Nhận thức và tầm nhìn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 23/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4174 người đang online, trong đó có 364 thành viên. 23:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 192109 lượt đọc và 1347 bài trả lời
  1. bluesky131

    bluesky131 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4.635
    Có thằng hàng ngày cứ đi qua đi lại nhà bác và vãi đủ thứ ngay trước cửa chính.
    Nếu là bác chủ nhà, bác sẽ làm gì?
    Nếu bác là khách quen của chủ nhà, bác sẽ làm gì?
    Tranh luận à, nếu tranh luận được thì chả ai lại phải mất kiềm chế tới nhường đó.
    Thôi đành nhờ @MOD vậy.
  2. KelvinClark

    KelvinClark Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2013
    Đã được thích:
    76
    Chết hay không đến vòng chung kết rồi tính luôn thể! Đang ở vòng loại chớ vội ti toe! :)):)):))
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    SPC là bọn nào?
    Khởi công tuyến cáp điện ngầm xuyên biển Hà Tiên - Phú Quốc dài nhất Đông Nam Á
    Sáng nay 17.11, Tổng công ty Điện lực miền Nam đã khởi công Dự án cáp điện ngầm xuyên biển 110 kV Hà Tiên - Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang.


    [​IMG]
    Nghi thức khởi công dự án lúc 10 giờ 20 phút sáng nay 17.11



    Đây là một dự án có tính phức tạp và dài nhất Đông Nam Á (dài 257,33 km), với vốn đầu tư gần 2.336 tỉ đồng, lần đần tiên được triển khai tại Việt Nam.

    Tham dự lễ khởi công có Bộ trưởng Bộ Công thương- ông Vũ Huy Hoàng; Phó Ban chỉ đạo Tây Nam bộ - ông Bùi Ngọc Sương; Bí thư Tỉnh ủy Kiên Giang - ông Nguyễn Thanh Sơn; ông Lê Văn Thi - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang, cùng bà Natalia Sangginiti - Phó đại sứ Ý tại Việt Nam và lãnh đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam (EVN).



    Tiến độ thực hiện dự án:

    - Bắt đầu kéo cáp tại đầu Phú Quốc: 18 - 21.11

    - Kết thúc kéo cáp tại đầu Hà Tiên: 22.12

    - Dự kiến đóng điện vận hành: 11.1.2014



    Theo EVN SPC, đến nay đơn vị đã hoàn thành 100% các hạng mục trên bờ còn lại phần lắp đặt cáp ngầm xuyên biển Hà Tiên- Phú Quốc sẽ thi công từngày 17.11, dự kiến thời gian thi công khoảng 25 ngày.

    Cách nay mấy ngày, nhà thầu Prysmian Powerlink (Ý) đã chuyển cáp đến điểm tiếp bờ Phú Quốc để chuẩn bị cho việc rải cáp.

    Về kỹ thuật rải cáp điện ngầm dưới đáy biển, nhà thầu thống nhất chọn phương pháp rải và chôn cáp đồng thời. Phương pháp này có ưu điểm là giảm thiểu hư hỏng cáp ngầm, tuy nhiên chi phí đầu tư cao do công nghệ phức tạp.

    Theo ông Nguyễn Thành Duy, Tổng giám đốc EVN SPC,Phú Quốc là huyện đảo lớn nhất nước ta, có diện tích 593 km2, dân số 103.000 người. Số hộ dân có điện là 20.938 hộ, đạt tỷ lệ 88,44%, sử dụng điện từ nguồn diesel tại chỗ do ngành điện quản lý.

    Dự án mang tính khả thi, được triển khai thi công và dự kiến hoàn thành sớm hơn 6 tháng so với kế hoạch ban đầu, đảm bảo cung cấp điện ổn định cho Phú Quốc trong bối cảnh nhu cầu tăng rất cao mà nguồn phát diesel không đáp ứng được, giảm được giá bán điện từ mức bình quân 5.060 đồng/kWh về ngang bằng với giá điện đất liền bình quân khoảng 1.508,85 đồng/kWh.

    Ngoài việc cung cấp điện cho các nhu cầu hiện tại, dự án này còn cấp mới cho các phụ tải quan trọng như: Cảng hàng không quốc tế Phú Quốc, cảng biển quốc tế An Thới, cảng nội địa Dương Đông, cấp điện cho nhân dân các xã Gành Dầu, Bãi Thơm và nhiều khu vực khác chưa có điện trên đảo, cũng như phục vụ cho phát triển sản xuất, kinh doanh và dịch vụ du lịch mà Phú Quốc đang có lợi thế và nhu cầu sử dụng điện là rất lớn.

