Nhiều pác sẽ ham hố và sẽ hứng trọn đợt BULL đẹp vào ngày 28/11/2008

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi caothu2008, 27/11/2008.

4060 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 22:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3233 lượt đọc và 64 bài trả lời
  1. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Sản xuất kinh doanh điện của EVN năm 2008:
    EVN ước lỗ gần 300 tỉ đồng

    Lao Động số 284 Ngày 08/12/2008 Cập nhật: 8:35 AM, 08/12/2008

    EVN ước lỗ gần 300 tỉ đồng.
    (LĐ) - Tập đoàn Điện lực VN (EVN) vừa có kế hoạch điều chỉnh sản lượng điện sản xuất, thương phẩm và điện mua ngoài so với kế hoạch dự kiến năm 2008 và định hướng kế hoạch năm 2009 - căn cứ trên chỉ tiêu GDP được Quốc hội điều chỉnh năm 2008 xuống còn 7% và dự báo năm 2009 xuống 6,5%.
    Theo đó, tổng sản lượng điện sản xuất và mua ngoài phục vụ nền kinh tế được điều chỉnh xuống là 74,15 tỉ kWh (KH từ đầu năm là 77,2 tỉ kWh). Trong đó, điện sản xuất của EVN điều chỉnh là 52,835 tỉ kWh (KH là 53,09 tỉ kWh); điện mua ngoài là 21,315 tỉ kWh (KH là 24,11 tỉ kWh).

    Tổng sản lượng điện thương phẩm được điều chỉnh giảm là 66,1 tỉ kWh (KH là 68,35 tỉ kWh). Các chỉ tiêu về tổn thất điện năng vẫn giữ nguyên là 9,6%, giá bán điện bình quân là 865đ/kWh. Theo tính toán của EVN, nếu tính riêng lợi nhuận sản xuất kinh doanh điện của Cty mẹ thì ước cả năm 2008, TĐ này chỉ lãi khoảng 398 tỉ đồng.

    Tuy nhiên, nếu tính toàn TĐ gồm cả các Cty 100% vốn nhà nước thuộc EVN thì riêng lĩnh vực điện lỗ 295 tỉ đồng, lãi từ hoạt động tài chính và sản xuất khác 1.043 tỉ đồng, lãi cổ tức 420 tỉ đồng. Tổng cộng, toàn TĐ lãi 1.132 tỉ đồng. Tuy nhiên, phần chênh lệch tỉ giá lại khiến TĐ lỗ 3.220 tỉ đồng. Nếu trừ lỗ tỉ giá thì toàn TĐ lỗ 2.054 tỉ đồng.

    Các Cty điện lực dự kiến bị lỗ trong hoạt động sản xuất kinh doanh điện là Cty điện lực 3 (lỗ 162 tỉ đồng), Cty điện lực HN (lỗ 429 tỉ đồng), Cty điện lực TPHCM (lỗ 172 tỉ đồng), Cty thuỷ điện Đa Nhim (lỗ 132 tỉ đồng), Cty nhiệt điện Phú Mỹ (lỗ 182 tỉ đồng). Nguyên nhân lỗ được chỉ ra là do tỉ trọng mua điện ngoài giá cao, các đơn vị xây dựng định mức tiền lương, chi phí nguyên - nhiên liệu cao, việc huy động công suất giờ cao điểm thiếu làm giảm sản lượng điện thương phẩm...

    Năm 2007, theo báo cáo của Kiểm toán Nhà nước: Nếu tính cả phần chênh lệch do tăng giá bán điện vào kết quả kinh doanh thì tổng lợi nhuận trước thuế của Cty mẹ là 2.348 tỉ đồng (số tròn); tổng lợi nhuận trước thuế của EVN là 4.376 tỉ đồng. Nếu tánh riêng chênh lệch thu được từ tăng giá điện chuyển thẳng vào quỹ đầu tư thì lợi nhuận của EVN chỉ còn 973 tỉ đồng, tính riêng lợi nhuận điện thì EVN lỗ 506 tỉ đồng.



  2. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Doanh nghiệp sợ vay vì... ế hàng!

    Lao Động số 284 Ngày 08/12/2008 Cập nhật: 10:17 AM, 08/12/2008


    (LĐ) - Lãi suất ngân hàng liên tục giảm, nguồn vốn trong ngân hàng khá dồi dào, nhưng các doanh nghiệp vẫn thiếu vốn.
    Nguyên nhân, do nhiều ngân hàng áp dụng các thủ tục cho vay khắt khe hơn và trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, nhiều DN cho rằng mức lãi suất hiện tại vẫn không khả thi đối với các dự án của họ.

    Doanh nghiệp bất động sản: Không vay vốn thời điểm này

    Thị trường bất động sản (BĐS) "đóng băng" là nguyên nhân khiến các DN kinh doanh trong lĩnh vực này không còn mặn mà với các khoản vay NH, mặc dù lãi suất đã hạ khá sâu.

