Nhiều pác sẽ ham hố và sẽ hứng trọn đợt BULL đẹp vào ngày 28/11/2008

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 27/11/2008.

4005 người đang online, trong đó có 464 thành viên. 22:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3233 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. nxthiem

    nxthiem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Có chiều sâu, thị trường thời gian qua như cơn lũ hung bạo cuốn trôi tất cả, 1 phần đã ra đi, phần còn lại đang trôi dạt. Phiên thứ 6 làm người ta nhầm tưởng là cái phao lớn nên thi nhau phi lên vùng vẫy, vui sường tưởng là đã thoát nhưng không biết rằng nó sẽ chìm ngay xuống và số lượng ra đi thật là thê thảm.
    ĐỌc xong bài này thấy có nhiều cái phải cảnh giác thật
  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Ngày mai không biết TT thế nào các pác nhỉ ???
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Hôm nay 9/12/2008 sau gần 2 tuần hôm nay các pác nào tiếp tục ham hố lại hứng chọn đợt BULL nữa rồi

    09/12/2008 Công bố chung N/A ÐTCK

    --------------------------------------------
    ?oBẫy? cổ phiếu P/E thấp



    Diễn biến khó lường của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào bẫy của cổ phiếu có chỉ số P/E thấp.



    Trong điều kiện kinh tế ổn định, mỗi đợt giá toàn thị trường sụt giảm, nhà đầu tư đón mua cổ phiếu mục tiêu ở mức giá tương ứng với chỉ số P/E thấp hơn so với chỉ số P/E của toàn thị trường hoặc khi so sánh với chỉ số P/E của các công ty trong ngành. Nhưng bài học kinh nghiệm này sẽ đem lại kết quả thất bại cho nhà đầu tư trong những tháng qua.

    Trước tiên là với nhóm cổ phiếu ngành thép. Vào thời điểm tháng 8, tháng 9, cổ phiếu ngành thép giảm giá và nhà đầu tư bắt đầu quan tâm đến cổ phiếu của DN ngành này vì nhận thấy chỉ số P/E thấp.



    Tuy nhiên, chỉ 2 tháng sau, nhà đầu tư nhận ra cuộc khủng hoảng dư thừa thép và giảm giá thép trên toàn thế giới sẽ khiến DN trong nước mất hết lợi nhuận hoặc một phần lợi nhuận kiếm được từ đầu năm. Sự sụt giảm lợi nhuận nhanh chóng vào cuối quý III của DN ngành thép khiến chỉ số P/E của cổ phiếu thép tăng vọt lên. Giá cổ phiếu lại tiếp tục giảm và nhiều nhà đầu tư phải chấp nhận bán ra cắt lỗ.

    Tình trạng này lặp lại ở một số ngành nguyên liệu cơ bản do chịu tác động của giảm giá đầu vào như phân bón, cao su, thậm chí cả dầu ăn.

    Nhà đầu tư mua vào cổ phiếu của CTCP Dầu thực vật Tường An (TAC) căn cứ vào kết quả kinh doanh 8 tháng đầu năm với hy vọng khoản lợi nhuận trong những tháng cuối năm tiếp tục làm chỉ số P/E của cổ phiếu này giảm xuống ở mức giá mua. Nhưng P/E của cổ phiếu TAC lại tăng lên do Công ty lỗ (trích dự phòng giảm giá hàng tồn kho).



    Hiện nay, bài học kinh nghiệm này đang diễn ra đối với cổ phiếu ngành vận tải biển. CTCP Vận tải dầu khí Shinpetrol (VSP) mặc dù khẳng định lợi nhuận trong cả năm nay gấp gần 4 lần vốn điều lệ, nhưng cổ phiếu VSP liên tục giảm giá.

    Lình xình ở mức giá cao trên dưới 100.000 đồng/CP, tương đương mức P/E 9 tháng đầu năm khoảng 4 lần, nhưng giá cổ phiếu VSP giảm dần xuống hơn 60.000 đồng/CP, bất chấp trong quý IV công ty này tiếp tục đạt lợi nhuận cao.

    Cách đây 1 tháng, một CTCK ra báo cáo thị trường, khuyên nhà đầu tư nên lựa chọn cổ phiếu của ngành vận tải biển do chỉ số P/E thấp, nhưng trên thực tế giá cổ phiếu của các công ty vận tải biển tiếp tục sụt giảm do thông tin về giảm giá thuê tàu và sản lượng hàng hóa xuất nhập trên toàn thế giới và Việt Nam.