    Dự án này là tiền đề quan trọng trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội, tạo cú hích cho sự chuyển mình để Phú Quốc nhanh chóng trở thành một đặc khu kinh tế quan trọng và là khu du lịch sinh thái chất lượng cao của cả nước.

    Ông Lê Văn Thi, Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang nhận định việc kéo điện từ đất liền ra Phú Quốc là niềm mơ ước của người dân trên đảo. Dự án không chỉ góp phần phát triển kinh tế - xã hội cho đảo Phú Quốc, mà còn có ý nghĩa rất lớn về chính trị - xã hội.



    [​IMG]

    [​IMG]
    Vị trí kéo cáp điện từ biển vào đất liền tại xã Hàm Ninh, huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

    [​IMG]

    [​IMG]
    Công nhân triển khai thực hiện việc thi công tuyến cáp điện ngầm

    [​IMG]
    Vị trí sẽ kéo cáp điện từ đất liền ra biển

    [​IMG]
    Cận cảnh các sợi cáp điện ngầm xuyên biển
    SunReDFLoWer thích bài này.
  4. trieuty

    trieuty Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    64
    Mọi người có thể thấy rõ dạo này các cty chứng khoán mời và tung đủ các chiêu cho xài đòn gánh với thời gian rất dài, không giống kiểu T+ rất ngắn như trước đây............ Cái này mới là thực tế ai cũng cảm nhận được.

    Chính vì thế 1, 2 phiên oánh xuống nhưng lại bị đớp mất hàng lại phải ăn hàng lại và oánh lên đó thôi.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Cái này hay quá các bác ah.

    5 điểm mấu chốt trong Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP



    [​IMG]

    • 1/ Dự thảo TPP được giữ bí mật đối với công chúng. Vậy những ai được tiếp cận với dự thảo này?

    Những văn kiện này đã được Đại diện Thương mại Mỹ và chính quyền Obama giữ bí mật với công chúng. Tuy nhiên, chúng đã được chia sẻ với khoảng 700 cố vấn đến từ ngành công nghiệp sở hữu trí tuệ.

    Các thành viên của Ủy ban Tư vấn Công nghiệp và Thương mại về quyền sở hữu trí tuệ cũng được phép tiếp cận với dự thảo. Các thành viên này bao gồm các đại diện của Hiệp hội nghiên cứu và sản xuất dược phẩm Mỹ, Hiệp hội công nghiệp ghi âm Mỹ, Hiệp hội phần mềm giải trí, cùng các công ty như Gilead Sciences, Johnson and Johnson, Verizon, Cisco Systems và General Electric.



    Ngày 13/11 vừa qua, WikiLeaks tiết lộ phần dự thảo cho chương bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của hiệp định TPP. Sự kiện này diễn ra trước thềm hội nghị các nhà đàm phán. Đây là hội nghị có tính chất quyết định, diễn ra tại Salt Lake City, Utah trong các ngày 19 - 24/11/2013. Phần bị rò rỉ cũng là chương gây tranh cãi nhiều nhất trong các nước tham gia TPP.


    Sau khi các tài liệu về dự thảo bị rò rỉ trên Wikileak hôm thứ năm vừa rồi, có thể hiểu được vì sao chính quyền Obama lại quan trọng việc giữ bí mật đến vậy. Có vẻ như chính quyền Mỹ đang đàm phán những quy định sở hữu trí tuệ mà họ biết chắc sẽ không thể đạt được thông qua bỏ phiếu tại Quốc hội.

    Các quy định này tương tự như Đạo luật chống vi phạm bản quyền trên internet (SOPA), Đạo luật bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ (PIPA) và Hiệp định thương mại chống hàng giả (ACTA) đã từng thất bại trước đó. Mỹ dường như đang cố gắng sử dụng các thỏa thuận trong TPP để kết thúc một cách có chủ ý những tranh luận ở Quốc hội về vấn đề sở hữu trí tuệ

    2/ Có gì đặc biệt trong những thông tin rò rỉ lần này?

    Một trong những thông tin thú vị nhất được tiết lộ là việc quốc gia nào đồng ý hoặc phản đối với những quy định cụ thể. Mỹ cùng với Úc và Nhật Bản là những nước có thái độ cứng rắn trong việc phản đối các mục tiêu liên quan đến phát triển kinh tế xã hội, cân bằng lợi ích giữa chủ thể sở hữu trí tuệ và người sử dụng, bảo vệ tên miền công cộng, thủ tục kiểm tra chất lượng và tiếp cận giá dược phẩm ở mức hợp lý.