    Ông Nguyễn Trường Tiến - Phó TGĐ TCty Xây dựng Hà Nội - cho rằng: "Vay vốn NH tại thời điểm này rất dễ nhưng không DN nào muốn vay, bởi một lẽ thị trường không có đầu ra. Hiện tại, với lãi vay ngắn hạn khoảng 10-12%/năm thì không khả thi với các dự án BĐS có nhu cầu vay vốn trung và dài hạn. Đầu tư một dự án phải huy động vốn ít nhất trong thời hạn 2-3 năm, lâu 5-6 năm, nhưng lãi suất trung và dài hạn của các NH hiện ở mức 14-15%/năm thì DN càng khó có lãi để tiếp tục cầm cự. Chúng tôi đồ rằng, trong vòng 6 tháng tới, thị trường sẽ còn tiếp tục "đóng băng", làm cho các nguồn vốn huy động từ NH trong nước càng khó tới DN".

    Lo ngại trước thực trạng này, ông Nguyễn Quốc Hiệp - Phó Chủ tịch Hiệp hội Nhà thầu xây dựng VN - lại đề cập tới khía cạnh thủ tục cho vay vốn. Ông nói: "Hầu hết các dự án BĐS hiện nay đều gặp vướng mắc vì NH yêu cầu phải có đầy đủ giấy tờ pháp lý để hoàn tất các thủ tục thế chấp, phải có sổ đỏ.

    Tuy nhiên, nhiều trường hợp chủ đầu tư mong muốn vay tiền NH để triển khai các phần việc như đền bù, GPMB, xây dựng hạ tầng khu đô thị, trước khi huy động vốn của nhà đầu tư thứ cấp hoặc của chủ sở hữu các căn hộ. Chính vì không thể có đủ các giấy tờ cần thiết nên thủ tục giải ngân không thực hiện được. Thời kỳ kinh doanh siêu lợi nhuận đã qua, các DN BĐS không thể đầu tư bằng mọi giá để kiếm tiền một cách nhanh chóng, nên họ phải "trông giỏ bỏ thóc".

    Doanh nghiệp sản xuất: Đối mặt nguy cơ phá sản


    Công trình xây dựng, cải tạo nút giao thông Kim Liên (Hà Nội) - ảnh minh hoạ.
    Nhiều DN sản xuất công nghiệp đang "ngồi trên đống lửa" vì tồn kho, ứ đọng sản phẩm cao. Đây cũng là lý do DN chậm giải ngân các nguồn vốn vay, bởi càng vay, càng phải trả lãi cao khiến DN thêm khó khăn chồng chất.

    Ông Nguyễn Hữu Quang - GĐ Cty ximăng Hoàng Mai - tâm sự: "Năm nay, các NH đều khắt khe hơn trong khâu thẩm định cho vay. Nếu như những năm trước, DN có nợ đến hạn phải trả, nhưng không trả được thì nợ được liệt vào diện nợ đáo hạn, để tiếp tục cho vay. Nhưng năm nay, nợ đến hạn không trả thì NH cũng ngừng ngay lập tức khoản vay mới. DN vay hết hạn mức trong năm thì cũng đừng hy vọng vay thêm khoản mới. Điều này càng làm cho DN phải cân nhắc các khoản vay sao cho có hiệu quả".

    "Năm nay, nhiều ngành sản xuất vật liệu xây dựng như ximăng, sắt thép đều chung tình trạng tồn kho, ứ đọng sản phẩm lớn. Hiện XM Hoàng Thạch tồn kho tới 230.000 tấn, Hoàng Mai tồn 180.000 tấn... nên giải pháp trước mắt là tiêu thụ sản phẩm tồn, thì vốn vay mới có hiệu quả" - ông Quang nói.

    Khó khăn hơn cả là các DN nhỏ và vừa. Theo khảo sát của Hiệp hội DN nhỏ và vừa VN, với mặt bằng lãi suất hiện nay, hầu hết các DN đều cho biết, rất khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay cho những hoạt động kinh doanh sản xuất những tháng cuối năm. Khó khăn càng gay gắt hơn đối với những DN quy mô nhỏ, vì đây là khu vực DN dễ bị tổn thương do hạn chế về quy mô, nguồn lực, thiếu tài sản thế chấp, không chịu nổi lãi suất cao.

    Ông Nguyễn Lê Trung - Cục trưởng Cục Phát triển DNNVV - cho rằng: Nhiều DN quy mô nhỏ chọn cách huy động vốn từ bạn bè, người thân thay vì vay vốn NH để đỡ phải chịu gánh nặng lãi suất. Nhưng còn các DN có quy mô vừa là đối tượng bị thiệt hại nặng nề, đã buộc phải thu hẹp sản xuất để giảm dần dư nợ, thậm chí một số DN có dự án kinh doanh khả thi cũng phải dừng lại, vì với lãi suất cao sẽ không là khả thi nữa.

