Nhu cầu NƠXH là rất lớn .

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi WanBes, 27/07/2023.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3238 người đang online, trong đó có 178 thành viên. 06:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 76101 lượt đọc và 555 bài trả lời
  1. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Hàng loạt bất cập trong việc phê duyệt dự án nhà ở xã hội tại TP.HCM sẽ được tháo gỡ khi nghị quyết thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố được triển khai.

    Mục tiêu 70.000 căn nhà ở xã hội
    https://vietnamnet.vn/nghi-quyet-98...-dau-tu-nha-o-xa-hoi-nhu-the-nao-2174871.html
    NGON rồi, các anh em xem HQC có nhiêu dự án ở tp HCM
    thien_y thích bài này.
    WanBes đã loan bài này
  2. Laclu000

    Laclu000 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    03/06/2020
    Đã được thích:
    1.917
    Êm chưa, hay phải đợi ATC.
  3. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Luật Nhà ở sẽ có chính sách đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội
    Linh Đan - 08/08/2023 15:03
    Tổ hợp khu nhà ở, khách sạn, công viên Vạn Tường chưa phù hợp quy hoạch
    Bộ Xây dựng vừa phúc đáp kiến nghị của cử tri tỉnh Khánh Hòa về việc sớm ban hành Nghị quyết về thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp (kiến nghị này do Ban Dân nguyện chuyển đến).

    Theo đó, ngày 29/1/2023, Bộ Xây dựng có Tờ trình số 10/TTr-BXD gửi Thủ tướng Chính phủ về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

    Ngày 9/2/2023, tại Nghị quyết số 16/NQ-CP của Chính phủ về phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 1/2023, Chính phủ đã giao Bộ trưởng Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức nghiên cứu, báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà về việc xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội hoặc Đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đất đai, bất động sản để xử lý các khó khăn, vướng mắc hiện nay, tạo hành lang pháp lý và động lực phát triển kinh tế - xã hội.

    Ngày 6/3/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 787/BXD-QLN gửi Hồ sơ Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội tới Bộ Tư pháp.

    Ngày 11/3/2023, tại Nghị quyết số 33/NQ-CP về một số giải pháp tháo gỡ và thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh, bền vững, Chính phủ giao Bộ Xây dựng tích cực, chủ động chủ trì, phối hợp Bộ Tư pháp tập trung nghiên cứu xây dựng báo cáo Chính phủ trình Quốc hội xem xét ban hành “Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội” vào kỳ họp tháng 5/2023.

    Bộ Xây dựng đã xây dựng Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết và gửi lấy ý kiến của các Bộ Tư pháp, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính, Bộ Ngoại giao, Bộ Tài nguyên và Môi trường và UBND các tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương.

    Ngày 23/3/2023, Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1086/BXD-QLN gửi Bộ Tư pháp đề nghị thẩm định đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm của Quốc hội. Ngày 30/3/2023, Bộ Tư pháp đã tổ chức họp thẩm định và ngày 5/4/2023 có báo cáo thẩm định số 41/BCTĐ-BTP.

    Ngày 7/4/2023, sau khi tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Bộ Tư pháp, Bộ Xây dựng đã hoàn thiện Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị quyết thí điểm của Quốc hội và có Tờ trình số 25/TTr-BXD ngày 7/4/2023 trình Chính phủ đề nghị xây dựng Nghị quyết của Quốc hội thí điểm một số chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân.

    Ngày 25/4/2023, tại Công văn số 2847/VPCP-CP của Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà có ý kiến: “Bộ Xây dựng hoàn thiện các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp tại Tờ trình số 25/TTr-BXD ngày 7/4/2023 của Bộ Xây dựng để quy định tại dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) các chính sách về phát triển nhà ở xã hội phù hợp với từng đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội theo Nghị quyết số 52/NQ-CP ngày 14/4/2023 của Chính phủ về Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 4/2023”.