    Có một sự ngạc nhiên khi các quốc gia khác phản đối mạnh mẽ các đề xuất của Mỹ liên quan đến việc tiếp cận giá thuốc, trách nhiệm của nhà cung cấp dịch vụ internet hay bản quyền kĩ thuật số.

    3/ Người ta gọi đó là ‘danh sách yêu thích’ của Hollywood. Tại sao lại như vậy?

    Ngành công nghiệp giải trí (phim ảnh và âm nhạc) tìm cách bênh vực SOPA và PIPA nhằm tìm kiếm một sự bảo vệ mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kĩ thuật số. Họ đã rất ngạc nhiên khi những SOPA, PIPA và ACTA thất bại. Chỉ có Mỹ và New Zealand phản đối một điều khoản yêu cầu bồi thường cho bên bị buộc tội sai. Trong khi đó, một mình Mỹ ủng hộ đề xuất truy cứu hình sự và loại bỏ các thương hiệu cố tình vi phạm bản quyền tác giả.

    4/ Tác động lên thị trường dược phẩm toàn cầu sẽ như thế nào?

    Mỹ đang đề xuất một số quy định nhằm tăng cường và mở rộng việc độc quyền thương hiệu trong lĩnh vực dược phẩm. Ví dụ, một công ty nắm giữ bằng sáng chế về thuốc dưới dạng viên nén, sau đó có thể có thêm bằng sáng chế khác về loại thuốc đó dưới dạng gel và viên nang. Điều này giúp kéo dài tuổi thọ của bằng sáng chế mặc dù không có bất kỳ hiệu quả về mặt y tế.

    Mỹ đề nghị số tiền bồi thường thiệt hại cho vi phạm bản quyền tương đương ba lần tổn thất bên chịu thiệt hại phải gánh chịu. Mỹ cũng đề xuất cho các quan chức hải quan được phép tạm giữ hàng hóa bị nghi là giả. Một đề xuất khác của Mỹ sẽ tạo ra độc quyền với các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng.

    Nhìn chung, những quy định này sẽ làm giảm sự cạnh tranh, giảm việc tiếp cận với các nguồn dược phẩm, qua đó làm tăng giá dược phẩm. Điều này có vẻ nghịch lý với những cam kết trước đó của ông Obama trong việc đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe với giá cả phải chăng.

    5/ Tác động chính trị của những thông tin này ra sao?

    Nếu những quy định này được công bố rộng rãi, tranh cãi quyết liệt sẽ nổ ra. Các nhóm phản đối đang hi vọng một sự thất bại nữa giống như SOPA, PIPA và ACTA. Trong ngắn hạn, việc dự thảo TPP được công bố sẽ làm gia tăng sự phản đối trong Quốc hội. Cơ quan này đã bày tỏ sự không hài lòng khi bị gạt ra ngoài quá trình đàm phán TPP.

    Theo Dân Việt
    BonmuaSunReDFLoWer thích bài này.
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em gửi lại 1 bài về lĩnh vực dược trong TPP mà em thấy hay. Thế nên em có nói ở phần TPP dưới góc nhìn dân CK nhưng tiếc là vì bị đội BB ném rác ghê quá nên Mod vô tình khóa lại mất topic đang dở dang bàn về Cp ngành dược trong xu hướng TPP.

    Nay post lại để ai quan tâm đến nhóm cp ngành dược có thể tham khảo:


    ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG

    Quan ngại của cộng đồng về các nội dung đàm phán TPP liên quan đến quyền Sở hữu trí tuệ đối với dược phẩm

    Với việc nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình, nhiều nước trên thế giới bắt đầu cắt viện trợ cho Việt Nam, trong đó có lĩnh vực IP, như HIV là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có rất nhiều bệnh khác nữa. Trong điều kiện ngân sách còn thiếu thốn, việc huy động viện trợ quốc tế để có được các kinh phí để chi trả cho việc thuốc men, điều trị, cũng như các dịch vụ đi kèm đã là một nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam, giải quyết được khoảng 90% nhu cầu thuốc điều trị cho người bệnh tại VIệt Nam.

