Nhật kí đêm (29) - Những điều kì diệu

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi giaoluu1980, 20/05/2011.

3141 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 06:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 16639 lượt đọc và 997 bài trả lời
  1. stockpenny

    stockpenny Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    EM SỢ. Chế độ đọc sách Thứ 3, 24/05/2011, 09:00


    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]



    CTCK: Hãy tự cứu chính mình!


    [​IMG]
    Chi phí cắt giảm nhân viên không đáng kể, vấn đề của các CTCK hiện tại nằm ở khoản danh mục tự doanh khổng lồ.

    p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal { margin: 0in 0in 0.0001pt; font-size: 12pt; font-family: "Times New Roman"; }div.Section1 { page: Section1; } Nguồn tiền cạn kiệt

    Chưa lúc nào TTCK lại ảm đạm như hiện nay. Ngay cả thời điểm năm 2008 là thời điểm thị trường khủng hoảng nhất, VN-Index vẫn có một “con sóng lớn” tăng từ 390 điểm lên 558 điểm vào tháng 6-7/2008 (tăng 43%). Trong khi đó, từ đầu năm 2011 đến nay, TTCK Việt Nam chủ yếu là đi ngang và giảm điểm.
    KLGD trung bình 1 phiên trên sàn HoSE trong tháng 5/2011 là 22,3 triệu cổ phiếu, tương đương 500 tỷ đồng, trong đó KLGD trung bình 1 phiên vào tháng 1/2011 là 36 triệu cổ phiếu, tương đương 938 tỷ đồng. Như vậy, mức sụt giảm về giá trị giao dịch trong 5 tháng vừa qua là 46,6%. Tình trạng tương tự xảy ra trên sàn Hà Nội.
    [​IMG]
    Thống kê KLGD và GTGT trung bình 1 phiên trên sàn HoSe năm 2011
    HNX-Index ngày 20/5vừa qua đã xuống dưới 78 điểm, mức thấp nhất trong lịch sử kể từ khi HNX thành lập, VN-Index cũng đã mất 50 điểm trong hơn 1 tuần, tuy nhiên dòng tiền hoàn toàn vẫn đứng ngoài thị trường do bị ảnh hưởng mạnh từ thị trường tiền tệ (lãi suất ngân hàng) và lòng tin của NĐT đang dần bị bào mòn bởi không có bất cứ động thái nào hỗ trợ từ phía cơ quan quản lý thị trường.
    Miếng bánh môi giới đang ngày càng thu hẹp, bộ phận tự doanh gần như “ngồi chơi xơi nước” từ đầu năm vì tình trạng thị trường ảm đạm…các CTCK đang phải vật lộn để sóng sót trước tình hình hiện nay.

    Mạnh tay cắt giảm chi phí
    Ở thời điểm hiện tại, có lẽ lãnh đạo Vincom đã nhận thấy quyết định đóng cửa chi nhánh Hà Nội và rút chân hoàn toàn khỏi hoạt động kinh doanh chứng khoán bằng cách bán lại cổ phiếu VIX cho CTCP Xuân Thành là một quyết định hoàn toàn đúng đắn. KLS cũng muốn thay đổi ngành nghề nhưng không may mắn như Vincom khi gặp sự phản ứng dữ dội từ phía cổ đông. Các CTCK còn lại xoay xở bằng cách mang tiền đi gửi ngân hàng, tạo các sản phẩm “chui” cho NĐT như bán khống cổ phiếu, cầm cố, các sản phẩm phái sinh khác…
    Chi phí được mạnh tay cắt giảm, cả về chi phí hoạt động (đóng cửa chi nhánh, hợp nhất các bộ phận) lẫn chi phí nhân viên.
    Tính từ đầu năm 2011 đến nay, các CTCK đã đóng cửa 14 chi nhánh và phòng giao dịch trên cả nước, trong đó mạnh tay nhất là ACBS đóng cửa 5 phòng giao dịch và 1 chi nhánh đều trong TP.HCM; TLS đóng cửa 2 phòng giao dịch Khâm Thiên – Hà Nội và phòng giao dịch tại Phú Nhuận, Tp.HCM; Chứng khoán Vina đóng cửa Chi nhánh Hà Nội, CK phố Wall tạm ngừng hoạt động phòng giao dịch Hoàn Kiếm…
    Rõ ràng, khi thị trường giao dịch ảm đạm, các CTCK chỉ dựa vào hoạt động môi giới để kiếm nguồn thu chính sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, và việc sa thải bớt số nhân viên “dư thừa” và chỉ giữ lại một số ít để cầm cự là sự chọn lựa bắt buộc của các CTCK hiện nay. Chưa bao giờ nhân sự chứng khoán lại thay đổi như chóng chóng như hiện tại, hàng loạt chủ tịch HĐQT, giám đốc bộ phận, giám đốc phòng giao dịch bị cho nghỉ việc hoặc do cắt giảm các phòng ban nên sáp nhập vào các bộ phận khác. Trong khi đó, các nhân viên môi giới không đạt chỉ tiêu doanh số cũng bị cho nghỉ đồng loạt. Nhân viên chứng khoán bây giờ đi làm chỉ được nhận lương cứng, các khoản thưởng, các khoản ‘chia chác’ của những năm trước đã trở thành quá khứ và nhân sự ngành chứng khoán nhìn sang bên phía “các bạn” ngành ngân hàng mà “thèm"...
    Nhưng đây có phải là sự lựa chọn đúng của bạn quản trị các CTCK?
    Phải tự cứu lấy mình
    Đành rằng khi nguồn thu bị cắt giảm, việc cắt giảm chi phí là hoàn toàn đúng đắn. Tuy nhiên, chi phí nhân viên tại các CTCK lớn hiện nay khoảng 40 tỷ đồng/năm, nếu cắt giảm 30% nhân viên, chi phí tiết tiệm được khoảng hơn chục tỷ đồng/năm. Trong khi cốt lõi của vấn đề hiện nay của các CTCK lại nằm ở khối cổ phiếu khổng lồ mang nên “danh mục đầu tư tự doanh” (xem bảng). Chính chi phí dự phòng giảm giá chứng khoán là chi phí lớn nhất và làm đau đầu nhiều nhất cho các CTCK trong thời buổi hiện nay.
    [​IMG]
    Khoản đầu tư (ngắn hạn và dài hạn) của một số CTCK niêm yết trên hai sàn, khoản đầu tư của AGR có 4.400 tỷ đầu tư dài hạn trong đó 4.200 tỷ là trái phiếu doanh nghiệp, hơn 200 tỷ là trái phiếu Chính phủ