    Khó tiếp cận vốn lãi suất ưu đãi

    Dù hiện một số DN cần vốn và vẫn có những nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp nhưng điều kiện tiếp cận nguồn vốn này khó, nên nhiều DN vẫn không vay được. Các DN đang không tìm được đầu ra, càng không dám vay vốn đầu tư, sản xuất để phải gánh thêm trả lãi. Đây là thực trạng đang xảy ra tại khá nhiều DN hiện nay.
    (Ông Nguyễn Chí Nguyện - Phó Chủ tịch Hội Lương thực - Thực phẩm TPHCM)

    Các ngân hàng đang "sàng lọc" kỹ khách hàng

    Hiện nay có vẻ như các NH sợ rủi ro nên sàng lọc khách hàng vay vốn khá kỹ. Thủ tục vay vốn cũng siết hơn. Chẳng hạn như trước đây, tài sản định giá theo giá thị trường còn dựa vào giá ghi trên hoá đơn. Tỉ lệ cho vay trước đây có thể lên đến 70% tài sản thế chấp, nhưng nay các NH chỉ duyệt khoảng 50% hoặc cao lắm là 60%. Vì vậy, tuy lãi suất có giảm so với những tháng trước, nhưng chưa hẳn các DN dễ dàng vay được nguồn vốn mình cần.
    (Ông Nguyễn Thanh Tâm - GĐ Cty vận tải Rạng Đông)

    Khó của DN là "kích cầu" chứ không phải vốn

    Mặc dù lãi suất cho vay đã giảm nhiều, nhưng các DN dệt may không dám vay vốn. Bởi vay vốn để làm gì khi mà không có đơn hàng, thị trường khủng hoảng, khiến chủ trương của Hiệp hội Dệt - may hiện nay là co cụm lại để tồn tại. Nếu thời điểm này đầu tư thêm vốn sản xuất, chỉ có nước sản xuất xong phải bán khuyến mãi. Do đó, chính sách thiết thực nhất hiện nay của Nhà nước là nên giảm thuế, giảm phí, kích cầu.
    (Ông Phan Xuân Hồng - TGĐ Cty may Sài Gòn 3)
    M.Thoa ghi
  3. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Kiểm nghiệm nhé mai phiên 2 VNI đảo chiều đi xuống !
  4. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Du lịch cuối năm và Tết 2009:
    Tung đủ "chiêu" vẫn khó kéo được khách

    Lao Động số 283 Ngày 06/12/2008 Cập nhật: 8:49 AM, 06/12/2008

    Các điểm đến phía bắc như Hạ Long được chọn nhiều trong dịp Tết này.
    (LĐ) - Trái ngược với tình hình du lịch cuối năm và Tết Nguyên đán năm 2008 với sự bùng nổ lượng khách du lịch của một số Cty lên mức kỷ lục 10.000 khách đi tour Tết, nhiều chương trình khoá sổ sớm..., thị trường du lịch năm nay đang có chiều hướng... thua đậm.
    Mặc dù các Cty du lịch, lữ hành đã giảm giá, mở thêm nhiều tour mới sang Châu Âu, Úc, Mỹ và ngược lại, nhưng vẫn khó kéo được khách. Thêm vào đó, tuyến du lịch sang Thái Lan hiện nay hầu như không thể thu hút khách.
    Giảm 15-30% khách du lịch

    Theo các Cty du lịch, thị trường du lịch cuối năm và dịp Tết đang trong tình trạng ảm đạm, giảm lượng khách du lịch quốc tế đến VN lẫn khách du lịch trong nước đi các tour trong và ngoài nước. Tháng 12 hàng năm được xem là mùa cao điểm do du khách các nước có khí hậu lạnh tìm đến khu vực Châu Á để trú đông. Thế nhưng, năm nay lượng du khách không có dấu hiệu tăng lên mà còn giảm sút so với mọi năm.

    Theo Sở VHTTDL TPHCM, trong 2 tháng gần đây, du khách quốc tế qua các Cty du lịch tại TPHCM đã giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái và không thể vượt quá 200.000 khách/tháng.

    Điều này đã dẫn đến việc 11 tháng qua, du lịch TPHCM chỉ đón được 2,6 triệu khách quốc tế và dự kiến cả năm 2008 chỉ đón được khoảng 2,8 triệu khách và khó có thể đạt được mục tiêu đón 3 triệu khách trong năm nay. Nguyên nhân chính của tình trạng này đối với tất cả ngành du lịch trên thế giới là do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu. Riêng tại VN, lượng khách quốc tế của các Cty du lịch giảm mạnh nhất là các thị trường Mỹ, Châu Âu và Châu Á.

    Tương tự, ở thị trường khách trong nước, lượng du khách đi các tour trong nước như Đà Lạt, Nha Trang, Phan Thiết... cũng giảm 10-20%. Song song đó, số lượng khách đăng ký đi du lịch nước ngoài cũng không rầm rộ như mọi năm. Đặc biệt, thị trường Thái Lan dù giá rẻ nhưng cách đây vài tháng đã giảm lượng khách đăng ký và trong 10 ngày qua, hầu hết các Cty du lịch, lữ hành đã huỷ tour.

