Những câu chuyện thần bí - Ma ám vì mở Luân Xa - Liệu có cõi âm cùng tồn tại với chúng ta không?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi pmpmpm, 05/11/2011.

4796 người đang online, trong đó có 611 thành viên. 19:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34485 lượt đọc và 327 bài trả lời
  1. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Hình tượng con Rồng trong kinh điển Phật giáo




    Rồng Trung Hoa
    Rồng là con vật như thế nào? Chưa ai thấy hết, nhưng khắp nơi trên thế giới rất nhiều người tin tưởng có Rồng và hình dung con Rồng mỗi nơi mỗi khác. Ở Ấn Độ gọi Rồng là Naga, Trung Hoa gọi là Long, Việt Nam ta gọi là Rồng. Đó là con vật có hình dạng mình rắn, đầu sư tử, chân cọp. Tuy là tưởng tượng nhưng nó đã trở thành tín ngưỡng phổ thông, rất được quần chúng yêu mến, họ vẽ ra nhiều cách và chính trong sách vở thời xưa, hình dáng con Rồng cũng khá phong phú không kém ngày nay.

    Hình tượng Rồng ở Việt Nam.

    Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, vị thủy tổ đầu tiên về nguồn gốc của dân tộc Việt Nam là do Lạc Long Quân gặp nàng Âu Cơ ở Động Đình Hồ, sau đó sinh ra một cái bọc trăm trứng, từ bọc đó nở ra trăm người con. Lạc Long Quân là cốt Rồng, Âu Cơ là cốt Tiên, khi sinh ra 100 người con như vậy, Rồng vốn ở nước, Tiên ở núi cho nên mới chia 100 người con ra hai phần: 50 người đi theo cha xuống biển, 50 người đi theo mẹ lên núi, từ đó dân tộc ta có nguồn gốc là con Rồng cháu Tiên.

    Khi dân tộc ta có nguồn gốc con Rồng cháu Tiên thì chúng ta là dòng giống Rồng Tiên. Dòng giống Rồng Tiên vốn là dòng giống cao cả, oai phong, dũng cảm. Rồng Tiên có sức mạnh phi thường và khả năng biến hóa khôn lường.

    Đời Lý có vua Lý Công Uẩn, con nuôi của Thiền sư Lý Khánh Vân, được sự dạy dỗ giúp đỡ của Thiền sư Vạn Hạnh, là hai vị Thiền sư đầu đời Lý rất nổi tiếng về đạo hạnh và trí tuệ thông bác hơn người.

    Khi ấy gặp lúc vua Lê Ngọa Triều cuối đời Tiền Lê là một vị hôn quân, sa đọa, hung ác, dân tình oán thán. Vua này ăn chơi trác táng nên đã sinh bệnh không thể ngồi dậy thiết triều được, mỗi khi thiết triều chỉ nằm mà thôi, cho nên có danh là Lê Ngọa Triều. Trước tình hình như vậy, ngài Vạn Hạnh Thiền sư cùng Đào Cam Mộc, một vị đại thần trong triều sắp đặt đưa Lý Công Uẩn lên làm vua, lập nên triều đại nhà Lý trị vì trên 200 năm rất vững chắc.

    Khi lên ngôi, vua tự xưng là Lý Thái Tổ. Từ đất Hoa Lư, vua Lý Thái Tổ nghĩ rằng, đất nước đã độc lập, không thể ở một nơi đất đai chật hẹp, giao thông không thuận tiện, ngài nghĩ, tại sao trẫm không dời đô về một chỗ khác cho thuận tiện hơn cho việc triều chính, tiện cho việc đối nội lẫn đối ngoại. Từ đó vua mới ra chiếu dời đô về đất Hà Nội bây giờ. Trong khi về đến Hà Nội thấy một con Rồng vàng bay lên, nên vua mới lấy đó để đặt cho Kinh đô nước ta là Thăng Long. Thăng Long là thủ đô của nước Việt Nam lúc bấy giờ. (Thăng Long tức là Rồng bay lên). Rồng bay lên thì cũng có thể hạ xuống, chỗ hạ xuống là ở tỉnh Bắc Ninh, nên mới có Vịnh Hạ Long, tức là vịnh Rồng hạ xuống

    Rồng bay lên từ Hà Nội lấy thủ đô là Thăng Long và hạ xuống ở vịnh Hạ Long (tỉnh Bắc Ninh). Chỗ này bây giờ là một di tích thiêng liêng và là kỳ quan thế giới được Liên hiệp quốc công nhận.