    Trong những trường hợp trên, chỉ số P/E thấp của cổ phiếu không phải là cơ hội, mà là cái bẫy với nhà đầu tư.



    Tuy nhiên, đến thời điểm này, thị trường lại bắt đầu cho thấy tín hiệu ngược lại. Gần kết thúc năm 2008, một số DN ngành thép đã trích lập dự phòng đầy đủ cho hàng tồn kho giảm giá và đẩy mạnh tiêu thụ hàng tồn kho.

    Giá thép trên thị trường bắt đầu tăng trở lại và các giải pháp kích cầu có khả năng hỗ trợ thị trường tiêu thụ thép. Trong khi đó, một số cổ phiếu DN thép vẫn tiếp tục duy trì ở mức P/E thấp. Nếu tình hình thị trường ngành thép tốt dần lên và kinh tế ổn định lại thì cổ phiếu ngành thép sẽ đem lại cơ hội cho nhà đầu tư.



    Khả năng này cũng được đánh giá cao với cổ phiếu ngành phân bón và cao su, mặc dù ngành cao su phải mất thời gian dài hơn để phục hồi.

    Xét cụ thể từng DN, nhìn chung trên thị trường, cổ phiếu nhiều DN có mức giảm giá đã rất lớn, tương ứng P/E chỉ 3 đến 4 lần, song cho dù các DN này không nằm trong nhóm ngành bị rủi ro do suy thoái kinh tế toàn cầu thì P/E thấp tiếp tục là cái bẫy.

    Bởi chỉ số P/E là đánh giá quá khứ của DN, còn thị trường hiện quan tâm đến tương lai của DN, đặc biệt năm 2009 được dự báo là đầy khó khăn.
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    09/12/2008 Tài chính - Ngân hàng N/A TBKTVN

    -------------------------------------
    Ngân hàng Nhà nước lo ngại về chất lượng tín dụng





    Ngân hàng Nhà nước lo ngại cuộc khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn tín dụng.

    Trước vấn đề này, sáng nay (9/12), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (SBV) có chỉ đạo các tổ chức tín dụng tăng cường công tác kiểm soát rủi ro tín dụng và đánh giá lại công tác và tài sản dự phòng.

    Cụ thể, để kiểm soát tốt chất lượng tín dụng, trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ, đảm bảo khả năng bù đắp các tổn thất thực tế, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản yêu cầu các tổ chức tín dụng báo cáo tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Theo văn bản này, Thống đốc yêu cầu các tổ chức tín dụng tăng cường thực hiện phân loại nợ, đánh giá chất lượng tín dụng, tích cực thu thập thông tin, chủ động đánh giá và thực hiện nghiêm túc các nguyên tắc phân loại các khoản nợ vào nhóm nợ cao hơn quy định tại Điều 6 Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành kèm theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với các ngành nghề kinh doanh, khách hàng chịu nhiều tác động bất lợi của môi trường kinh doanh.

    Các tổ chức tín dụng phải rà soát, đánh giá lại khả năng phát mại và tỷ lệ khấu trừ của tất cả tài sản bảo đảm để trích lập dự phòng rủi ro theo quy định tại Điều 8 Quyết định 493 được sửa đổi, bổ sung tại Quyết định 18 cho phù hợp với tình hình kinh tế hiện nay.

    Trên cơ sở phân loại nợ và đánh giá các tài sản bảo đảm nêu trên, báo cáo Ngân hàng Nhà nước kịp thời, chính xác về tình hình phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng theo Công văn 13684/NHNN-CSTD ngày 26/12/2007 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Theo Ngân hàng Nhà nước, chỉ đạo trên của Thống đốc được đưa ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, suy thoái kinh tế thế giới đang diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của nhiều ngành, lĩnh vực kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam và có thể tác động bất lợi đến khả năng trả nợ của khách hàng, tính thanh khoản và giá trị thu hồi của các tài sản đảm bảo của các tổ chức tín dụng.

    Trên thực tế, sau những khuyến cáo của một số chuyên gia trong ngành, có ngân hàng thương mại đã công bố thông tin cụ thể về tình hình nợ xấu trong năm 2008 với mức tăng đột biến so với năm 2007; trường hợp này có nợ xấu trong năm 2007 chỉ khoảng 2% nhưng hiện đã tăng lên trên 6%.

