Nhóm cổ banks , chứng khoán, bảo hiểm và trụ vốn hóa lớn sẽ kéo index lên 2106 điểm !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi pigbank, 23/11/2021.

4204 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 380958 lượt đọc và 1824 bài trả lời
  1. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    https://vtv.vn/kinh-te/quoc-hoi-tho...ho-tro-phuc-hoi-kinh-te-20220111150513974.htm
    Quốc hội thông qua gói chính sách tài khoá, tiền tệ hỗ trợ phục hồi kinh tế
    Thuỳ An-Thứ ba, ngày 11/01/2022 15:23 GMT+7

    Sẽ giải ngân khoảng 42% gói phục hồi kinh tế trong năm 2022
    Chiều nay (11/1), với 424/426 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Theo đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm có chính sách tài khoá, chính sách tiền tệ và các chính sách khác.

    Chính sách tiền tệ

    Về chính sách tài khoá gồm có chính sách miễn, giảm thuế, Nghị quyết quy định giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong năm 2022, áp dụng đối với các nhóm hàng hóa, dịch vụ đang áp dụng mức thuế suất thuế giá trị gia tăng 10% (còn 8%), trừ một số nhóm hàng hóa, dịch vụ sau: Viễn thông, công nghệ thông tin, hoạt động tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, kinh doanh bất động sản, sản xuất kim loại và sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn, ngành khai khoáng (không kể khai thác than), sản xuất than cốc, dầu mỏ tinh chế, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất, các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.

    Cùng với đó là cho phép tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản chi ủng hộ, tài trợ của doanh nghiệp, tổ chức cho các hoạt động phòng, chống dịch COVID-19 tại Việt Nam cho kỳ tính thuế năm 2022.

    Về Chính sách đầu tư phát triển, Nghị quyết quy định tăng chi đầu tư phát triển từ nguồn ngân sách nhà nước tối đa 176.000 tỉ đồng, tập trung trong 2 năm 2022 và 2023. Trong đó có các khoản chi cho y tế; an sinh xã hội, lao động, việc làm; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng...

    [​IMG]
    Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về chính sách tài khóa, tiền tệ để hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Chính sách tiền tệ

    Về chính sách tiền tệ, Nghị quyết nêu rõ việc điều hành đồng bộ, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ để góp phần giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, hỗ trợ tích cực cho phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu để giữ ổn định tỷ lệ tối đa vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn, tính toán hợp lý tỷ lệ dự trữ bắt buộc, thực hiện nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục tiết giảm chi phí hoạt động để phấn đấu giảm lãi suất cho vay khoảng 0,5%-1% trong 2 năm 2022 và 2023, nhất là đối với lĩnh vực ưu tiên;

    Tiếp tục cơ cấu lại thời hạn trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ, miễn, giảm lãi vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ để có giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, người dân phù hợp, đồng thời bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng;

    Sử dụng tối đa 46.000 tỉ đồng từ các nguồn tài chính hợp pháp khác để nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị và thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch COVID-19 trong trường hợp cần thiết.

    Tiếp tục tái cấp vốn đối với Ngân hàng Chính sách Xã hội để cho người sử dụng lao động vay trả lương ngừng việc, trả lương phục hồi sản xuất cho người lao động, bảo đảm tính khả thi và tổ chức triển khai nhanh trong thực tế. Cân đối giải pháp về tiền tệ hỗ trợ Chương trình với tổng thể phương án cơ cấu lại các ngân hàng được kiểm soát đặc biệt...

    Chính sách khác

    Nghị quyết quy định ap dụng các chính sách khác để thực hiện Chương trình tập trung trong 2 năm 2022 và 2023, bao gồm:

    Sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam để phát triển hạ tầng viễn thông, internet, trong đó sử dụng 1 nghìn tỷ đồng để trang bị máy tính bảng thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em”

    Ngoài ra là sử dụng khoảng 5 nghìn tỷ đồng để đổi mới công nghệ, ươm tạo công nghệ, ươm tạo doanh nghiệp khoa học công nghệ, thương mại hóa kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ.

    Đồng ý nâng trần nợ công

    Để có nguồn lực thực hiện các chính sách tài khóa hỗ trợ Chương trình, Nghị quyết cho phép tăng bội chi ngân sách nhà nước trong 2 năm 2022 và 2023 bình quân 1-1,2% GDP/năm (tối đa 240 nghìn tỷ đồng).