    Hiện nay thuốc giá rẻ mà chúng ta mua được qua các chương trình viện trợ không hoàn lại mà chính phủ nhận được từ các tổ chức viện trợ quốc tế chiếm đến 98%, mà chi phí thì rất rẻ, các thuốc gốc giá rẻ, ví dụ với chương trình HIV, mức giá thuốc rẻ nhất là 100 USD/người/năm. Bên cạnh đấy, những thuốc được cấp bản quyền, có bằng sáng chế, hay còn gọi là thuốc chính hãng, ví dụ với chương trình HIV, thuốc thế hệ mới có giá dao động từ 1067 đến 2040 USD/người/năm. Như vậy, so với mức GDP bình quân đầu người, nếu như chúng ta phải chi trả trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái như thế này, cũng như trong điều kiện các tổ chức nước ngoài ngày càng cắt giảm viện trợ, thì đây sẽ là một gánh nặng không chỉ cho người bệnh mà còn là gánh nặng cho chính phủ, đặc biệt là Bộ Y Tế trong việc trang trải chi phí. Vấn đề này liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ được trình bày dưới đây.

    Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế, từ phiên hội đàm đặc biệt cụ thể ở phiên đàm phán tại Peru, cụ thể là dự thảo về chương IP mà phía Hoa Kỳ đang đề xuất, mà gần đây đã được công khai trên các website ở Mỹ. Theo đó, Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt các điều khoản hạn chế liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhằm giúp cho các công ty dược phẩm không chỉ của Hoa Kỳ, mà cả các công ty dược phẩm đa quốc gia, được độc quyền dài hạn ở các nước, trong đó có Việt Nam, nếu chúng ta ký kết.

    Kết quả là giá thuốc sẽ tăng lên, và khả năng tiếp cận của người bệnh sẽ giảm đi.


    Vì vậy, Mạng lưới Người sống với HIV/AIDS của Việt Nam có một số khuyến nghị sau:

    • Thứ nhất, đưa các nội dung của tuyên bố Doha năm 2001 về việc áp dụng tính linh hoạt của các khía cạnh thương mại liên quan đến việc sở hữu trí tuệ vào nội dung chính của TPP để đảm bảo sự an toàn.

    • Thứ hai, cần đấu tranh đến cùng để loại bỏ:

    1/ Những nội dung liên quan đến kéo dài bằng sáng chế, cụ thể là điều 8.1 ở trong dự thảo mà phía Hoa Kỳ đang đàm phán. Mục đích của nó là làm cho thời hạn có hiệu lực của bằng sáng chế dài hơn 20 năm. Theo WTO quy định, thì thời hạn của bằng sáng chế chỉ 20 năm, nhưng trong dự thảo Hoa Kỳ đề nghị kéo dài lên hơn 20 năm, trong đó yêu cầu cho phép đăng ký với những dạng hình mới, những phương pháp sử dụng mới của những thuốc cũ, đã được biết đến từ trước. Những tiêu chuẩn cấp bằng sáng chế như vậy có thể kéo dài thời hạn độc quyền được với những thay đổi nhỏ của các sản phẩm của thuốc cũ của các công ty dược phẩm, bao gồm cả những thay đổi mà không thay đổi hiệu quả sản phẩm. Ví dụ, thuốc Tenofovir, cách đây 20 năm được phát hiện lần đầu tiên trong việc điều trị viêm gan B, sau này, sau phát hiện ra là có thể dùng điều trị cho HIV, và lại tiếp tục đăng ký bản quyền 20 năm, có nhiều nước đã phải chấp nhận trong quá trình đàm phán những thỏa thuận song phương hoặc đàm phán các hiệp định tự do thương mại trước đây. Hoặc ví dụ, thuốc AZT hay còn gọi là Zido Vudine, hơn 20 năm trước đã được phát hiện ra để điều trị HIV, thời gian sau, lại được phát hiện ra là có thể điều trị ung thư, họ cũng lại làm như trên, để kéo dài thời hạn bản quyền. Như vậy là nó không chỉ theo WTO là 20 năm thời hạn bản quyền, nó còn kéo dài hơn nữa, tới 2 lần 20 năm, chưa tính đến độc quyền dữ liệu, sẽ được trình bày dưới đây.