    Đua nhau mở tuyến mới, giảm giá

    Trước tình hình ế ẩm, các Cty du lịch đua nhau giảm giá, mở tuyến mới với hy vọng thu hút được lượng khách trong nước đăng ký đi du lịch nước ngoài trong những ngày Tết Nguyên đán sắp tới. Năm nay, các Cty du lịch phía nam có xu hướng giới thiệu du khách đến với các lễ hội mùa xuân ở phía bắc thay cho các điểm đến du lịch miền Trung và Nam Bộ đã quen thuộc.

    Bà Đoàn Thị Thanh Trà - Trưởng phòng Tiếp thị Cty SaigonTourist - cho biết: "SaigonTourist - Hà Nội đang triển khai chùm tour Tết Kỷ Sửu cho du khách trong cả nước với các điểm tham quan dàn trải từ Đồng bằng Bắc Bộ tới vùng cao, cực Bắc của tổ quốc với những chương trình lễ hội đầu năm sôi động như: Mùa xuân về lại cội nguồn (Yên Tử - Cửa Ông), Hà Nội - lễ hội Bắc Ninh, khám phá vòng cung Đông Tây Bắc (Ba Bể - Cao Bằng - Ba Vì - Mai Châu - Điện Biên Phủ)...

    Trong khi đó, bà Nguyễn Song Diễn Hà - phụ trách thông tin Cty du lịch Vietravel - cho biết: "Bên cạnh việc làm mới các tour nội địa dịp Tết, Vietravel tung ra nhiều chương trình ra nước ngoài đón giao thừa với hàng loạt tour: "Đón Tết cổ truyền Trung Quốc", Tết Nguyên đán tại Hồng Kông, Malaysia, Singapore, "Đón Tết Việt trên xứ sở hoa anh đào - Nhật Bản"...

    Đặc biệt là năm nay để thu hút khách, hầu như Cty du lịch, lữ hành nào cũng giảm giá tour song song với việc tung ra các chương trình khuyến mãi quà tặng hấp dẫn. Mức giảm giá của một số tour du lịch nước ngoài khá cao, một số tour giảm đến 50USD/tour/người đối với các tour Châu Âu, Mỹ, Úc. Đối với các tour Châu Á, mức giảm giá phổ biến hiện nay là giảm 10-20USD/người so với năm ngoái.

    Theo Cty Chợ Lớn, ngoài lý do các Cty có xu hướng giảm giá vì giá khách sạn một số nơi đang giảm, còn do các Cty đành tính đến chuyện giảm lợi nhuận để giữ khách, giữ thị phần trên thị trường.
  5. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Cơ cấu lại thị trường vốn và bất động sản
    Lao Động số 284 Ngày 08/12/2008 Cập nhật: 8:15 AM, 08/12/2008

    Bất động sản còn lâu mới tan băng.
    (LĐ) - Đóng băng hoặc ảm đạm là thực trạng thị trường bất động sản của VN hiện nay. Theo thống kê của Bộ Tài chính, nhu cầu thuê nhà cao nhưng giá chung cư cao cấp giảm tới 30%. Với thị trường vốn, tình hình cũng tương tự.
    Tổng vốn huy động trái phiếu (TP) chính phủ 10 tháng năm 2008 chỉ đạt 52% kế hoạch. TTCK thì ảm đạm và tụt dốc...
    BĐS: Băng còn lâu mới tan

    Cần phải khẳng định: Nhu cầu cũng như động lực thúc đẩy phát triển thị trường BĐS là có thực. Thế nhưng, nhu cầu và động lực này lại chưa thắng nổi tình hình suy thoái kinh tế; rào cản từ chính sách tiền tệ; đặc biệt là sự kìm hãm từ việc NĐT bị tác động tâm lý, hoang mang và xa rời BĐS. Theo đánh giá của các chuyên gia Bộ Tài chính thì BĐT đã bị sụt giảm mạnh cả về giá cả và lượng giao dịch. Giá nhà chung cư giảm từ 20% - 30%, giá nhà riêng và biệt thự giảm 30%.

    Tuy nhiên còn rất nhiều tác động đến thị trường này. Đáng quan tâm là tác động từ chính sách tiền tệ. Việc mở cửa cho vay đã khiến giới đầu cơ nhập cuộc nhanh chóng. Nhưng ngay sau đó, khi chính sách tiền tệ thắt chặt, nhà đầu cơ xả hàng đã khiến lượng cung tăng đột biến, giá giảm mạnh.

    Chưa hết, việc cơ cấu vốn và đầu tư từ NĐT nước ngoài cũng khiến thị trường khủng hoảng. Thêm nữa, cơ cấu BĐS cũng bất hợp lý khi mà phân khúc khách hàng nhu cầu thấp và trung chưa được chú trọng. Vì thế, lượng hàng cao cấp thì thừa, nhưng lượng hàng thấp và trung (chiếm 95% nhu cầu) lại thiếu nghiêm trọng.

