Nhật ký đêm(Tầng 55)-Chia sẻ.

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi trau73, 12/05/2013.

3025 người đang online, trong đó có 75 thành viên. 04:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 82783 lượt đọc và 230 bài trả lời
  1. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    888
    Trong tuần vừa qua, thị trường giảm điểm tới 3,6%. Sự giảm điểm mạnh đã tạo ra chuyển biến rõ rệt trên đồ thị theo hướng thận trọng hơn. Như trong bản tin đề ngày 11/6, chúng tôi nhấn mạnh rằng đợt điều chỉnh này có những yếu tố tiêu cực hơn so với đợt điều chỉnh trước đó. Với mức đóng cửa tại 509 điểm, thị trường đang cận kề với một điểm xoay chiều, mà từ đó chúng tôi sẽ khuyến nghị bán ra nhiều hơn. Trong một số bản tin gần nhất, quan điểm của chúng tôi được thể hiện bằng cách dần dần gọi bán ra một số cổ phiếu. Trên thị trường, nhóm cổ phiếu vốn hóa cao và vừa (thường được gọi là nhóm bluechips) yếu hơn so với các mã vốn hóa nhỏ trong đợt tăng này. Tuy nhiên, nếu thị trường đảo chiều, chúng tôi e rằng những mã tăng mạnh nhất, chính là những mã vốn hóa nhỏ vốn dĩ cũng có dòng tiền nóng dễ đến và dễ đi, sẽ là những mã chịu áp lực bán mạnh do lực chốt lời. Khối ngoại tiếp tục gây e ngại; họ bán ròng tới 14 triệu cổ phiếu trong tuần 10-14/6. Đây là những mức cao nhất kể từ tháng 6/2012. Chúng tôi cho rằng có sự trùng hợp giữa sự yếu kém của thị trường chứng khoán mới nổi với việc các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng trong vài tuần gần nhất. Trong bản tin này, chúng tôi có phân tích về mặt kỹ thuật những diễn biến đang diễn ra trên thị trường chứng khoán thế giới. Mặc dù sự bán ròng của khối ngoại trong giai đoạn nhạy cảm hiện tại có thể gây xáo trộn cho thị trường trong ngắn hạn, chúng tôi không cho rằng có sự ảnh hưởng mạnh của đối với triển vọng trong trung hạn. Lý do là Việt Nam không phải là thị trường chính được dòng tiền tìm kiếm mức lợi tức cao hơn ưa thích trong vài năm qua như tại các quốc gia châu Á, nên mức độ biến động gây ra từ dòng tiền này tại Việt Nam sẽ ít mạnh mẽ như những gì đã chứng kiến tại các thị trường mới nổi khác.

    ƒXáo trộn trên thị trường chứng khoán mới nổi và tác động đến Việt Nam

    Chủ đề về việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ cắt giảm gói QE là chủ đề nóng nhất trong thị trường trong khoảng một tháng trở lại đây. Một số thành viên trong Ủy ban Thị trường Mở hé lộ quan điểm rằng họ bỏ phiếu cho việc giảm gói QE trong mùa hè năm nay. Mặc dù việc giảm gói QE (nếu có) cho thấy rằng nền kinh tế Mỹ đã trở nên mạnh mẽ và các gói kích thích cần được rút ra - điều này tốt cho thị trường cổ phiếu trong trung và dài hạn – việc Fed giảm mua trái phiếu trên thị trường sẽ gây tác động tới lợi suất cũng như tới thị trường cổ phiếu trong ngắn hạn.
    Để tránh bị kẹt và bị sốc như đã từng khi Fed tăng lãi suất ngắn hạn vào năm 1994, yếu tố mới này lập tức được thị trường phản ánh. Do đó, DJIA điều chỉnh.

