Nhiều pác sẽ ham hố và sẽ hứng trọn đợt BULL đẹp vào ngày 28/11/2008

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 27/11/2008.

3029 người đang online, trong đó có 199 thành viên. 00:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3237 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Tôi đã nói rồi đứng ngoài TT đợt này năm 2009 mới mua chúc các pác thắng lợi với quả sóng vớt vát cuối năm này hay lại di xa !
  2. huhu1220011

    huhu1220011 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Sợ đíu Up nổi vì bọn tây nó tháo cống
  3. tintucotc

    tintucotc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    145
    Tay lông vẫn bán ròng thì chưa có uptrend được chỉ có chăng là bún chả, hợp với T+, mà chỉ T+0 chắc hợp lý hơn. Dành cho ai có công cụ lao động sẵn.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Cặp hiện tượng: Bất động sản sốt giá và ngân hàng suy sụp27/11/2008

    Có thể dễ dàng nhận thấy hiện tượng ngân hàng gặp khó khăn sau mỗi giai đoạn bất động sản sốt giá.

    Tại các nền kinh tế lệ thuộc nhiều vào ngân hàng do thị trường vốn chưa phát triển cao - như Việt Nam hiện nay và Thái Lan năm 1997, cặp hiện tượng này dễ thấy và chu kỳ ngắn hơn

    Tại cuộc họp báo Chính phủ ngày 1/11/2008, ông Nguyễn Đồng Tiến, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết: ?oCuối tháng 9/2008, tổng dư nợ cho vay bất động sản là 115.000 tỉ đồng (gần 6,9 tỉ USD), tương đương 9,15% tổng dư nợ và ở dưới mức 10% như vậy là tương đối an toàn, và còn thấp hơn so với năm 2007 là 11%?.

    Tại kỳ họp Quốc hội vừa qua, ông Nguyễn Văn Giàu, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xác nhận: ?oVừa qua các ngân hàng có mạnh tay cho vay bất động sản và chúng tôi có chấn chỉnh kịp thời?.

    Trên trang web của Bộ Xây dựng tuần rồi có tin Bộ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Hồng Quân cho rằng, do có những đặc điểm khác so thị trường Mỹ và chưa có khung pháp lý về ?ochứng khoán hoá? bất động sản nên các ngân hàng không phát hành trái phiếu cho bất động sản thế chấp, nên chưa có những rủi ro do ?ochứng khoán hoá? bất động sản gây nên. Dư nợ tín dụng cho lĩnh vực này vẫn nằm trong phạm vi an toàn.

    Những thông tin trên có nghĩa là, tình hình dư nợ của lĩnh vực bất động sản năm 2008 thấp hơn năm 2007 và vẫn còn tương đối an toàn. Và vì những đặc thù riêng của cơ chế điều hành vĩ mô và cơ cấu thị trường bất động sản Việt Nam cho nên hiện tượng vỡ nợ lớn và tạo nên làn sóng vỡ nợ bất động sản hiện vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát.

    Sau sốt giá bất động sản là sự cố ngân hàng

    Suốt 40 năm qua, trên thế giới, cặp hiện tượng này luôn kề cận nhau.

    Giữa thập niên 80 tại Mỹ, hệ quả của logic ?oai làm nấy chịu? là 747 định chế tiết kiệm và cho vay phải giải thể. Đầu thập niên 90 tại Nhật, hàng nghìn công ty xây dựng và bất động sản bị giải thể, nhiều ngân hàng lớn bị thua lỗ rất lớn và mất vai trò ngân hàng lớn nhất thế giới.

    Cuối năm 1997, tại Thái Lan, hầu hết các công ty tài chính bị giải thể hoặc sáp nhập và những ngân hàng lớn phải co cụm lại. Giờ đây, nhiều ngân hàng lớn và thâm niên thuộc loại top 10 của Mỹ đã không còn và nhiều ngân hàng lớn tại châu Âu cũng như vậy.

