Những bài hát của Nga mà tôi yêu thích

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi ballack88, 08/03/2013.

4090 người đang online, trong đó có 321 thành viên. 14:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3628 lượt đọc và 16 bài trả lời
  1. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    À,trong các bài hát tiếng Nga mà tôi yếu thích,không thể thiếu bài này đuợc

    Thời thanh niên sôi nổi


    Lòng ta hằng mong muốn và ước mơ
    Bàn tay son sắt giương cao ngọn cờ
    Để ngàn đời bền vững Tổ quốc ta
    Trời cao muôn vì sao chói loà

    ĐK:
    Dù sương gió tuyết rơi
    Dù vắng ngôi sao giữa trời
    Hoà trái tim với tiếng ca
    Thúc ta nhịp chân bước đường xa.

    Còn chân, còn nhịp bước, còn tiến lên
    Còn đôi mắt sáng ta đâu chịu hèn.
    Ngực còn đập theo tiếng nhịp sống chung
    Bền gan ta cùng đi tới cùng.

    ĐK...



  2. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Đêm đen

    Nhạc: N.Bogoslovsky
    Lời: V.Agatov


    Đêm tối mênh mông
    Chỉ có tiếng súng vang vọng trên thảo nguyên
    Chỉ có gió đang gào thét trong ly biệt
    Chỉ có ánh sao chập chờn sáng.

    Trong tối đêm nay
    Người yêu hỡi, anh biết em không ngủ đâu
    Và em đứng bên giường ngắm trông con ngủ
    Giọt nước mắt rơi em lau thầm.

    Ôi sao lòng anh, yêu đến thế, nơi thẳm sâu mắt em hiền
    Ôi sao lòng anh, giờ khao khát áp chặt môi nơi mắt ấy.

    Đêm tối mênh mông
    Làm chia cắt xa muôn trùng em và anh.
    Thảo nguyên vắng đêm đầy biết bao lo sợ
    Càng chia cắt thêm hai đứa mình.

    Anh mãi tin em,
    Người bạn gái thân yêu bao nhiêu ngày qua.
    Niềm tin đó, trong màn tối giữ bom đạn
    Để cho anh vẫn nguyên lành đây.

    Vui sướng trong anh,
    Vào trận chiến, nhưng trong lòng anh bình yên
    Vì anh biết, quê nhà đó, em vẫn chờ
    Cùng tình yêu, đón anh quay về.

    Chết có sợ chi, thảo nguyên có bao lần chết anh đã gặp
    Đây, đây giờ đây, ngàn cái chết trên đầu anh đang gào thét.

    Em vẫn mong anh,
    Và em đứng suốt canh thâu bên giường con
    Và anh biết anh nhờ đó bao bom đạn
    Chẳng làm cho anh sơ sảy gì.

  3. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Vĩnh biệt người em gái Slavơ

    Bản hành khúc này có một số phận thật kỳ lạ. Vốn được Vasili Ivanovich Agapkin - anh lính kèn của trung đoàn kỵ binh - viết ra theo những sự kiện Ban căng năm 1912, dường như bản hành khúc này đã thu vào trong nó những cảm xúc về những cuộc chiến tranh sắp tới. Ngày 24 tháng 3 năm 1973 Báo "Sao đỏ" viết: "..Bản hành khúc "Vĩnh biệt người em gái Slavơ" trầm buồn và dữ dội" đã bay tới khắp tất cả các sân ga, các [trạm gọi nhập ngũ] của nước Nga như một tia chớp [điện báo]. Từ đó tới nay bản hymn toàn quân ấy đã trở thành bản nhạc toàn dân thật sự ..."