    Sự yếu ớt của các thị trường chứng khoán mới nổi:

    Trong giai đoạn trước, các nhà đầu tư cũng mở rộng vị thế tại các thị trường mới nổi để gia tăng lợi nhuận. Do đặc điểm biến động mạnh của các thị trường này và với diễn biến mới, phần nào các vị thế này được đóng lại. Lực cung mạnh đã gây áp lực mạnh lên các thị trường này. Chỉ số MSCI Emerging Markets Index (bao gồm các thị trường mới nổi như BRICS, TIP…) rơi tự do:

    Tác động tại thị trường Việt Nam:

    Trong vài tuần qua, Việt Nam là một trong những thị trường mạnh mẽ nhất khi xu hướng tăng vẫn được duy trì (cho tới phiên 14/6). Tuy nhiên, đồng thời với diễn biến kém tích cực tại thị trường bên ngoài, khối các nhà đầu tư nước ngoài đang bán ròng mạnh mẽ hơn. Mức độ bán ròng của họ lên mức mạnh nhất kể từ tháng 6/2012: Dù việc các quỹ đầu tư nước ngoài bán ra mạnh tại thị trường Việt Nam có thể có nhiều nguyên nhân khác, thực tế là lực cung mạnh đã gây áp lực lớn lên thị trường. Chúng tôi thấy VN-Index, dù xu hướng tăng chưa bị phá vỡ, đã đưa ra nhiều dấu hiệu về khả năng của một vùng đỉnh. Phiên 14/6, VN-Index đóng cửa ngay tại mức đáy gần nhất, đe dọa một mức thấp mới. Trong những phiên trước, chỉ số này đã xuất hiện các phân kỳ tiêu cực.

    Do đó, chúng tôi e ngại về khả năng của một sự đảo chiều xu hướng diễn ra đối với VN-Index trong ngắn hạn và đề xuất hướng tiếp cận thị trường thận trọng, tập trung vào quản lý rủi ro. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng về trung hạn, Việt Nam ít chịu tác động tiêu cực mạnh như những gì đang diễn ra tại thị trường chứng khoán mới nổi khác. Trong những năm qua, dòng tiền từ gói QE của Mỹ đã vào mạnh các thị trường chứng khoán châu Á, đẩy các thị trường lên mạnh và đây là lúc các thị trường này chịu điều chỉnh. Với thị trường Việt Nam, câu chuyện có phần khác hơn. Việt Nam không là một thị
    trường được hưởng lợi từ gói QE này trong những năm trước do nền kinh tế còn đối mặt với những thách thức về vĩ mô, trong đó nổi trội nhất là lạm phát cao. Hiện tại, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn ưa thích Việt Nam do các yếu tố sau:
    thứ nhất, sự ra đời của VAMC đánh dấu nỗ lực giải quyết nợ xấu; thứ hai, kỳ vọng về việc gia tăng room nước ngoài và cuối cùng là đánh giá rằng thị trường bất động sản đang ở vùng đáy. Do đó, cái nhìn trung hạn của chúng tôi vẫn là lạc quan.
  2. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    888
    Một số dự đoán về khả năng thay đổi trong danh mục ETF VNM

    Thứ bảy, ngày 15/06/2013, ETF VNM sẽ có công bố chính thức về việc thay đổi danh mục định kỳ hàng quý của mình. Dựa vào một số nguyên tắc loại bỏ / thêm vào của quỹ này, chúng tôi đưa ra một số đánh giá về khả năng thay đổi danh mục sắp tới đây của ETF VNM.

    1. Rủi ro bị loại: SJS, HAG, STB(?) và PVF(?)

    SJS: Xét ở ngày 31/5 (ngày được chọn làm tham chiếu để xét thay đổi), vốn hóa của SJS chỉ đạt 67 triệu USD, dưới mức chuẩn đề ra của ETF VNM (75 triệu USD). Trừ khi có một sự thay đổi nào đó trong “quan điểm” của ETF VNM, gần như chắc chắn SJS sẽ bị loại.

    HAG: Với trường hợp của HAG, công ty này đã giới hạn room nước ngoài xuống mức 37,82% cho việc phát hành riêng lẻ của nhà đầu tư nước ngoài. Tại ngày 31/5, khối ngoại sở hữu 33,75% cổ phần của HAG, room nước ngoài còn lại là
    4,07%, dưới mức yêu cầu tối thiểu của ETF là 5%. Do đó HAG cũng rất có khả năng bị loại.