    Ngân sách nhà nước tại các quốc gia trên cũng gánh trả theo logic ?oquýt làm cam chịu?, nhưng là trả sau. Ngoài ra, đa số người dân bình thường và nhất là những gia đình mới, có nhu cầu thật sự về nhà ở, đã không thể trả nổi mức tăng giá quá cỡ. Điều này không những đã thu hẹp sức phát triển kinh tế nhà ở, còn làm méo mó sự phát triển tự nhiên của nếp sống gia đình mới.

    Ngân sách Nhà nước đã phải chính thức hoặc âm thầm gánh trả qua phần thất thu thuế. Và quỹ dự trữ quốc gia cũng bị bào mòn bởi đầu tư (đầu cơ) ở thị trường bất động sản và sự mạnh tay tài trợ của hệ thống ngân hàng cho thị trường này.

    Giải pháp tại Việt Nam

    Tại Việt Nam, cơn hạn hán tín dụng vì lạm phát âm thầm từ năm 2005, cộng hưởng với giá trị bất động sản được thổi phồng suốt hai năm 2006 và 2007, giá bất động sản giảm 40 - 60% từ đầu năm và sẽ phải giảm thêm. Không quá khó để nhận thấy cặp hiện tượng kể trên.

    Giải pháp ngắn hạn và trước mắt là phải ổn định hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng. Không và chưa nên cho phép áp dụng giải pháp tại Mỹ và châu Âu với bất cứ một ngân hàng nào ?" tuyên bố kiểm soát đặc biệt, sáp nhập với ngân hàng khác. Chuyển thành ngân hàng quốc doanh, giải thể, giải pháp này đồng nghĩa với ngân sách nhà nước phải trả giá.

    Giải pháp trung và dài hạn, phải ?otính sổ? lại với hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng theo hướng lành mạnh hoá hệ thống ?" sáp nhập với ngân hàng tốt và mạnh hơn. Giải thể - đồng nghĩa với việc những định chế tài chính hoặc ngân hàng phải trả giá của cho những hành vi cố tình sai hoặc yếu kém trong hoạt động kinh doanh của họ.

    Trong những bất định của đời sống kinh tế, nhất là một nền kinh tế còn đang mày mò tìm những điểm tựa bền vững như chúng ta, thì tính ổn định là cần thiết. Chính sách ổn định càng thiết yếu hơn đối với hệ thống các định chế tài chính và ngân hàng.

    Thiết nghĩ, cấp điều hành vĩ mô không cần phải tránh né, mà cần có cái nhìn và nhận định thực tế và dứt khoát hơn về cặp hiện tượng rất thật này. Về phần hệ thống ngân hàng, trước hết, để giảm thiểu điều tai hại cuối cùng (giải thể hoặc bị sáp nhập), mỗi một ngân hàng phải lập tức nhận thức lại cái thực tại của mình cho dù rất đau đớn để còn cơ may tồn tại và phát triển bền vững hơn sau năm 2010.
    Lê Trọng Nhi (SGTT)
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Hôm nay pác nào tin tưởng nhớ mua CE nhé. Tây lại có phiên xả hàng thật tuyệt !. Chúc các pác thăng hoa .
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Thứ Sáu, 28/11/2008, 04:05 (GMT+7)

    Nông sản tiếp tục rớt giá, nông dân lao đao

    ?oKhóc ròng? trên rẫy cà phê
    Cà phê rớt giá khiến nhiều nhà nông lâm vào cảnh nợ nần. Trong ảnh: anh Hoàng Minh Phụng ở xã Đức Mạnh, huyện Đắc Mil, tỉnh Đắc Nông đổ cà phê vừa thu hoạch vào máy xát dập vỏ để phơi - Ảnh: N.C.T.
    TT - Tại Tây nguyên - nơi được xem là đại bản doanh của cây cà phê, dù năm nay được mùa nhưng nông dân vẫn gần như tay trắng, rơi vào nợ nần chồng chất.