    ... Ngày 21 tháng 8 năm đó tờ báo này đăng một bài báo lớn về lịch sử bản hành khúc này. Tôi dẫn ra đây một đoạn "Các bạn đã nghe bản hành khúc này. Có lẽ, không phải ai cũng nhớ nó tên là gì, và cũng chẳng có mấy người biết đến tác giả. Nhưng chỉ cần vang lên mấy accord đầu của bản hành khúc này, là những người cựu binh sẽ hồi tưởng lại những trận đánh khó khăn; các cựu lính kỵ binh lại thấy mình trên lưng ngựa, còn các cựu chiến binh của cuộc Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại sẽ lại nhớ đến sân ga đang tối dần, dàn nhạc trên sân ga và đội hình đang sẵn sàng đi về phía mặt trận. Và không chỉ có những người lính cũ mới cảm động vơi những âm thanh ấy... "

    Tác giả của bản hành khúc nổi tiếng "Tạm biệt ngừơi em gái Slavơ" Vasili Ivanovich Agapkin sinh ra ở làng Mikhailốpca tại tỉnh Riadan trong gia đình nông dân nghèo. Cậu bé mồ côi mẹ khi vừa được 12 tháng. Ngừơi cha đem cả gia đình sang Astrakhan, nhưng ở đó họ cũng không may mắn. năm 1890 thì ngừơi cha qua đời sau những năm tháng lao động kiệt sức, để lại cậu con trai 7 tuổi. Cậu bé phải đi ăn xin trong làng. Mẹ ghẻ cậu bé đã đưa cậu đến dàn nhạc hơi của Trung đoàn bộ binh Astrakhan số 308. Đến năm 16 tuổi thì Agapkin trở thành корнетист đơn ca (có thể nghĩ là người thổi đọc tấu kèn), rồi sau đó thành người thổi kèn trong biên chế một tiểu đoàn kỵ binh. Chỉ huy tiểu đoàn giới thiệu cậu vào trường âm nhạc Tambov. Đó là những năm tháng khi mà chiến tranh Ban căng - Thổ nhĩ kỳ bắt đầu. Tất cả báo chí Nga đều tràn đầy những thông tin về các cuộc tấn công của Thổ nhĩ kỳ vào các quốc gia slavơ, về những hành vi bạo ngược của người Thổ, về những đám cháy, những đứa trẻ mồ côi và những bà góa. Và họ ra trận - nhứng người lính tình nguyện, những ngừoi tự do, các sì quan trẻ, các nữ y tá. Hàng ngàn, hàng ngàn người phụ nữ slavơ tiễn họ đi tại vô số các sân ga. Vì vậy Agapkin đã tặng bản hành khúc mới của mình cho những ngừoi phụ nữ ấy. Đó là hành khúc của các đơn vị, được Ya.I.Bororad phối khí cho dàn nhạc , được trình bày lần đầutiên vào năm 1913.

    Một năm sau thì dàn nhạc quân sự của quân khu Treliabin (nhạc trưởng - Grigori Davidovich Morgules) đã biểu diễn bản hành khúc này cho các chiến binh ra trận chiến đấu với quân đội Đức. Theo hồi tưởng của các cụ già Treliabin - những ngừoi lính của quân đội Nga hoàng, bản hành khúc này vang lên rất băn khoăn. Rồi ngày ngày, những chiếc áo khóac xám tràn ra các nhà ga. Cạnh các bức tường, vỉa hè là những người đưa tiễn - tre em, phụ nữ, chị, vợ ...Mà bản hành khúc này vang lên như thể nó viết dành cho những cuộc đưa tiễn này vậy.

    Bản hành khúc này cũng vang lên năm 1941 cũng với sức mạnh không giảm vào những năm tháng Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Ngày 7 tháng 11 năm 1941 dứoi những âm thanh của hành khúc "Tạm biệt ngừơi em gái Slavơ" các chiến sĩ Hồng quân đã đi từ Quảng trường Đỏ ra mặt trận. Những nốt nhạc ban đầu có vẻ uỷ mị, song đến phần cuối thì vang lên với quyết tâm cứng răn, tưởng như những cái kèn cất tiếng: "Chúng ta cần chiến thắng, một chiến thắng cho tất cả, bất chấp gian nguy"

    Tácgiả bài báo trong tờ "Sao đỏ", thượng úy N.Cherkashin đã viết thế này về cuộc duyệt binh năm 1941: "Sau đó vang lên hành khúc "Tạm biệt ngừơi em gái Slavơ", rất đột ngột, tươi mới, và mãnh liệt, cứ như mới được viết ra đêm qua, dành riêng cho cuộc duyệt binh, để chuyển cho các trung đoàn đang ở các chiến hào tuyết phủ gần Moskva lời chúc, cầu nguyện chiến thắng của những người phụ nữ Nga, Ucraina, Belarus, Ba lan, Tiệp, Bun ga ri. Của tất cả những người phụ nữ, mà con cái, cha anh, chồng của họ đang chiến đấu trong một hàng ngũ chống phát xít ..."