    Trong đó, năm 2022, tăng khoảng 1,1% GDP (tối đa 102,8 nghìn tỉ đồng) so với dự toán đã được Quốc hội quyết định; năm 2023, Chính phủ tổng hợp kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước chung cho cả phần tăng thêm của Chương trình và của năm 2023, trình Quốc hội xem xét, quyết định theo quy định.

    Theo tờ trình của Chính phủ, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội gồm chính sách hỗ trợ tài khóa khoảng 291.000 tỉ đồng; chính sách hỗ trợ tiền tệ khoảng 46.000 tỉ đồng, hỗ trợ qua các quỹ khác gần 10.000 tỉ đồng và một số khoản khác. Tổng quy mô gói hỗ trợ gần 350.000 tỉ đồng.
    phuongntn79, Luotcungcaheocuti2019 thích bài này.
  2. XRay11

    XRay11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/03/2021
    Đã được thích:
    1.234
    Tiếc là bác đã nhầm và lạc lối rồi.;).
    Lãi suất ko tăng lại bơm tiền thì cái gì sẽ khủng? Bác thừa biết.
  3. Outsiders

    Outsiders Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2019
    Đã được thích:
    453
    .
    8800N đã loan bài này
  4. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Biết thì sao không biết thì sao ?
    Cổ đất tôi cũng có và còn hold rất lâu rồi, nó cũng tiềm năng, vị trí đắc địa, chủ đầu tư có tiềm lực tài chính uy tín.... chứ ko phải hàng đếm cua bơm thổi, dự án còn chưa đền bù, GPMB.. chủ đtu ko có năng lực tài chính , lđ toàn rút ruột bán lúa non như mấy cty kia .
    Còn nhầm hay ko để bảng điện trả lời . QH đã thông qua gói hỗ trợ kte . Còn đúng sai để sau này bảng điện trả lời . Đơn giản thế thôi .
    BDS thì cũng có BDS this BDS that , cứ đếm cua trong lỗ mấy con lởm rồi chục năm sau có khi chưa có doanh thu lợi nhuận, chả dc đồng tiền lãi nào :))
    https://cafef.vn/trich-quy-du-phong...OUrm3I47kw3H-M0fX9K3XmYvnm7QS76zg2gERfkT-OmBQ
    Trích quỹ dự phòng vượt nhiều lần nợ xấu: Các ngân hàng đang "toan tính'' gì?
    11-01-2022 - 16:32 PM | Tài chính - ngân hàng


    BÁO NÓI - 5:54


    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Khả năng phòng thủ nợ xấu của Vietcombank, VietinBank và BIDV đều tăng mạnh trong những tháng cuối năm. Trước đó, nhiều ngân hàng khác cũng tích cực trích lập dự phòng khi nguy cơ bùng phát nợ xấu do dịch bệnh vẫn còn hiện hữu.


    Vietcombank mới đây đã gây chú ý với thị trường khi công bố tỷ lệ bao phủ nợ xấu nội bảng (LLR) cao kỷ lục ngành ngân hàng ở mức 424%. Điều này đồng nghĩa, mỗi đồng nợ xấu nội bảng của Vietcombank được đảm bảo bằng hơn 4 đồng dự phòng.

    Với dư nợ tín dụng và tỷ lệ nợ xấu vào cuối năm 2021 là 963.670 tỷ đồng và 0,63%, quy mô nợ xấu nội bảng và quỹ dự phòng của Vietcombank theo đó ở mức 6.070 tỷ đồng và 25.740 tỷ đồng. Như vậy, trong trường hợp sử dụng toàn bộ quỹ dự phòng để đưa nợ xấu về 0, ngân hàng vẫn dư ra hàng chục nghìn tỷ đồng.

    Trước đó, Vietcombank đã trích hơn 8.000 tỷ đồng cho chi phí dự phòng rủi ro trong 9 tháng đầu năm, nâng quỹ dự phòng lên hơn 26.400 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ bao phủ 243% .

    Tương tự, BIDV cũng tăng cường trích lập dự phòng trong năm 2021, đưa tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên mức cao nhất từ trước đến nay đạt 235%. Con số này tại thời điểm 30/9/2021 mới chỉ đạt 140% và cuối năm 2020 là gần 89%.