    Ở miền Nam có một con sông gọi là sông Cửu Long, tức là sông có 9 con Rồng (tức chín luồng nước hợp lại như chín con Rồng giao nhau), và có bến Nhà Rồng ở thành phố Hồ Chí Minh. Như thế là Việt Nam chúng ta từ vị khai tổ ở Bắc, nguồn gốc đầu tiên theo truyền thuyết là Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ, đến khi Lý Thái Tổ lên ngôi vua và hạ chiếu dời đô về Hà Nội, đặt tên là Thăng Long, rồi có vịnh Hạ Long ở Bắc Ninh là nơi Rồng hạ xuống, tất cả đều có dính dáng đến Rồng.

    Như vậy nước Việt Nam chúng ta từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau đầu, đuôi và giữa đều có Rồng. Theo địa lý thì miền Bắc là đầu Rồng, ở giữa cố đô Huế cũng có bệ Rồng (triều nhà Nguyễn) là mình, và vào trong Nam là chân Rồng, đâu đâu cũng có Rồng hết. Mà Rồng là một linh vật nhanh nhẹn, thông minh, biến hóa khôn lường, đó là một hình tượng rất được dân chúng ưa chuộng. Việt Nam chúng ta là con Rồng cháu Tiên thì chúng ta phải bảo vệ, xây dựng và giữ gìn nó như thế nào để xứng đáng là con Rồng cháu Tiên.

    Ý nghĩa hình Rồng trong kinh điển Phật giáo

    Bây giờ tôi nói Rồng có liên quan đến kinh điển Phật giáo. Trong kinh sách Phật có 3 lần Rồng xuất hiện.

    Lần thứ nhất là lúc Đức Phật Giáng sinh thì có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật, gọi là Cửu Long phún thủy (Chín con Rồng phun nước để tắm cho Phật). Đó là một tích sử rất xa xưa, bây giờ ở miền Trung ít thấy, còn miền Nam thì nhiều. Các chùa miền Nam khi họ khắc hoặc chạm trổ tượng, bao giờ cũng có tượng Đản sinh, xung quanh có 9 con Rồng đứng hầu, là lấy tích sử Đức Phật ra đời có 9 con Rồng phun nước tắm cho Phật. Đó là Rồng xuất hiện trong kinh sách Phật giáo lần thứ nhất.

    Lần thứ hai là trên đường Đức Phật đi giáo hóa sau khi Ngài Thành đạo. Sau ngày Thành đạo, Ngài đến Lộc Uyển thuyết pháp độ cho 5 vị Tỳ kheo Kiều Trần Như xong, Ngài liền nghĩ đến hạng căn cơ nào tiếp theo có thể tiếp nhận được giáo lý của Ngài? Ngài quán biết tại xứ Ấn Độ lúc bấy giờ có 3 anh em ông Ca-diếp gọi là Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp, Già-da Ca-diếp và Na-đề Ca-diếp, rất nổi tiếng là hàng ngoại đạo rất được kính trọng mà ở đấy họ đang thờ Thần lửa. Ngài muốn hóa độ cho 3 anh em Ca-diếp bằng cách: Hôm ấy Ngài đi qua chỗ cư trú của ông Ca-diếp anh, thì trời tối nên xin vào ở trọ và ngủ lại. Ông anh Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thấy Ngài hình dung phương phi rạng rỡ, nét mặt thanh thoát, tự tại, giải thoát, ông liền hỏi Ngài: Đạo nhơn có mạnh khỏe không mà xem người vui vẻ như thế? Ngài mới trả lời rằng: “Vô bệnh đệ nhất lợi, thiểu dục tri túc đệ nhất phú, thành tín đệ nhất thân, Niết-bàn đệ nhất lạc” (không bệnh là lợi nhất, biết đủ là giàu nhất, thành tín là thân nhất, Niết-bàn là vui nhất). Vì Phật giáo có những cái nhất như thế nên Phật tử chúng ta khi học hỏi giáo lý của Ngài, đã thâm nhập giáo lý ấy thì cũng rất tự tại và an vui.

