Nhóm Phân tích CK CARE&INVEST - Nhận định thị trường

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi ChinaStock, 21/11/2007.

6211 người đang online, trong đó có 879 thành viên. 08:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 16155 lượt đọc và 181 bài trả lời
  1. ChinaStock

    ChinaStock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Cũng chẳng biết bác hỏi thật hay đùa, tôi cũng post lên để anh em tham khảo.

    Ichimoku Kinko Hyo
    Giới thiệu
    Là một kỹ thuật đồ thị của người Nhật được tạo ra trước thế chiến thứ 2 và được sử dụng để ngắm vẽ chân dung. Nó có thể định được hướng đi tiếp theo của đường giá và khi đó nó sẽ báo cho chúng ta khi nào nhảy vào hay thóat ra khỏi thị trường. Đây là chỉ báo độc lập không cần sự giúp đỡ của các kỹ thuật phân tích nào khác.
    Cái từ Ichimoku có nghĩa là "cái nhìn thóang qua", Kinko có nghĩa là "trạng thái cân bằng" giữa giá và thời gian còn Hyo theo tiếng Nhật có nghĩa là "đồ thị". Ichimoku Kinko Hyo có nghĩa là "Cái nhìn thóang qua về sự cân bằng của đồ thị giữa giá và thời gian". Nó có cái nhìn bao quát về giá và dự đóan hướng đi đến 1 vị trí mới khá vững chắc.
    Chỉ số này được sáng chế bởi 1 phóng viên báo của Nhật với bút danh là "Ichimoku Sanjin" nó có nghĩa là "người đàn ông vượt núi". Đồ thị Ichimoku đã trở thành công cụ khá phổ thông cho các nhà đầu tư Nhật, không chỉ riêng cho thị trường cổ phiếu mà nó còn được sử dụng cho currency, bond, futures, commodity và options markets cũng rất tốt. Đây là 1 kỹ thuật được công bố cách đây 30 năm nhưng trong những năm gần đấy mới thật sự gây được chú ý bởi lợi ích mà nó đem lại.
    Cấu tạo
    Đồ thị Ichimoku gồm có 5 đường. Tính tóan chủ yếu cho 4 đường này bao hàm: điểm giữa, cao, thấp và đường trung bình đơn giản. Bây giờ để đơn giản hóa, đồ thị được hòan tất phải phản ánh được triển vọng của sự biến động giá.
    5 đường được biểu thị trên hình vẽ trên và được tính tóan như sau:
    1. Tenkan-Sen = Conversion Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 9 phiên
    2. Kijun-Sen = Base Line = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 26 phiên
    3. Chikou Span = Lagging Span = Giá đóng cửa hôm nay, được vẽ cho 26 phiên sau
    4. Senkou Span A = Leading Span A = (Tenkan-Sen + Kijun-Sen) / 2, được vẽ cho 26 phiên đầu
    5. Senkou Span B = Leading Span B = (Highest High + Lowest Low) / 2, sử dụng cho 52 phiên, được vẽ cho 26 phiên đầu.