    Do ảnh hưởng từ cuộc khủng hoảng tài chính, thị trường nông sản thế giới bước vào thời kỳ mất giá nghiêm trọng. Tình hình trên đã tác động trực tiếp đến nhiều mặt hàng nông sản trong nước. ?oNếu giữ được giá như dạo trước (thời kỳ giá cà phê nhân thu mua dao động khoảng 40.000 đồng/kg), vụ này chúng tôi chắc thắng. Nhưng mấy tuần qua, giá đã rớt chỉ còn 24.000-25.000 đồng/kg? - anh Trần Văn Khánh (TP Buôn Ma Thuột, Đắc Lắc) ngồi nhìn đống cà phê chất giữa sân nhà, buồn rầu nói.

    Tiền đâu trả nợ?

    Vẫn loay hoay bài toán quy hoạch

    Các chuyên gia trong ngành cà phê cho rằng dù đợt rớt giá lần này chủ yếu do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới, nhưng cũng phần nào phản ánh sự lúng túng trong quy hoạch và phát triển không bền vững của ngành cà phê. Bởi theo tính toán, với mức giá hiện nay nông dân dù không lời được đồng nào cũng sẽ hòa vốn nếu không phải vay vốn với lãi suất ?cắt cổ? bên ngoài.


    Dốc hết số vốn dành dụm từ hai năm làm thuê tại Đà Lạt và vay mượn người thân, anh Khánh và vợ (quê Vĩnh Phúc) lên Đắc Lắc thuê được 3ha đất trồng cà phê từ ba năm nay. Vụ này, cây cà phê được mùa, bình quân mỗi hecta thu hoạch 6-7 tấn. Anh Khánh cho biết chỉ riêng tiền thuê đất mỗi năm phải trả 18 triệu đồng (6 triệu đồng/ha), chưa kể chủ đất bắt trả tiền trước hai năm. Rồi tiền phân bón cũng ngốn một số vốn lớn.

    Do không thuê được đất tốt, anh phải bón phân tới sáu đợt, tổng cộng hơn 60 triệu đồng và trên 30 triệu đồng mua phân hữu cơ... ?oNgay cả việc tưới nước, chăm bón và nay là thu hoạch, tôi cũng phải thuê người làm, giá 60.000 đồng/ngày công. Đó là chưa tính nhiều khoản chi không tên khác? - anh Khánh cho biết. Tuy nhiên, với mức giá cà phê hiện nay, số tiền bán cà phê đã thu hoạch và còn tại vườn chỉ hơn 200 triệu đồng, nhưng số tiền chi ra (gồm cả lãi suất vay vốn) lên gần 300 triệu đồng.

    Một số hộ trồng cà phê ở Đắc Lắc cũng cho biết để có tiền cải tạo đất, đầu tư, chăm bón, họ phải vay vốn bên ngoài với lãi suất khá cao, gấp 2-3 lần lãi suất ngân hàng nên bị lỗ nặng.

    Đáng lo ngại hơn, do những năm gần đây cà phê được giá, nhiều hộ nông dân tại Mang Yang, Gia Lai kỳ vọng năm nay giá cà phê sẽ trên 40.000 đồng/kg nên đã tính toán thu - chi, chấp nhận vay vốn với lãi suất tới 6-7%/tháng để đầu tư. Nhưng nay giá rớt phân nửa, nợ nần chồng chất, nguy cơ bị xiết nợ rất khó tránh khỏi. Đặc biệt, dù hiện mới vào vụ thu hoạch nhưng tại Gia Lai, Đắc Lắc, nhiều nông dân gần như hoàn tất việc thu hái. Một số hộ nông dân tranh thủ hái cà phê tươi để bán, chấp nhận ?oxanh nhà hơn già đồng? do lo ngại giá cà phê sẽ tiếp tục rớt.