    2/ Những nội dung liên quan đến việc tăng cường bảo hộ bằng sáng chế, cụ thể được nêu ra trong điều 8.2 dự thảo TPP mà phía chính phủ Hoa Kỳ đang yêu cầu. Mục đích là nhằm loại bỏ các yêu cầu cho phép đăng ký bảo hộ sáng chế đối với các sản phẩm bắt nguồn từ động vật, thực vật; và đăng ký bảo hộ sáng chế với các phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và điều trị bệnh cho người và động vật. Như vậy, không chỉ người bệnh, mà cả ngành nông nghiệp, các sản phẩm của nông nghiệp, mà cụ thể là ngành nông nghiệp, sẽ bị ảnh hưởng rất nặng nề. Ví dụ nếu các bệnh viện sau này muốn sử dụng một phương pháp để phẫu thuật mà phải đăng ký độc quyền như thế này thì phải xin phép, chi phí sẽ không rẻ như hiện tại. Ngoài ra, thuốc nam thuốc bắc của Việt Nam hiện tại cũng rất rẻ vì nó bắt nguồn từ động vật, thực vật, nhưng nếu như sau này cũng bị bảo hộ, chắc chắn giá sẽ tăng lên.

    3/ Những nội dung liên quan đến độc quyền dữ liệu, được nêu rất cụ thể trong điều 8.5, điều 8.6 và điều 9.2 trong dự thảo TPP mà chính phủ Hoa Kỳ đang đàm phán. Mục đích của nó là làm cản trở việc tiếp cận với các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng để đăng ký thuốc gốc giá rẻ, hay còn gọi là thuốc generic, ngay cả khi chúng không còn bản quyền hoặc bản quyền đã hết hạn. Trong quá trình đăng ký thuốc, các doanh nghiệp sản xuất thuốc ở Việt Nam muốn sản xuất thuốc, mà không có giấy phép nhượng quyền, thì họ có thể đợi thời hạn độc quyền 20 năm kết thúc để sử dụng kết quả thử nghiệm lâm sàng, để sản xuất thuốc generic. Nhưng hiện tại việc độc quyền dữ liệu không cho phép chúng ta sử dụng, và việc lặp lại thử nghiệm lâm sàng là phi đạo đức. Chính vì thế, đây là nguyên nhân khiến cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm của chúng ta đã đợi rồi, lại phải đợi dài hơn nữa trong việc sản xuất thuốc nội địa.

    4/ Những nội dung liên quan đến việc loại trừ các biện pháp bảo vệ, cụ thể là điều 8.7 và điều 10.2, mục đích là chống lại sự lộng hành của bằng sáng chế, giống như việc loại trừ các phản đối trước khi phát bằng sáng chế, hoặc là phản đối sau khi cấp bằng sáng chế, thường gọi là “khiếu nại về hiệu lực văn bằng sáng chế”. Việc này dẫn đến việc cơ quan cấp bằng sáng chế sẽ có rất ít thời gian trong việc thẩm định đơn xin cấp bằng sáng chế của các tổ chức dược phẩm, dẫn đến việc có thể có nhiều văn bằng sáng chế không đủ tiêu chuẩn, không đủ chất lượng mà vẫn được cấp phép lưu hành tại Việt Nam.

    5/ Những nội dung liên quan đến việc liên kết bằng sáng chế. Điều này được nêu cụ thể ở điều 9.5 trong dự thảo. Mục đích của nó là ngăn cản quá trình đăng ký thuốc gốc giá rẻ – thuốc generic, và trì hoãn việc tiếp cận ra thị trường đối với loại thuốc này. Trong khi đó thuốc sản xuất ở Việt Nam, hay thuốc mình nhập từ Ấn Độ, đa phần là thuốc gốc giá rẻ, và rẻ hơn thuốc chính hãng – thuốc có bản quyền.

    6/ Những nội dung liên quan đến các quy định đầu tư, được nêu cụ thể trong điều 12.3 trong dự thảo mà phía Mỹ yêu cầu, mục đích là cho phép các công ty đa quốc gia kiện chính phủ nước sở tại về chính sách y tế, ban hành những biện pháp bắt buộc và những giải pháp khác, cản trở nước sở tại phát triển ngành công nghiệp dược phẩm trong nước.

    7/ Kiến nghị cuối cùng, liên quan đến các biện pháp tại cửa khẩu, được nêu ở trong điều 14.4, cho phép hải quan thu giữ thuốc gốc giá rẻ mang về từ các nước đang phát triển khác, kể cả quá cảnh. Đây là một chủ đề được bàn cãi gần đây, trong FTA giữa EU và Ấn Độ, cũng như Brazil, trong việc hải quan thu giữ các thuốc, ví dụ như thuốc từ Ấn Độ xuất khẩu sang các nước khác, mà quá cảnh qua EU, thì họ coi như là hàng giả, và thu giữ tại cảng. Điều này làm cho cơ hội tiếp cận thuốc của bệnh nhân các nước sở tại bị hạn chế và bị bó buộc vào các sản phẩm được bảo hộ bởi bằng sáng chế.