    Trong lần trao đổi với VnEconomy gần đây, lãnh đạo một trong những ngân hàng lớn nhất Việt Nam hiện nay cho rằng nợ xấu là một vấn đề mà các tổ chức tín dụng phải đối mặt, và vấn đề này sẽ thể hiện rõ trong khoảng 3 ?" 4 tháng tới.



  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Gần 25.000 tỷ đồng dư nợ cho vay bất động sản tại Hà NộiMẠNH CHUNG09/12/2008 14:50 (GMT+7)Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Tuy tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chỉ chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay bất động sản, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có khả năng tăng vào thời điểm cuối năm.




    Tính đến tháng 10/2008, dư nợ cho vay bất động sản tại các tổ chức tín dụng trên địa bàn Hà Nội là 24.839 tỷ đồng.

    Số liệu này được trích từ báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội cuối tuần qua. Báo cáo cho biết, mức dư nợ trên đã tăng 23,5% so với cùng kỳ năm ngoái, và chiếm 10% tổng dư nợ cho vay toàn địa bàn là trên 246.000 tỷ đồng.

    Trong đó, dư nợ cho vay ngắn hạn là 5.961 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24%; dư nợ trung và dài hạn là 18.878 tỷ đồng, chiếm 76% tổng dư nợ cho vay bất động sản.

    Dư nợ cho vay có tài sản bảo đảm là 23.374 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 94%; dư nợ cho vay không có tài sản bảo đảm là 1.465 tỷ đồng, chiếm 6% tổng dư nợ cho vay bất động sản.

    Tuy tỷ lệ nợ xấu trong lĩnh vực cho vay bất động sản của các ngân hàng trên địa bàn Hà Nội chỉ chiếm 0,9% tổng dư nợ cho vay bất động sản, nhưng tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu có khả năng tăng vào thời điểm cuối năm.

    Lý do được Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội đưa ra là thị trường bất động sản trong nước vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện và sự trậm trễ trong thanh quyết toán công trình nên các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong thu nợ và đối phó với nợ xấu tăng cao.

    Mặt khác, mặc dù đa số các khoản dư nợ cho vay bất động sản đều có tài sản đảm bảo chủ yếu là bất động sản, nhưng ngân hàng cũng khó phát mại được tài sản khi tính thanh khoản của thị trường bất động sản hiện tại khá thấp.

    Theo ông Nguyễn Hồng Kỳ, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội, nếu thời gian tới thị trường bất động sản không tăng tính thanh khoản, các khoản vay bất động sản sẽ mang đến nhiều thách thức cho hệ thống tài chính của Việt Nam.

    Thêm nữa, ông Kỳ cũng dự báo, nếu ngân hàng quá thận trọng mà thắt chặt cho vay với các dự án bất động sản nói chung, cũng sẽ khiến cho tính thanh khoản của thị trường thấp và có thể gây rủi ro trở lại cho chính hệ thống ngân hàng.

    Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Hà Nội cũng cho biết, hiện các doanh nghiệp đầu tư bất động sản đang mong muốn các ngân hàng nên tái cấu trúc lại khoản nợ để họ có thể vay thêm, hoàn thiện công trình, dự án đúng quy hoạch. Vì thực tế, có những dự án đã hoàn thành 80-90% nhưng không triển khai tiếp hoặc không bán được vì thiếu vốn.
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Lãng phí lớn vì những ?onút thắt?ĐẶNG NGUYỄN09/12/2008 10:53 (GMT+7)Phản hồi (0) | In bài viết này | [+] Cỡ chữ [-]
    Thủ tục hành chính phiền hà luôn gây tốn kém thời gian và tiền bạc cho doanh nghiệp.






    Qua các cuộc điều tra được tiến hành gần đây, Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản (JETRO) đã nêu ra 3 nút thắt tăng trưởng kinh tế của Việt Nam.

    Đó là thủ tục hành chính phức tạp, phiền nhiễu; cơ sở hạ tầng kém phát triển, thiếu văn phòng trầm trọng và giá thuê văn phòng tăng nhanh; thiếu nguồn nhân lực trình độ cao đặc biệt là thiếu cán bộ quản lý cấp trung gian cho các ngành sản xuất và cán bộ kỹ thuật cho các ngành phi sản xuất.