    Tránh bán ồ ạt

    Theo ông Nguyễn Phước Hiếu - phó phòng kế hoạch Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Đắc Lắc, do hiện nay mới đầu vụ thu hoạch nên sở chưa thể thống kê cụ thể về sản lượng nông dân đã thu hoạch. Tuy nhiên, sở đã khuyến cáo nông dân không nên hái xanh. Ông cho rằng việc thu hoạch xanh chủ yếu là của đồng bào dân tộc, những người phải vay nợ nhiều, thu hoạch sớm để lấy tiền trả nợ.

    Theo TS Đoàn Triệu Nhạn - phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê - ca cao VN, trước mắt giá cà phê sẽ lên - xuống thất thường. Để tránh bị thua thiệt, nông dân không nên hấp tấp trong việc thu hoạch và bán ra, tránh bán vào thời điểm giá thấp hoặc giá vừa lên, bán ra ồ ạt lại đẩy giá xuống sâu. Hiện một số nước đã quyết định cắt giảm sản lượng cà phê, Indonesia quyết định sẽ dự trữ một số lượng lớn, trong khi dự báo năm nay Brazil sẽ bị mất mùa. Nguồn cung trên thị trường không nhiều. Mặc dù sức tiêu thụ giảm nhưng lượng cầu trên thị trường vẫn có. Vì thế, nhìn về dài hạn giá cà phê sẽ vẫn lên.

    Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là nếu không thu hoạch và bán ra, nông dân sẽ càng khó khăn trong việc trả nợ. Theo TS Đoàn Triệu Nhạn, để gỡ khó Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ nông dân về vốn. Giám đốc một công ty xuất khẩu nông sản cũng cho rằng về lâu dài Nhà nước cần tiếp tục bơm vốn cho người đã trồng cà phê, chỉ nên hạn chế đối với những trường hợp trồng mới, để đảm bảo không xảy ra tình trạng phát triển ồ ạt khi cà phê tăng giá và những diện tích cà phê cũ không bị vạ lây.

    HUYỀN ANH
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngưng cạo mủ vì giá ?obèo?


    Cao su rớt giá đã ảnh hưởng đời sống người lao động. Trong ảnh: chị Nguyễn Thị Nam (xã Phú Riềng, Phước Long, Bình Phước) cạo mủ cao su - Ảnh: A.THOA
    TT - Giá cao su VN xuất khẩu giảm mạnh đã đẩy hàng ngàn hộ trồng cao su tiểu điền tại khu vực miền Đông Nam bộ cũng như những lao động trong ngành này rơi vào cảnh khốn khó...
    Tiếp tục cạo mủ thì cầm chắc thua lỗ nhưng không thu hoạch, nguồn sống của không chỉ người trồng cao su mà cả những thợ cạo mủ bám vườn cũng bị đe dọa.

    ?oBỏ thì thương, vương thì tội?
    Con đường đất đỏ dưới tán rừng cao su bạt ngàn ở xã Trừ Văn Thố (Bến Cát, Bình Dương) thỉnh thoảng xuất hiện một vài xe máy chở mủ ì ạch chạy qua. Dọc hai bên đường, nhiều vườn cao su vắng bóng người, dù chén mủ đã đầy ắp. ?oGiá mủ cao su rớt thê thảm, tiền công ăn gần hết mà bán cũng khó khăn nên không ít chủ vườn cứ bỏ mặc...? - anh Nam, một chủ vườn cao su tại đây, nói.