    Trên đây là những kiến nghị của những người sống với HIV, và không chỉ riêng bệnh HIV, còn rất nhiều các bệnh khác như ung thư, bệnh lao, viêm gan B, viêm gan C,… là những bệnh mà hiện hay thuốc điều trị rất đắt đỏ, và nhiều thuốc không có thuốc gốc giá rẻ. Chúng tôi đề xuất với chính phủ, khi xây dựng phương án đàm phán về vấn đề này thì Việt Nam mình cần đấu tranh đến cùng để loại bỏ những điều khoản bất lợi đó ra khỏi TPP, để đảm bảo cho quyền lợi và sức khỏe của người dân, đồng thời cũng là bảo vệ lợi ích và sự phát triển của ngành công nghiệp dược phẩm nước nhà.

    Với việc nước ta trở thành nước có thu nhập trung bình, nhiều nước trên thế giới bắt đầu cắt viện trợ cho Việt Nam, trong đó có lĩnh vực IP, như HIV là ví dụ điển hình, ngoài ra còn có rất nhiều bệnh khác nữa. Trong điều kiện ngân sách còn thiếu thốn, việc huy động viện trợ quốc tế để có được các kinh phí để chi trả cho việc thuốc men, điều trị, cũng như các dịch vụ đi kèm đã là một nỗ lực rất lớn của chính phủ Việt Nam, giải quyết được khoảng 90% nhu cầu thuốc điều trị cho người bệnh tại VIệt Nam.

    Hiện nay thuốc giá rẻ mà chúng ta mua được qua các chương trình viện trợ không hoàn lại mà chính phủ nhận được từ các tổ chức viện trợ quốc tế chiếm đến 98%, mà chi phí thì rất rẻ, các thuốc gốc giá rẻ, ví dụ với chương trình HIV, mức giá thuốc rẻ nhất là 100 USD/người/năm. Bên cạnh đấy, những thuốc được cấp bản quyền, có bằng sáng chế, hay còn gọi là thuốc chính hãng, ví dụ với chương trình HIV, thuốc thế hệ mới có giá dao động từ 1067 đến 2040 USD/người/năm. Như vậy, so với mức GDP bình quân đầu người, nếu như chúng ta phải chi trả trong bối cảnh kinh tế đang suy thoái như thế này, cũng như trong điều kiện các tổ chức nước ngoài ngày càng cắt giảm viện trợ, thì đây sẽ là một gánh nặng không chỉ cho người bệnh mà còn là gánh nặng cho chính phủ, đặc biệt là Bộ Y Tế trong việc trang trải chi phí. Vấn đề này liên quan đến vấn đề sở hữu trí tuệ được trình bày dưới đây.

    Theo các nguồn tin đáng tin cậy từ các tổ chức phi chính phủ quốc tế, từ phiên hội đàm đặc biệt cụ thể ở phiên đàm phán tại Peru, cụ thể là dự thảo về chương IP mà phía Hoa Kỳ đang đề xuất, mà gần đây đã được công khai trên các website ở Mỹ. Theo đó, Hoa Kỳ đang tìm cách áp đặt các điều khoản hạn chế liên quan đến sở hữu trí tuệ, nhằm giúp cho các công ty dược phẩm không chỉ của Hoa Kỳ, mà cả các công ty dược phẩm đa quốc gia, được độc quyền dài hạn ở các nước, trong đó có Việt Nam, nếu chúng ta ký kết. Kết quả là giá thuốc sẽ tăng lên, và khả năng tiếp cận của người bệnh sẽ giảm đi.
    chaiensngocdt3 thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Mấy hôm nay em không được sáng suốt và liên tiếp có những sai lầm. Nó không liên quan gì đến CK cả mà ở những lĩnh vực khác. Do vậy nếu có điều gì không phải mong các bác hết sức thông cảm.

    Ngày xưa em đã viết 1 bài về vượt qua chính mình để tự nhắc mình mỗi khi gặp khó khăn. Hôm nay trước khi viết 1 bài khác về quản trị rủi ro ( trong CS ) em xin được phép post lại. Cái này là để em tự nhắc mình.


    Rồi cũng qua đi

    Nó sẽ mãi cười trước cuộc đời.