    [​IMG]
    Chi phí hoạt động kinh doanh quý I/2011 của top các công ty có vốn hóa lớn nhất trên hai sàn
    Số liệu AGR và KLS: Số tạm tính, các số liệu khác: Thuyết minh BCTC của các CTCK
    HCM: Hoàn nhập dự phòng giảm giá chứng khoán 23,7 tỷ trong quý I/2011
    Bỏ thì thương, vương thì tội, giá cổ phiếu đã giảm hơn 50% so với cuối năm 2010, việc bán cổ phiếu lúc này đã quá trễ.

    Ai cũng biết cổ phiếu bây giờ rẻ, tại sao bộ phận tự doanh của các CTCK không tranh thủ lúc này để gom hàng??? Bởi tiền còn để đi gửi ngân hàng với lãi suất 20%/năm hay cho nhà đầu tư vay cầm cố với lãi suất 25 – 27%/năm.
    Liệu có NĐT nào sẵn sàng đi vay với lãi suất 25%/năm để mua chứng khoán ở mức đáy khi biết rằng chỉ vài phiên sau sẽ có một đội quân short sell (bán khống) sẵn sàng đợi để thu phí kiếm lời, và liệu thị trường đã đủ tốt để NĐT chấp nhận mức độ rủi ro khi lãi vay cao như vậy?
    TTCK hiện tại như một bàn cờ domino đã bị đổ đến những quân cuối cùng, và nhiều người còn lo ngại về việc sẽ có hoạt động giải chấp xảy ra khi ngân hàng tiếp tục hút tiền về để đảm bảo tỷ lệ cho vay phi sản xuất dưới 22% vào ngày 30/6 tới.
    Tóm lại, việc cắt giảm chi phí của các CTCK hiện tại chỉ là giải pháp tình thế, những gì xảy ra đã xảy ra và danh mục tự doanh của các CTCK vẫn hiện hữu trong bảng cân đối kế toán. Vấn đề hiện tại hoàn toàn phụ thuộc vào thị trường: Thị trường tăng – các CTCK sống sót, thị trường giảm – các CTCK lỗ! Chỉ có bản thân các CTCK, các nhà tạo lập thị trường (market marker) tự cứu mình (ngăn ngừa lạm dụng bán khống, phân tích tình hình vĩ mô để mua cổ phiếu vào đúng thời điểm, lành mạnh hóa TTCK) thì thị trường mới mong tăng điểm một cách bền vững.
  2. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    Chào em, cả ngày hôm qua ko thấy e.
  3. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Nhìn lượng hàng táng ra ở PVX & VCG thì ngồi yên cho nó lành anh. Đợi STP về 11 - 12 vào chiến với em:)):))[r2)][r2)][r2)]
  4. stockpenny

    stockpenny Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0


    Trên cành đu đủ, lực bất tòng tâm ạh. [-)
  5. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107

    THAM LAM đê
  6. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    sao e ko cảnh báo sớm :((:((:((
  7. stockpenny

    stockpenny Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Cũng được rồi, nhưng chờ chút đã!
  8. giaoluu1980

    giaoluu1980 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/12/2009
    Đã được thích:
    107
    Chờ điều gì hả e
  9. thamlathang

    thamlathang Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2009
    Đã được thích:
    9
    em ngồi ngắm bảng,... heeeeeeeeeeee
    may mà chạy giá gần trần hôm 20-5 ko thì đứt =))
  10. stockpenny

    stockpenny Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    13/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề: Mod ở đâu rồ

Chia sẻ trang này