    Tất cả những lý do này, cộng với việc xu hướng suy thoái kinh tế còn kéo dài đã khiến các chuyên gia nhận định thị trường BĐS: Băng còn lâu mới tan.

    Tuy vậy theo các chuyên gia, tình hình hiện nay chính là lúc để cơ cấu và định hướng lại thị trường cũng như hoạch định chính sách phù hợp. Bộ Tài chính khuyến nghị các chính sách gồm: Thúc đẩy BĐS "sạch" cho thị trường qua việc xác lập, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng để đảm bảo cho giao dịch chính ngạch. Cơ cấu lại để nâng cao hiệu quả sử dụng, tránh bỏ hoang, lãng phí và sai mục đích. Cải thiện đầu tư và đầu tư phục vụ dân sinh. Khống chế đầu cơ bằng chế tài và công cụ thuế, tài chính.

    Thị trường vốn: Mở cửa và phát triển theo chuẩn mực

    Năm 2008 được đánh giá là năm biến động lớn của thị trường vốn. Trong việc "thất thu" huy động vốn, kênh huy động vốn qua kho bạc chỉ đạt được có 42%, qua ngân hàng phát triển đạt 82% kế hoạch. Đặc biệt dù chính sách mở cho DN phát triển TP đã được thực hiện, song trong năm 2008 chưa hề có một tập đoàn, TCty, DN nào tổ chức phát hành TP. Về giao dịch thứ cấp, giá TP cũng liên tục giảm.

    Đối với TTCK, dù khuôn khổ pháp lý đã hoàn thiện; song trong điều kiện TTCK giảm sút, tình trạng CTCK và nhân viên giao dịch "phá ngạch" giao dịch lũng đoạn đã xảy ra phổ biến. Đã có tới trên dưới 100 lượt DN và nhân viên bị phạt. Bên cạnh đó, việc TTCK giảm mạnh đã khiến cho lộ trình CPH chậm. Năm 2008 mới chỉ có 27 đợt IPO, 5 quỹ mới, 13 Cty quản lý quỹ được mở. Tuy nhiên quy mô vốn và giá trị vốn hóa rất thấp.

    Trong chiến lược phát triển đến 2010, Bộ Tài chính đề xuất phát triển thị trường theo hướng mở. Trong đó tiếp tục mở rộng TP chính phủ, TP địa phương và TP DN nhưng phải đảm bảo chuẩn mực. Đồng thời có chính sách tiếp cận thị trường quốc tế.

    Về TTCK, cùng với việc cho ra đời nghị định về phát hành riêng lẻ thì sẽ nâng cao điều kiện lập CTCK để đảm bảo phát triển bền vững. Đặc biệt, sẽ linh hoạt đáp ứng nguồn cung hàng hóa, trong đó có việc đưa vào giao dịch quyền mua CP, TP chuyển đổi, chứng chỉ quỹ... Ngoài ra, sẽ hoàn tất việc mở tài khoản riêng cho NĐT tại các NH thương mại; thực hiện thị trường TP chuyên biệt và OTC.

    Phạm Anh
  6. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Mỹ đối mặt với đại suy thoái

    Lao Động số 284 Ngày 08/12/2008 Cập nhật: 8:35 AM, 08/12/2008

    Người thất nghiệp ở Mỹ xếp hàng tham gia một hội trợ việc làm tại New York hồi tháng 5.
    (LĐ) - Nền kinh tế Mỹ đang tiến dần tới cuộc suy thoái sâu rộng nhất kể từ sau Thế chiến thứ hai, khi tỉ lệ thất nghiệp ngày một tăng cao, ảnh hưởng nặng nề đến chi tiêu và chỉ số lòng tin tiêu dùng.
    Mùa đông nặng nề

    Chị Yelena Grinberg, 26 tuổi đang đứng run cầm cập bên ngoài Cơ quan Phát triển việc làm ở San Francisco, Mỹ. Kể từ khi bị sa thải khỏi vị trí trợ lý hành chính cách đây ít lâu, Yelena đã gửi 100 đơn xin việc đi khắp nơi. "Chẳng ai thèm đoái hoài đến tôi cả", cô nói như muốn phát khóc. "Tôi đang sắp cạn tiền và kiệt quệ".
    "Nhiều người Mỹ sẽ phải trải qua một mùa đông khó khăn", bà John Silvia, chuyên gia kinh tế của Tập đoàn Wachovia, Bắc Carolina nhận định. Theo số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố ngày 5.12, có tới 533.000 lao động bị mất việc làm trong tháng 11, là tháng tệ hại nhất trong 34 năm qua, đưa số người mất việc làm trong năm qua lên 1,9 triệu. Như vậy, chỉ trong 11 tháng đầu năm nay, số người mất việc làm tại Mỹ đã nhiều hơn 300.000 người so với cả năm suy thoái 2001.

