Nhật xả thải MN Hột Nhãn, tồn kho Âu-Mỹ cạn.Cổ phiếu thủy sản phục hồi mạnh?FMC, CMX, VHC, ANV, IDI

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Thanhtu1818, 12/06/2023.

6950 người đang online, trong đó có 1038 thành viên. 13:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 15242 lượt đọc và 86 bài trả lời
  1. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Tín hiệu tích cực cho xuất khẩu tôm sang Mỹ
    08:45 05/07/2023



    [​IMG]

    Theo số liệu của Phòng Nông nghiệp đối ngoại (thuộc Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ - USDA/FAS), NK tôm của Mỹ trong tháng 4/2023 giảm trong tháng thứ 10 liên tiếp. Lũy kế 4 tháng đầu năm nay, NK tôm của Mỹ đạt 237.377 tấn, trị giá 2 tỷ USD, giảm 18% về khối lượng và 29% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022.

    Giá trung bình NK tôm vào Mỹ trong 4 tháng đầu năm nay đạt 8,3 USD/kg, giảm 14% so với cùng kỳ năm ngoái (9,6 USD/kg). Giá sản phẩm từ hàng tồn bán ra chắc chắn giảm khiến cho giá hàng NK mới bị cạnh tranh và dìm giá, đó cũng là một nguyên nhân khiến kim ngạch XK tôm của Việt Nam sang Mỹ giảm mạnh.

    Thống kê về khối lượng NK tôm vào Mỹ từ Việt Nam cho thấy NK tôm từ VN đã ghi nhận 3 tháng liên tục tăng, tháng sau cao hơn tháng trước đó, từ 2.423 tấn trong tháng 2/2023, đạt 2.845 tấn trong tháng 3 và tăng lên 3.665 tấn trong tháng 4. NK tôm từ Việt Nam vào Mỹ trong từng tháng cũng ghi nhận mức giảm ít hơn so với mức giảm NK tôm chung của Mỹ. Nếu xu hướng này tiếp tục đến tháng 6, thì thị trường Mỹ được nhận định sẽ có thể phục hồi sớm từ tháng 7.

    Tháng 4/2023, một số sản phẩm tôm của Việt Nam NK vào Mỹ ghi nhận tăng trưởng so với tháng 3/2023 như tôm nguyên liệu còn vỏ (shell-on) tăng 211% so với tháng 3/2023, tôm nguyên liệu lột vỏ (peeled) tăng 46%, tôm hấp (cooked) và tôm bao bột (breaded) tăng lần lượt 13% và 20%.

    4 tháng đầu năm nay, trong cơ cấu các sản phẩm tôm NK của Mỹ,khối lượng tôm lột vỏ giảm 11%, tôm bao bột giảm 30%, tôm hấp giảm 28% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Các kho lạnh ở Mỹ đang vơi dần, các nhà NK, bán lẻ, bán buôn của Mỹ sẽ bắt đầu xem xét việc tăng nhập hàng trở lại. Điều này sẽ thúc đẩy giá tôm cao hơn và có vẻ như giá tôm đã tạo đáy. Mức tiêu thụ tôm cho các lễ hội cuối năm cũng dự kiến tăng. Nguồn cung tàu và container đang ở trạng thái thuận lợi cho các nhà xuất khẩu. Theo dữ liệu thu thập, ước tính lượng ao treo, không nuôi ở Ấn Độ khoảng từ 30% đến 50%; tại Ecuador đang bị EI Nino gây thiệt hại khoảng 30% vùng nuôi, lượng tôm sẽ giảm. Đây có thể coi là những cơ sở cho một dự báo lạc quan hơn về XK tôm sang Mỹ trong các tháng tới.
  2. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
  3. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Quý 3, tăng tốc!
    08:47 11/07/2023



    [​IMG]

    Đây là tín hiệu tốt. Ánh sáng dần lóe lên trong bối cảnh đầy u ám từ cuối quý 3 năm trước kéo dài tới nay. Tín hiệu tích cực này diễn ra trong bối cảnh chưa có lợi thế rõ ràng. Tuy nhiên, đi vào thực tế sẽ dần nhận diện ra các yếu tố tạo nền cho sự phục hồi ban đầu.

