Nhờ dự đoán giúp! Thư ngỏ nhờ chỉ giáo.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi TiChetDuoi, 13/11/2008.

5124 người đang online, trong đó có 494 thành viên. 21:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 596 lượt đọc và 18 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Đòn bẩy tài chính cái khỉ gì, có mà suốt ngày bị ACB úp sọt, còn bị ức hiếp mà không làm gì được. Chẳng dại. Riêng rẽ khoẻ ăn. Mà chú này có nhiều tiền không nhỉ? Càng nhiều tiền thì càng phải tính kỹ. Đừng tham. Còn chứng khoán khi nào về đáy 295 thì tôi mới tính.
  2. LTPSLH

    LTPSLH Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/08/2008
    Đã được thích:
    0

    Chân thành khuyên bác không nên dây vào mấy món chứng, vàng, đô. Nhiều lúc loạn chưởng cảm giác như đánh bạc...

    Tham khảo anh em giá đô nào được thì canh bán rồi gửi NH như bác lazy2008 khuyên là ok.

    Máu quá thì nghiên cứu bóng đá vừa thể thao giải trí vừa có thu nhập , máu hơn thì xiên lô, cứ 7h25 là có kết quả, không ngại T+ gì sất


    Chúc bác có lựa chọn sáng suốt.
  3. TiChetDuoi

    TiChetDuoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn mọi người đã góp ý, xin mời các ý kiến khác.
    Càng nhiều ý kiến có suy nghĩ, chính kiến thì càng tốt.
    Xin cảm ơn.
  4. nobitavnam

    nobitavnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    165
    USD đợt này tăng bền vững đó bác ạ
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Chết chửa, ông này khuyên con người ta đi cá độ bóng đá có chết không cơ chứ. Thế thì ông khuyên nốt người ta uống thuốc lắc, hít heroin đi cho đủ bộ.
  6. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Mai nếu không phải sáng sớm người ta chịu mua cho ông thì đố ông bán được giá như hôm nay đấy. Chạy đi rồi .... chạy lại sau nếu có nhu cầu
  7. khanh39

    khanh39 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/08/2003
    Đã được thích:
    77
    Suy Trầm Toàn Cầu
    Một bóng ma đang ám ảnh kinh tế thế giới, đó là nạn suy trầm toàn cầu trong thời gian tới.
    Việc Trung Quốc loan báo kế hoạch kích cầu trị giá gần 600 tỷ Mỹ kim vẫn không trấn an được các thị trường Đông Á. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu viễn ảnh suy trầm trong các nền kinh tế gọi là "tân hưng" hay đang lên, qua phần trao đổi cùng chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa do Việt Long thực hiện sau đây
    Suy trầm toàn cầu đang bắt đầu xảy ra
    Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Cuối tuần qua, Trung Quốc bất ngờ loan báo kế hoạch kích cầu trị giá tương đương với 586 tỷ Mỹ kim để đưa kinh tế ra khỏi nguy cơ suy trầm.

    Trước đó, và như chúng ta có trình bày trong chương trình phát thanh cách đây hai tuần vào ngày 29 tháng 10, hiện tượng gọi là "carry trade" của Nhật cũng đe dọa nền kinh tế Nhật Bản. Trong khi ấy, hai đầu máy kinh tế khác của thế giới là Hoa Kỳ và Âu Châu vẫn chưa ra khỏi cuộc khủng hoảng tài chính
    Vì vậy, trong chương trình kỳ này, xin đề nghị là chúng ta sẽ phải tìm hiểu về nguy cơ suy trầm sản xuất toàn cầu, nhất là của các nước "tân hưng" Đông Á như ông thường gọi. Câu hỏi đầu tiên là có phải là nạn suy trầm kinh tế đang xảy ra hay không?
    - Suy trầm kinh tế là khi sản xuất bị đình đọng trong hai quý liền. Trên bình diện quốc tế, người ta nói đến suy trầm toàn cầu khi tốc độ tăng trưởng bình quân của cả thế giới chỉ còn là 2,5% một năm.