    STB (?): Trường hợp của STB có một số vấn đề phức tạp hơn. STB thông báo UBCK đã chốt tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở mức 10% vốn điều lệ của Sacombank để ngân hàng này hoàn thành đợt chuyển nhượng cho đối tác chiến lược nước ngoài (Lưu ý: chúng tôi chưa tìm thấy công văn chính thức nào của UBCK về vấn đề này); nếu căn cứ theo mức này, room nước ngoài còn lại của STB chỉ là 3,9%, dưới mức yêu cầu tối thiểu của ETF.

    Tuy nhiên, theo số liệu của Sở GDCK Tp.HCM tại ngày 31/5, tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài ghi nhận mức 15% và số room còn lại nếu tính theo mức này dĩ nhiên trên 5%. Như vậy việc STB có bị xem xét loại khỏi danh mục của ETF VNM trong đợt này hay không hoàn toàn phụ thuộc vào cách mà ETF VNM lựa chọn sốliệu để đưa ra quyết định.

    PVF (?): Đại hội cổ đông của PVF đã thông qua quyết định tiến hành hợp nhất giữa công ty này với Western Bank. Theo quy định, tổ chức niêm yết hợp nhất – sáp nhập chỉ được niêm yết trở lại sau ít nhất 12 tháng kể từ ngày hợp nhất – sáp nhập. Điều này đồng nghĩa PVF trong tương lai sẽ phải gở bỏ niêm yết để tiến hành quá trình hợp nhất, thời gian không niêm yết sẽ kéo dài ít nhất 1 năm. Đối với các công ty tại Việt Nam, ETF VNM sẽ chỉ đầu tư các mã đang niêm yết trên hai sàn HO và HA, do đó việc hủy niêm yết chắc chắn sẽ dẫn tới kết quả PVF bị ETF VNM loại ra khỏi danh mục.

    Tuy nhiên theo nhìn nhận của chúng tôi, cho đến ngày 31/5, chưa có bất kỳ công văn nào của UBCK hoặc Sở giao dịch
    chứng khoán thừa nhận việc PVF sắp gỡ bỏ niêm yết hoặc đưa ra các thời gian chính xác cho việc hủy niêm yết. Chiếu theo cách hoạt động của ETF trong những lần trước, các quỹ này sẽ chỉ thực hiện hành động của mình khi có ít nhất một công văn có hiệu lực. Cũng theo một số thông tin không kiểm chứng, khoảng thời gian PVF dự tính hủy niêm yết sẽ rơi vào giai đoạn tháng 8 hoặc 9, điều này cũng củng cố thêm cho lập luận của chúng tôi về việc PVF tạm thời ít có khả năng bị loại khỏi danh mục của ETF VNM ngay trong đợt review này.

    2. Các ứng cử viên thay thế:

    Một trong các quy định của ETF VNM là quỹ này sẽ phải duy trì số lượng 25 công ty, do đó nếu 3 hoặc 4 công ty trong trường hợp nêu trên bị loại khỏi danh mục, ETF VNM sẽ phải bổ sung vào 3 – 4 công ty khác tương ứng. 17/06/2013 - 6 -
    Sự phức tạp và khó dự đoán ở chỗ, họ có thể lựa chọn các công ty đang niêm yết tại Việt Nam, hoặc các công ty nước ngoài để thay vào (danh mục ETF VNM hiện tại có 17 mã niêm yết tại VN, và 8 công ty nước ngoài có danh thu lớn hơn 50% được tạo ra tại Việt Nam). Không có bất kỳ quy định nào ràng buộc số lượng công ty nước ngoài không được phép tăng lên. Trên thị trường có một số đồn đoán liên quan đến vài “ứng cử viên nội” sẽ có thể thay thế như SHB, DRC,… tuy nhiên theo như các tính toán của chúng tôi thì tất cả các mã này đều còn vướng lại những điều kiện tối thiểu để được thêm vào danh mục ETF VNM trong kỳ review này. Theo đánh giá của chúng tôi, rất nhiều khả năng trong kỳ review này, sẽ không có thêm mã nào ở thị trường Việt Nam được thêm vào, thay vào đó sẽ là các công ty nước ngoài. Dù vậy cần nhấn mạnh điều này không có nghĩa ETF VNM sẽ “rút tiền” khỏi TTCK Việt Nam như nhiều nhà đầu tư đang lo ngại. Một quy tắc rất đáng chú ý của ETF VNM là họ sẽ phải đảm bảo tại kỳ review, tỷ trọng đầu tư cổ phiếu tại Việt Nam và nước ngoài ở mức 70/30, như vậy nếu thêm vào các mã nước ngoài mới, họ sẽ phải giảm bớt vốn đầu tư ở các mã nước ngoài cũ đang có trong danh mục. Lượng tiền thu được từ việc bán ra các cổ phiếu dưới chuẩn tại Việt Nam sẽ được tái đầu tư trở lại vào các mã của thị trường Việt Nam hiện có trong danh mục. .
  3. singriver_pro

