NHNN sẽ phải mua thêm USD cho đảm bảo lượng dự trữ ngoại tệ an toàn, con số cụ thể là bao nhiêu?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi lehero, 20/05/2011.

2913 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 07:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1028 lượt đọc và 21 bài trả lời
  1. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    WB: Tỷ lệ dự trữ ngoại hối của Việt Nam cần đạt 2,5 tháng nhập khẩu



    [​IMG]
    Theo World Bank, lạm phát của Việt Nam có thể đạt đỉnh vào tháng 6 với khoảng 22%, sẽ giảm dần vào những tháng cuối năm và dừng ở mức 15% vào tháng 12/2011.


    Chiều nay (ngày 2/6/2011) trong khuôn khổ cuộc họp báo về Giữa kỳ các nhà tài trợ cho Việt Nam 2011, Ngân hàng thế giới (WB) đã đánh giá khá cao các biện pháp hiện nay Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhằm ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm phát.
    Tuy nhiên, theo ông Deepak Mishra – Kinh tế gia trưởng của WB thì để nền kinh tế được ổn định và hiệu quả thì Chính phủ Việt Nam cần duy trì thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 11 cho đến khi đạt được 3 chỉ số quan trọng sau:
    + Lạm phát dưới một con số
    + Không còn khoảng cách giữa tỷ giá tự do và tỷ giá ngân hàng
    +Tỷ lệ dự trữ ngoại hối quốc gia đạt 2,5 tháng nhập khẩu
    Ông Deepak Mishra khẳng định, không nhất thiết Việt Nam phải đạt được cùng một lúc 3 mục tiêu trên mà chỉ cần đạt một trong 3 điều đó thì kinh tế vĩ mô sẽ ổn định hơn.

    Theo số liệu cũ của Citigroup, ở thời điểm cuối tháng 9/2010, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 14,1 tỷ USD, tương đương khoảng 1,8 tháng nhập khẩu.


    Còn theo báo cáo tháng 4/2011 của Moody’s, dự trữ ngoại hối của Việt Nam ước tính khoảng 12,2 tỷ USD ở thời điểm cuối năm 2010 trong khi đó mức đỉnh vào năm 2008 lên tới 25,8 tỷ USD.
    Trên thực tế thì tỷ lệ dự trữ tốt nhất nên là 3 tháng nhập khẩu, đưa ra con số 2,5 tháng là điều mà WB đã tính đến khả năng thực hiện thành hiện thực của Việt Nam.
    “Số ngoại tệ này không nhất thiết là phải nằm trong “kho” của NHNN mà có tại hệ thống các NHTM cũng là điều chấp nhận được” – ông Deepak Mishra nói.
    Về thời gian thực hiện các mục tiêu này, ông Deepak Mishra cho rằng điều đó phụ thuộc vào các biện pháp ngắn hạn của Chính phủ đang thực hiện hiện nay. Có thể thời gian cần khoảng 6 tháng đến 1 năm để nền kinh tế “ngấm” các biện pháp của Nghị quyết 11 hiện nay và lúc đó các mục tiêu trên mới có kết quả chính xác.
    Trên cơ sở các giả định tăng trưởng kinh tế thế giới là 3%/năm, các nước đang phát triển ở khu vực Đông Á là 8,2%/năm và không có các cú sốc về giá lương thực, dầu mỏ trong suốt năm 2011.

    Đồng thời thực hiện một cách đầy đủ và hiệu quả Nghị quyết 11, trong đó phải đảm bảo tính thanh khoản và các mục tiêu về chính sách tiền tệ đã được NHNN đề ra thì 6 tháng đầu năm 2011 tăng trưởng GDP thấp hơn dự đoán (Bộ Kế hoạch và Đầu tư dự báo là GDP là 5,6%), lạm phát có thể đạt đỉnh vào tháng 6 với khoảng 22% và sẽ giảm dần vào những tháng cuối năm và dừng ở mức 15% vào tháng 12/2011.
    Đặc biệt, thâm hụt cán cân thương mại có thể nhưng sẽ tăng nhưng điều đó không quá lo ngại.
    Từ năm 2012 trở đi tình hình kinh tế vĩ mô sẽ có thể tốt hơn nhưng tăng trưởng sẽ thấp hơn so với thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
    Khánh Linh – Cao Sơn
    Theo WB/DDDN
  2. lehero

    lehero Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    16
    IMF: Đến tháng 5/2011, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD



    [​IMG]
    IMF cho rằng Chính phủ Việt Nam cần phải đưa ra thêm biện pháp để giảm thâm hụt tài khóa và cần tiếp tục nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.


    Tại Hội nghị giữa kỳ Nhóm Tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) năm 2011, đại diện Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) nhận xét kinh tế Việt Nam đương đầu với một số thách thức và các nhà hoạch định chính sách cần nâng lãi suất để ứng phó với lạm phát.
    IMF cho rằng Chính phủ Việt Nam cần phải đưa ra thêm biện pháp để giảm thâm hụt tài khóa.
    Lạm phát tại Việt Nam hiện trong nhóm cao nhất thế giới. Đến tháng 5/2011, lạm phát tăng 19,8% so với cùng kỳ và hiện vẫn tiếp tục tăng.
    Trong bối cảnh giá cả tăng cao, các nhà hoạch định chính sách đã điều chỉnh lãi suất vài lần, hạ tăng trưởng tín dụng và cung tiền, đồng thời cam kết giảm chi tiêu, tăng nguồn thu cho nhà nước. Tuy nhiên các chuyên gia kinh tế cho rằng các biện pháp dường như chưa đủ để giải quyết vấn đề lạm phát.
    Trong báo cáo của IMF tại hội nghị có đoạn viết: “Thách thức lớn nhất sẽ là giải quyết lạm phát và ngăn kỳ vọng lạm phát tăng cao, gây áp lực lên tiền đồng. Cần tiếp tục nâng lãi suất.”
    IMF khẳng định dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã bắt đầu tăng, đến tháng 5/2011 đạt 13,5 tỷ USD.
    Đình Hảo
    Theo Reuters

Chia sẻ trang này