Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2632 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 03:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192030 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    không ai mua đuổi cổ phiếu vào phiên nay nhé http://f319.com/home/1614957
    Bác xem thớt này nhé :
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Hôm nay quá nhiều người hỏi vụ VCG em trả lời như sau:

    Vụ này không liên quan trực tiếp đến VCG mà liên quan đến cổ đông lớn của VCG là Viettel. Sau khi có tin sếp tổng của VT sắp có quyết định nghỉ hưu đồng thời nghị định thí điểm quy chế lương cho VT hết hạn áp dụng thì VT liên tục có động thái " khác lạ ".

    Vụ VCG là vụ VT phải lĩnh đủ khi đầu tư ngoài ngành vào VCG. Giá VT vào VCG là 4x và chiếm trên 20% của VCG.

    Giờ VT muốn thoát khỏi VCG thì khó hơn lên trời nên việc phải làm là chấp nhận mua đống rác của VCG là NM xi măng CP. Chỉ có cách này VT mới rút lui được khỏi VCG để VCG lên giá nhưng chả ai dám bán VCG cả vì bán là cụ thể hóa lỗ luôn. Nhìn con số lỗ ở VCG thì toát hết mồ hôi. Ai dám đứng ra chịu trách nhiệm?

    Thế nên cứ giữ nguyên cp của VCG theo giá vốn và thoái mà bản chất lại là không thoái ở XM CP.

    Giá mà VT thu hồi từ XM CP so với tổng mức đầu tư thực sự là quá shock. Tóm lại vụ này là chết chùm khi ĐT ngoài ngành.

    VCG lên không quá 1-2 phiên.
  3. chienbinhTECA

    chienbinhTECA Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/05/2003
    Đã được thích:
    555
    Cái gọi là Đầu tư ngoài ngành, nhìn đi nhìn lại thì toàn là trái đắng. Một phần cũng là vì cái văn hóa Quan hệ của các Tập đoàn - Tổng công ty mà ra. Cái này nói ra thì dài dòng nhưng chắc là nhiều bác lăn lộn "Chính" trường rồi tất hiểu
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Nó vì cái này lên lực mua cực lớn từ VT capital để đẩy giá VCG.

    (Chinhphu.vn) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định 65/2011/NĐ-CP thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) giai đoạn 2011-2013. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/9/2011; các quy định tại Nghị định này được thực hiện từ 1/1/2011 - 31/12/2013.

    Thí điểm quản lý tiền lương đối với Công ty mẹ - Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2011 - 2013
    Theo Nghị định này, Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính giao ổn định đơn giá tiền lương theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương đối với Viettel trong giai đoạn 2011-2013.

    Đơn giá tiền lương giao ổn định được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương bình quân tính theo chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương của Viettel thực tế thực hiện trong giai đoạn 2007-2010.

    Khi thực hiện đơn giá tiền lương ổn định theo quy định trên, Viettel phải bảo đảm đầy đủ 4 điều kiện: Hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, an ninh được Đảng và Nhà nước giao; nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật; mức tăng tiền lương bình quân phải thấp hơn mức tăng năng suất lao động bình quân; lợi nhuận thực hiện hàng năm phải cao hơn lợi nhuận thực hiện của năm trước liền kề ít nhất 5%.

    Quỹ tiền lương thực hiện hàng năm của Viettel được xác định trên cơ sở đơn giá tiền lương và chỉ tiêu tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương thực tế thực hiện. Trường hợp Viettel không bảo đảm chỉ tiêu lợi nhuận và năng suất lao động theo quy định trên thì phải giảm trừ quỹ tiền lương để bảo đảm các điều kiện theo quy định.

    Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện, Viettel có trách nhiệm xây dựng quy chế trả lương đối với người lao động bảo đảm dân chủ, công bằng, công khai, minh bạch, gắn tiền lương với mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, khuyến khích được người lao động có tài năng, có trình độ chuyên môn, kỹ thuật, năng suất lao động cao, đóng góp nhiều cho Viettel.

    Nghị định quy định rõ, khi xây dựng quy chế trả lương, Viettel phải lấy ý kiến Ban Chấp hành công đoàn của Tập đoàn, báo cáo Bộ Quốc phòng có ý kiến trước khi thực hiện và phổ biến đến từng người lao động.