    Ngài nói xong rồi và hỏi: Ông có bằng lòng cho tôi trọ lại một đêm không? Ông ta trả lời: Cho Đạo nhơn trọ lại tôi không tiếc gì; nhưng tiếc rằng bây giờ đây Tăng chúng đồ đệ của tôi đông quá, không có chỗ để cho Ngài tạm trú, duy chỉ còn một chỗ ở nơi đền thờ Thần Lửa ở bên góc kia, Ngài có thể tạm trú ở đó có được không? Ngài nói, chỗ nào cũng được, ông chỉ cho tôi trọ lại một đêm thì tôi cám ơn vô cùng. Khi đó ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói rằng: Tuy tôi nói là nói vậy, nhưng trong đền thờ Thần Lửa đó nguy hiểm lắm, tôi sợ tánh mạng của Ngài bất an, không toàn vẹn được, vì trong đó có con Hỏa Long (Rồng Lửa), hễ người nào vào đó lạ hơi thì nó sẽ phun khói, phun lửa ắt sẽ bị tiêu hết, không cách gì tránh được. Ngài nói cám ơn và xin ông chớ lo. Ông vui lòng chấp nhận cho tôi ở là tốt lắm rồi.

    Đến khi Đức Phật vào ở trong đền thờ Thần Lửa đó, con Rồng Lửa ngửi thấy mùi hơi lạ, nó từ trong động trườn ra phun khói. Khi khói phun tới chỗ Ngài, nhưng lạ thay, khói đó dội ngược trở lại nơi chính nó. Nó lại phun lửa, lửa chưa tới Ngài mà dội ngược lại nơi nó. Khi đó con Rồng Lửa mất hết cả thần thông, không làm sao hại Ngài được, nên nó gô mình lại (cuộn tròn) nằm cong núp vào một góc để tránh khói lửa do nó phun ra. Thấy vậy, động lòng từ bi, Đức Phật liền đưa bình bát ra và con Rồng Lửa bay vào đó để lánh nạn, nên trong kinh có chữ hàng Long phục Hổ (hàng phục Rồng và hàng phục Cọp). Vì sao Ngài hàng phục được các loài hung dữ như vậy? Vì Ngài lấy đức từ bi, lấy lửa tam-muội để hàng phục các loài hung dữ ấy.

    Lại nói ông Ca-diếp anh, khi thấy lửa trong đền nổi lên, thầy trò ông liền hối nhau múc nước để dội vào trong đền. Thầy trò ông càng dội nước, thì lửa càng bùng lên dữ dội, không cách nào dập tắt được. Ông lấy làm lo lắng cho tính mạng của Ngài và đâm ra hối hận vì đã để Ngài ngủ trong đó.

    Bất thình lình, Đức Phật ung dung ôm bình bát từ trong đền thờ Thần Lửa bước ra, thầy trò ông Tần-loa Ca-diếp vô cùng ngạc nhiên, kính phục và bước lại hỏi Ngài. Thưa Đạo nhơn, lâu nay không có ai dám đối địch với con Rồng Lửa hung dữ này cả, nay sao Đạo nhơn hàng phục nó một cách dễ dàng như vậy? Khi gặp Đức Phật ông ta trầm trồ ngợi khen Đức Phật, nhưng trước mặt đồ chúng đệ tử của ông, ông lại nói: Tuy Đạo nhơn ấy có thần thông như vậy nhưng chưa bằng ta.

    Khi đệ tử vào trong động để đốt lửa thì lửa không cháy. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nghĩ chắc đây là ông Đạo nhơn làm cho lửa không cháy, chứ không ai vào đây hết, liền quay qua hỏi Đức Phật có đúng không? Đức Phật trả lời: Phải, chính Ta làm. Phật hỏi lại. Vậy các ngươi có muốn đốt lửa lên không? Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp thưa: Dạ, ưng lắm. Vì chúng tôi đang thờ Thần Lửa nên chúng tôi phải đốt lửa cho cháy mãi mãi, không được để cho lửa tắt. Ngài bảo họ tới đốt thì lập tức lửa bừng cháy và cháy mãi, cháy cao, không tài nào làm cho ngọn lửa nhỏ lại được. Ông Ca-diếp anh nói, chắc là vị Đạo nhơn này làm rồi chứ không con ai lẫn vào đây nữa! Ông liền hỏi Ngài có phải Ngài làm không? Đức Phật trả lời: Phải. Phật hỏi lại, thế các ngươi có muốn tắt lửa không? Ông mừng quá nói: Dạ muốn. Phật lấy tay chỉ vào thì lửa tắt. Đến khi hết củi để đốt, đồ đệ đem búa ra bửa thì búa mới nhấc lên trời thì không tài nào hạ xuống được. Ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp nói: Chắc ông Đạo nhơn này làm chứ không ai khác? Ông liền hỏi Phật, có phải Đạo nhơn làm không? Phật nói: Phải. Vậy các ngươi có muốn hạ búa xuống không? Ông nói: Dạ muốn. Thế là Phật chỉ tay một cái thì búa liền hạ xuống.