    Năm 1912. Anh lính kèn Vasily Agapkin đang phục vụ ở trung đoàn pháo binh dự bị tại thành phố tỉnh lẻ Tambov. Mồ côi, con trai một người bốc vác, được dàn nhạc hơi của quân đội dạy dỗ, sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Agapkin tới Tambov với hy vọng vào học trường âm nhạc ở thành phố này. Tuy nhiên không có học phí, nên Agapkin buộc lòng phải tìm việc làm thêm. Và Agapkin với năng lực của mình đã gặp may – biên chế lính kèn trong sở chỉ huy vốn chỉ dành cho các nhạc công giỏi.

    Còn hai năm nữa mới đến Thế chiến lần thứ nhất, những khẩu đại bác của những trận đánh tương lai còn chưa đúc xong, nhưng những tia chớp đầu tiên đã lóe sáng. Tháng mười năm 1912 cuộc Chiến tranh Balcan lần thứ nhất bắt đầu. Tin tức cuộc chiến này bay đến cả thành phố Tambov yên tĩnh. Tờ báo “Miền Tambov” với những tin tức chiến tranh bán chạy như tôm tươi – con cháu những người lính trung đoàn Tambov số 122 đã từng chiến đấu những năm 1877-1878 ở Plevna, ủng hộ những người anh em slavian. Anh lính kèn Agapkin cũng cuốn hút trong không khí yêu nước vui tươi ấy, và thử tìm cách thể hiện những tình cảm của mình trong âm nhạc. Khi dạo qua những giai điệu, anh tưởng tượng những người phụ nữ balcan tiễn đưa chồng, con trai, anh em mình ra trận chiến vì tự do. Và anh đã gọi bản hành khúc của mình như thế “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ”. Bản nhạc và lời hát không mấy văn hoa được in tại nhà in Tambov. Trong hồ sơ lưu trữ của gia đình nhà soạn nhạc may mắn còn giữ lại được một bản in với một bức tranh cảm động thời đó: một người phụ nữ đẹp và âm thầm từ biệt một người lính can trường, phía xa trên phông nền những ngọn núi là các đội quân. Tên gọi của bản in: “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ. Bản hành khúc mới cho những sự kiện ở Balcan. Tặng cho tất cả những người phụ nữ Slavơ. Tác phẩm của Agapkin”.

    Chỉ trong một thời gian ngắn giai điệu mới đã vượt ra khỏi địa phận Tambov và đã bay khắp nước Nga, và vượt qua biên giới nữa. Bản nhạc được tái bản liên tục. Rồi tới năm 1914, và bây giờ đã là những trung đoàn Nga đi trong giai điệu của bản hành khúc “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ” ra mặt trận Thế chiến lần thứ nhất. Cũng có thể, chính do ấn tượng của bản hành khúc này mà nhà thơ Aleksandr Blok đã viết “Bầu trời Peterburg mịt mờ trong mưa, những đội quân lên đường ra trận…”

    Agapkin gặp Cách mạng Tháng Mười ở Tambov, và sau đó thì ông gia nhập trung đoàn hussar Hồng quân, chỉ huy dàn nhạc hơi. Và khi cuộc nội chiến nổ ra, Agapkin cùng các nhạc công được chuyển đến Moskva. Tại đó ông làm việc trong trường quân sự, và vào thời gian rỗi thì dàn nhạc của ông biểu diễn trong vườn Hermitage. Nhưng buổi biểu diễn ngày chủ nhật 22 tháng sáu năm 1941 đã không diễn ra. Chẳng bao lâu sau dàn nhạc giải tán, còn Agapkin được điều động tới một bộ phận quân đội của quân khu Moskva.

    Ngày 2 tháng 11 Agapkin được gọi khẩn đến gặp tư lệnh thành phố Moskva – thiếu tướng Sinilov. Tại đó Agapkin nhận một nhiệm vụ “cực kỳ quan trọng và tối mật” – trong thời gian ngắn thành lập một dàn nhạc hơi: cuộc diễu binh trên Quảng trường Đỏ chuẩn bị trong bí mật.