    Hiện nay, Bộ Xây dựng được Chính phủ giao chủ trì nghiên cứu, hoàn thiện Dự thảo sửa đổi Luật Nhà ở năm 2014, đã trình Quốc hội khóa XV cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 5 (tháng 5/2023) và dự kiến thông qua tại Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023). Theo đó, Dự thảo đã dành một Chương quy định về chính sách nhà ở xã hội, trong đó có các chính sách nhằm đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội và nhà lưu trú công nhân khu công nghiệp. Dự kiến chính sách về nhà ở xã hội quy định tại Chương VI, Dự thảo Luật sẽ có hiệu lực từ 1/1/2024.
    https://baodautu.vn/batdongsan/luat...day-manh-phat-trien-nha-o-xa-hoi-d195887.html
    thien_yThanTuDo thích bài này.
  4. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội
    KHƯƠNG DUY (T/H) - Thứ ba, 08/08/2023 17:00 (GMT+7)
    [​IMG]
    Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho những đối tượng được hưởng các chính sách về hỗ trợ nhà ở theo quy định của pháp luật. Để đầu tư xây dựng dự án nhà ở xã hội cần đáp ứng những yêu cầu cụ thể.

    [​IMG]
    Điều 54, 56 Luật Nhà ở 2014 quy định rõ yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội và đất để xây dựng nhà ở xã hội. Ảnh minh họa: Phan Anh
    Yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội

    1. Đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19 của Luật Nhà ở 2014; trường hợp xây dựng nhà ở xã hội chưa có trong chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở được phê duyệt thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải gửi lấy ý kiến của Hội đồng nhân dân cùng cấp trước khi quyết định chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ở.

    2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải quy hoạch khu vực riêng để lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội để cho thuê.

    3. Đối với dự án xây dựng nhà ở xã hội mà không thuộc khu vực phải lập dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội riêng để cho thuê quy định tại khoản 2 Điều này thì chủ đầu tư phải dành tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội trong dự án để cho thuê; chủ đầu tư được hưởng cơ chế ưu đãi xây dựng nhà ở để cho thuê theo quy định tại khoản 1 Điều 58 của Luật Nhà ở 2014 đối với phần diện tích 20% nhà ở xã hội để cho thuê và được bán nhà ở này cho người đang thuê theo quy định về bán nhà ở xã hội sau thời hạn 05 năm cho thuê.

    4. Dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quản lý, kiểm soát về chất lượng, tiêu chuẩn diện tích, giá thuê, giá thuê mua, giá bán và việc xét duyệt đối tượng được thuê, thuê mua, mua nhà ở.

    Đất để xây dựng nhà ở xã hội

    - Khi phê duyệt quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng nông thôn, quy hoạch xây dựng khu công nghiệp, khu nghiên cứu đào tạo, Ủy ban nhân dân có thẩm quyền phê duyệt quy hoạch có trách nhiệm xác định rõ diện tích đất để xây dựng nhà ở xã hội.

    - Diện tích đất và các thông tin về khu vực, địa điểm dành để phát triển nhà ở xã hội phải được công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh.

    - Đất để phát triển nhà ở xã hội bao gồm:

    + Đất được Nhà nước giao để xây dựng nhà ở cho thuê, cho thuê mua, bán.

    + Đất được Nhà nước cho thuê để xây dựng nhà ở cho thuê.

    + Diện tích đất ở trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở thương mại mà chủ đầu tư phải dành để xây dựng nhà ở xã hội theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Luật Nhà ở 2014.

    + Đất ở hợp pháp của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân dùng để xây dựng nhà ở xã hội.
    https://laodong.vn/bat-dong-san/yeu-cau-doi-voi-du-an-dau-tu-xay-dung-nha-o-xa-hoi-1223224.ldo
    ThanTuDothien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  5. Cong8688

    Cong8688 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/02/2021
    Đã được thích:
    7.294
    Chờ cụ @hoang Ket Cau về lái tàu Hát qiu cê
    ThanTuDothien_y thích bài này.
  6. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Trao quyền phát triển nhà ở xã hội cho địa phương
    Suốt một thời gian dài, chính sách phát triển nhà ở được xây dựng theo hướng bố trí các quỹ đất nhà ở xã hội xen lẫn trong các dự án nhà ở thương mại để người nghèo được thụ hưởng hạ tầng, tiện ích chung với người giàu...
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội: Vai trò, trách nhiệm chủ trì thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải là của Nhà nước, thay vì giao trách nhiệm đó cho chủ đầu tư dự án bất động sản.

    Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung thêm quy định theo hướng giao trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương. Cụ thể, Điều 80 quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch, bao gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

    Từ nhà ở xã hội xen kẹt tới nhà ở xã hội bố trí tập trung

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất. Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm (phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội) sẽ tạo cơ chế linh hoạt cho địa phương triển khai thực hiện.

    Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội cũng không chỉ “nằm trên giấy”, trong các đồ án quy hoạch mà UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm bố trí theo đúng nhu cầu của người dân, phải kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của đối tượng thụ hưởng.

    UBND cấp tỉnh phải đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án và phải báo cáo HĐND bố trí ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nhà ở xã hội.

    Ngoài ra, dự thảo cũng khẳng định rõ: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

    Với phương án đề xuất này, dường như cơ quan quản lý đã quyết “tách người nghèo ra khỏi người giàu” thay vì “trộn” người người nghèo với người giàu như phương án bố trí quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị tại Luật Nhà ở hiện hành.

    [​IMG]
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội
    Tôi cho rằng đây là “điểm trừ” của chính sách nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tháng 6 vừa qua bởi dự thảo đã kiên quyết: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Quy định này có phần cứng nhắc và đi ngược lại với nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm của địa phương trong xu hướng lập pháp hiện nay.

    Linh hoạt bố trí nhà ở xã hội

    Tôi cho rằng cần áp dụng phân quyền triệt để cho địa phương, để địa phương có toàn quyền lựa chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Ví dụ, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, giá trị quỹ đất tại đô thị rất cao thì có thể quyết định không bố trí nhà ở xã hội trong các dự án “đất vàng” mà dành 100% cho phát triển nhà ở thương mại; tiền sử dụng đất thu được sẽ trích một phần để bồi thường, tạo lập quỹ đất nhà ở xã hội tại vùng ven đô thị, nơi có giá đất không quá cao nhưng vẫn gắn với cơ hội việc làm cho người dân.
    Ngược lại, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển chưa cao, nhu cầu nhà ở chưa quá lớn, giá trị quỹ đất tại đô thị ở mức vừa phải thì địa phương có thể quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (có thể với tỷ lệ linh hoạt, thay vì tối thiểu 20% so với quy định hiện hành).

    Trường hợp này thì quy định tại dự thảo (Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội) lại trở nên cứng nhắc, khiến địa phương không thể bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. Nếu yêu cầu phải bố trí thì có thể gặp phải sự phản ứng của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại do Luật quy định rõ không phải thực hiện.

    Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu, hoàn chỉnh.

    Bản dự thảo lấy ý kiến các chuyên gia vào cuối tháng 7 đã gần như khôi phục lại quy định của Luật Nhà ở năm 2014: Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án tại cùng đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất nhà ở xã hội.

    Phương án này cơ bản giống Luật Nhà ở hiện hành vốn đã phát sinh rất nhiều bất cập trong triển khai, khiến việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội mới chỉ đạt được khoảng trên dưới 40% so với mục tiêu.

    Để chính sách nhà ở xã hội phát huy hiệu quả, tôi cho rằng Luật Nhà ở sửa đổi cần quán triệt nguyên tắc: giao toàn bộ quyền, trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương.

    Cụ thể, dự thảo cần giữ nguyên quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch (gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị) thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu của người dân để chủ động bố trí (được tùy chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội độc lập hay trong đồ án quy hoạch khu đô thị). Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm cho địa phương sẽ tạo cơ chế linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

    Tuy nhiên cần bãi bỏ quy định: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội. Theo đó, nếu địa phương căn cứ nhu cầu về nhà ở xã hội và quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (với tỷ lệ linh hoạt, có thể thấp hơn hay cao hơn 20%) thì cần cho phép địa phương, thay vì bắt buộc phải tách quỹ đất nhà ở xã hội khỏi dự án nhà ở thương mại.