    Tiền lương đối với các chức danh quản lý

    Tiền lương và phụ cấp lương của Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên được tính trong đơn giá tiền lương của Tập đoàn.

    Căn cứ quỹ tiền lương thực hiện, Viettel xác định quỹ tiền lương, thực hiện trả lương đối với các chức danh trên theo quy chế trả lương của Tập đoàn, bảo đảm gắn tiền lương với mức độ hoàn thành nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, trách nhiệm quản lý điều hành của các chức danh trên và tương quan hợp lý giữa các loại lao động trong Tập đoàn.

    Quý I hàng năm, Viettel có trách nhiệm xây dựng kế hoạch sử dụng lao động, kế hoạch tổng doanh thu trừ tổng chi phí chưa có lương, kế hoạch lợi nhuận, kế hoạch quỹ tiền lương của năm kế hoạch; tổng hợp kết quả sản xuất, kinh doanh, lợi nhuận, lao động, tiền lương, tiền thưởng năm trước liền kề của Tập đoàn, báo cáo Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính để giám sát, kiểm tra.

    Kết quả thực hiện thí điểm quản lý tiền lương đối với Viettel sẽ tổng kết trong quý IV/2013, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

    Nghị định nêu rõ, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên và người lao động của Viettel được tiếp tục xếp lương, phụ cấp lương theo các thang lương, bảng lương và phụ cấp lương quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 quy định hệ thống thang lương, bản lương và chế độ phụ cấp lương trong các công ty nhà nước và Nghị định số 141/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 quy định chế độ tiền lương đối với công ty mẹ do Nhà nước làm chủ sở hữu và các công ty con trong Tập đoàn kinh tế cho đến khi Viettel xây dựng được thang lương, bảng lương theo quy định hoặc Chính phủ có quy định mới.
  5. alwayrunfirst

    alwayrunfirst Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/06/2011
    Đã được thích:
    0
  6. nghela9

    nghela9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/01/2012
    Đã được thích:
    665
    Tăng bội chi ngân sách sẽ ko đi vào cuộc sống. Nói chính xác hơn chỉ để đảo nợ.

    Hiện ngân sách nợ doanh nghiệp 90k tỏi, nay bơm thêm 20k tỏi như muối bỏ biển. Nhưng số tiền này ít ra tiếp thêm máu cho các ngân hàng huy động vốn để đầu tư vào mấy cục nợ sân sau mà ko có lãi. ===> báo cáo tài chính 2013 của ngân hàng sẽ khá hơn, trước khi ngồi bệt vì áp dụng 02 .

    Còn các ngành sắt thép, xi măng ....? Ngồi đó mà mơ, hãy xem cán cân nhập siêu từ nước lạ là do mua gì thì biết liền.
  7. ngoctuan2006

    ngoctuan2006 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    4
    Bác có phải bác Quanggia ko? Lâu lắm ko xuất hiện nhỉ [r2)]
  8. scorpion83

    scorpion83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2006
    Đã được thích:
    5.213
    Nếu bác dám mua đất giờ này cho đến tháng 6 năm sau thì hãy nghĩ tâm điểm là BĐS...chết đói đầy ra, DN thì sống dở chết dở thì lấy đâu tiền mà mua đất (mua xong rồi cạp đất mà ăn ah)...các DN BĐS ko lỗ là may rồi...cạnh nhà có cái chung cư Linh Đàm của HUD, giá tầm 22-25tr/m2 thuộc dạng cao cấp mà lác đa lác đác người ở thì biết thế nào rồi...khi nào phòng lấp đầy mới dám nghĩ đến cửa phục hồi cho BĐS...