    Đó là một nhiệm vụ khó khăn. Một số nhạc công ở mặt trận, một số khác đi sơ tán, chỉ còn lại một số nhạc công quân nhạc thành phố Moskva. Buổi tập đầu tiên của họ diễn ra sáng ngày 2 tháng 11. Một ngày và hai đêm Vasily Agapkin chạy khắp thành phố, tập hợp người, suy ngẫm chương trình. Buổi tập đã diễn ra đúng hạn.

    Bảy giờ sáng ngày 7/11/1941 dàn nhạc đã có mặt ở Quảng trường Đỏ, đối diện Lăng Lenin. Thời tiết bỗng nhiên thay đổi, lạnh đột ngột, gió nổi và tuyết rơi. Bỗng dưng các nhạc công thấy lưỡi gà của kèn bị đóng băng. Agapkin hạ lệnh “Nhạc cụ - để dưới áo choàng!” Và khi cuộc diễu binh bắt đầu, thì những bản hành khúc Nga hùng tráng đã vang lên không gặp trở ngại – “Cuộc duyệt binh”, “Người anh hùng”, và tất nhiên là cả “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ”

    Các trung đoàn với ngọn cờ chiến đấu tung bay từ Quảng trường Đỏ đã đi thẳng ra mặt trận. Tin tức về cuộc duyệt binh ở Moskva đã bay khắp thế giới. Và Tổng tư lệnh tối cao I.V. Stalin đã khen thưởng V.I.Agapkin vì phần trình diễn xuất sắc của dàn nhạc. Vào năm khó khăn đó, Agapkin đã gần 60, và không được ra mặt trận. Nhưng ông vẫn ở trong đội ngũ chiến đấu. Ông và bản hành khúc vẫn vang lên trên các sân ga – các đoàn tàu quân sự lên đường ra mặt trận.

    Và sau đó còn một cuộc duyệt binh nữa tại Quảng trường Đỏ - Cuộc duyệt binh Chiến thắng ngày 24/6/1945. Một dàn nhạc lớn gồm 1400 nhạc công đã tập hợp trên Quảng trường Đỏ. Chỉ huy dàn nhạc là thiếu tướng Chernetsky, một nhạc trưởng và nhạc sĩ xuất sắc. Phụ tá của ông là đại tá Agapkin cùng dàn nhạc của mình có mặt trong thành phần dàn nhạc lớn. Còn “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ” vẫn còn vang lên nhiều lần trên các sân ga, đón những người anh hùng chiến thắng trở về. Còn năm 1957 thì cả thế giới nghe bản nhạc này trong bộ phim “Khi đàn sếu bay qua”.

    Agapkin đã dành trọng 62 năm cho quân đội và quân nhạc. Ông đã có nhiều sáng tác – hành khúc và valse, dạy hàng trăm nhạc công tài năng. Nhưng trong ký ức dân gian, ông mãi mãi là tác giả của “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ”.

    V.I.Agapkin được chôn tại nghĩa trang Vagankov ở Moskva dưới một tấm bia trắng, trên đó khắc những dòng đầu tiên của bản hành khúc bất tử “Lời từ biệt của người phụ nữ Slavơ”.

    Sưu tầm

    Наступает минута прощания,
    Ты глядишь мне тревожно в глаза,
    И ловлю я родное дыхание,
    А вдали уже дышит гроза.


    Đã đến lúc chia tay nhau rồi em hỡi
    Em nhìn với ánh mắt đầy lo lắng tiễn đưa tôi
    Tôi cảm thấy hơi em thở bao thân thuộc
    Tôi cũng thấy miền xa ấy giông tố đầy



    Воздух туманный и синий,
    И тревога коснулась висков,
    И зовёт нас на подвиг Россия,
    Веет ветром от шага полков.


    Không khí rét buốt đang xanh màu u ám
    Gió gào mỗi bước đi và lo lắng buốt thái dương
    Khi Tổ quốc đang kêu gọi ta thắng trận
    Gió rét cũng cản sao bước chân Trung đoàn.