    Tôm thương phẩm trong nước đã giảm đến sát đáy, thấp ngoài mức dự tính của tất cả ai quan tâm con tôm nhà. Điều này dẫn đến sự mỏi mòn của người nuôi, sẽ không còn động lực cho thả nuôi vụ mùa mưa đầy trắc trở. Giá tôm thương phẩm trong nước giảm quá thấp là một nền tảng cho sự gia tăng tiêu thụ, xuất khẩu. Tình hình tôm nuôi Ecuador, kết quả sản lượng khả quan, tuy nhiên theo thông tin có khoảng 10% hộ nuôi nhỏ đã treo ao vì giá bán thấp, thua lỗ. Chú ý là hộ nuôi nhỏ ở Ecuador là tương đương hộ nuôi trung bình khá của ta. Hiện nay tôm nuôi ở đây tập trung vào các trang trại lớn, nhất là các gia tộc có vốn nhiều, vùng nuôi lớn, có thể cơ giới hóa cũng như ứng dụng các thành tựu KHKT để tăng năng suất, giảm giá thành.

    Tình hình nuôi ở Ấn Độ cũng trong hoàn cảnh tương tự, dự kiến sản lượng tôm nuôi năm nay ở đây giảm 20-30% do người nuôi giảm thả giống. Giá tiêu thụ thế giới đã chạm đáy và ngoài sức chịu đựng của hộ nuôi ở tất cả các cường quốc nuôi tôm, cho thấy giá không thể giảm hơn nữa, đây cũng là nền tảng để các hệ thống phân phối tính toán dự trữ hàng, đây cũng là nền tảng để tăng tiêu thụ, xuất khẩu.

    Bình thường trước đây, đầu quý 3 là cao điểm thu hoạch tôm của ta và Ấn Độ. Riêng Indonesia và Ecuador đã thu hoạch chính vụ sớm hơn. Nhưng theo tình hình diễn tiến, sắp tới đây tôm thương phẩm trên lưu thông các nước đều giảm mạnh, vì giảm thả nuôi vừa qua và hiện nay hoặc cuối vụ. Đây cũng là một nền tảng để các hệ thống phân phối tính toán tăng mua dự trữ vì theo quy luật cung cầu, sắp tới chắc chắn tôm thương phẩm sẽ phục hồi từng bước. Nền tảng đáng lưu ý nữa là sắp tới sẽ là mùa tiêu thụ do có lễ hội (tháng 7 là Quốc Khánh Mỹ, tháng 8 là lễ hội ở Nhật…) và nhất là kế hoạch cho tiêu thụ Noel và mừng năm mới. Giai đoạn này hàng chế biến sâu chiếm ưu thế tiêu thụ hơn so với hàng sơ chế hay chế biến cấp thấp. Hàng tinh chế là lợi thế của các doanh nghiệp (DN) tôm chúng ta.

    Quý 3 tăng tốc của ngành thủy sản ta nói chung, của con tôm nói riêng. Các DN tôm chắc đều cảm nhận được tình hình và có sự chuẩn bị thấu đáo. Ở đây, xin mở rộng chuyện ứng xử của DN thủy sản chúng ta trước khó khăn chồng chất vừa qua. Cảm nhận cá nhân tôi là DN có ý thức cho sự phát triển lâu dài, thể hiện qua hoạt động có bài bản, có chiến lược… sẽ nhanh chóng vượt qua khó khăn so với các DN chỉ lo toan hoạt động trong ngắn hạn. Thí dụ như bây giờ yêu cầu các DN thực thi bộ tiêu chí môi trường – xã hội – quản trị (ESG), các DN có tính toán từ xa sẽ dễ hòa nhập và thực hiện. Qua đó thu hút, thuyết phục được các hệ thống tiêu thụ, nhất là hệ thống cao cấp, sẽ có nhiều khách hàng tốt. Từ đó, cho thấy qua khó khăn hôm nay, các DN thủy sản có nhiều việc cần phải quan tâm, hoàn thiện mình theo xu thế; không thể còn tư tưởng bóc ngắn cắn dài như một thời đã diễn ra trước kia. Tất cả các DN đều trên đường đua trường kỳ, mọi thành viên tham gia phải tính toán bền sức, phải có sự chuẩn bị mọi mặt cần thiết.

    Góc nhìn nữa là qua khó khăn đang diễn ra, tồn đọng là giá thành tôm ta cao quá. Qua đó mới thấy sự liên kết trong chuỗi ngành hàng để nhằm giảm giá thành là hết sức cần thiết. Tuy nhiên, sự liên kết này cần thực chất mới có hiệu quả. Nếu liên kết hình thức thì chỉ tốn công. Liên kết thực chất là biết chia sẻ giá trị chung tạo ra, cùng tồn tại cùng phát triển. Còn nếu mắt xích nào đó, trên nền tảng ưu thế của mình, chiếm phần lớn lợi ích từ giá trị chung tạo ra sẽ khiến có mắt xích khác rơi vào khó khăn, chuỗi ngành hàng sẽ khó đi lên. Và lớn hơn nữa, vế mặt quản lý nhà nước, ngành tôm phải có sự xem xét, chỉnh sửa, bổ sung phương hướng, chiến lược, giải pháp… nhằm hoàn thiện mình hơn theo chiều sâu thì mới có thể tăng sức cạnh tranh và tồn tại lâu bền.