    Ông Trần Hữu Huỳnh, Trưởng ban Pháp chế của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cũng nhận định rằng, 3 nút thắt này đã được cảnh báo nhiều nhưng mức độ cải thiện cho đến nay vẫn rất ít, thậm chí còn thụt lùi.

    Chẳng hạn, tồn đọng hàng hóa tại cảng biển là một ví dụ điển hình. Tính đến ngày 31/8/2008 có tới 189.748 tấn hàng tồn kho tại các cảng biển khu vực Tp.HCM, trong đó lượng hàng tồn kho từ 60 ngày trở lên là 70.342 tấn.

    Bên cạnh đó, các loại phí tại cảng biển vẫn còn nhiều, giá cước dịch vụ tại cảng còn cao, nếu xếp dỡ 1 container 20 feet thì doanh nghiệp phải chi phí từ 40 - 45 USD. Đó là chưa kể tới một số loại phí phát sinh do tình trạng tắc nghẽn cầu cảng khoảng 50 USD cho 1 container 20 feet, 100 USD cho 1 container 40 feet.

    Trong khi đó, theo khảo sát của Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội, tổng cộng thời gian từ khi xin chủ trương đầu tư đến khi khởi công công trình đối với dự án nhóm A phải mất 42 tháng, nhóm B mất 29 tháng và nhóm C mất 23 tháng.

    Chẳng hạn, nếu cộng thêm thời gian thi công khoảng 5 - 7 năm nữa thì một dự án nhóm A có thể mất hơn 10 năm mới hoàn thành. Như vậy, với trên 13.000 dự án sử dụng vốn ngân hàng, mỗi năm có khoảng 50.000 - 70.000 tỷ đồng không giải ngân, gây lãng phí rất lớn.

    Hay kết quả nghiên cứu mới đây của Bộ Xây dựng cũng cho thấy mỗi dự án phải trải qua 33 thủ tục, số năm chuẩn bị trung bình cho 1 dự án là 3 năm, hiện có 8 thủ tục vượt thẩm quyền mà các địa phương đặt ra đang đề nghị được bãi bỏ.
    Ông Vũ Duy Thái, Chủ tịch Hiệp hội Công Thương thành phố Hà Nội cho biết thêm, theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương có tới 50% số doanh nghiệp được hỏi cho rằng thủ tục hành chính còn rườm rà phức tạp, 38,5% cho rằng chính sách không rõ ràng, thực hiện không nghiêm minh.

    Ông Thái dẫn ra một ví dụ, theo quy định việc thành lập doanh nghiệp ở Hà Nội chỉ mất 5 ngày, nhưng đối với các ngành kinh doanh có điều kiện phải mất từ 8 - 25 ngày, đối với các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ từ 30 - 40 ngày; đối với các ngành tài chính ngân hàng, nghệ thuật, vui chơi giải trí trung bình từ khởi sự đến khởi động kinh doanh phải mất 30 ngày.

    Cũng theo ông Vũ Duy Thái, việc lạm dụng quyền hành của một số công chức để nhũng nhiễu tuy đã giảm, song vẫn còn là vấn nạn. Theo kết quả khảo sát 991 doanh nghiệp ở Hà Nội, được công bố ngày 25/6/2008, có 26 - 32% số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ đã phải chi phí "bôi trơn" từ 1 - 2% thu nhập; 22 - 36% số doanh nghiệp đã chi từ 2 - 10%; 7 - 9% số doanh nghiệp đã chi từ 12 - 13%; 3,46% số doanh nghiệp đã chi từ 13 - 25%.

    Đây là những nguyên nhân làm mất cơ hội kinh doanh, tăng chi phí đầu vào, hạn chế khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp và nền kinh tế. Vì vậy, cần sớm xóa bỏ những quy định không hợp lý về điều kiện kinh doanh và những thông tư quy định gây cản trở hoạt động của doanh nghiệp.
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Nhà đầu tư ngoại giảm giao dịch ở HOSE, tiếp tục bán ròng ở 2 sàn
    Thứ ba, 9/12/2008, 15:48 GMT+7
    -Trên sàn GDCK Tp Hồ Chí Minh, phiên giao dịch sáng nay giảm mạnh giao dịch so với phiên trước đó. Lượng chênh lệch mua-bán của họ phiên này không nhiều nhưng vẫn là phiên bán ròng nữa của họ.