    Прощай, отчий край,
    Ты нас вспоминай,
    Прощай, милый взгляд,
    Прости-прощай, прости-прощай


    Chào nhé, Đất Mẹ ơi
    Đ
    ừng quên chúng con đây!
    Chào em, ôi ánh mắt
    Hãy tha thứ nghe; Chào nhé-Vĩnh biệt.



    Летят-летят года,
    Уходят во мглу поезда,
    А в них — солдаты.
    И в небе тёмном


    Ngày tháng trôi đi, trôi hoài
    Và bao con tàu đi hút nơi xa
    Bao lính trên tàu đó
    Và trong bầu trời đêm



    Горит солдатская звезда.
    А в них — солдаты.
    И в небе тёмном
    Горит солдатская звезда.


    Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.
    Bao lính trên tàu đó
    Và trong bầu trời đêm
    Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.



    Лес да степь, да в степи полустанки.
    Свет вечерней и новой зари —
    Не забудь же прощанье Славянки,
    Сокровенно в душе повтори!


    Qua biết bao thảo nguyên cùng rừng núi biếc chập trùng
    Bao bến ga, hoàng hôn tới sáng ban mai
    Xin hãy nhớ phút ly biệt em gái Sla-vơ
    Trong trái tim thầm luôn nhắc giây phút này.



    Нет, не будет душа безучастна
    Справедливости светят огни…
    За любовь, за великое братство
    Отдавали мы жизни свои.


    Không có đâu trái tim khô và hờ hững
    Á
    nh lửa công lý soi còn rực sáng khắp nơi nơi
    Cho tình nghĩa với bạn bè bao vĩ đại
    Ta hiến dâng cả cuộc sống yêu dấu này.



    Летят-летят года,
    А песня — ты с нами всегда:
    Тебя мы помним,
    И в небе тёмном
    Горит солдатская звезда.


    Ngày tháng trôi đi, trôi hoài
    Và bao con tàu đi hút nơi xa
    Bao lính trên tàu đó
    Và trong bầu trời đêm
    Là những ngôi sao lính sáng ngời ngời.


  4. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Rừng Bạch duơng


    Березовые Сны


    Nhạc: V. Geviksman
    Музыка: В. Гевиксман
    Lời: G. Fere
    Слова: Г. Фере

    Lời Việt: Trung Kiên
    Trình bày: Nhóm Nhạc Tháng 8


    Trái đất vẫn đang phủ làn tuyết trắng mênh mông xa mờ,
    Ánh dương rực hồng, bạch dương trong gió đưa.
    Với nỗi u buồn, nhìn tôi ánh mắt dịu dàng xanh biếc.
    Ánh mắt mẹ hiền ôi nước Nga xưa.

    Bao la dặm đường, là một người lính tôi đi không ngừng,
    Bước chân điệp trùng, hoàng hôn đang đẫm sương.
    Quê hương với bao dặm đường khô héo gập ghềnh gian khó
    Như tay mẹ hiền mưa nắng phôi pha.

    Một khóm cây non, Tổ quốc nơi sinh ra tôi,
    Là nước Nga bao yêu thương ở mãi luôn trong tim tôi.
    Trọn đời tuổi xuân, dâng hiến để cho xanh mãi
    Rừng cây bạch dương họa mi tiếng hát ngân xa.

    Tổ quốc thân yêu, mảnh đất xanh tươi nơi đây,
    Gìn giữ qua bao mưa giông màu trắng trên bao thân cây.
    Đẻ ngàn đời sau, Tổ quốc đẹp như mơ ước,
    Xanh biếc bạch dương mộng mơ.

    Trái đất vẫn đang phủ làn tuyết trắng mênh mông xa mờ,
    Ánh dương rực hồng, bạch dương trong gió đưa.
    Với nỗi u buồn nhìn tôi ánh mắt dịu dàng xanh biếc.
    Ánh mắt mẹ hiền ôi nước Nga xưa.

    Một khóm cây non, Tổ quốc nơi sinh ra tôi,
    Là nước Nga bao yêu thương ở mãi luôn trong tim tôi.
    Trọn đời tuổi xuân, dâng hiến để cho xanh mãi
    Rừng cây bạch dương họa mi tiếng hát ngân xa.