    Vào tuần qua, các trung tâm nghiên cứu kinh tế đều phải điều chỉnh lại dự đoán cho thấp hơn, với con số cực kỳ đáng lo ngại là tăng trưởng sản xuất toàn cầu sẽ chỉ còn là 2,20% một năm vào năm tới. Cho nên, người ta tin rằng suy trầm toàn cầu đang bắt đầu xảy ra...


    Vấn đề đáng chú ý là hoàn cảnh của mỗi khối kinh tế lại mỗi khác, nên cách ứng phó và hồi phục cũng thế, mỗi quốc gia sẽ có khả năng hay vấn đề riêng, như Nam Hàn và Đài Loan sẽ khác Việt Nam.
    Kế hoạch cứu nguy của Trung Quốc
    Chúng ta sẽ bắt đầu bằng Trung Quốc. Thưa ông vì sao kế hoạch cứu nguy kinh tế được Bắc Kinh thông báo lại có vẻ như chưa trấn an được các thị trường cổ phiếu khiến chứng khoán Âu Châu vẫn sút giảm nặng?
    - Như trong mọi chuyện liên hệ tới Trung Quốc, ta phải trừ hao, trừ bì, tức là xét lại sự thật bên dưới các con số cho rõ ràng hơn. Thứ hai, ta cũng không quên đặc tính khoa trương của nền văn hoá Trung Quốc, khi Bắc Kinh công bố kế hoạch kích cầu trị giá bốn ngàn tỷ đồng Nguyên, với hàm ý cứu nguy cả nền kinh tế toàn cầu. Tôi xin được giải thích...

    - Đầu tiên, chi tiết của kế hoạch ấy chưa được thông báo và chỉ gây ấn tượng - tức là cảm quan khác với thực tế - rằng Trung Quốc sẽ bơm vào kinh tế một ngân khoản tương đương với 20% tổng sản lượng nội địa GDP của họ
    Nghe vậy, ai cũng thấy là lớn lao vĩ đại nên có thể mừng rỡ hôm Thứ Hai. Qua hôm sau thì ta biết thêm nhiều điều không hẳn như vậy. Thứ nhất, kế hoạch này bao gồm cả một số chương trình đã được chuẩn chi từ trước. Thứ hai, kế hoạch có thể sẽ kéo dài khá lâu, theo lối "ngày Giời tháng Phật" của văn hoá Á Châu, tức là trong vài năm, thậm chí tới năm năm, nên tác dụng cấp cứu tất nhiên giảm sút
    Thứ ba, với hệ thống quản lý kinh tế và chính trị không mấy khác Việt Nam, trong giả thuyết không tưởng mà giới kinh tế ví von khi sản xuất bị đình đọng, là nhà nước đem tiền lên máy bay rải xuống cho dân xài, thì bao nhiêu tiền sẽ thật sự lọt xuống tay người dân cho họ tiêu thụ và gia tăng số cầu để đẩy mạnh sản xuất? Thứ tư, cả thế giới đều biết tình trạng phát triển thất quân bình tại các tỉnh nằm sâu trong lục địa và từ nhiều năm nay, lãnh đạo Trung Quốc đã muốn dồn tiền đầu tư vào đó mà chưa nổi.


    Làm sao họ kịp thực hiện các dự án đầu tư có thể sử dụng ngân khoản kích cầu đó trong một thời gian ngắn? Nếu xét như vậy, người ta không nên lạc quan mà phải dự đoán rằng nhiều phần thì nền kinh tế này sẽ hạ cánh nặng nề, nếu may mắn thoát khỏi động loạn xã hội.
    Dù sao, Trung Quốc cũng có một lượng dự trữ ngoại tệ rất lớn nên họ có phương tiện ứng phó tương đối khả quan hơn nhiều xứ khác, điều ấy có đúng không?
    Dự trữ ngoại tệ của xứ này có thể vừa vượt qua 1.900 tỷ Mỹ kim, có lẽ gần tới 2.000 tỷ, điều ấy là đúng. Nhưng, cho dù có đem khoản tiền ấy phát không cho dân nghèo thì cũng chưa giải quyết được vấn đề, huống hồ lãnh đạo của họ cũng cần đầu tư một số trong ngân khoản ấy để kiếm lời. Nếu kiếm lời trong thị trường nội địa được thì họ đã