    singriver_pro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Mút được chưa các bác
  4. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    to All:
    hôm qua Bác cả gọi điện,thông báo muốn gặp mặt tất cả mọi người.[};-
    -lý do:nhớ [r32)]
    -địa điểm:tùy chọn
    -chương trình:bia+kara + .......
    -thời gian:t6 or t7 or cn đều ok.
    p/s:bởi vì police đi vắng :)):)):))
  5. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    quyết chưa bác? chính xác là hôm nào?
  6. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    888
    Thuê bao quý khách ko liên lạc được :((
  7. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    múc đc chưa các bro
  8. DungVtx

    DungVtx Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/12/2005
    Đã được thích:
    888
    Đợi test lại 466 nếu ko thủng mà tăng lại thì cân đối ...
  9. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Thèm bia quá, hoãn đến bao giờ các kụ uôi !
    [:p][:p][:p]
  10. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    VĨ MÔ VIỆT NAM

    Lãi suất trái phiếu chính phủ VN coi như đã tạo đáy, nếu muốn thu hút dòng vốn ngoại, lợi suất sẽ phải tăng để bù đắp rủi ro đặc thù của VN. Với nhịp giảm ls huy động VND và USD cuối tuần rồi, các mốc này cũng đã chạm mức đáy của chu kỳ giảm LS. LS cho vay với độ trễ 3-6 tháng cũng sẽ chạm mức đáy đâu đó cuối năm nay. Room cho chính sách tiền tệ đang thu hẹp dần lại.

    Chính sách tài khóa vẫn mắc căn bệnh thu không đủ bù chi, và đang hao hụt thêm với các chính sách giảm/giãn thuế đã phê duyệt, cũng sẽ chẳng còn room cho một đợt kích thích tài khóa lớn nào nữa.

    VAMC đã được phê duyệt và thành lập, sẽ mất một vài tháng để bộ máy, các quy trình hoạt động, văn bản luật hướng dẫn... được hoàn tất. Và quan trọng hơn, hầu hết các NH khi được hỏi đều không mặn mà với việc bán lại nợ cho VAMC. Họ muốn giữ cho mình quyền tự quyết với nợ và tài sản thế chấp. Chỉ có những NH quá khó khăn, không còn lựa chọn khác mới tìm đến VAMC. Ngược lại VAMC cũng lại có điều kiện riêng có lợi cho mình. Chỉ những khoản "nợ xấu tốt" (với ts thế chấp, hồ sơ vay rõ ràng...) mới được tiếp nhận. Nhìn vào các nỗ lực thử sai sau nhiều lần của AMC các nước hồi 1998-2001, ko nên kỳ vọng nhiều vào khả năng thành công và hiệu quả của mô hình AMC của VN.

    Gói kích cầu BĐS 30.000 tỷ đã chính thức được áp dụng. Tuy nhiên NH ko có nhiều động lực triển khai khi tỷ lệ LN cho sp này quá thấp và rủi ro cũng chẳng hề nhỏ. Về phía DN BĐS, nhiều DA đã đăng ký chuyển đổi hay xây mới theo yêu cầu của gói này, nhưng tất cả đều công nhận 1 điểm: LN rất thấp và chủ yếu hoạt động này giúp DN lưu thông dòng vốn và đẩy đi phần nào hàng tồn kho. Cho đến thời điểm này, có thể kết luận tác động trực tiếp và lan tỏa của gói kích cầu BĐS này là rất hạn chế.