    Tuy thấy thần lực của Đức Phật như vậy, nhưng ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp tự ái nghĩ rằng, xưa nay mình lãnh đạo một số đồ công chúng đông đảo và tự cho mình đã đắc thần thông, giờ đây phép thần thông của ông Đạo nhơn này quá vượt trội mình. Tuy vậy, trước mặt đệ tử ông, ông vẫn luôn miệng nói: Mặc dầu vậy nhưng vẫn chưa bằng ta. Ta đã chứng quả A-la-hán rồi, chứ ông Đạo nhơn này chưa chứng quả A-la-hán. Đức Phật với tâm mình biết tâm của người khác liền nói: Này ông bạn tốt, ông nói như vậy là không đúng sự thật, ông chưa chứng được A-la-hán. Vì nếu ông đã chứng quả A-la-hán rồi thì không còn tâm hơn thua so sánh. Giờ ông còn cái tâm niệm ngã nhơn hơn thua đó chưa hết, ông chưa phải là người đã chứng quả A-la-hán.

    Khi đó Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp mới kính phục Đức Phật và nói: Thưa Đạo nhơn, tôi biết cái đạo của Ngài cao hơn cái đạo của tôi, và cho tôi xin làm đệ tử với Ngài. Đức Phật liền chấp nhận. Thế là ông Ưu-lâu-tần-loa Ca-diếp anh trở thành đệ tử của Đức Phật cùng với 500 đồ chúng đệ tử của ông. Khi đã làm đệ tử của Phật rồi thì bao nhiêu khí cụ thờ Lửa ông sai đem liệng xuống sông Hằng.

    Hai người em cũng tu theo đạo thờ Thần Lửa như anh mình ở khúc dưới sông Hằng, thấy đồ thờ Thần Lửa của anh mình sao trôi bồng bềnh trên sông như vậy, họ đoán chắc anh mình có tai nạn gì xảy ra rồi đây. Hai người em liền đi ngược dòng sông để tìm hiểu thực hư ra sao, thì gặp anh mình và đồ chúng đi theo sau Đức Phật. Họ lấy làm lạ vô cùng vì nghĩ anh mình là người có uy tín, tu theo đạo Thờ Lửa là đạo cao thượng, tại sao giờ lại đi theo sau ông Đạo nhơn lạ lùng thế này? Họ liền hỏi anh thì được người anh kể lại cho nghe hết mọi chuyện về Đức Phật. Khi ấy hai người em thấy đạo lực anh mình cao cường như vậy mà cũng thua Phật, liền bàn bạc với nhau và cuối cùng, họ xin đi theo Phật luôn cùng với đồ chúng mỗi người 125 vị. Cộng có 250 đệ tử của hai anh em cũng theo Ngài tu luôn. Như vậy cả ba anh em cộng lại là 750 người đi theo Phật, 500 còn lại là đệ tử của Ngài Xá-lợi-phất và Mục-kiền-liên cùng các vị đệ tử khác, nên trong kinh thường nói: Thiên nhị bách ngũ thập nhơn câu (1250 Tỳ kheo đông đủ trong hội thuyết pháp) của Phật. Như vậy là Rồng xuất hiện lần thứ hai trong kinh Phật.

    Bây giờ Rồng xuất hiện lần thứ ba.

    Các Phật tử đã tụng Kinh lâu ngày rồi có nhớ ở phẩm nào không? Chính nó xuất hiện ở phẩm Đề-bà-đạt-đa. Trong phẩm Đề-bà, Đức Phật phúc chúc cho các vị đệ tử thuyết pháp và các vị Bồ-tát phát nguyện đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa. Ngài Văn Thù cũng phát nguyện trước Đức Phật là sẽ đem Kinh Pháp Hoa đi giáo hóa các nơi.