    Báo cáo của Bộ Lao động Mỹ cho thấy tỉ lệ thất nghiệp trong tháng 11 là 6,7% (tăng 0,2% so với tháng 10) và đây là tỉ lệ cao nhất kể từ năm 1993. Số người Mỹ xin hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng tăng mạnh trong tháng 11, lên 4,1 triệu, cao nhất kể từ tháng 12.1982. Cũng trong tháng 11, các Cty đã buộc 621.000 công nhân giảm giờ làm, đưa số lao động làm bán thời gian lên 7,3 triệu, con số cao kỷ lục từ năm 1955.

    Tình trạng mất việc lan ra khắp nơi tới các nhà máy sản xuất, các Cty xây dựng, các cửa hàng bán lẻ, khu dịch vụ giải trí và hầu hết các ngành công nghiệp khác. Theo Cty việc làm Challenger, Gray & Christmas, trong tháng 11 khu vực kinh tế công đã thông báo giảm 181.700 việc làm, mức cao nhất kể từ tháng 1.2002 là tháng chịu ảnh hưởng nặng nề do vụ khủng bố 11.9.2001. Tuy nhiên, các nhà phân tích dự đoán, con số chưa dừng lại ở đó. Tình trạng thất nghiệp có thể sẽ còn tăng trong năm tới. Tỉ lệ thất nghiệp dự kiến sẽ tăng lên mức 6,8%.

    Ngành ôtô sẽ được cứu?

    Trong số những lao động gặp khó khăn về việc làm, công nhân ngành ôtô Mỹ là những người lo lắng nhất. Hiện có khoảng 6 triệu lao động trong ngành này đang đứng ngồi không yên vì sợ mất việc.

    Vậy mà, trong khi đó, Nhà Trắng và Quốc hội Mỹ vẫn tiếp tục tranh cãi về việc có nên trích một phần trong gói giải cứu tài chính 700 tỉ USD để giúp ngành công nghiệp ôtô hay không. Cho đến ngày 7.12, Quốc hội và Nhà Trắng đã đạt được sự đồng thuận sơ bộ về sự cần thiết phải cứu vãn 3 "đại gia" ôtô General Motors (GM), Ford Motor và Chrysler đang đứng bên bờ vực phá sản.

    Tuy nhiên thay vì mở hầu bao 34 tỉ USD như nguyện vọng và lời cầu cứu của 3 Cty, các quan chức Mỹ chỉ nhất trí hỗ trợ khẩn cấp từ 15 đến 17 tỉ USD. Một số nguồn tin cho rằng, chính báo cáo về tình trạng thất nghiệp của Bộ Lao động Mỹ đã cứu 3 "đại gia" trên. Cả 3 đang thua lỗ hàng tỉ USD mỗi tháng và có rất ít khả năng huy động được vốn trên các thị trường tư nhân do khả năng tài chính yếu kém và cơn bão tài chính toàn cầu vẫn đang hoành hành.

    Hậu quả tai hại

    Tổng thống đắc cử Mỹ B.Obama hôm 6.12 thừa nhận, việc Mỹ mất 533.000 việc làm trong tháng 11 còn gây hậu quả tai hại hơn là cuộc khủng hoảng kinh tế mà nước Mỹ đang phải đối mặt. "Mỗi việc làm mất đi đại diện cho một cuộc khủng hoảng cá nhân của một gia đình Mỹ", ông nói."Đã đến lúc phải ứng phó bằng biện pháp khẩn cấp để đưa người dân trở lại làm việc và thúc đẩy kinh tế", ông Obama nói. Nhiều nhà phân tích cho rằng, ngành ôtô có khả năng tìm kiếm được một gói cứu trợ mới sau khi Tổng thống đắc cử Obama nhậm chức.

    Còn hiện giờ, theo chuyên gia kinh tế Mark Zandi ở Pennsylvania: "Gần như tất cả các doanh nghiệp hiện đang hoạt động theo kiểu cầm cự và tất cả các khoản đầu tư của họ chỉ mong bảo tồn tiền mặt".
    Trí Minh (Theo Bloomberg, AP)
  7. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Một chuỗi ngày giá giảm liệu có bắt đầi nữa không ???????
  8. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Môi trươ?ng kinh doanh vâfn kém


    Nhiều doanh nghiệp than phiền về cơ sở hạ tầng thiếu thốn tại Việt Nam
    Một cuộc điều tra mới nhất cho thấy doanh nghiệp trong nước vẫn chưa hết quan ngại về môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
    Doanh nghiệp cho hay tình hình làm ăn trong năm 2008 không bằng các năm trước đây, do một loạt các nguyên nhân trong và ngoài nước.

    Nguyên nhân trong nước liên quan đến tốc độ cải cách hành chính và doanh nghiệp. Trong đó có cả việc thay đổi cách làm việc của hệ thống tư pháp.