    Tóm lại, bối cảnh vĩ mô trong nước những tháng cuối năm không còn nhiều điều để kỳ vọng như giai đoạn 6 tháng đầu năm. Thời gian tới, Doanh nghiệp và nhà đầu tư sẽ phải tự mình đối mặt và vượt qua các khó khăn. Cuối cùng cũng chỉ còn Ta với Ta.

    VI MÔ DOANH NGHIỆP

    Không còn các lực hỗ trợ lớn từ vĩ mô và dòng tiền ngoại, động lực tăng duy nhất cho thị trường là chuyển biến từ hoạt động kinh doanh của DN.

    Ngành Ngân Hàng đang trải qua giai đoạn lợi nhuận thấp chưa từng thấy trong khi áp lực dự phòng cho nợ xấu vẫn đang tiếp tục gia tăng. Điều này sẽ không thay đổi trong vài quý tới. Khó khăn này sẽ còn kéo dài nhưng nếu cần tìm các leading indicator thì hãy soi kỹ các NH tốt nhất như VCB, CTG, MBB, ACB. Đây sẽ là nhóm đầu tầu đầu tiên đi qua vùng đáy khó khăn và phục hồi trở lại.

    BĐS đang là ngành được rất nhiều sự quan tâm và hỗ trợ. Q2 đã ghi nhận những chuyển biến đầu tiên của khi lãi suất xuống thấp kỷ lục giúp phân khúc BĐS có yield cao hay giá trị sử dụng tốt đã cải thiện thanh khoản và tạo đáy. Các DN như VIC, KDH, HPG, KBC, GMD,... ghi nhận sự cải thiện của tốc độ bán hàng tồn và tài sản BĐS. Băng đang tan dần ở một vài phân khúc nhưng nước vẫn đang ở quanh 0 độ, thanh khoản tăng nhưng giá chưa thể tăng. Một thị trường lớn như BĐS luôn chuyển biến rất chậm. Vì cuộc call margin khổng lồ của NH với BĐS đã không (hoặc chưa) diễn ra, tt BĐS sẽ chỉ hồi phục rõ nét khi kinh tế khởi sắc và người dân có thời gian tích lũy đủ dài.


    Việt Nam đã chọn giải pháp hỗ trợ cho NH và cứu BĐS giống Malaysia thay vì để thị trường tự vận đông và đào thải theo kiểu Thái Lan, Indonesia 1998-2001. Kết quả là:

    [​IMG]
    Nguồn Dragon Cap

    không có nhiều DN phá sản, không có nhiều hoạt động bán tháo, nhưng giá cổ phiếu BĐS Malaysia đi ngang ở đáy trong 8 năm liền từ 1997-2005. Sẽ ko có gì lạ khi điều tương tự sẽ xảy ra với BĐS và CP BĐS VN. Nếu coi 2008 là năm đầu tiên BĐS VN giảm giá thì 2015-2016 có vẻ là mốc hợp lý để kỳ vọng BĐS bắt đầu phục hồi.

    Dù nền kinh tế chung Việt Nam đang tạo đáy, trong bối cảnh KT toàn cầu kém thuận lợi sắp tới, ko có nhiều cơ sở để kỳ vọng kết quả KD của các DN sẽ có nhiều cải thiện trong thời gian tới. Vì vậy, cơ hội chỉ đến với các DN đơn lẻ và NĐT muốn thành công phải có hiểu biết rất sâu về ngành và DN.


    THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN

    Sóng lớn bao giờ cũng cần những chuyển biến lớn. Nửa đầu năm với nhiều thông tin hỗ trợ (LS hạ, VAMC, gói kích cầu BĐS, tiền ngoại rẻ...) khiến dòng tiền cả trong và ngoài nước đổ về 1 kênh duy nhất là chứng khoán. Nửa sau 2013 sẽ là một khoảng trống khá dài về thông tin hỗ trợ.