    Có một hôm, trong hội chúng Đức Phật nói rằng: Các đệ tử của Ta đem Kinh đi giáo hóa khắp nơi, Văn-thù-sư-lợi cũng đem Kinh đi giáo hóa ở Long Cung là chỗ vua Rồng ở, Văn Thù sẽ đến đây ngay hôm nay. Vừa nói xong thì Bồ-tát Văn Thù từ biển xuất hiện. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù: Mấy lâu nay Ngài đi giáo hóa dưới Long Cung có được nhiều người theo không? Văn Thù trả lời: Thưa Đại sĩ, dạ đông lắm, không kể xiết. Trí Tích Bồ-tát hỏi Ngài Văn Thù rằng: Ngài dạy cho đệ tử pháp môn gì mà người ta theo đông như vậy? Ngài nói: Tôi dạy Kinh Pháp Hoa. Trí Tích Bồ-tát nói: Kinh Pháp Hoa là bộ Kinh thâm diệu, trong khi Ngài giáo hóa như vậy có thấy ai có căn cơ lanh lợi, ngộ hiểu được pháp tu hành thành Phật mau chóng không? Ngài Văn Thù nói: Có. Người ấy là ai? Dạ đó là Long Nữ (là con của Rồng).

    Long Nữ mới 8 tuổi mà đã có căn trí rất lanh lợi, tu hành có thể thành Phật đạo một cách mau chóng. Nói vừa xong thì Long Nữ hiện lên. Khi Long Nữ hiện lên thì Ngài Xá-lợi-phất nghi, Ngài nghĩ rằng: Thân người nữ có 5 sự chướng như Đức Phật đã nói: Một là, thân người nữ không được làm Ma vương; hai là không thể làm được vua Trời Phạm Thiên; ba là không thể làm vua Trời Đế Thích; bốn là, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương; năm là, không được làm Phật. Thân người nữ có 5 điều chướng ngại như vậy, nhưng ở đây Long Nữ đã là người nữ, mà lại là thân Rồng, thuộc loài súc sinh, thì làm sao mà nói thành Phật mau chóng được? Ngài Xá-lợi-phất nghi lắm. Biết Xá-lợi-phất nghi như vậy nên Long Nữ liền nói rằng: Thưa Tôn-giả Xá-lợi-phất kính mến, giả sử tôi đem chuỗi ngọc này cúng dâng lên Đức Thế Tôn, Đức Thế Tôn liền nhận xâu chuỗi ngọc đó, thời gian đó có mau không? Ngài Xá-lợi-phất trả lời: Rất mau. Long Nữ thưa lại rằng, tôi nay thành Phật cũng mau chóng như thế. Vừa nói xong thì chuyển thân Long Nữ biến thành nam nhân và thành Phật ngay trước hội chúng.

    Ở đây chắc các Phật tử cũng nghe nói thân người nữ có 5 điều chướng đó nên không thể làm Ma vương (Chúa tể loài Ma), không thể làm được Phạm thiên vương (làm chúa tể cõi thế gian), không thể làm được Trời Đế Thích (tức là vị trời làm chủ cõi trời 33), không được làm vua Chuyển Luân Thánh Vương (tức là một ông vua đem Chánh pháp cai trị muôn dân). Ông vua đó mỗi lần ra đời thì có bảy thứ báu xuất hiện theo ông, trong các thứ báu đó có một thứ xe báu, khi nào muốn đi thì chiếc xe ấy hiện đến và ông cỡi lên xe ấy để chu du thị sát khắp bốn châu thiên hạ, để quan sát dân tình mà cai trị. Xe ấy đi khắp đông, tây, nam, bắc chỉ trong một canh giờ mà thôi là về chỗ cũ; và thứ năm là, không được làm Phật. Chuyển Luân Thánh Vương là ông vua Thế gian, Đế Thích là ông vua cõi trời Tam thập tam ở Dục giới. Còn Phật là ông vua pháp (Pháp vương). Thân người nữ có trở ngại là không làm được năm chức vị đó cho nên gọi là ngũ chướng. Nói như vậy có khác nào nói rằng, trong Phật Pháp không có sự bình đẳng, trong Phật Pháp cho người nữ thấp hơn người nam hay sao? Nếu nói người nữ thấp hơn người nam thì tại sao có chỗ Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanh đều có tánh Phật”. Đã có tánh Phật thì bất luận nam nữ đều có thể thành Phật. Cho đến với loài súc sinh nếu có tánh tự giác, đều có Phật tánh thì trước sau đều có thể thành Phật được hết.

    Tại sao nói thân người nữ có 5 chướng nên không làm được 5 chức vị đó? Chúng ta biết rằng trong nhà Phật, chữ chướng có 3 thứ:

    - Phiền não chướng.

    - Nghiệp chướng.

    - Báo chướng.