    Lưu ý rằng với hình thức dự án nhà ở thương mại, khu đô thị thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì cơ quan nhà nước sẽ lập, phê duyệt quy hoạch để tổ chức đấu thầu.

    Nếu trong quy hoạch có bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội thì đồ án quy hoạch này là một phần hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư được lựa chọn phải triển khai theo đúng quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư không được phản đối việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án do đã quy định rõ trong hồ sơ mời thầu.

    Trao quyền chủ động cho địa phương theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với kiểm tra, giám sát luôn là cách thức hiệu quả để đưa các chính sách vào đời sống, giúp chính sách phảng phất hơi thở cuộc sống.https://vietnamnet.vn/trao-quyen-phat-trien-nha-o-xa-hoi-cho-dia-phuong-2175209.html NƠXH nóng quá~o)
    ThanTuDoWanBes thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  7. mankuin

    mankuin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/05/2015
    Đã được thích:
    3.201
    Trao quyền phát triển nhà ở xã hội cho địa phương
    Nguyễn Văn Đỉnh

    [​IMG]Xem các bài viết của tác giả

    [​IMG]
    Suốt một thời gian dài, chính sách phát triển nhà ở được xây dựng theo hướng bố trí các quỹ đất nhà ở xã hội xen lẫn trong các dự án nhà ở thương mại để người nghèo được thụ hưởng hạ tầng, tiện ích chung với người giàu...
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội: Vai trò, trách nhiệm chủ trì thực hiện chính sách nhà ở xã hội phải là của Nhà nước, thay vì giao trách nhiệm đó cho chủ đầu tư dự án bất động sản.

    Bên cạnh đó, Dự thảo bổ sung thêm quy định theo hướng giao trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương. Cụ thể, Điều 80 quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch, bao gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội theo Chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở.

    Từ nhà ở xã hội xen kẹt tới nhà ở xã hội bố trí tập trung

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu nhà ở xã hội của người dân để chủ động bố trí quỹ đất. Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm (phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội) sẽ tạo cơ chế linh hoạt cho địa phương triển khai thực hiện.

    Quỹ đất dành để phát triển nhà ở xã hội cũng không chỉ “nằm trên giấy”, trong các đồ án quy hoạch mà UBND cấp tỉnh phải có trách nhiệm bố trí theo đúng nhu cầu của người dân, phải kết nối với hệ thống hạ tầng chung của khu vực, phù hợp với nhu cầu sinh sống, làm việc của đối tượng thụ hưởng.

    UBND cấp tỉnh phải đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài phạm vi dự án và phải báo cáo HĐND bố trí ngân sách để bồi thường, giải phóng mặt bằng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật cho các dự án nhà ở xã hội.

    Ngoài ra, dự thảo cũng khẳng định rõ: Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội.

    Với phương án đề xuất này, dường như cơ quan quản lý đã quyết “tách người nghèo ra khỏi người giàu” thay vì “trộn” người người nghèo với người giàu như phương án bố trí quỹ đất 20% nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị tại Luật Nhà ở hiện hành.

    [​IMG]
    Dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) mà Chính phủ trình ra Quốc hội tại kỳ họp thứ 5 đã xác định hướng đi mới về phát triển nhà ở xã hội
    Tôi cho rằng đây là “điểm trừ” của chính sách nhà ở xã hội trong dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) đã trình Quốc hội cho ý kiến tháng 6 vừa qua bởi dự thảo đã kiên quyết: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Quy định này có phần cứng nhắc và đi ngược lại với nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với trách nhiệm của địa phương trong xu hướng lập pháp hiện nay.

    Linh hoạt bố trí nhà ở xã hội

    Tôi cho rằng cần áp dụng phân quyền triệt để cho địa phương, để địa phương có toàn quyền lựa chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội.

    Ví dụ, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển, giá trị quỹ đất tại đô thị rất cao thì có thể quyết định không bố trí nhà ở xã hội trong các dự án “đất vàng” mà dành 100% cho phát triển nhà ở thương mại; tiền sử dụng đất thu được sẽ trích một phần để bồi thường, tạo lập quỹ đất nhà ở xã hội tại vùng ven đô thị, nơi có giá đất không quá cao nhưng vẫn gắn với cơ hội việc làm cho người dân.

