận tự do thương mại đa phương, giúp thúc đẩy phát triển kinh tế ở Thái Bình Dương.

    Đón đầu lợi thế

    Theo ông David B.Shear, khi TPP được ký kết, trong ngắn hạn, hiệp định này sẽ lập tức gửi đi một tín hiệu tích cực đến cộng đồng đầu tư quốc tế. Qua đó, độ tin cậy của cộng đồng quốc tế đối với thị trường VN sẽ tăng lên. Thậm chí, Đại sứ Shear khẳng định ngay cả trước khi được chính thức phê chuẩn, cảm nhận về thị trường VN cũng trở nên tốt hơn. Tháng 8 vừa qua, một nhóm hơn 30 lãnh đạo cao cấp của các tập đoàn từ Hồng Kông đã sang VN để tìm hiểu khả năng đầu tư vào các dự án sợi, dệt, nhuộm nhằm đón đầu và khai thác những lợi thế TPP sẽ mang lại.

    Mặt khác, VN có thể hưởng lợi khi rộng cửa vào thị trường Mỹ và các nước tham gia TPP nhờ vào việc giảm thuế đối với nhiều mặt hàng xuất khẩu then chốt của VN. Trả lời báo giới, ông Shear ước tính trong vài năm đầu sau khi gia nhập TPP, lượng hàng hóa xuất khẩu của VN vào thị trường các nước tham gia hiệp định này sẽ tăng khoảng 37%, GDP của VN cũng có thể tăng 10 - 11%. Những lĩnh vực có chuyển biến ngay là hàng giày dép, trang phục, hàng nông sản xuất khẩu, trong đó có tôm, cá tra, ba sa của ĐBSCL.
    Về lâu dài, theo Đại sứ Shear, với TPP thì VN có thể hội nhập sâu hơn vào chuỗi cung ứng ở khu vực và trên toàn cầu. Từ đó, các phát minh sáng tạo sẽ đem đến nhiều cơ hội hơn để chuyển lên tầng nấc cao hơn trong chuỗi giá trị thị trường. Ông đưa ra ví dụ là trong lĩnh vực nông nghiệp vốn rất quan trọng đối với ĐBSCL, TPP sẽ mở rộng cửa cho nhiều thiết bị và công nghệ nông nghiệp hiện đại giúp tăng hiệu quả, lợi nhuận, khả năng cạnh tranh.

    Cơ hội từ 2 phía

    Bên cạnh các lợi thế cả trong ngắn lẫn dài hạn, Đại sứ Mỹ cũng thừa nhận có một số ý kiến e ngại sớm tham gia các hiệp định tự do thương mại sẽ khiến nhiều nước thua thiệt do chưa kịp phát triển. Tuy nhiên, ông David B.Shear cho rằng việc gia nhập hiệp định tự do thương mại với các quốc gia phát triển sẽ giúp đối tác đẩy nhanh tốc độ hiện đại hóa, tăng cường khả năng cạnh tranh. Ông dẫn ra ví dụ về trường hợp Mexico tham gia Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ.

    Khi Mỹ hoàn tất hiệp định này, Mexico lo ngại nông dân nước mình sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực do lượng hàng hóa nông sản nhập khẩu gia tăng. Thế nhưng, theo ông Shear, việc rộng cửa tiếp cận thị trường Mỹ đã tạo điều kiện cho nông dân Mexico phát triển. Trong thập niên đầu tiên kể từ khi Hiệp định Tự do thương mại Bắc Mỹ được ký kết, lượng hàng nông sản từ Mexico xuất khẩu sang Mỹ đã tăng gấp đôi.

    Với TPP, ông thẳng thắn khẳng định: “Tất nhiên, khi Mỹ mở cửa đón nhận sản phẩm nông nghiệp, thủy hải sản của VN thì ngược lại VN cũng cần mở rộng thị trường đón sản phẩm nông nghiệp từ Mỹ”.

    Theo Đình Tuyển - Hoàng Đình
    Theo Thanh niên
  8. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    bế mạc nhưng toàn ra tin xấu vậy thì có tác dụng gì ?
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Giá điện sẽ chậm tăng nhưng... tăng mạnh

    Giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 7% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành.

    Cụ thể, theo Quyết định 69 về cơ chế điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân (có hiệu lực từ 10.1.2014), giá bán điện bình quân được điều chỉnh trong phạm vi khung giá do Thủ tướng Chính phủ quy định và chỉ được điều chỉnh tăng ở mức 7% trở lên so với giá bán điện bình quân hiện hành. Thời gian điều chỉnh giữa 2 lần liên tiếp tối thiểu 6 tháng. Việc điều chỉnh giá bán điện bình quân phải được thực hiện công khai, minh bạch. Trường hợp cần thiết, nhà nước sử dụng quỹ bình ổn giá điện để bình ổn giá.

    Về cơ chế điều chỉnh giảm, nếu các yếu tố đầu vào giá bán điện bình quân cơ sở thấp hơn mức giá hiện hành và trong khung giá (sau khi đã trích Quỹ bình ổn giá điện), Tập đoàn điện lực VN (EVN) có trách nhiệm điều chỉnh giảm giá bán điện bình quân ở mức tương ứng, báo cáo bộ Công thương, Tài chính. Về tăng giá, nếu các yếu tố hình thành giá cơ sở tăng từ 7% đến dưới 10% và trong khung giá quy định, EVN được tăng tương ứng và báo cáo Bộ Công thương. Nếu giá cơ sở tăng từ 10% trở lên hoặc ngoài phạm vi khung giá, EVN lập hồ sơ báo cáo bộ Công thương, Tài chính, trình Thủ tướng cho ý kiến.