    Khả năng trang trải nợ xấu của BIDV tăng vọt trong quý IV/2021 trong bối cảnh nợ xấu của ngân hàng này được báo cáo giảm rất mạnh. Theo đó, dư nợ xấu vào cuối năm trước ước tính ở mức hơn 10.700 tỷ đồng, giảm "sốc" so với mức hơn 21.400 tỷ đồng hồi cuối tháng 9/2021.

    Tại VietinBank, khả năng phòng thủ nợ xấu cũng tăng đáng kể khi tỷ lệ bao phủ đạt 171%, tăng mạnh so với mức 119% vào cuối tháng 9 và 132% của cuối năm 2020.

    Ngoài ba ông lớn kể trên, tỷ lệ LLR cũng tăng nhanh tại một loạt ngân hàng trong 9 tháng đầu năm. Cụ thể, Techcombank tăng từ 171% vào cuối năm 2020 lên 184%, MB tăng từ 134% lên 233%, ACB tăng từ 160% lên 198%,…

    Các ngân hàng đang ''toan tính'' gì?

    Tấm đệm phòng thủ rủi ro tiếp tục được các ngân hàng làm dày thêm trong bối cảnh nguy cơ bùng phát nợ xấu do dịch bệnh vẫn còn hiện hữu.

    Số liệu của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, dù tỷ lệ nợ xấu nội bảng của toàn hệ thống vào cuối năm 2020 chỉ ở mức 1,9%. Tuy nhiên, nếu tính cả dư nợ của khách hàng được cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi theo Thông tư 01 có nguy cơ chuyển thành nợ xấu thì tỷ lệ nợ xấu có thể lên tới 7,31%.

    Trong khi đó, dù được phép cơ cấu và giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, các ngân hàng vẫn phải trích 30% dự phòng phần dư nợ tái cơ cấu vào cuối năm nay và 100% trong 2 năm tới theo quy định tại Thông tư 14/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung Thông tư 01/2020/TT-NHNN và Thông tư 03/2021/TT-NHNN. Do đó, áp lực trích dự phòng rủi ro của các tổ chức tín dụng đối với các khoản nợ cơ cấu cho khách hàng là rất lớn.




    Tại Đại hội đồng cổ đông bất thường tổ chức đầu tháng 11 vừa qua, ông Trần Minh Bình, Chủ tịch HĐQT VietinBank cho biết, ngân hàng này sẽ tăng tỷ lệ bao phủ nợ xấu từ mức 119% vào cuối quý III/2021 lên mức 169% trong những tháng cuối năm, đồng thời tăng chi phí dự phòng rủi ro từ 14.000 tỷ đồng lên khoảng 17.000 tỷ đồng.

    Lý giải cho quyết định này, ông Bình cho hay, chi phí dự phòng đảm bảo cho các khoản nợ xấu phát sinh do dịch Covid-19 không chỉ là tăng sự thận trọng, mà còn là bộ đệm dự phòng cho những biến cố có thể xảy ra trong năm 2022.

    "Chúng tôi tăng cường sự thận trọng, để nếu năm 2022 có những biến cố thì VietinBank vẫn có bộ đệm dự phòng tốt," ông Bình khẳng định.

    Mặt khác, việc trích lập dự phòng rủi ro của các ngân hàng ngoài chịu chi phối của các quy định cụ thể, cũng phụ thuộc vào chính sách quản trị rủi ro của từng nhà băng.

    Thực tế, với những ngân hàng có chiến lược thận trọng như Vietcombank, ''kho'' dự phòng rủi ro luôn được duy trì ở mức cao hơn nhiều so với quy định. Với tỷ lệ LLR lên tới 424%, nhà băng này hiện đã trích lập đầy đủ cho các khoản nợ được cơ cấu lại vì Covid-19, sớm hơn 2 năm so với thời hạn quy định.

    Nói về chiến lược này, nguyên Chủ tịch Vietcombank Nghiêm Xuân Thành từng chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2021: Ngân hàng rất thận trọng trong dự phòng, trích lập đầy đủ. Chẳng hạn theo quy định thì với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là bất động sản sẽ được loại trừ 35% và chỉ phải trích 65% nhưng ngân hàng chỉ đưa tỷ lệ loại trừ về 1-2% coi như vẫn trích lập đủ 100%.

    "Hay cả những khoản được cơ cấu theo chương trình, chính sách của Nhà nước, ví dụ một số khoản tín dụng cấp cho Vinafood1 hay Vietnam Airlines sẽ không phải trích lập dự phòng, nhưng ngân hàng vẫn dự phòng''.