    Cần xóa bỏ chương trình, kế hoạch phát triển nhà ởLuật Nhà ở hiện hành có quy định về chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương như là các quy hoạch ngành vốn đã được gỡ bỏ trong Luật Quy hoạch.
    Ngược lại, với địa phương có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển chưa cao, nhu cầu nhà ở chưa quá lớn, giá trị quỹ đất tại đô thị ở mức vừa phải thì địa phương có thể quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (có thể với tỷ lệ linh hoạt, thay vì tối thiểu 20% so với quy định hiện hành).

    Trường hợp này thì quy định tại dự thảo (Chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở thương mại, khu đô thị không phải dành diện tích đất ở trong phạm vi dự án để xây dựng nhà ở xã hội) lại trở nên cứng nhắc, khiến địa phương không thể bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại. Nếu yêu cầu phải bố trí thì có thể gặp phải sự phản ứng của chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại do Luật quy định rõ không phải thực hiện.

    Sau khi các đại biểu Quốc hội cho ý kiến lần đầu đối với dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), cơ quan soạn thảo đã phối hợp với cơ quan thẩm tra tiếp thu, hoàn chỉnh.

    Bản dự thảo lấy ý kiến các chuyên gia vào cuối tháng 7 đã gần như khôi phục lại quy định của Luật Nhà ở năm 2014: Tại các đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại phải dành một phần diện tích đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà ở xã hội hoặc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội ở vị trí khác ngoài phạm vi dự án tại cùng đô thị đó hoặc đóng tiền tương đương giá trị quỹ đất nhà ở xã hội.

    Phương án này cơ bản giống Luật Nhà ở hiện hành vốn đã phát sinh rất nhiều bất cập trong triển khai, khiến việc thực hiện chính sách nhà ở xã hội mới chỉ đạt được khoảng trên dưới 40% so với mục tiêu.

    Để chính sách nhà ở xã hội phát huy hiệu quả, tôi cho rằng Luật Nhà ở sửa đổi cần quán triệt nguyên tắc: giao toàn bộ quyền, trách nhiệm bố trí quỹ đất phát triển nhà ở xã hội cho chính quyền địa phương.

    Cụ thể, dự thảo cần giữ nguyên quy định khi lập, phê duyệt các loại quy hoạch (gồm quy hoạch tỉnh, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị) thì UBND cấp tỉnh phải bố trí đủ quỹ đất để phát triển nhà ở xã hội.

    Các địa phương sẽ căn cứ nhu cầu của người dân để chủ động bố trí (được tùy chọn bố trí quỹ đất nhà ở xã hội độc lập hay trong đồ án quy hoạch khu đô thị). Việc trao quyền gắn liền với trách nhiệm cho địa phương sẽ tạo cơ chế linh hoạt, sáng tạo trong triển khai thực hiện.

    Tuy nhiên cần bãi bỏ quy định: Chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại, khu đô thị không phải bố trí quỹ đất nhà ở xã hội. Theo đó, nếu địa phương căn cứ nhu cầu về nhà ở xã hội và quyết định bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội trong các dự án nhà ở thương mại (với tỷ lệ linh hoạt, có thể thấp hơn hay cao hơn 20%) thì cần cho phép địa phương, thay vì bắt buộc phải tách quỹ đất nhà ở xã hội khỏi dự án nhà ở thương mại.

    Lưu ý rằng với hình thức dự án nhà ở thương mại, khu đô thị thực hiện theo hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thì cơ quan nhà nước sẽ lập, phê duyệt quy hoạch để tổ chức đấu thầu.

    Nếu trong quy hoạch có bố trí một phần quỹ đất nhà ở xã hội thì đồ án quy hoạch này là một phần hồ sơ mời thầu, nhà đầu tư được lựa chọn phải triển khai theo đúng quy hoạch và chấp thuận chủ trương đầu tư. Nhà đầu tư không được phản đối việc bố trí quỹ đất nhà ở xã hội trong dự án do đã quy định rõ trong hồ sơ mời thầu.