    Tổ quốc thân yêu, mảnh đất xanh tươi nơi đây,
    Gìn giữ qua bao mưa giông màu trắng trên bao thân cây.
    Đẻ ngàn đời sau, Tổ quốc đẹp như mơ ước,
    Xanh biếc bạch dương mộng mơ.

  5. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Thế giới này đâu chỉ có mình tôi


    THE GREATEST MUSIC HITS OF ALL TIME
    ПЕСЕНКА ПРО МЕНЯ - Алла Борисовна Пугачёва
    Кто, не знаю, распускает слухи зря,
    Что живу я без печали и забот,
    Что на свете всех удачливее я,
    И всегда и во всем мне везет.
    Không hiểu có ai đó buông ra những lời vô ích
    Rằng tôi sống mà không hề biết buồn, lo
    Rằng thế gian này, tôi thành công hơn tất cả
    Khắp mọi nơi, tôi luôn luôn gặp may.
    Так же, как все, так же, как все
    Я по земле брожу, хожу.
    И у судьбы, как все, как все,
    Счастья себе прошу.
    Cũng như tất cả mọi người
    Tôi lang thang, khắp mọi nẻo đường
    Trong số phận như tất cả mọi người.
    Tôi cầu mong hạnh phúc cho riêng mình.
    Вы не верьте, что живу я, как в раю
    И обходит стороной меня беда.
    Точно так же я под вечер устаю
    И смеюсь, и грущу иногда.
    Bạn chớ tin, tôi sống đây như chốn thiên đường.
    Khi tai hoạ luôn rình rập ở bên
    Lòng mệt mỏi mỗi khi chiều buông
    Tôi can đảm, nhưng than khóc đôi khi.
    Так же, как все, так же, как все
    Я по земле брожу, хожу.
    И у судьбы, как все, как все,
    Счастья себе прошу.
    Cũng như tất cả mọi người
    Tôi lang thang, trên khắp mọi nẻo đường
    Từ số phận, như tất cả mọi người.
    Tôi cầu mong hạnh phúc cho riêng mình.
    Жизнь меня порой колотит и трясет,
    Но от бед известно средство мне одно:
    В горький час, когда смертельно не везет,
    Говорю, что везет все равно.
    Đôi khi cuộc đời cũng làm tôi va đập và lung lay
    Nhưng từ những tai hoạ tôi thấy rõ một điều:
    Trong giờ phút đắng cay, khi xui xẻo tột cùng
    Tôi nói rằng, may mắn cũng chỉ thế thôi.
    Так же, как все, так же, как все
    Я по земле брожу, хожу.
    И у судьбы, как все, как все,
    Счастья себе прошу.
    Lời Việt:
    Mua Dong Biet Ly ( Nguoi Dan Ba Hat )
    Đà đá đà đa, đà đá đà đa........

    chiều bơ vơ tim sao se sắt tuyết rơi lẻ loi
    cầm tay anh, em nghe trống vắng hắt hiu về cuối chân trời
    trời gây thêm chia ly cho nỗi nhớ nhung đầy vơi
    biết bao giờ mới trông thấy bóng anh yêu.

    Trọn đêm qua đôi ta chưa nói hết câu từ ly
    bờ môi em run run nước mắt rớt theo từng phút xa lìa
    Rồi mai đây khi anh xa vắng biết em về đâu
    Biết cuộc tình sẽ như áng phù vân thôi

    Chở nắng vào đêm, để mãi còn nhau
    Vì biết ngày mai, là lúc biệt ly
    Tình vẫn còn đây, người gió bụi xa
    Biết có níu kéo vậy thôi
    Đời vẫn lặng trôi, một kiếp phù vân
    Bờ cát nào mong, biển sóng lặng êm
    Giờ phút này đây, còn nói gì đây người ơi!

    Đành riêng mang thương đau chôn kín mãi trong lòng thôi
    Rồi lặng yên cô đơn khép mắt sống qua một kiếp mong chờ
    Phận em đây lênh đênh như lá cuốn theo mùa Đông
    Gió Đông lạnh, thiếu hơi ấm trái tim anh

    Rồi bao Đông trôi qua sao mãi vẫn chưa gần nhau
    Lần biệt ly năm xưa em biết đã không còn chút hy vọng
    từng câu thơ yêu thương anh viết vẫn chưa nhòa phai
    Suốt cuộc đời, vẫn yêu mãi chỉ anh thôi.