    Khác với phiên giao dịch trước đó, phiên này họ không thực hiện giao dịch thoả thuận nào, do đó lượng giao dịch qua khớp lệnh của họ tăng lên nhưng cũng chiếm gần 30% giao dịch thị trường.


    Trong toàn phiên hôm nay, họ mua vào 56 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 1.151.570 chứng khoán với giá trị là 41,119 tỷ đồng. Giảm 56% về khối lượng và giảm 39,62% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.


    Họ bán ra trong toàn phiên 43 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với tổng khối lượng đạt 1.231.970 chứng khoán, tương đương giá trị là 42,739 tỷ đồng. Giảm 60,75% về khối lượng và giảm 50,22% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.




    Còn trên sàn Hà Nội, giao dịch của khối này tiếp tục tăng lên nhưng phiên này vẫn là phiên bán ròng của họ tại đây.


    Cụ thể, khối này mua vào 18 mã với tổng khối lượng đạt 117.000 cổ phiếu, tương đương giá trị đạt 2,4 tỷ đồng. Tăng 8,84% về khối lượng và tăng 51,95% về giá trị so với phiên giao dịch hôm qua.


    Trong khi đó họ bán ra 19 mã với tổng khối lượng đạt 192.200 cổ phiếu, giá trị đạt 2,6 tỷ đồng. Tăng 73,78% về khối lượng và tăng 75,57% về giá trị so với phiên giao dịch trước đó.
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Còn tàu VNI chưa có điểm dừng . Các pác hãy cẩn thận ! bảo trọng vẫn hơn ?
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Bán hớ 17.000 đồng/lượng, ACB tự bán vàng của nhà đầu tư?
    17:11'' 09/12/2008 (GMT+7) - Sự kiện hy hữu trên sàn ACB sáng nay, một nhà đầu tư trên điểm giao dịch Mỹ Đình (Hà Nội) đã mua được 90 lượng vàng với giá 17.000 đồng/lượng. Nhưng cũng hy hữu nữa là sau đó, đơn vị chủ sàn vàng là Ngân hàng ACB lại vào tài khoản của nhà đầu tư, tự ý bán ra của ông 90 lượng với giá cũng 17.000 đồng/lượng.

    Nhà đầu tư Nguyễn Anh Sơn ở điểm giao dịch vàng Mỹ Đình (Hà Nội) gửi thư khiếu nại đến VietNamNet, khá bức xúc. Ông cho biết, sáng nay ngày 09/12, ông đặt lệnh mua 30 lượng giá 16,15 triệu/lượng. Tiếp đó ông lại đặt mua 10 lượng giá 15,9 triệu/lượng. Lần 3 ông đặt mua tiếp 30 lượng giá 15,5 triệu/lượng và tất cả các lần đều được khớp. Toàn bộ giao dịch trên ông đặt qua phần mềm ACB, ngồi tại nhà.


    Màn hình chụp wesite thể hiện tình trạng giao dịch sáng 9/12, giá 17.000 đồng/lượng. Ảnh chụp màn hình do ông Sơn cung cấp.



    Nhưng khi kiểm tra, ông thấy toàn bộ số vàng mua được khớp ở giá 17.000 (mười bảy nghìn) đồng/lượng. Ông bèn bán ra ngay 90 lượng giá 16,265 triệu/lượng, và khớp toàn bộ với giá 16,269 triệu/lượng. Từ tài khoản buổi sáng chừng 200 triệu, lúc này tài khoản của ông có hơn 1,6 tỷ đồng.

    Nhưng chưa kịp mừng, đến sau 9 giờ, kiểm tra tình trạng, ông Sơn phát hiện đơn vị chủ trung tâm giao dịch là Ngân hàng ACB vào tài khoản của ông, liên tục bán ra của ông tổng cộng 3 lần với 90 lượng vàng, giá cũng 17.000 đồng/lượng. Cụ thể 9 giờ sáng ACB đã tự bán ra của ông Sơn 30 lượng, 9 giờ 07?T bán ra 10 lượng, đến 9 giờ 12?T ACB tiếp tục bán ra 50 lượng.



    Bản sao kê giao dịch đặt lệnh mua vàng với giá 17.000 đồng/lượng của ông Sơn.