    Trao quyền chủ động cho địa phương theo nguyên tắc phân cấp, phân quyền gắn liền với kiểm tra, giám sát luôn là cách thức hiệu quả để đưa các chính sách vào đời sống, giúp chính sách phảng phất hơi thở cuộc sống.

    ThS Nguyễn Văn Đỉnh - Chuyên gia pháp lý bất động sản

    **==%%-@};-
    ThanTuDo, thien_yWanBes thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  8. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    Trao quyền phát triển nhà ở xã hội cho địa phương rất phù hợp . Chứ bộ XD làm sao quản hết được
    ThanTuDothien_y thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
  9. WanBes

    WanBes Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/08/2019
    Đã được thích:
    13.917
    TP. Hồ Chí Minh triển khai đề án 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội

    09/08/2023 10:10 Chuyển động kinh tế
    UBND TP. Hồ Chí Minh vừa có ý kiến chỉ đạo triển khai đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030” trên địa bàn, trong đó phải tận dụng Nghị quyết 98 của Quốc hội để thực hiện.

    Cụ thể hơn về ý kiến chỉ đạo liên quan đến việc xây dựng nhà ở xã hội này, chính quyền thành phố giao Sở Kế hoạch và Đầu tư rà soát, ban hành quy trình giải pháp cụ thể, rút ngắn thủ tục hành chính trong thủ tục đầu tư, chấp thuận chủ trương đầu tư các dự án nhà ở, dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định của pháp luật.
    [​IMG]
    Ảnh: T.L
    Đồng thời, phối hợp với các sở, ngành và Công ty Đầu tư tài chính nhà nước TP. Hồ Chí Minh (HFIC) nghiên cứu đề xuất UBND thành phố xem xét việc bổ sung các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân vào chương trình kích cầu đầu tư của thành phố để tổ chức triển khai thực hiện, theo Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh.
    Phối hợp với Sở Tài chính bổ sung vốn ngân sách nhà nước (NSNN) để hỗ trợ, khuyến khích, thu hút các doanh nghiệp (DN) bất động sản (BĐS) tham gia, tạo nguồn cung cho thị trường.
    Phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan có liên quan công khai danh mục dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội, phải lựa chọn chủ đầu tư theo hình thức đấu thầu để các DN quan tâm nghiên cứu, đề xuất tham gia.
    Trong khi đó, Sở Quy hoạch - Kiến trúc được giao chủ trì, phối hợp UBND các quận - huyện và TP. Thủ Đức, các ban quản lý khu đô thị, khu công nghiệp, khu công nghệ về công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở để phát triển nhà ở xã hội.
    UBND TP. Hồ Chí Minh cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bảo đảm đủ quỹ đất để triển khai thực hiện các dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo quy định; Công khai, giới thiệu quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội mời gọi DN nghiên cứu, đề xuất đầu tư; rà soát, thực hiện nghiêm quy định về việc dành 20% quỹ đất ở đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật trong các dự án nhà ở thương mại, khu đô thị để đầu tư phát triển nhà ở xã hội theo pháp luật về nhà ở.
    Còn Sở Xây dựng được giao chủ động phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận - huyện và thành phố Thủ Đức xây dựng, điều chỉnh bổ sung chương trình phát triển nhà ở của địa phương theo quy định của Luật Nhà ở, phù hợp với Chiến lược phát triển nhà ở quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 làm cơ sở chấp thuận đầu tư, đưa các chỉ tiêu phát triển nhà ở, đặc biệt là chỉ tiêu phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm. Xây dựng kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân đến năm 2030 trình UBND thành phố ban hành.
    --- Gộp bài viết, 09/08/2023, Bài cũ: 09/08/2023 ---
    HQC là trùm NƠXH phía Nam , quĩ đất tại tp HCM rất nhiều
    ThanTuDothien_y thích bài này.
    thien_yWanBes đã loan bài này
  10. thien_y

    thien_y Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    2.196
    Giải mã điểm nghẽn bất động sản, nhà ở xã hội
    08/08/2023 | 20:23
    TPO - Theo Trưởng đoàn giám sát Trần Thanh Mẫn, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh mẽ, với tốc độ nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách.