    Kumo = Cloud = Area between Senkou Span A and B.
    Ichimoku sử dụng 3 phiên chủ yếu theo chuẩn: 9, 26 và 52. Khi xưa Ichimoku được tạo ra (vào năm 1930) lúc đó 1 tuần giao dịch 6 ngày và chuẩn được chọn tương ứng là: 1tuần rưỡi, 1 tháng và 2 tháng. Nhưng bây giờ 1 tuần hiện chỉ giao dịch có 5 ngày thì chuẩn được chọn thay đổi tương ứng là: 7, 22 và 44 phiên.
    Diễn giải
    Như chúng ta đã thấy, theo công thức tính tóan Ichimoku thì nó là 1 thể đơn giản của đường trung bình (Moving Average). Và cũng giống như đường trung bình, những tín hiệu mua bán được xác định qua kỹ thuật giao cắt giữa các đường: Tính hiệu tăng giá (bullish) khi Tenkan-Sen cắt Kijun-Sen từ dưới lên. Ngược lại tính hiệu giảm giá (bearish) khi Tekan-Sen cắt Kijun-Sen từ trên xuống.
    Ngòai ra, có những vùng biểu hiện cường độ khác nhau cho tín hiệu mua và bán của đồ thị Ichimoku. Nếu có 1 tín hiệu tăng giá được xác định bởi kỹ thuật giao cắt (tín hiệu cắt tăng giá) thì tại thời điểm đó đường giá phải nằm trên đám mây Kumo đây là 1 tín hiệu mua khá chắc chắn (rất mạnh). Trái lại nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá tại thời điểm đó đường giá nằm dưới đám mây Kumo thì đây là tín hiệu bán rất mạnh. Thứ 2 là 1 tín hiệu mua bán bình thường xày ra nếu đường giá nằm lân cận với đám mây Kumo và khi đường giá nằm trong đám mây Kumo này. Thứ 3 là 1 tín hiệu yếu xuất hiện nếu có 1 tín hiệu cắt tăng giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm phía dưới đám mây Kumo . Một cách khác 1 tín hiệu yếu xảy ra nếu có 1 tín hiệu cắt giảm giá xuất hiện trong khi đó đường giá nằm trên Kumo.
    Một chú ý đáng quan tâm là kỹ thuật đồ thị Ichimoku chỉ ra sự gắn bó giữa mức hỗ trợ (support) và mức kháng cự (resistance). Đây là những mức có thể dự báo trước xu hướng nhờ công cụ Kumo. Kumo có thể sử dụng để nhận diện xu hướng phổ biến của thị trường. Nếu đường giá nằm trên Kumo và xu hướng phổ biến sẽ nói rằng thị trường sẽ tăng. Và nếu đường giá nằm dưới Kumo thì xu hướng phổ biến sẽ là giảm.
    Phần cốt lõi của kỹ thuật Ichimoku là Chikou Span. Đây là đường được sử dụng để đo cường độ tín hiệu mua và bán. Nếu Chikou Span nằm dưới đường giá và tín hiệu bán xảy ra thì khi đó cường độ bán của thị trường là rất lớn. Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu yếu. Ngược lại nếu tín hiệu mua xầy ra và Chikou Span nằm trên đường giá thì khi đó thị trường sẽ tăng (upside). Nếu không nó sẽ là 1 tín hiệu mua yếu. Đây là 1 chỉ báo tổng hợp để hình thành các tín hiệu khác.
    Ứng dụng
    Phần lớn Phân tích kỹ thuật truyền thống dựa vào giá mở cửa, cao nhất, thấp nhất, đóng cửa và đường trung bình giá. Mặt khác cũng có thể sử dụng sự giao động của đường giá trong khi những số Fibonacci có 1 tỉ lệ cố định. Nhưng cùng cho 1 kết quả chung là mức hỗ trợ và kháng cự luôn được thể hiện như 1 điểm hoặc 1 đường.
    Với đồ thị Ichimoku thì Kumo là mức hỗ trợ hay kháng cự khá vững chắc và nó còn có thể sử dụng để tiên đóan trước các mức được hình thành trong tương lai. Vì vậy nó rất quan trọng với mức hỗ trợ/kháng cự thông qua sự xuất hiện của Kumo là những đám mây nhấp nhô.
  2. xlight

    xlight Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    3.049
    Bác Toàn đi đúng hướng rồi đấy!
    Chúc thắng lợi nhé
  3. tranngoctu2k

    tranngoctu2k Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Nếu đúng là nó thì trước nay em chỉ nghe thấy người ta gọi nó là đám mây Ichimoku chứ chưa thấy ai gọi là đám may KUMO cả. Chắc các bác muốn có một phong cách riêng nên muốn viết kiểu "lộn tu" chẳng giống ai này
  4. ChinaStock

    ChinaStock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Có lộn tu đâu bác . Đúng thuật ngữ đó mà. Nói chung chỉ là cách gọi khác nhau. Bác xem lại trong Meta có cái nào gọi là đám mây Ichimoku.
    Sử dụng cái này khó, tôi cũng chỉ hiểu phần nổi thôi. Bác hỏi nữa tôi chẳng trả lời được đâu.
  5. Romantic_Man

    Romantic_Man Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/06/2004
    Đã được thích:
    0
    Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, khi thị trường đi lên 1 mạch thì đố mà mua (0 có lệnh chào bán thì đặt lệnh gì để mua hả các đồng chí).
    --> Buộc phải gom vào khi downn trend sát đáy, mua trúng đáy chỉ là ăn may. Vấn đề đâu là đáy cho index, và đâu là đáy cho từng mã.

    Một chip cụ thể khi về với giá thực thì mua vào thôi chờ uptrend vào cuối quí 4.
  6. ChinaStock

    ChinaStock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Dường như có tin về IPO VCB mà ACB tăng giá kinh quá.
  7. tungteen

    tungteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Đã được thích:
    0
    Xin được cám ơn nhóm rất nhieuè với một bài phân tích xúc tích và tâm huyết. Là một nhà đầu tư mới tham gia thị trường nên có ít kinh nghiệm trên thị trường, cũng đang bị kẹt mấy cổ phiếu do quá tham. Nhưng sau bài viết của nhóm, tôi đã thấy dù muộn vẫn hơn không. Nhóm đã chỉ ra hướng đi mà tui nghĩ rất h ợp lý, đó là đón nhận xu huớng rõ ràng. Nhóm đã dùng một từ "bán ngay lập tức với giá hợp lý", tôi thật sự khâm phục ở câu này vì cho rằng các bạn thật sự hiểu thị trường, không hô hào để tạo tâm lý xấu do bán giá sàn cổ phiếu mà còn gợi ý bán ở những phiên như ngày hôm nay. ,mong nhóm tiep tục đóng góp thêm những nhận định về thị trường để tham khảo. Xin cám ơn.
  8. cututu

    cututu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2006
    Đã được thích:
    1
    Trong thời gian vừa qua, Nhóm PTCK CARE&INVEST nhận được rất nhiều phản hổi, câu hỏi, trao đổi của các bạn, các NĐT về việc nhận định TTCK Việt Nam.