    ''Quy định chỉ yêu cầu trích lập tối thiểu chứ không yêu cầu tối đa, "cơm không ăn gạo còn đó", lại an toàn cho ngân hàng, đúng thông lệ quốc tế’’, người đứng đầu Vietcombank khi ấy chia sẻ.

    Trong báo cáo triển vọng ngành ngân hàng mới đây, các chuyên gia của Công ty chứng khoán SSI cho rằng, hệ thống ngân hàng đang có sự phân hóa mạnh về chất lượng tín dụng. Rủi ro đối với các ngân hàng yếu kém, có bộ đệm trích lập dự phòng mỏng. Trong khi những ngân hàng đã trích lập dự phòng trước và trích lập đầy đủ các khoản vay tái cơ cấu (Vietcombank, ACB, MB, VietinBank, Techcombank) sẽ có triển vọng tích cực.

    SSI cho rằng dù thông tư 14 về cơ cấu nợ xấu có được gia hạn hay không thì các ngân hàng tốt sẽ vẫn có đủ năng lực để xử lý rủi ro nợ xấu. Bộ đệm tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng tránh được những những cú shock đột ngột trong bảng cân đối kế toán.

    Vietcombank tăng trưởng tín dụng 14,99% trong năm 2021, tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu lập kỷ lục mới 424%
    Quốc Thụy

    Theo Nhịp sống kinh tế
    phuongntn79Kiendinh2020 thích bài này.
  5. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    Sau khi QH họp đã thông qua gói hỗ trợ kinh tế, mọi thứ bắt đầu phản ánh trên bảng điện .
    Đến thời , banks chứng, BH, trụ vốn hóa lớn, kéo chỉ số lên tầm cao mới .
    :drm1
  6. Luotcungcaheo

    Luotcungcaheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2020
    Đã được thích:
    3.277
    Bank, chứng trụ mà kéo phi như này thì chí ít phải lên 1700 VNI sau Tết :-bd.
    pigbank thích bài này.
  7. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    1-2 phiên khi dòng tiền tháo chạy khỏi cổ đầu cơ , hô hào bơm thổi, hàng móc cống thì nhóm cơ bản, có doanh thu lợi nhuận tốt, tích lũy thoi gian qua sẽ hút tiền .
    Hnay banks chứng với trụ index lại còng lưng gánh chỉ số rồi :))
    phuongntn79, IT_ITLuotcungcaheo thích bài này.
  8. Luotcungcaheo

    Luotcungcaheo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/03/2020
    Đã được thích:
    3.277
    Smart money never sleep nó lại chạy vào nơi nào sinh tiền thôi :)) VNI 2100 khả thi, có khi còn hơn mốc đó ấy chứ, Tôi dự năm tới Bank chắc con nào cx có giá cỡ 2$.
    lalalastonepigbank thích bài này.
  9. pigbank

    pigbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2005
    Đã được thích:
    114.706
    vâng, nhìn chính sách vĩ mô, tài khóa tiền tệ... thì ttck VN năm nay còn cửa tích cực, lạm phát kiểm soát tốt thì SBV có thể cân nhắc hạ ls cơ bản , nhưng dòng tiền sẽ nắn vào sx, chặn đầu cơ bds . TTCK cũng sẽ như vậy , dòng tiền sẽ về nhóm cơ bản, FA tốt, sau vụ FLC của Q c thì báo hiệu end game cho dòng đầu cơ bơm thổi rồi .
    tropng gói hỗ trợ kte, có 40k tỷ hỗ trợ ls, thoi gian qua, khi banks cut giảm ,miễn lãi cho DN, thì phần đó sẽ dc ngân sách bù lại , như CTG bỏ ra tới 7000 tỷ hỗ trợ ls năm vừa rồi.
    Cổ tốt sẽ tự lên được, muôn đời như vậy , ko tăng trước thì tăng sau, chả đi đâu mà vội .
    IT_ITLuotcungcaheo thích bài này.
  10. phailanvibeo

    phailanvibeo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2021
    Đã được thích:
    1.758
    Bank bị đạp sấp mặt hơn nửa năm còn gì nữa đâu. Gà lớn gà bé, đông tảo hay tre bị thịt ráo, mẩu xương không còn rồi. Giờ tiền đâu đu bank nữa. Vay bank để mua bank nà.
    lensaohoa thích bài này.

Chia sẻ trang này