    Vẫn dễ tăng, khó giảm
    Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, Quyết định 69 đã nới rộng khoảng cách giữa các lần điều chỉnh giá điện lên thành tối thiểu 6 tháng/lần thay vì 3 tháng/lần như trước đây. Tuy nhiên, việc nâng biên độ được phép tăng giá bán điện từ 7 - 10% có phần giống cơ chế điều chỉnh giá xăng, tạo điều kiện cho EVN được điều chỉnh tăng giá rất cao. Trong khi đó, cơ chế giảm giá lại chưa có những ràng buộc chặt chẽ về tỷ lệ phần trăm.

    “Sau khi trích quỹ bình ổn, nếu giá cơ sở thấp hơn giá hiện hành thì EVN phải điều chỉnh giảm giá bán lẻ điện, tuy nhiên, thấp hơn bao nhiêu phần trăm thì quyết định chưa đề cập rõ. Cần phải có quy định ràng buộc về tỷ lệ giảm cũng như phải công khai các yếu tố hình thành giá điện mới kiểm soát được việc EVN phải giảm giá hay không”, ông Long phân tích.

    Trước đó, trong Quyết định 24 về cơ chế giá điện theo thị trường của Thủ tướng Chính phủ (ban hành năm 2011), trường hợp các yếu tố đầu vào là giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ, cơ cấu sản lượng điện giảm 5% so với hiện hành thì EVN quyết định điều chỉnh giảm tương ứng và báo cáo Bộ Công thương.

    Nhưng trên thực tế, giá điện từ trước tới nay chỉ tăng không giảm. Dù nhiều thời điểm như năm 2012, điều kiện thủy văn thuận lợi, cơ cấu điện huy động chủ yếu từ nguồn thủy điện giá rẻ, EVN lãi lớn nhưng vẫn không giảm giá. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, với cơ chế mới này, giá điện sẽ càng dễ tăng khó giảm.

    Băn khoăn về quỹ bình ổn giá điện

    Ngoài ra, về quỹ bình ổn giá điện, ông Ngô Trí Long băn khoăn rằng quỹ này từng được đưa ra bàn thảo nhiều lần trước đây nhưng vẫn chưa thực hiện được. Quyết định 24 từng đề cập việc hình thành quỹ bình ổn giá điện, nhằm mục tiêu bình ổn giá, nguồn hình thành quỹ trích từ giá bán điện và được tính vào chi phí sản xuất kinh doanh điện.

    Bộ Công thương cũng từng có dự thảo thông tư điều chỉnh giá bán điện theo thông số đầu vào cơ bản, với các quy định chi tiết về quỹ bình ổn giá điện. Cụ thể, khi EVN giải quyết xong nợ và các chi phí sản xuất kinh doanh điện treo lại... thì mới thực hiện việc trích nạp quỹ, trường hợp tăng giá điện sẽ xả quỹ bình ổn trước. Tuy nhiên, tới nay quỹ bình ổn giá điện vẫn chưa hình thành được. Theo ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN, EVN vẫn đang chờ hướng dẫn từ bộ Công thương, Tài chính, nhưng hiện tại các bộ chưa có dự thảo về quỹ bình ổn giá điện.

    Theo TS Ngô Trí Long, việc hình thành quỹ bình ổn giá là cần thiết cho các ngành kinh doanh chịu rủi ro lớn về giá. Nhưng “nguồn hình thành quỹ phải từ cả hai phía, doanh nghiệp và người tiêu dùng. Không thể bắt người tiêu dùng ứng trước như quỹ bình ổn xăng dầu. Đã là dự phòng rủi ro trong kinh doanh thì doanh nghiệp cũng phải trích ra từ lợi nhuận. Mặt khác, cơ chế hình thành quỹ bình ổn phải minh bạch: nguồn hình thành quỹ từ đâu, sử dụng và quản lý ra sao cho có hiệu quả”, ông Long phân tích.

    Theo một chuyên gia am hiểu ngành điện, về bản chất, chính người dân phải "nuôi" quỹ bình ổn vì quỹ trích từ giá thành bán điện. Việc hình thành quỹ về cơ bản chỉ có ý nghĩa giảm lỗ cho EVN: khi lỗ thì đã có quỹ gánh. Ngay trong cơ chế điều chỉnh giá, khi các yếu tố đầu vào giảm, trích quỹ rồi thì EVN mới phải giảm giá điện bình quân. Mặt khác, theo tính toán tới năm 2015, theo dự kiến EVN mới xử lý xong các khoản treo nợ chênh lệch tỷ giá, nên việc hình thành quỹ vào thời điểm nào cũng cần cân nhắc, tính toán.

    Theo Mai Hà

    Thanh niên
    phongsang8x thích bài này.
  10. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Tăng đấy nhưng là tăng thị phần của doanh nghiệp FDI thôi doanh nghiệp trong nước chỉ có xúc cám =))
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này