    Chúng tôi xin được cảm ơn các bạn về sự quan tâm và chia sẻ những nhận định này và sau đây là 1 số trao đổi nhỏ xoay quanh các vấn đề đáng lưu tâm (Do thời gian có hạn nên chúng tôi xin được gửi đến các bạn giải đáp một số câu hỏi khác qua Email, mong các bạn thông cảm).

    Vấn đề 1.CT03: liệu có thực sự ảnh hưởng nặng đến nguồn cầu vào thời điểm này không? Theo tôi hiểu thì NĐT cá nhân(chứ không phả cty và tổ chức) mới liên quan nhiều đến cầm cố cp và CT03, và từ khi CT03 ra đời đến giờ đủ để cho NĐT xử lý tài khoản cầm cố. Đặt mình vào hoàn cảnh đang cầm cố cp khi có CT03, chắc chắn tôi cũng đã phải tìm cách xử lý xong xuôi cho tới thời điểm này. Hơn nữa, hiện giờ một số cty ck lại liên tục quảng cáo về dịch vụ cầm cố cp. Có phải là CT03 thực sự ko ảnh hưởng nặng đến vậy, vào thời điểm này?

    Trả lời:

    - 3% của con số xyz là bao nhiêu? Chắc tôi và bạn đều không tính được nhưng phải khẳng định là không hề nhỏ, điều này đã thể hiện trong các báo cáo của các NH 9-10 tháng đầu năm 2007 rồi, bóp chỗ này một chút, dấu chỗ kia một tẹo thì may ra được 3%, còn hầu hết các chú NHTMCP thì cứ nói là trên 2 con số. Thế mới biết bao nhiêu người vẫn đang mắc ở đỉnh.

    - Xin kể một câu chuyện vui, các bác coi là thực hay tưởng tượng đều được hết: Cuối năm 2006 cho đến hết tháng 3/2007, khi chàng A có ý định của 10k CP của Ngân hàng AnBinh Bank, anh quyết định vay bố vợ 700-800 triệu để mua, mang đi cầm cố thoải mái (lưu ý là tương đối thoải mái nhé vì khi đó tỷ lệ cầm cố có thể 50% thị giá) rồi lại mua mua bán bán, vòng quay 2-3 vòng các cổ phiếu Cáp đồng Trần Phú, Alphanam, Kính đáp cầu (ai mua đến nay đều không thể bán được vì đơn giản không ai muốn mua :D)? Và rồi những diến biến OTC trong năm nay thì các chúng ta đều biết: đọng vốn, thua lỗ nặng nề, áp lực trả nợ (người nhà cho đến Ngân hàng). Nếu chẳng may bạn là Anh chàng A, trót mua 10k AnBinh Bank lúc 8x (nay là 3-4x), cầm cố sổ và mua tiếp 10k CP Cáp đồng Trần Phú (giá max 48, nay khuyến mại cũng không ai mua) thì bạn sẽ bán đi hay tiếp tục giữ đến khi nào các CP sẽ tăng giá vượt đỉnh cũ. Hình như chưa ai bán Stop-loss hay sao ấy (bằng chứng là ở tỷ lệ cho vay cầm cố của các Bank).

    Do vậy, nhìn thật bao quát và toàn diện mới thấy nó không chỉ ảnh hưởng đối với các khoản vay mới mà thực chất là các khoản vay cũ. Trước đây và cả bây giờ nữa, nhu cầu sử dụng vốn vay để kinh doanh CK là rất lớn, do vậy tác động của CT03 là không nhỏ đến nhu cầu vốn của NĐT, đặc biệt các NĐT đang kẹt ở nhiều vòng vay, luôn tạo áp lực (cả mặt tâm lý) cho NĐT có nhu cầu bán CP để xoay vòng vốn trả nợ, giảm cung tiền và góp phần đến xu hướng làm giảm giá CP.