    Ngày 8/8, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội "Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023" chủ trì phiên họp thứ nhất của đoàn giám sát.

    [​IMG]
    Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Ảnh: QH.

    Đoàn giám sát chuyên đề này được thành lập theo Nghị quyết số 95 của Quốc hội, do ông Trần Thanh Mẫn làm Trưởng Đoàn; Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh làm Phó Trưởng Đoàn Thường trực. Các Phó Trưởng Đoàn gồm: Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường; Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh.

    Đoàn giám sát nhằm đánh giá một cách toàn diện, khách quan, trung thực các kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong việc ban hành và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023.

    Phạm vi giám sát là việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ ngày 1/7/2015 đến hết ngày 31/12/023 trên phạm vi cả nước.
    Về nội dung, Đoàn giám sát tập trung làm rõ các khó khăn, vướng mắc của các dự án bất động sản; tình hình xử lý các sai phạm trong lĩnh vực bất động sản; tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của tồn tại, hạn chế xuất phát từ thể chế, quy định pháp luật và việc tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về đất đai, quy hoạch, đầu tư, nhà ở, đô thị, xây dựng, nguồn vốn tín dụng, phát hành trái phiếu doanh nghiệp…

    Cùng với đó là các chương trình, kế hoạch, các hình thức phát triển nhà ở xã hội; đối tượng và điều kiện được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội; quỹ đất, nguồn vốn để xây dựng nhà ở xã hội; việc thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội; loại nhà và tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội; việc xác định giá thuê, giá thuê mua, giá bán nhà ở xã hội…

    [​IMG]
    Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Phương - Ủy viên Đoàn giám sát. Ảnh: QH.
    Phát biểu chỉ đạo, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, đây là một trong 4 chuyên đề sẽ thực hiện giám sát trong năm 2024 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp thứ 8. Ông nhấn mạnh thị trường bất động sản hiện có vai trò rất quan trọng đối với nền kinh tế, tác động trực tiếp và rộng lớn đến người dân, doanh nghiệp, tăng trưởng và phát triển kinh tế.

    Theo Trưởng đoàn giám sát, hiện nay thị trường bất động sản đã và đang bộc lộ nhiều hạn chế, bất cập, mà yêu cầu cơ bản, xuyên suốt đó chính là việc hoàn thiện cơ chế pháp lý đồng bộ và thực thi minh bạch thông tin thị trường.

    Cùng với đó, quá trình đô thị hóa ở nước ta diễn ra mạnh mẽ, với tốc độ nhanh, kéo theo nhiều hệ lụy, ảnh hưởng trực tiếp đến người có thu nhập thấp, đối tượng chính sách… Những đối tượng này khó tiếp cận được các chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, tình trạng mất cân đối trong cơ cấu nhà ở đô thị ngày càng cao, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bất ổn xã hội.

    Nêu vấn đề này, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, giải pháp về cơ chế, chính sách và tổ chức thực thi đối với nhà ở xã hội sẽ góp phần bảo đảm an sinh và công bằng xã hội.

    Yêu cầu cơ bản đặt ra đối với đoàn giám sát là phải đề cao trách nhiệm, góp phần “giải mã” được thực chất những vấn đề thực tiễn đang đặt ra để quá trình tiếp tục hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực thi pháp luật tốt hơn.

    Trên cơ sở đó, ông Trần Thanh Mẫn yêu cầu rà soát, điều chỉnh về tiến độ làm việc với bộ, ngành, địa phương, không dồn lịch làm việc vào giai đoạn cuối, tránh bị động.

    Lãnh đạo Quốc hội cũng lưu ý, đoàn giám sát chuyên đề cần tiếp tục tinh thần đổi mới, cải tiến trong cách làm, góp phần tạo chuyển biến mạnh mẽ cả về nhận thức, hành động, đáp ứng được yêu cầu của cử tri và Nhân dân cả nước….https://tienphong.vn/giai-ma-diem-nghen-bat-dong-san-nha-o-xa-hoi-post1558618.amp
    Cong8688 thích bài này.
    thien_y đã loan bài này
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này