    Ông Lê Cao Lương - chủ một vườn cao su tại xã An Bình (Phú Giáo, Bình Dương) - than thở vài tháng trước nhiều lái mua mủ cao su đánh xe đến tận vườn để lấy hàng với mức giá 600 đồng/độ mủ nước (khoảng 20.000 đồng/kg). ?oChỉ cần trong nhà có khoảng 3ha cao su đang thu hoạch thì mỗi tháng đã có thu nhập hơn 6 triệu đồng? - ông Lương nhớ lại thời ?ohoàng kim?. Tuy nhiên, hiện giá mủ cao su chỉ còn 150-165 đồng/độ mủ (khoảng 5.000 đồng/kg). Với mức giá này, những chủ vườn nào phải thuê nhân công cạo mủ đều bị lỗ. Nhiều chủ vườn chọn giải pháp tạm ngưng cạo mủ, chỉ những gia đình có nhân công tự túc mới duy trì việc khai thác.

    Anh Huỳnh Công Thuận (xã Hưng Hòa, Bến Cát, Bình Dương) hiện đang nhận khoán 3ha cao su từ Nông trường cao su Hưng Hòa (Công ty cao su Phước Hòa) cũng đang khóc dở mếu dở do ?ohợp đồng với công ty thì không thể ngưng cạo mủ, mà nếu tiếp tục cạo thì thu nhập chẳng đáng là bao, nếu giá giảm nữa thì có nguy cơ bị lỗ?. Anh Thuận cho biết với 3ha cao su mỗi tháng anh bán được khoảng 6 triệu đồng tiền mủ, nhưng đã phải trả tiền công thuê cạo mủ 2,2 triệu đồng/tháng. Trừ tiền phân bón, tiền trả cho nông trường, tiền thuế sử dụng đất, tiền mua thuốc diệt cỏ... gia đình anh gần như chẳng còn đồng lãi nào.

    Éo le đời sống người thợ cạo...

    Trong khi các chủ vườn cao su điêu đứng, hàng ngàn lao động làm công việc cạo mủ ăn lương cũng đang lâm vào cảnh khó khăn. ?oTết này có lẽ gia đình chúng tôi sẽ không về quê vì thu nhập tiền công cạo mủ ?obèo? quá. Làm cả năm chỉ trông vào vụ thu hoạch này nhưng thu nhập của cả hai vợ chồng chỉ được hơn 1,5 triệu đồng/tháng, lấy tiền đâu mà quê với hương...? - chị Minh Liên (quê Thanh Hóa, vào Bình Phước lập nghiệp) than thở. Chị Liên cho biết vào thời điểm này mọi năm, hai vợ chồng tranh thủ chạy ?osô? cạo mủ, thu nhập rất cao, nhưng nay vợ chồng chị đang tính chuyển sang làm phụ hồ để kiếm thêm.

    Anh Minh, một người có thâm niên cạo mủ thuê hàng chục năm nay tại Phú Giáo (Bình Dương), cho biết thông thường vào thời điểm này mọi năm, các chủ vườn cao su phải ?osăn? thợ cạo mủ, đặc biêt là những thợ cạo có tay nghề. Vào thời điểm mủ cao su được giá, ngoài lượng mủ khoán 50kg/ngày, chủ vườn còn thưởng thêm cho công nhân 1.500 đồng/kg nếu cạo vượt năng suất. Khoản tiền năng suất tăng này hiện giảm mạnh, thậm chí có nơi chủ vườn cũng không khuyến khích thợ cạo vượt năng suất.A.THOA - TR.MẠNH - H.ĐĂNG
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Chính trị - Xã hội
    Thứ Sáu, 28/11/2008, 03:03 (GMT+7)

    Thanh tra các doanh nghiệp nợ lương, nợ BHXH

    TT (TP.HCM) - Bộ Lao động - thương binh và xã hội vừa chỉ đạo sở lao động - thương binh và xã hội các tỉnh thành tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật lao động, nhất là các doanh nghiệp mà người lao động có thu nhập thấp, lợi ích chưa được đảm bảo, chưa có tổ chức công đoàn.

    Đồng thời yêu cầu thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang gặp khó khăn để có biện pháp giúp đỡ, bảo đảm quyền lợi hợp pháp của người lao động.