    Nhiều người bạn nói nó sao mày vẫn có thể cười được trong khi tình hình thực sự bi quan? Bởi 1 lần nó được dạy rằng nụ cười chính là tài sản quý giá nhất của con người. Làm sao nó cười được khi phải đương đầu với con người làm nó cay đắng ê chề? Làm sao cười được khi công việc thất bại khiến nó phải buồn ứa nước mắt. Nó nhớ đến câu thầy dậy nó năm xưa , chỉ 4 chữ thôi: Rồi cũng qua đi! Mỗi lần sắp gục ngã nó lại nhớ đến 4 chữ đó , 4 chữ giúp nó vượt qua mọi nghịch cảnh đến vững bước trên đường đời. Mọi thứ trên trần gian này rồi cũng qua đi. Khi nó u buồn nó tự nhủ rằng : Rồi cũng qua đi!. Khi nó bị vây khốn bởi sự nghèo khó, nó cũng tự nhủ rằng : Rồi cũng qua đi . Khi sống trong cảnh giàu sang phú quý bên nó lại vang lên 2 chữ : Rồi cũng qua đi! . Những ngôi nghà chất ngất, những chiếc xe hơi bóng loáng sẽ có 1 ngày như Kim ngôi tự tháp chỉ lặng lẽ mà thôi. Bởi vậy phải cười lên và biết rằng : Rồi cũng qua đi. Với nụ cười nó giữ mình như đứa trẻ vì chỉ đứa trẻ mới có được khả năng ngưỡng phục người khác và khi còn biết ngưỡng phục người khác nó sẽ không mắc phải căn bênh tự mãn và biết vươn lên. Khi nào nó còn có thể cười nó biết nó sẽ không bao giờ nghèo khó. Bời tiếng cười là quà tặng vô giá của tự nhiên, nó sẽ không bao giờ để mất. Và hôm nay nó lại mỉm cười !

    Làm gì khi ta thất bại?

    Một lần vào box cuộc sống này nó tình cờ đọc thấy 1 câu hỏi: Phải làm gì khi ta thất bại? Ừ nhỉ, phải làm gì? làm sao? làm sao? câu hỏi đó cứ thôi thức nó đi tìm cho mình 1 câu trả lời xác đáng. Thời gian ư? dẫu biết thời gian là người thầy tốt nhất chỉ bảo cho ai sống mãi trên đời nhưng nó không là bất tử? Nó mong ước trong giới hạn của cuộc sống này nó phải hiểu nó thất bại vì sao? không than thân trách phận nó sẽ đi tìm lời giải. Ngăn ngừa thất bại quan trọng hơn thành công, bởi suy nghĩ cho cùng theo nó thành công chẳng khác 1 trạng thái tâm lý. Rồi nó hiểu dần con người đang thất bại là con người không có khả năng đặt được mục tiêu đời mình, dẫu mục tiêu ấy là rất nhỏ bé đi nữa. Ngẫm đi ngẫm lại nó cảm nhận 1 điều rằng sự khác biệt lớn nhất giữa người đang thất bại như nó với người thành công là sự khác biệt giữa các thói quen. Những thói quen tốt chính là chìa khoá của mọi thành công và thói xấu sẽ là con đường dẫn đến thất bại. Vậy quy luật đầu tiên luôn đi trước các quy luật khác là hãy cố hình thành thói quen tốt và trở thành nô lệ của chúng. Trong quá khứ nó là đứa học trò giỏi nhờ những thói quen bố nó dạy ngày xưa. Nhưng dần nó đánh mất những thói quen đáng quý và dẫn tự nó dẫn nó đến con đường thất bại. Lúc bé nó là nô lệ của bản năng , giờ nó là nô lệ của những thói quen không tốt. Làm sao có thể thay đổi bay giờ? Nó biết chỉ có những thói quen mới thay được những thói quen... Đã có lần nó khuyên cô bạn đừng thức đêm - thói quen không tốt ấy sẽ mang đến sự suy yếu về thể chất. Cô bạn cười rằng : nó đã thành quen, không phải 1 sớm 1 chiều bỏ được. Cô ấy không thể ngủ trước 2h. Còn nó? từ khi thay đổi môi trường nó thề rằng phải từ bỏ thói quen không tốt đó. Ngày mai chờ đợi nó làm nhiều điều tốt hơn. Một ngày, hai ngày, rồi 1 tuần 2 tuần nó đã từ bỏ thói quen thức qua đêm. Hàng đêm với nó là những tài liệu dành cho nghiên cứu nhưng không quá 11h30. Và một thói quen nó luôn phải nhớ - đừng quên gì khi bước chân khỏi cổng? Phải hình thành thói quen này hàng ngày hàng tháng. Ban đầu nó phải dán lên cổng dòng chữ : Xem lại có quên gì không? Cứ thế cứ thế hàng ngày không cần đọc dòng chữ ấy nó vẫn có phản xạ tự nhắc mình hãy đừng quên gì trước khi ra khỏi nhà. Cái nick của nó Khongquen25 cũng mang 1 phần ý nghĩa nhắc nhở ấy. Hôm nay con người xưa của nó sẽ là QK, nó sẽ cố bước nhanh trên con đường đời và tin vào cuộc sống sẽ không còn là thất bại. Nó sẽ hiểu bắt đầu đã là sự thắng lợi!