    Giờ có một cái vòng tròn là BĐS chết -> Kinh tế yếu -> BĐS lại chết tiếp -> Kinh tế lại yếu -> Trừ khi có dòng vốn ngoại vào thì còn có cửa sáng...mà giờ thì các bác bàn mãi chưa xong [:D]
  9. AK10000

    AK10000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2012
    Đã được thích:
    7.617
    Em chả biết thế nào, nhưng hợp đồng thì xong rùi. Cái giá mua bán giật mình, khi công bố ra thì vcg sẽ là 2x. Vcg ko những hoàn nhập 1.6ktỷ mà còn có lãi.
  10. jack_aubrey

    jack_aubrey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    523
    http://baodientu.chinhphu.vn/Home/Phe-duyet-De-an-tai-co-cau-Tap-doan-Viettel/20135/169038.vgp
    Phê duyệt Đề án tái cơ cấu Tập đoàn Viettel

    12:06 CH, 20/05/2013
    (Chinhphu.vn) - Xây dựng Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) thành đơn vị kinh tế quốc phòng mạnh, năng động, hiện đại, có năng lực cạnh tranh và cơ cấu hợp lý, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, đạt hiệu quả kinh tế-xã hội cao; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước.


    Vốn điều lệ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 100 nghìn tỷ đồng.
    Đó là mục tiêu của tái cơ cấu Tập đoàn Viễn thông Quân đội giai đoạn 2013-2015 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
    Theo Đề án tái cơ cấu, ngành, nghề kinh doanh chính của Tập đoàn Viễn thông Quân đội gồm: Viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh, truyền hình; bưu chính, chuyển phát; nghiên cứu, sản xuất thiết bị, sản phẩm viễn thông, công nghệ thông tin, truyền thông.
    Vốn điều lệ của Tập đoàn Viễn thông Quân đội là 100 nghìn tỷ đồng.

    Giai đoạn 2013-2015, Tập đoàn có 11 đơn vị (gồm: Tổng công ty Viễn thông Viettel; Tổng công ty mạng lưới Viettel; Công ty Bất động sản Viettel; Công ty truyền hình Viettel...) và 63 Chi nhánh Viettel tại các tỉnh, thành phố trong nước hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ.
    Ngoài ra có 5 Công ty TNHH một thành viên là đơn vị độc lập do Công ty mẹ nắm giữ 100% vốn điều lệ gồm: Công ty TNHH một thành viên Thông tin M1; Thông tin M3; Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel; Kinh doanh nhà Viettel; Đầu tư công nghệ Viettel.
    Bên cạnh đó, Công ty mẹ nắm giữ trên 50% vốn điều lệ tại 7 đơn vị (Tổng công ty cổ phần bưu chính Viettel; Tổng công ty cổ phần đầu tư quốc tế Viettel; Công ty cổ phần công trình Viettel...) và nắm giữ dưới 50% vốn điều lệ tại 4 đơn vị là Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu xây dựng Việt Nam (Vinaconex); Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB); Công ty cổ phần hát triển đô thị Vinaconex-Viettel; Công ty cổ phần Vĩnh Sơn.
    Cũng theo Đề án tái cơ cấu, thực hiện sáp nhập Công ty Thông tin viễn thông điện lực vào Công ty mẹ.
    Đồng thời, thoái toàn bộ vốn của Công ty mẹ tại 5 Công ty cổ phần: Công nghệ Viettel; Phát triển thương mại Vinaconex; EVN Quốc tế; Công nghiệp cao su Coecco và Công ty tài chính cổ phần Vinaconex-Viettel.
    Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tập đoàn Viễn thông Quân đội thực hiện tái cấu trúc quản trị doanh nghiệp, tập trung vào sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống quy chế quản lý nội bộ; sắp xếp lại cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý, điều hành; hoàn thiện quy chế về công tác cán bộ, đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực.
    Đồng thời tăng cường công tác kiểm soát nội bộ cũng như đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ và thực hiện các giải pháp tăng năng suất lao động, giảm chi phí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; tăng cường trách nhiệm, quyền hạn và chỉ đạo của Tập đoàn Viễn thông Quân đội đối với người đại diện vốn của Tập đoàn tại doanh nghiệp khác...
    Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội xây dựng phương án tổ chức lại sản xuất kinh doanh, phương án tài chính để triển khai nhiệm vụ được giao, phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp thành viên phù hợp với nội dung Đề án này để thực hiện chuyên môn hóa, phân công, hợp tác, không dàn trải, phân tán nguồn lực, tránh cạnh tranh nội bộ, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này