    Bộ Lao động - thương binh và xã hội cũng chỉ đạo các sở hướng dẫn doanh nghiệp trả lương, trả thưởng đầy đủ cho người lao động trong dịp tết dương lịch, tết âm lịch, không để xảy ra tranh chấp lao động và đình công, nhất là vào thời điểm trước và sau tết âm lịch.

    TR.C
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    27/11/2008
    Thuế thu nhập cá nhân: Có mã số thuế, quyền lợi mới đảm bảo


    Cá nhân kinh doanh như thế này thì lấy mẫu đăng ký tại cơ quan thuế gần nhất để được cấp mã số thuế.
    Thủ tục đăng ký mã số thuế cực kỳ đơn giản. Chỉ những cá nhân có thu nhập bình quân tháng trên bốn triệu đồng thì mới phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc.

    Ông Nguyễn Huy Trường, Trưởng ban Thuế thu nhập cá nhân (Tổng cục Thuế), cho biết cơ quan thuế khuyến khích người có thu nhập đi đăng ký để được cấp mã số thuế. Có mã số thuế, quyền lợi của người nộp thuế mới được đảm bảo.

    Ông Trường giải thích rõ: Theo Nghị định 100 hướng dẫn Luật Thuế thu nhập cá nhân, người nộp thuế phải có mã số thuế thì mới được giảm trừ gia cảnh, được giảm thuế khi thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, đặc biệt là gặp bệnh hiểm nghèo. Ngoài ra, nếu có thu nhập không thường xuyên, thu nhập vãng lai từ giảng dạy, viết sách... với tổng mức thu nhập từ 500.000 đồng/lần trở lên, người nộp thuế sẽ bị tạm khấu trừ 10% nếu có mã số thuế (chưa có mã số thuế sẽ bị khấu trừ 20%). Chính vì vậy, những người đang có thu nhập, nhất là những người đang nộp thuế thu nhập cao nên chủ động đi đăng ký để được cấp mã số thuế.

    Đăng ký mã số thuế ở đâu?

    Để được cấp mã số thuế, bà Trần Ngọc Vân - Phó ban Thuế thu nhập cá nhân hướng dẫn: Nếu thu nhập từ tiền công, tiền lương thì người khai thuế lấy tờ khai đăng ký mã số thuế tại cơ quan chi trả thu nhập. Sau khi điền đầy đủ thông tin vào mẫu đăng ký, người khai thuế sẽ nộp tờ đăng ký đó cho cơ quan mình. Theo quy định, cơ quan chi trả thu nhập sẽ có trách nhiệm tổng hợp tờ khai đăng ký thuế của các cá nhân và nộp cho cơ quan thuế để cấp mã số thuế.

    Đối với cá nhân kinh doanh, để được cấp mã số thuế thì người nộp thuế có thể lấy mẫu đăng ký tại chi cục thuế nơi quản lý hoạt động kinh doanh hoặc cơ quan thuế gần nhất. Riêng cá nhân có các khoản thu nhập khác thì có thể tới chi cục thuế nơi mình đang thường trú, tạm trú để lấy tờ khai và nộp để được cấp mã số thuế.

    ?oTờ khai đăng ký mã số thuế rất đơn giản, người nộp thuế chỉ phải khai rất ngắn gọn các thông tin cá nhân như họ tên, địa chỉ thường trú, số chứng minh nhân dân... Người dân cũng chỉ cần nộp bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (đối với người nước ngoài) để đăng ký mã số thuế? - bà Vân nói.

    Ban Thuế thu nhập cá nhân cho biết việc cấp mã số thuế cá nhân đang được các cục thuế địa phương triển khai. Do số lượng 10 triệu đơn đăng ký là rất lớn nên từ nay đến hết quý I-2009, chỉ những cá nhân có thu nhập bình quân tháng trên bốn triệu đồng thì mới phải đăng ký và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. Tuy nhiên, cơ quan thuế sẵn sàng nhận tờ khai và cấp mã số thuế cho mọi cá nhân có yêu cầu.