    Môi trường kinh tế toàn cầu cũng ảnh hưởng đến triển vọng làm ăn của doanh nghiệp. Nền kinh tế của các bạn hàng lớn nhất của Việt Nam đang đi vào suy thoái đã làm cho một số công ty thận trọng hơn trong việc đầu tư, mua sắm thiết bị.

    254 doanh nghiệp tham gia điều tra đã nói về quan ngại của họ. Đứng đầu là cơ sở hạ tầng, sau đến bảo vệ sở hữu trí tuệ. Hệ thống tòa án chưa thân thiện với doanh nghiệp đứng thứ ba, dịch vụ hành chính còn rườm rà đứng thứ tư. Nguồn lao động không có kỹ năng cũng làm cho nhiều quản lý doanh nghiệp quan ngại.

    Một phần ba số công ty đánh giá môi trường kinh doanh trong nước ''không thuận lợi'' như năm ngoái. Năm 2007 chỉ có 5.3% công ty nói rằng kinh doanh tại Việt Nam thua kém những nơi khác.

    Trong vòng một năm số công ty không muốn mở rộng sản xuất tại Việt Nam đã tăng gấp đôi. Năm ngoái con số này là 10%, năm nay chúng tăng thành 22%. Tuy vẫn có tới 78% công ty tin vào tương lai tốt đẹp của thị trường Việt Nam.

    Nhiều công ty có vốn nước ngoài muốn chính phủ đẩy mạnh tốc độ cải cách môi trường kinh doanh để giữ chân họ lại. Họ muốn thấy có biện pháp mạnh mẽ để kiểm soát tham nhũng; các thông tư, văn bản dưới luật cần thông thoáng và dễ hiểu; mạnh mẽ bãi bỏ giấy phép con; và chú ý nâng cao tay nghề của công nhân Việt Nam.

    Một nửa số doanh nghiệp tham gia điều tra tin vào triển vọng làm ăn tại Việt Nam trong thời gian tới. Họ tin là quá trình mở cửa thị trường sẽ tiếp tục, Việt Nam sẽ lần lượt thực hiện các cam kết đã hứa với tổ chức quốc tế, trong đó có Tổ chức Thương mại thế giới.

    theo BBC
  9. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    TT đỏ lửa ai cũng buồn nhưng lực câu còn đâu . Tay lông hôm nào đỏ lửa mua một ít xanh tý lại bán ròng TT sẽ chìm lâu đó . Hãy bảo trọng các pác !
  10. caothu2008

    caothu2008 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/08/2008
    Đã được thích:
    12
    Thứ tư, 10/12/2008, 17:4 (GMT+7)

    OECD: Kinh tế 2009 u ám

    Suy thoái kinh tế, thất nghiệp gia tăng và đe dọa giảm phát. Theo Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) đây là ba hiểm họa lớn đang chờ đợi các nước thành viên trong khối vào năm 2009. OECD phác họa ra một bức tranh kinh tế không sáng sủa chút nào khi nhận định: đây là đợt suy thoái trầm trọng nhất mà các nước OECD phải đối đầu kể từ 1980 tới nay.

    Tổng sản phẩm toàn khối sụt giảm 0,4% vào năm tới và may mắn lắm thì OECD mới hy vọng có được tỷ lệ tăng trưởng khiêm tốn 1,5% vào năm 2010. Từ nay đến đó số dư thừa lao động ở các nước thuộc OECD cũng sẽ tăng vọt từ 34 lên thành 42 triệu người. Cuối cùng OECD không loại trừ khả năng một số quốc gia bị đe dọa giảm phát. Mỹ, điểm xuất phát của cuộc khủng hoảng tài chính thế giới đương nhiên bị chao đảo nhiều hơn cả, thế nhưng ở châu Á, thì Nhật Bản và Hàn Quốc, nền kinh tế thứ 2 và thứ 13 thế giới đang lún sâu vào suy thoái.


    Khủng hoảng khiến ngành xe hơi Pháp phải sa thải nhân công hàng loạt. Ảnh: ABC.net

    Theo dự đoán của OECD, tổng sản phẩm nội địa Nhật Bản vào năm 2009 sẽ tụt giảm 0,1%, thất nghiệp tăng thêm 0,3 điểm. Nhật Bản tương đối ít bị tác động do khủng hoảng tài chính toàn cầu gây nên. Nhật Bản cũng là một quốc gia hiếm hoi tích lũy được một khoản dự trữ ngoại tệ khổng lồ trên 800 tỷ đô la. Tuy nhiên khu vực sản xuất của Nhật cũng bị chững lại do khủng hoảng toàn cầu gây trở ngại cho ngành xuất khẩu.

