Nhật xả thải MN Hột Nhãn, tồn kho Âu-Mỹ cạn.Cổ phiếu thủy sản phục hồi mạnh?FMC, CMX, VHC, ANV, IDI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thanhtu1818, 12/06/2023.

7758 người đang online, trong đó có 1159 thành viên. 14:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 15245 lượt đọc và 86 bài trả lời
  1. Minhnd

    Minhnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    2.328
    Chứng cần nghỉ ngơi. Bds cũng chạy tít rồi. Giờ đến lượt bọn hàng hóa, xuất khẩu.
  2. minhbinhtd

    minhbinhtd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2019
    Đã được thích:
    616
    IDI ngon
  3. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Thủy hải sản đang vùng đầu cá, hơi xương nhưng ai ăn được sẽ rất ngon. chúc tất cả ae trên tàu lồi môm:)
    AdagioT thích bài này.
  4. kakalot114

    kakalot114 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/07/2018
    Đã được thích:
    470
    chưa thấy tín hiệu gì cho thấy thủy sản khởi sắc nhi?các cụ có thêm thông tin gì bổ sung vô cùng theo dõi với nha.thanks
  5. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Ae nên hiểu bản chất việc xuất khẩu thủy sản và hàng tiêu dùng q1 giảm đến 30-40% nguyên nhân chính ko hẳn là lạm phát tại Âu Mỹ Nhật tăng mà nguyên nhân chính là do COVID.

    năm 2021, phương tây thiếu hàng hóa nghiêm trọng trong dịp lễ tết, nên rút kinh nghiệm các nhà nhập khẩu phương tây đã gom hàng mạnh cho mua mua sắm 2022 từ quý 1,2. => dẫn tới việc quá tải đơn hàng quý 1 2022.

    Cuối 2022, COVID kết thúc + lạm phát cao + lãi suất tăng => dẫn tới lượng tồn kho khủng 2022 ko tiêu thụ hết
    => quý 1 2023 và thậm chí cả quý 2, xnk hàng tiêu dùng của châu Á đã sụt giảm mạnh.

    => cổ phiếu các nhóm ngành XNK giảm sâu

    Hiện tại đã hết quý 2 năm 2023, lượng tồn kho khủng kia đã giảm nhièu, kho hàng đã bắt đầu rỗng và hiện đã bắt đàu phải tăng cường nhập hàng.

    Giá tôm đã tạo đáy và đang lên nhẹ, chứng khoán là kỳ vọng hiện lúc thích hợp mua vào các mã XNK trong đó có thủy sản
    --- Gộp bài viết, 21/06/2023, Bài cũ: 21/06/2023 ---
    https://vietnambiz.vn/gia-tom-nguyen-lieu-viet-nam-dang-tao-day-2023620172646157.htm
    AdagioT thích bài này.
  6. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Xuất khẩu thủy sản khó hồi phục trước cuối năm 2023
    Theo thống kê của Hải quan, XK thủy sản 5 tháng đầu năm nay thấp hơn 29% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt khoảng 3,4 tỷ USD. Riêng kim ngạch XK thủy sản tháng 5/2023 đạt trên 808 triệu USD, cao nhất từ đầu năm tới nay.

    [​IMG]
    XK sang các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt doanh số cao nhất từ đầu năm tới nay
    Từ đó, cho thấy tín hiệu thị trường đang tốt dần lên. Các mặt hàng chủ lực đang hạ dần mức độ sụt giảm so với cùng kỳ. Xuất khẩu sang các thị trường chủ lực như Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều đạt doanh số cao nhất từ đầu năm tới nay.

    Xuất khẩu các mặt hàng thủy sản chính trong 5 tháng đầu năm nay đều giảm từ 10-40% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cá tra giảm sâu nhất (-40%), tôm giảm 34%, cá ngừ giảm 31%, mực bạch tuộc giảm 12%. Tuy nhiên, vẫn có một số loại cá biển ghi nhận tăng trưởng dương: cá cơm tăng 53%, cá nục tăng 14%, cá chỉ vàng tăng 20%...

    Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ, EU giảm lần lượt 48% và 33%, sang Trung Quốc giảm 25%, sang Hàn Quốc giảm 21%, sang Nhật Bản giảm 8%.

    Có 3 nguyên nhân lớn nhất khiến cho SXXK thủy sản của Việt Nam bị từ đầu năm tới nay giảm 30% so với cùng kỳ năm ngoái.

    (1) - Lạm phát và lượng tồn kho tăng khiến nhu cầu tiêu thụ và nhập khẩu tại các thị trường giảm

    (2) - Cạnh tranh căng thẳng với các nước sản xuất khác về nguồn cung và giá, điển hình là Ecuador, Ấn Độ…

    (3) - Sức khỏe và sức chịu đựng của bà con nông ngư dân và doanh nghiệp thủy sản suy yếu vì chi phí sản xuất tăng, giá bán giảm, tiêu thụ chậm, tồn kho tăng, cạn kiệt vốn và khó tiếp cận vay vốn để duy trì sản xuất – xuất khẩu…

    Dự báo
    Những biến động về cung – cầu xuất phát từ căn nguyên là chiến tranh và lạm phát, đến nay chưa có tín hiệu khả quan, nên việc dự báo về thị trường cũng thiếu cơ sở và độ chắc chắn.

    Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều DN thủy sản, từ nay tới cuối năm, thị trường tiêu thụ thủy sản khó có thể phục hồi, hoặc nếu có thì sẽ phục hồi chậm.

    Ở một số thị trường lớn như Mỹ, EU, ngoài việc trông đợi tình hình kinh tế và lạm phát có chiều hướng tích cực hơn, thì vấn đề lớn là phải giải quyết được lượng tồn kho. Năm 2022 những thị trường này đã nhập khẩu ồ ạt, chưa kịp tiêu thụ đã gặp ngay cú sốc lạm phát, nên hàng tồn nhiều, giá bán hạ.

    Bên cạnh đó, cơn lốc hàng giá rẻ của các nước khác như Ecuador và Ấn Độ gần như lấn át sản phẩm của Việt Nam tại những quốc gia này, nhất là mặt hàng tôm – sản phẩm chủ lực của chúng ta. Do vậy, tín hiệu thị trường không mấy khả quan trong ngắn hạn.

    Thị trường Nhật Bản, Hàn Quốc cũng bị sụt giảm nhu cầu vì lạm phát, nhưng không giảm sâu như hai thị trường trên. Nhiều DN vẫn nhìn thấy ở 2 thị trường này điểm sáng lạc quan, đó là vị trí thủ lĩnh của hàng GTGT Việt Nam không bị cạnh tranh bởi các nước khác. Vì thế, chỉ cần lạm phát dần ổn định, xuất khẩu sang 2 thị trường này sẽ hồi phục nhanh hơn, bù đắp cho những thị trường còn lại.

    Trung Quốc trong tiềm thức của mọi người là điểm đến tiềm năng trong năm 2023, sau khi nước này mở cửa lại sau Covid. Tuy nhiên, sau gần nửa năm, sự hồi phục của thị trường này vẫn ì ạch, thậm chí xuất khẩu thủy sản VN sang đây bị sụt giảm gần 30%. Thực tế không như mọi người dự đoán, vì sau 3 năm kiểm soát chặt giao thương chống Covid, nền kinh tế Trung Quốc rõ ràng bị ảnh hưởng khá nặng nề, thu nhập của người dân giảm, tỷ lệ thất nghiệp tăng. Do đó, nhu cầu tiêu thụ thực tế trong nước chưa thể phục hồi trong ngắn hạn, đặc biệt trong bối cảnh Trung Quốc cần tập trung cho việc khôi phục sản xuất và ngành chế biến xuất khẩu thủy sản của họ.

    Tuy nhiên, nửa cuối năm, có thể diễn biến của thị trường này sẽ khả quan hơn so với đầu năm, khi người dân Trung Quốc thích nghi hơn với bối cảnh mới, lĩnh vực du lịch, nhà hàng, khách sạn và tiêu dùng cơ bản sẽ hồi phục dần dần.

    Nhận diện được những khó khăn, thách thức hiện nay, mỗi DN thủy sản có những giải pháp của riêng mình. Nhìn chung, các DN đều xác định đây là khoảng thời gian xem xét, rà soát lại chi phí sản xuất, giữ ổn định số lượng lao động và thu nhập cho người lao động, không mở rộng đầu tư. Đây cũng là giai đoạn DN giành thời gian nghiên cứu các sản phẩm mới cho phù hợp với bối cảnh thị trường hậu Covid và lạm phát cao.

    Nỗi lo lớn nhất của DN hiện nay là, chi phí đầu vào cao, giá bán thấp, nông dân và doanh nghiệp nuôi bỏ ao, sẽ dẫn đến hệ lụy là khi thị trường hồi phục thì không còn nguyên liệu để chế biến xuất khẩu, và lại một lần nữa thủy sản Việt lại mất vị thế trước các nước khác.

    Hơn bao giờ hết, toàn ngành thủy sản cần các cấp, ngành và các thành phần trong chuỗi cung ứng cùng chung tay tìm giải pháp để vượt qua giai đoạn khó khăn của năm 2023-2024 này.

    VASEP
    --- Gộp bài viết, 22/06/2023, Bài cũ: 22/06/2023 ---
    Ngân hàng đang thừa tiền, VASEP đang khóc rất to, khả năng sẽ sơm có gói kích thích cho ngành tôm cá
    AdagioT thích bài này.
  7. Ga88

    Ga88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2016
    Đã được thích:
    549
  8. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Xê mờ ếch tăng ổn phết, FMC chắc sẽ bull tiếp.

    Năm nay mình đánh giá tôm ngon hơn cá, hy vọng đúng
  9. Ga88

    Ga88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2016
    Đã được thích:
    549
    Tôm và Cá còn phân biệt hơn thua..:)):))
  10. kenken8x

    kenken8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/04/2017
    Đã được thích:
    524

Chia sẻ trang này