  6. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    LÒNG MẸ - Мать родная моя

    Lòng ta sao quên bóng Người, mẹ thân yêu, tình thương sáng ngời.
    Từ bao năm mẹ thao thức, những mong con chóng nên người.
    Mẹ hay dắt con đi qua làng và âu yếm choàng cho chiếc khăn màu nắng vàng.
    Màu khăn ấy làm con nhớ những năm xưa còn niên thiếu.
    Mẹ đưa dắt con vào cuộc đời, mẹ bên con từ khi sớm mai trong tiếng cười.
    Mẹ đưa con về nơi thắm tươi muôn hoa đường đi tới chân trời.

    Người mà tôi yêu suốt đời, mẹ của tôi, giờ xa mãi rồi.
    Từ bao đêm tôi mong nhớ, nhớ thương hình bóng của Người.
    Mẹ đứng khuất xa sau chân đồi và đôi mắt nhìn theo bóng con tận cuối trời.
    Đôi mắt ấy là khúc hát ru tôi qua ngày bão tố.
    Mẹ đứng khuất xa trong sương mờ, bàn tay vẫy thật êm ái như lời nhắc nhủ.
    Mẹ của tôi vầng trăng sáng soi trong đêm trường đi tới chân trời. (xa ...)


  7. ballack88

    ballack88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2010
    Đã được thích:
    636
    Em Bé Thành Leningrad

    Một bài hát được coi là một bản dân ca mới của nước Nga ra đời trong vòng vây phong tỏa của phát xít Đức hồi Thế chiến thứ 2. Có nhiều dàn nhạc, nhóm nhạc Nga đã trình diễn bài hát này, nhưng Yury Shcherbakov với chất giọng đặc biệt dân ca của mình và cây đàn bayan truyền thống vùng Kozak sông Đông đã biểu thị bài hát với một tình cảm tha thiết đầy tính cách Nga.

    Yury Shcherbakov (Юрий Щербаков) sinh ngày 12/02/1972 tại vùng Volga, nước Nga, vốn chỉ là một người có nghề sửa đồng hồ. Ham thích cây đàn bayan (một dạng accordeon của Nga) ông đã học và chơi nhạc cụ này một cách nhuần nhuyễn. Hiện nay ông tham gia vào nhóm nhạc dân tộc vùng Kazak sông Đông là "Stanitsa" (Станица) và cũng từng có vai trong một vài phim của Nga.

    Bài hát này sang Việt nam từ những năm khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp. Người dịch bài hát này là nhạc sỹ Phạm Tuyên, lúc đó đang công tác tại Khu Học Xá Trung Ương, đặt tại Nam Ninh, Trung Quốc. Không rõ, ông đã dịch từ văn bản ngôn ngữ nào.



    Thành Lê Nin đây có em thiếu niên
    Ngày đêm đi trên đường quanh co khắp trong miền.
    Tới khắp nơi ở kinh thành
    Em mang bi đông bên mình,
    Chẳng khác anh hồng quân oai hùng.

    Đoàn ta vì quê hương quyết không vấn vương
    Ngàn vạn thanh niên ưu tú cũng đã lên đường.
    Tới xóm thôn nào có người
    Tức khắc dân ra đón mời.
    Vì chiến sĩ thật gian khổ nhiều.

    Ngoài xa trời sao sáng lấp lánh ánh đèn
    Một cô em chạy ra đón chiến sĩ đi qua.
    Sáng sớm cô đã tới đây
    Lấy nước trong và mát này,
    Tặng chiến sĩ một bi đông đầy.

    Rồi sau đêm chiến đấu ác liệt vô cùng
    Người niên thiếu đã anh dũng hy sinh thân mình.
    Đến lúc tiếng bom ngớt vang
    Thấy dưới bi đông khô cạn,
    Hiện rõ tên của em mến thương.

    Lửa hờn từ bao lâu bốc lên sáng ngời
    Giờ là lúc phải xốc tới ta quyết trả thù.
    Hứa với thiếu niên anh hùng
    Lấy nước Bá Linh thắm hồng,
    Để viếng em một bi đông đầy.



Chia sẻ trang này