    làm từ lâu, mà làm không nổi vì mức độ sinh lời rất thấp của các dự án đầu tư trong các tỉnh nội địa và đây là vấn đề trong cơ cấu kinh tế chính trị của xứ này khiến họ mới đầu tư ra ngoài, và khoa trương là để cấp cứu thế giới.
    Trong giả thuyết thực tế là trung ương có chỉ thị cho các tỉnh là hãy lấy ngân sách địa phương tài trợ các dự án sản xuất, sau này sẽ bồi hoàn lại, người ta cũng hoài nghi thiện chí của các tỉnh.


    Cùng lắm thì đảng bộ địa phương sẽ moi ra những dự án họ có sẵn trong túi để chia chác quyền lợi cho nhau và kết quả kích cầu là thấm tiền xuống dưới, sẽ rất chậm và giới hạn. Nếu so sánh với kế hoạch kích cầu hay hạ lãi suất của các nền kinh tế tự do thì ta thấy ngay sự khác biệt.
    Ra khỏi hoàn cảnh Trung Quốc, tình hình các nước Á châu khác thì sao?
    Một sự khác biệt quan trọng mà chúng ta đã nói tới và sẽ còn nhắc lại là sức ép rất mạnh của thị trường ngoại hối của các nước Á Châu, đa số vốn giàng nền kinh tế vào việc xuất khẩu sang các thị trường Âu Mỹ.


    Khủng hoảng rồi suy trầm kinh tế tại Mỹ chẳng hạn sẽ dẫn tới hậu quả là dân Mỹ sẽ tần tiện hơn, tiêu xài ít hơn, tiết kiệm nhiều hơn, số nhập siêu của Mỹ cũng sẽ giảm như người ta đã bắt đầu thấy từ mấy tháng nay. Khi ấy, tại các nước Á Châu, triển vọng xuất khẩu để ra khỏi suy trầm sẽ càng giảm sút. Quốc gia nào mà có thị trường nội địa đủ lớn để tạo ra sức đẩy thì còn hy vọng, nhưng đa số các nước Đông Á, kể cả Việt Nam, lại không được như vậy.

    Tuy nhiên, cũng chính nguy cơ suy trầm ấy có thể đã đẩy lui hai áp lực rất lớn là giá cả dầu thô và nông sản đã sút giảm. Liệu các nước Đông Á có nhờ đó mà bớt được mối lo lạm phát hay không?
    - Thưa điều ấy rất đúng cho các nền kinh tế đang bị lạm phát vì giá thương phẩm, tức là nguyên nhiên vật liệu và nông sản, đã tăng vọt từ năm ngoái cho tới giữa năm nay. Nhưng, thương phẩm sụt giá cũng gây thiệt hại cho các nước xuất cảng, thí dụ như cho Việt Nam khi xuất khẩu dầu thô.


    Và nếu hệ thống quản lý vĩ mô lại yếu kém, như trường hợp Việt Nam, tác dụng kích cầu nhờ nông sản hay năng lượng sụt giá vẫn không bù đắp được số thất thâu vì xuất khẩu bị giảm. Nếu có viễn kiến và khả năng hành động, các quốc gia gặp hoàn cảnh này nên duyệt xét lại chiến lược kinh tế và tổ chức lại hệ thống sản xuất và quản lý thì sẽ có hy vọng phục hồi sau này.

    Kinh tế Việt Nam đi về đâu
    Nếu vậy, các quốc gia như trường hợp Việt Nam nên nhìn vấn đề này như thế nào và có thể cải cách lại cơ cấu kinh tế ra sao?