    TIN LIÊN QUAN
    "Cuộc chơi" trên sàn vàng: Khúc mắc vì chưa có luật!
    ACB đề nghị chia sẻ, nhà đầu tư chưa chấp nhận
    Sàn giao dịch vàng ACB lại trục trặc

    Ông Sơn cho biết, ông gọi điện thoại nhiều đến Trung tâm giao dịch vàng ở TP.HCM thì được ở đây giải thích lý do là việc Trung tâm lấy tiền của ông bán khống lại 90 lượng giá 17.000 đồng/lượng là do nhân viên của ACB vào nhầm giá, còn việc can thiệp giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư là do pháp luật cho phép để chủ sàn vàng sửa sai.

    Ông Sơn không thỏa mãn, bức xúc và cho rằng, nếu nhân viên nhầm lẫn thì ACB chịu trách nhiệm, không thể sửa sai bằng cách tự ý bán vàng của ông.

    ?oTôi cho rằng, ACB tự ý can thiệp giao dịch trên tài khoản của nhà đầu tư là bất hợp pháp, rất vô lý?, ông Sơn nói.

    ?oTôi đã giao dịch rất nhiều và gặp rất nhiều nhà đầu tư vào nhầm giá khoảng vài trăm giá thì nhiều người đã bị mất tiền?.

    VietNamNet đã liên lạc với Ngân hàng Á Châu. Trả lời ban đầu của cán bộ một phòng chức năng bên này, cũng xác nhận rằng có sự việc xảy ra, và việc ACB vào bán số vàng của nhà đầu tư cũng là để sửa sai. Tuy nhiên cán bộ này cho biết, sẽ trao đổi trong lãnh đạo và bộ phận có liên quan, và sẽ trả lời cho nhà đầu tư qua VietNamNet.

    Đặng Vỹ
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Sự tăng giá hôm nay trong nỗi uể oải và chán nản :

    Sức cầu tăng lên đôi chút bắt đầu tư giữa đợt 2 đã giúp nhiều cổ phiếu dần dần hồi phục.

    Tuy nhiên, theo giới quan sát thị trường, các nhà đầu tư lớn vẫn chưa mặn mà với thị trường. Trong khi đó, hầu hết các nhà đầu tư nhỏ lẻ đang quan sát động thái của các nhà đầu tư tổ chức và nhà đầu tư ngoại để đưa ra quyết định của mình.

    Được biết, các nhà đầu tư nước ngoài đã bán ròng trong 3-4 tháng qua với số tiền lên tới hàng ngàn tỷ đồng. Trong khi đó, các tổ chức đầu tư trong nước cũng liên tục đăng ký bán ra và không mua vào trong suốt thời gian qua.

    Cũng giống như sàn HOSE, sàn chứng khoán Hà Nội sáng 9/12 chứng kiến khá nhiều cổ cổ phiếu quay đầu tăng giá trở lại nhưng giao dịch ảm đạm.

    Chỉ số HASTC-Index sáng 9/12 tăng 3 điểm (tương đương tăng 3%) lên 103,11 điểm.

    Tổng khối lượng giao dịch thành công trên sàn Hà Nội sáng 9/12 đạt 6 triệu đơn vị, trị giá 140,1 tỷ đồng (so với 6,4 triệu đơn vị và 136,5 tỷ đồng phiên liền trước).

    Thống kê cho thấy, trong tổng số 163 mã cổ phiếu niêm yết trên sàn Hà Nội, có 85 mã tăng giá, 48 mã giảm giá, 17 mã đứng giá và 14 mã không có giao dịch.

    Cổ phiếu lớn ACB của Ngân hàng Á Châu sáng nay quay đầu tăng nhẹ 500 đồng (+1,76%) lên 28.900 đồng/cp. Trong khi đó, cổ phiếu lớn KBC của Phát triển đô thị Kinh Bắc tiếp tục chuỗi ngày tăng giá ấn tượng. Sáng nay cổ phiếu này tăng 3.000 đồng lên 56.700 đồng/cp.

    Về khối lượng giao dịch, cổ phiếu ACB của Ngân hàng Á Châu đứng đầu với 1,1 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Tiếp theo là KLS của Chứng khoán Kim Long (0,97 triệu); PVI của Bảo hiểm Dầu khí Việt Nam (0,41 triệu); VCG của Tổng công ty Vinaconex (0,3 triệu).
    Hà Linh

Chia sẻ trang này