    - Các trường hợp đã đăng ký giảm trừ gia cảnh từ đầu năm 2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là ngày 30-6-2009.

    - Các trường hợp đăng ký giảm trừ gia cảnh sau ngày 30-1-2009 thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau ba tháng kể từ ngày đăng ký giảm trừ.

    - Trường hợp có phát sinh tăng, giảm về người phụ thuộc so với đăng ký thì thời hạn nộp hồ sơ chậm nhất là sau ba tháng kể từ ngày đăng ký điều chỉnh tăng, giảm người phụ thuộc. Quá thời hạn nộp hồ sơ nêu trên, nếu đối tượng nộp thuế không nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc sẽ không được giảm trừ cho người phụ thuộc và phải điều chỉnh lại số thuế phải nộp.

    ?oĐể đảm bảo quyền lợi của người nộp thuế, Tổng cục Thuế đang xây dựng theo hướng mỗi công dân sinh ra là đã có mã số thuế rồi. Mỗi người sẽ có mã số thuế duy nhất và sở hữu mã số thuế đó trong suốt cuộc đời? - ông Trường cho biết.

    Hồ sơ giảm trừ gồm những gì?

    Theo Thông tư 84, đối tượng nộp thuế chỉ được tính giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc nếu đã đăng ký thuế và được cấp mã số thuế. Riêng năm 2009, trường hợp chưa đăng ký thuế thì vẫn được tạm giảm trừ gia cảnh nếu thực hiện đăng ký giảm trừ gia cảnh và có đủ hồ sơ chứng minh người phụ thuộc. Hồ sơ giảm trừ gia cảnh nộp tại nơi nộp tờ đăng ký kê khai cấp mã số thuế.

    Cụ thể, hồ sơ chứng minh người phụ thuộc là con chưa thành niên gồm bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu. Đối với con trên 18 tuổi bị tàn tật thì ngoài giấy tờ trên còn cần có bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

    Trường hợp con đang học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp hoặc học nghề (kể cả học ở nước ngoài), để được giảm trừ thì cần nộp bản sao giấy khai sinh hoặc bản sao sổ hộ khẩu; bản sao thẻ sinh viên hoặc bản khai có xác nhận của nhà trường hoặc các giấy tờ khác chứng minh đang theo học tại trường.

    Đối với vợ hoặc chồng đã hết tuổi lao động, hồ sơ giảm trừ cần bản sao sổ hộ khẩu hoặc bản sao giấy chứng nhận kết hôn. Vợ hoặc chồng trong độ tuổi lao động thì ngoài các giấy tờ trên phải có thêm bản sao xác nhận của cơ quan y tế từ cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

    Các trường hợp có thể được giảm trừ khác (cha, mẹ, anh chị em ruột, ông bà nội ngoại... đã hết tuổi lao động hoặc tàn tật không có khả năng lao động) thì cần có bản sao sổ hộ khẩu hoặc giấy tờ liên quan khác để xác định rõ mối quan hệ của người phụ thuộc với đối tượng nộp thuế; và/hoặc bản sao xác nhận của cơ quan y tế cấp huyện trở lên hoặc bản khai có xác nhận của UBND cấp xã về mức độ tàn tật không có khả năng lao động.

    ?oTheo tính toán của Tổng cục Thuế, trong tổng số gần 10 triệu người làm công ăn lương và hai triệu cá nhân kinh doanh hiện nay thì chỉ có khoảng một triệu người nộp thuế phải đăng ký người phụ thuộc và nộp hồ sơ chứng minh người phụ thuộc? - ông Trường cho biết.

    Theo LÊ THANH - Pháp Luật TP.HCM
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ai Lên tàu vào ăn mừng đi nào thị trường còn lên đẹp lắm các pác nhỉ hoãn thuế rồi kìa !

Chia sẻ trang này