    Quý 3, đã khởi động rồi và các DN thủy sản trên đà tăng tốc. Hy vọng sẽ bù đắp phần nào hụt hẫng thời gian qua về doanh số tiêu thụ. Tuy nhiên, doanh số tiêu thụ tăng chỉ là một tín hiệu tốt nhưng chưa hẳn bền vững. Cái quan tâm hơn cả, làm sao thuyết phục được người nuôi tôm an tâm thả giống nuôi tới đây. Một bài toán quá khó, đòi hỏi thời gian cũng như sự chung tay của cả chuỗi ngành hàng, trong đó không thể thiếu vai trò hỗ trợ và quản lý nhà nước. Người nuôi tôm lại không thể chờ đợi, bởi sẽ sống bằng gì, cho nên cái khó ngành tôm sẽ không chỉ là nhất thời.

    TS. Hồ Quốc Lực - Nguyên Chủ tịch VASEP, Chủ tịch HĐQT FIMEX VN
    Hainm95CaiBang thích bài này.
  4. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 31/07/2023, Bài cũ: 31/07/2023 ---
    Đừng quên tôm cá nhé ae, ko là thiếu dinh dưỡng đấy
    --- Gộp bài viết, 31/07/2023 ---
    CMX ra BCQ2 rất ổn áp, daonh thu cải thiện so với quý 1, biên LNG tăng mạnh.
    Hainm95 thích bài này.
  5. Nifowut

    Nifowut Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2020
    Đã được thích:
    972
    FMC
  6. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
  7. Up Bo

    Up Bo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/12/2013
    Đã được thích:
    1.112
    cá tra vẫn ngon nhất, rồi đến tôm
  8. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    CMX có 1500 tỷ tồn kho với giá vốn đáy của tôm, nay giá tăng lại thì sắp lồi mồm
    --- Gộp bài viết, 31/07/2023 ---
    [​IMG]
    Hainm95 thích bài này.
  9. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
  10. Thanhtu1818

    Thanhtu1818 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2016
    Đã được thích:
    2.102
    Trung Quốc ban hành các biện pháp phục hồi và mở rộng tiêu dùng
    Chính phủ Trung Quốc vừa mới công bố loạt chính sách nhầm kích thích tiêu dùng của người dân, chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp nhẹ. Ngành này đóng góp hơn 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc và chiếm 16% giá trị gia tăng công nghiệp quốc gia, là “chìa khóa để ổn định ngành công nghiệp truyền thống”, theo Bloomberg.

    Cụ thể:

    Tối ưu hóa công tác quản lý mua bán và sử dụng xe ô tô
    Mở rộng tiêu thụ phương tiện năng lượng mới (NEV)
    Hỗ trợ nhu cầu nhà ở
    Tăng tiêu thụ hàng trang trí nội thất và hàng điện tử
    Mở rộng tiêu dùng dịch vụ ăn uống
    Tăng cường chi tiêu vào du lịch
    Thúc đẩy tiêu dùng trong lĩnh vực giải trí, thể thao
    Tăng tiêu dùng dịch vụ y tế
    Khuyến khích tiêu dùng các thiết bị gia dụng “xanh” và thông minh ở những vùng nông thôn
    Cải thiện hệ thống phân phối hậu cần và thương mại điện tử nông thôn
    Phát triển du lịch nông thôn
    Thúc đẩy việc xây dựng cơ sở hạ tầng tiêu dùng kỹ thuật số
    Tăng cường tiêu thụ sản phẩm “xanh” và ít carbon
    Cải thiện cơ sở vật chất tiêu dùng
    Tăng cường hỗ trợ tài chính cho lĩnh vực tiêu dùng
    Nâng cao chất lượng dịch vụ tiêu dùng
    Hoàn thiện cơ chế thúc đẩy tiêu dùng dài hạn.
    Trung Quốc đang chuyển trọng tâm sang thúc đẩy tiêu dùng trong nỗ lực mới nhất của Chính phủ nhằm thúc đẩy sự hồi sinh của nền kinh tế, sau khi quá trình phục hồi hậu COVID-19 hồi đầu năm đang dần chững lại.

    Vào 3h chiều thứ Hai ngày 31/7 (tức 2h chiều theo giờ Việt Nam), các quan chức của Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia cùng với các cơ quan khác thuộc Chính phủ Trung Quốc sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Bắc Kinh để tiếp tục bàn luận về các biện pháp mở rộng tiêu dùng.

Chia sẻ trang này