    Nhìn đến một nền kinh tế có tầm cỡ khác ở châu Á là Hàn Quốc: OECD chẳng mấy lạc quan hơn, khi giảm đi một nửa dự phòng tăng trưởng của nước này. Hồi tháng 6 cũng OECD còn tin tưởng tổng sản phẩm nội địa Hàn Quốc trong năm nay tăng 5%, nhưng trong báo cáo mới nhất thì con số này chỉ còn là 2,7%. Xuất khẩu vốn là một trong những trụ cột kinh tế Hàn Quốc, tương đương với 48% tổng sản phẩm nội địa đang bị tuột dốc, rơi trên 18% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây là mức suy giảm mạnh nhất từ năm 2001 đến nay. Trong khi đó ngay cả kim ngạch nhập khẩu cũng đang bị lung lay.

    Nhìn chung tình hình, OECD dự đoán kinh tế chung toàn khối sẽ sụt giảm một cách đáng kể. Hầu hết các nước thành viên sẽ phải đối phó với nạn suy thoái trong 4 quý liên tiếp, kể từ quý 3/2008. Điều đó có nghĩa là số người thất nghiệp ở những quốc gia này sẽ tăng mạnh, tối thiểu là cho đến giữa năm 2010. Các công trình nghiên cứu của OECD cho thấy: trong hai năm sắp tới, tổng cộng sẽ có thêm khoảng 8 triệu người bị mất việc trong toàn khối. Đương nhiên là sẽ có những quốc gia bị tác động nhiều hơn những nước khác. Chẳng hạn như trường hợp của Mỹ. OECD e rằng, tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ sẽ còn tiếp tục tăng thêm. Ngoài cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới, một số khác cũng bị ảnh hưởng nhiều.

    Về phần Mỹ và châu Âu, tổ chức OECD nhận xét: tổng sản phẩm nội địa Mỹ vào năm tới giảm đi hết 0,9%, hoạt động kinh tế trong khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu, euro trong 6 tháng đầu năm cũng bị khựng lại do tiêu thụ và đầu tư đi xuống. Tăng trưởng trong khối này sẽ giảm 0,6%. Đức giảm 0,8%, Pháp giảm 0,4%. Hậu quả rõ rệt nhất là tình trạng thất nghiệp tăng theo tỷ lệ nghịch với đà tăng trưởng kinh tế.

    Tại Pháp, tỷ lệ thất nghiệp đột nhiên tăng lên trở lại từ tháng 5 vừa qua. Nội trong tháng 10 vừa qua, tại Pháp có thêm 46.000 người thất nghiệp. Đây là con số cao nhất trong 15 năm qua. Cũng phải nói thêm là hiện nay, từ ngành xây dựng đến các ngành công nghiệp hàng đầu của Pháp như sản xuất xe hơi hay ngành luyện kim đều đang sa thải hàng loạt.

    Một thành viên quan trọng khác của OECD là Đức, lần đầu tiên từ năm 2003 đến nay, Berlin phải đối phó với suy thoái. Trong hai quý đầu năm nay, Đức đã cầm cự được giỏi hơn Pháp hay Anh nhờ có một mạng lưới công nghiệp nhạy bén và nhất là nhờ vào xuất khẩu qua Đông Âu. Thế nhưng trong tình trạng khủng hoảng kéo dài, những bí quyết thành công của Đức bắt đầu cho thấy những giới hạn của chúng.

    Đối với nước Anh, tổ chức OECD khẳng định bất chấp kế hoạch vực dậy kinh tế của chính quyền Thủ tướng Gordon Brown, Anh quốc sẽ bước vào một năm đen tối do trọng lượng của ngành tài chính ngân hàng đối với toàn bộ nền kinh tế Anh. Anh quốc cũng là nạn nhân đầu tiên của dư chấn khủng hoảng subprime Mỹ. Một trong những dấu hiệu đáng lo ngại là số nhà bị tịch biên ở Anh quốc trong 6 tháng đầu năm nay đã tăng thêm 40% so với cùng thời kỳ năm ngoái và số này có khuynh hướng tiếp tục gia tăng.

    Theo quan điểm của các chuyên gia kinh tế thuộc tổ chức OECD, khủng hoảng tài chính là nguyên nhân chính đẩy kinh tế thế giới vào cảnh khó khăn. Nhưng đây không phải yếu tố duy nhất. OECD cho rằng, chu kỳ suy thoái hiện nay là một sự kết hợp kém may mắn giữa khủng hoảng tài chính và giai đoạn đi xuống của bong bóng địa ốc. Trong những năm qua thị trường nhà đất đã tăng quá nhanh chủ yếu do các hoạt động đầu cơ, giờ đây, lĩnh vực kinh tế này đang trên đà được điều chỉnh lại để phản ánh trung thực hơn luật cung cầu của thị trường.

    Vấn đề đặt ra là thế giới phải điều chỉnh cùng một lúc trên quá nhiều phương diện trong một bối cảnh không thuận lợi và đầy rủi ro. Do vậy OECD kêu gọi các nước thành viên nên bắt tay với tư nhân để các hoạt động kinh tế khởi sắc trở lại.

    Vân Anh (Theo AFP, RFI)



    Được caothu2008 sửa chữa / chuyển vào 21:56 ngày 10/12/2008

Chia sẻ trang này