    - Qua nhiều năm liền, các nước Đông Á đều đã quá quen với một số trào lưu kinh tế thuận lợi của thế giới. Trào lưu ấy đang thoái lui và sữ đảo ngược sẽ kéo dài trong nhiều năm tới đây
    Thứ nhất, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ không sung mãn khả quan như trong giai đoạn 2001 tới 2008. Thứ hai, thị trường tiêu thụ Hoa Kỳ hết là thị trường đầu tiên và cuối cùng của các nước, nhập siêu của Mỹ đang giảm và sẽ còn giảm. Thứ ba, và ngược lại, số xuất siêu - tức là xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu - của các nước Đông Á sẽ giảm.
    Thứ tư, trong hoàn cảnh bất lợi ấy, số nhập siêu của Việt Nam sẽ còn tăng và đây là vấn đề nan giải nhất cho Việt Nam trong nhiều năm tới. Thứ năm và là hậu quả của hai vấn đề kể trên, dự trữ ngoại tệ của các nước Đông Á sẽ hết tăng vọt như trong nhiều năm qua và của Việt Nam thì sẽ giảm mạnh. Thứ sáu, thị trường thương phẩm là nguyên nhiên vật liệu cùng nông sản sẽ ra khỏi chu kỳ lên giá mà còn giảm mạnh hơn.


    Ngược lại, và thứ bảy, đồng Mỹ kim sẽ hết sụt giá mà tăng và sẽ còn tăng nữa. Chúng ta cần nhìn trên toàn cảnh và trong một viễn ảnh dài để thấy rằng thế giới đang bước qua một khúc quanh cả chục năm mới có một lần. Các nước đang phát triển chưa tách khỏi hiệu ứng toàn cầu thì sẽ bị thiệt hại nặng nhất.
    Câu hỏi cuối, thưa ông, nếu tình hình này kéo dài trong nhiều năm tới như ông vừa nói, Việt Nam có thể làm gì?
    - Trên diễn đàn này, từ nhiều năm nay rồi, chúng ta vẫn nói đến một điều mà nhiều người ở trong nước cho là lạc lõng, đó là phải nâng cao khả năng tiêu thụ nội địa cho một thị trường thật ra cũng đủ đông đủ lớn, tới gần 90 triệu dân, khác hẳn trường hợp của Đài Loan chẳng hạn.
    - Từ nhiều năm rồi, người ta cứ tưởng là nên giàng đầu máy kinh tế của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ rồi Âu Châu và dân chúng Âu Mỹ tiêu xài chừng nào thì mình làm giàu chừng đó.


    Trong khi ấy, người ta lại coi thường, thậm chí bỏ rơi hoặc bóc lột đất đai thành phần dân chúng tại thôn quê vì lầm tưởng rằng họ không đóng góp gì cho nền kinh tế xuất khẩu của mình
    Đây là cơ hội cho Việt Nam xét lại toàn bộ chiến lược phát triển và cải tổ lại cơ chế cho cân bằng hơn hầu thị trường nội địa có thể là một đầu máy bổ túc có thể lôi kéo tăng trưởng sản xuất.


    Trung Quốc đã thấy vấn đề ấy từ năm năm trước mà xoay trở chưa xong vì những tệ nạn quá lớn trong hệ thống kinh tế và chính trị của họ. Việt Nam có hoàn cảnh khác nên càng sớm xoay chuyển thì càng dễ hồi phục trên một nền tảng quân bình, công bằng và lành mạnh hơn.
    Link
    http://www.rfa.org/vietnamese/programs/EconomicForum/Global-Recession-11122008101322.html
  8. nobitavnam

    nobitavnam Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Đã được thích:
    165
  9. pkNOOB

    pkNOOB Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    0
    rfa.org/vietnamese rõ ràng là một bọn *********: xen lẫn vào bài phỏng vấn về kinh tế là những suy luận, nhận xét chủ quan vô căn cứ về đường lối, năng lực lãnh đạo của nhà nước VN. Bên cạnh đó là những bịa đặt vờ như vô tình đề cập đến tình hình ''tam nông - nông nghiệp, nông thôn và nông dân'' của Việt Nam.

Chia sẻ trang này