    Ngày ngày, anh A vẫn hầu rượu ông bố vợ và vẫn đập chén, quả quyết rằng ?obố vợ à, bố cứ yên tâm, con sắp mua được con xe Matiz rồi?. Không biết Anh A sẽ dùng tiền lãi mua hay chỉ đủ tiền mua xe nữa thôi :)


    Vấn đề 2.Tăng cung: đã có những cảnh báo từ rất lâu cho tương lai gần (2008-2010) về việc tăng cung không có kế hoạch, nhưng khác nhau như thế nào giữa:
    +Cuối năm 2006 các DN ồ ạt lên sàn và các DN niêm yết cũng ồ ạt phát hành thêm, lúc đó thị trường tăng mạnh mẽ.
    +Cuối năm 2007 các DN lên sàn và các DN niêm yết ồ ạt phát hành thêm, thị trường lại giảm. Dĩ nhiên, có thể giải thích nguồn cung 2007 khổng lồ hơn, nhưng mà thị trường cũng đã phát triển mạnh mẽ hơn tương ứng rồi kia mà? (ck dần dần phổ cập, số tài khoản tăng mạnh, nguồn tiền chuẩn bị cho ck được nói là rất nhiều).


    Trả lời:

    Bạn đang nhìn nhận TT một cách trực diện. TTCK không chỉ là TTNY mà còn gồm TT OTC. Bản chất các CP tại 2 TT này đều đã được hấp thụ bởi các NĐT, chỉ có điều OTC thì chưa tập trung, KL giao dịch sẽ rất thấp, hạn chế nhiều khả năng thanh khoản và di chuyển dòng vốn. Không phải khi DN lên sàn thì là cung tăng, mà thực chất là cung có nhu cầu cần thanh khoản tăng. Trong 1năm qua, nhiều CP lớn (DPM, HPG, VIC, PVS?) sau khi hấp thụ tại OTC nay mới thực hiện giao dịch trên TTNY mà lại đảm nhiệm là các trụ cột của Index, thì bạn có thể lý giải vì sao TTNY đang không tốt.

    Còn về ảnh hưởng của IPO các DNNN lớn, bản thân tôi cho rằng nó sẽ có sự hút vốn trên TTCK một cách nhất định nhưng không phải vì thế mà TTCK đi xuống, bạn không muốn mua, tiền vẫn còn đó, ai bắt bạn phải đi đấu giá đâu phải không nào.

    Vấn đề 3. Tuần vừa qua CARE&INVEST kiến nghị có thể xem xét mua dần tuỳ tình hình tài chính và tình hình thị trường. Trong khi đó trên các web và forum cảnh báo về 1 sự suy giảm lâu dài. Tình hình cả VN và TG đúng là có rất nhiều bất lợi, nhưng hi vọng sẽ không đến mức xảy ra một sự suy giảm mạnh mẽ và lâu dài. Đặc biệt là ở VN, hi vọng vấn đề mấu chốt chỉ là sự kiện VCB. Do không đủ nhiều vốn, nên tuần vừa qua tôi chỉ quan sát mà chưa dám quyết định mua.

    Trả lời:
    - Trong bản báo cáo từ cuối tuần trước (gửi ngày 18/11/2007), CARE&INVEST đã kiến nghị NĐT cân nhắc mua dần. Nhưng đó là bản báo cáo dành cho các khách hàng có lượng vốn đầu tư lớn. Cách thức phân bổ vốn của khối các NĐT này hoàn toàn khác với các NĐT cá nhân có mức vốn trung bình (dưới 500 tr), bạn có thể mua hết số tiền của mình trong 1 ngày giao dịch.
    - Đối với các NĐT cá nhân, ngày 20/11/2007, sau khi có những diễn biến bất lợi của TT, chúng tôi đã có bài viết cảnh báo cho các NĐT nhỏ, các bạn có thể tham khảo tại trang 1 của Topic này. Việc quan sát và chưa quyết định đầu tư của của bạn chúng tôi cho rằng hoàn toàn hợp lý trong điều kiện TT có thể có nhiều biến động và chưa rõ xu hướng.


    Lời kết: Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ cố gắng cho ra đời những bài viết có chất lượng cao về phân tích TTCK VN. CARE&INVEST đang trong quá trình cơ cấu lại tổ chức để hướng đến một đơn vị chuyên nghiệp trong tư vấn đầu tư tài chính.

    Chúng tôi rất mong tiếp tục nhận được sự hợp tác chặt chẽ từ các bạn để xây dựng diễn đàn TTOL trở thành nơi trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm đầu tư hữu ích.

    Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

    Các thành viên Nhóm PTCK CARE&INVEST.



    Được cututu sửa chữa / chuyển vào 23:36 ngày 25/11/2007
  9. buocnhay

    buocnhay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    OK ! cám ơn các bài phân tích của nhóm . Chúc nhóm của pác đều thành công và đóng góp trên TTVNOL nhiều bài nhận định bổ ích hơn nữa !

  10. tungteen

    tungteen Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/01/2005
    Đã được thích:
    0

    cac bac cho mot bai viet tong hop di

Chia sẻ trang này