    Phần này em sẽ viết về Những sai lầm khi quyết định !

    Cuộc đời có mấy ai chủ tâm tạo ra những quyết định tồi tệ vậy mà chúng ta vẫn liên tục tạo ra nó. Bản thân em thì làm điều đó cách đây vài hôm. Hôm nay đi với các bạn thân nhất về em nghĩ tại sao mình đã rõ quy trình quản trị rủi ro mà vẫn ra những quyết định sai lầm rất lớn. Cái gì đã làm lợi ích và rủi ro xung khắc với đầu óc vận hành hàng ngày của chính chúng ta?

    Hy vọng phần chia sẻ này sẽ giúp mỗi chúng ta tự hạn chế sai lầm của chính bản thân. Em sẽ bắt đầu viết phần này ở những lần kế tiếp.
    bongminh, H0aTulip, A.Tri9013 người khác thích bài này.
  8. .bloomberg.

    .bloomberg. Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    3.718
    bác nói xạo nhé.

    tôi từng chứng kiến KQ25 trong room can ngăn CMX nhưng bị lão L70, Binhthuyls và bọn cái bang chửi te tua

    sau đó thì thấy bác KQ25 tự rời room thì phải

    Sau đợt nói xấu này thấy cái bang chơi không đẹp
  9. bowbow

    bowbow Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Anh KQ có thông tin gì về "hội nghị tài chính" gì ở Đà nẵng ... Có gì liên quan không ạ ... BIC và BMI em thấy dạo này có giao dịch bất thường ... Có nên tham gia không ạ ... 2 con này em thấy lợi nhuận, tăng trưởng và cổ tức tương đối ổn định ...
  10. connick

    connick Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/03/2011
    Đã được thích:
    1.277
    SDP
    Từ khi lên sàn năm 2009 đến nay SDP chưa năm nào lỗ, tệ nhất cũng vẫn lãi 6 tỷ cao thì 12 tỷ
    năm nào cũng cổ tức bằng tiền, bét cũng 5%, nhiều thì 14%
    Vì vậy trong năm nay chỉ cần LN từ HĐ cung cấp hóa chất và đặc biệt từ HĐ cấp tro bay cho thủy điện LC thì kiểu gì EPS cũng trên 1k, chưa kể giờ bao luôn khâu vận chuyển tro bay từ Phả Lại tới chân công trình nữa
    Cộng thêm SĐ năm nay tái cơ cấu mạnh mẽ, được ADB giải ngân 130 triệu USD thì các hợp đồng với SĐ sẽ ngon lành
    Vì có xxx nên với các dự án ngon em nó luôn dây máu ăn phần, tay không bắt giặc
    À mà quí 4 này kiểu gì cũng có tầm 4 tỷ hoàn nhập dự phòng từ SDx nữa
    Kết luận: Với những gì chắc ăn cũng thấy em nó về 12 ngon lành. Còn chỉ cần 1 trong các dự án: BĐS Nhơn trạch, cấp mỏ đá, 150 ha đất cạnh Nghi Sơn... thì tiền đè chết người
    Dự sang quí 1/2014 sẽ có nhiều cái hay khi quyết định về BĐS, KS ... tại ĐHCĐ thường niên như nghị quyết nêu
    KMR
    Nói nhiều rồi, giờ chỉ cần Vn gia nhập TPP, con mẹ nó sẽ mê mẩn trả Ln cho con con ngay. Hơn nữa BTC đang làm rất mạnh về chuyển giá, đến CocaCola còn không dám láo nữa là Mirae
    p/s: Cả 2 con đang đ/c đỏ lòm nhé
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này