    Nhiều người vẫn giữ niềm tin vào việc "LS đã xuống quá thấp và tiền không còn chỗ để đầu tư". Với tôi, đây là một niềm tin chứa nhiều rủi ro. LS hạ sẽ giúp hãm đà giảm của thị trường và tạo đáy cho các tài sản tốt chứ không thể sớm đưa tt lên 600-630 như nhiều người kỳ vọng. TTCK VN trong năm ngoái từ tháng 5 đến tháng 11 từng giảm mạnh trong môi trường LS hạ, hay nhiều thị trường khác đã từng suy giảm dài rồi lẹt đẹt đi ngang trong môi trường ls hạ và duy trì mức siêu thấp (Thái, Indo, Malaysia 1999-2002). Những ai giữ niềm tin LS ko còn hấp dẫn và đầu tư vào sai CP cũng như sai thời điểm sẽ thấy thấm thía khi tài khoản mình âm trong khi gửi tiết kiệm vẫn tăng 7-9%/năm.

    Chỉ trong giai đoạn đầu cơ bong bóng, nhà đầu cơ với kỳ vọng rót tiền vào BĐS, CK ăn bằng lần mới chấp nhận mức LS cao như mấy năm vừa qua. Bong bóng đã vỡ, thiên đường đầu cơ ko còn. Những ai chấp nhận mức LS cao như vừa qua để đầu cơ cũng đã thành con nợ khó đòi. Với đa phần các nhà đầu tư lâu dài và DN sản xuất, kinh doanh thông thường, có được mức LN 12-15%/năm đủ để trả ls NH đã là điều đáng mơ ước. Trong khi đó hầu hết các nước trên thế giới đang được có LS thấp hơn nhiều so với Việt Nam. So với cả kinh tế bình thường của VN giai đoạn 1990s - 2006 thì lãi suất tiền gửi hiện nay là không hề thấp.

    Nói dông dài như vậy để cùng hiểu rõ về bản chất thị trường trong giai đoạn kinh tế tạo đáy hiện nay là sự vận động của mọi thứ đều chậm và yếu theo cả chiều lên và xuống. Cơ hội kiếm tiền trong KD và đầu tư là khó khăn. TTCK tiếp tục đi trong kênh sideway phân hóa. Quan điểm thái quá về chiều tăng hay chiều giảm cũng đều không phù hợp trong giai đoạn này.

    TAer, Trader theo trend index, nên chắt chiu từng line khi mua và bán chứ ko nên chờ tăng vượt đỉnh breakout mới vào mua hay giảm thủng ngưỡng hỗ trợ và breakdown mới cắt lỗ. Phương pháp này chỉ đúng với những giai đoạn sóng to gió lớn. Sideway trading là làm ngược lại các nguyên tắc trên.

    NĐT FA với tiền dài thì lựa chọn mã đúng là điều quan trọng nhất. Room cho phân hóa vẫn còn nhiều. Phân hóa ko chỉ xảy ra giữa các nhóm ngành mà còn mạnh mẽ ngay trong từng ngành. Các cuộc đào thải DN yếu kém và thâu tóm thị phần, tài sản của những DN đứng đầu vẫn đang tiếp diễn. Những biến động mạnh của KTTG thời gian tới hứa hẹn sẽ tạo ra những đợt tăng giảm của thị trường hàng hóa, tài sản. Điều này cũng sẽ tạo những cơ hội hấp dẫn cho NĐT theo trường phái Cycle.

    Một mảng cơ hội nữa là ăn theo Game từ các sự kiện hay chính sách mới. Game ETF review kiểu cổ điển đã hết thiêng. Nhưng khi room được mở cho NĐT NN trong tg tới, dù khó thu hút thêm nhiều tiền mới từ NN nhưng sẽ có những sự vận động mạnh mẽ trong nội tại thị trường hứa hẹn mang lại nhiều cơ hội cho VFers.

    NĐT/Trader hiệu quả cần vượt qua cơn nghiện mua bán của bản thân để kiên nhẫn chọn cho mình những cơ hội tốt nhất. Khi đã ra quân là chiến thắng thì dù chỉ 1 năm/lần thì bạn vẫn chắc chắn lọt vào top 5% hiệu quả nhất trên TTCK và cũng vượt xa mức LS tiền gửi. Đẳng cấp đầu tư thể hiện trên tỷ lệ thắng/thua chứ không phải ở tổng số lần thắng.

    copy vfp

Chia sẻ trang này