    Khi tụng kinh lễ Phật, chúng ta đều có nguyện: Nguyện tiêu tam chướng trừ phiền não. Phiền não chướng tức là tham, sân, si, tật đố, kiêu mạn, ích kỷ, ganh tỵ…Tất cả những tật xấu đó gọi chung là phiền não. Những thứ phiền não nầy làm cho tâm người ta bất an, bị sầu muộn, bị dằn vặt, buồn bực, lo lắng như lửa đốt, nên gọi là phiền não. Chúng ta muốn tu nhưng vì các thứ đó nó ngăn ngại nên không tu được. Muốn giải thoát nhưng bị 5 thứ đó làm cho chướng ngại nên không giải thoát được. Muốn được an vui thì bị các phiền não đó làm ta buồn bực không vui được.

    Tự chúng ta chiêm nghiệm suy nghĩ về chúng ta cũng đủ hiểu. Tôi lấy một ví dụ: Hằng ngày chúng ta đi tụng kinh rất siêng năng, nhưng hôm đó có người rao lên rằng: Nếu ai đó đến với tôi đúng 6 giờ sáng tôi sẽ biếu cho một thỏi vàng. Chắc chắn khi ấy lòng tham nổi dậy nên cũng có người bỏ tụng kinh, thế là chướng rõ ràng, vì sao? Vì nó ngăn trở con đường tu giải thoát của mình, đó gọi là phiền não chướng. Mình biết rằng sân si là một điều không tốt, là một điều tai hại (nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn chướng môn khai, nghĩa là một khi khởi một niệm sân si thì muôn điều chướng ngại nổi lên). Mặc dầu biết như vậy, nhưng khi một ai nói một tiếng về mình mà mình không bằng lòng, thì mình sẽ nổi sân liền, không làm sao mà tu được. Đang đi tụng kinh, giữa đường mà gặp một người nào đó không quen, quẹt vào làm cho mình bị rách áo thì liền quay trở lại sừng sộ cãi lộn với họ đã, chứ còn tụng kinh thì thôi để mai, mốt tụng cũng được. Đó tức là phiền não chướng, vì nó làm chướng ngại con đường giải thoát, con đường tu tập, làm chướng ngại sự tìm đến cảnh an vui thanh tịnh của mọi người.

    Thứ hai là nghiệp chướng, tức là cái nghiệp làm chướng ngại con đường tu tập của mình. Tôi thí dụ: Sáng nay đi tụng kinh Pháp Hoa ở chùa Từ Đàm, nhưng khi đạp xe qua chợ Bến Ngự thấy có quán cà phê mùi thơm bốc ra hấp dẫn, thèm quá mình không cưỡng lại được, thôi thì phá lệ ghé qua uống một cốc đã. Cái nghiệp uống cà phê nó lôi đi theo nghiệp uống cà phê, nghiệp ham mê bóng đá nó lôi đi theo nghiệp bóng đá, nghiệp ưa đánh lộn nó lôi theo nghiệp ưa đánh lộn. Bao nhiêu cái nghiệp đó ở nơi chúng sanh hoặc nhiều hoặc ít đều có hết. Nếu nghiệp đó mình không thắng nổi hắn, phải đi theo hắn thì đời đời chìm đắm theo nó, chứ không tiến lên con đường giải thoát, giác ngộ được, nên gọi là nghiệp chướng.

    Thứ ba là báo chướng. Báo chướng nghĩa là sinh ra đã gặp quả báo. Có người ưa đi tụng kinh quá mà sao bữa nay trong người không khỏe, bị đau bụng, mai đau chân, mốt nhức đầu, không sao đi tụng kinh được. Họ cũng biết giáo pháp của Đức Phật dạy quí báu vô cùng, muốn đi nghe quá nhưng bữa nay hai tai nó ù, không nghe được. Nghe người ta diễn tả rằng: Tượng Đức Phật rất trang nghiêm, thanh thoát, tự tại, an lạc, họ muốn thấy tượng Đức Phật, muốn chiêm ngưỡng tượng Đức Phật nhưng vì hai con mắt bị mù không thấy được nên gọi là báo chướng.

    Vậy khi nói thân người nữ bị năm chướng không làm được 5 chức vị đó là thuộc về loại chướng nào? Nó thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, cũng không phải phiền não chướng. Bởi thân ta có khi không luận nam hay nữ, khi đã dứt hết phiền não chướng rồi thì không còn phiền não nữa. Trong hiện thân dứt hết phiền não, dứt hết nghiệp chướng rồi thì không còn phiền não và không còn nghiệp chướng nữa, nhưng cái thân báo chướng nơi mình khi sinh ra đã mang cái thân đó. Trong khi mang nó thì thân đàn ông khác, thân đàn bà khác. Thân nam giới có nhiều tự tại hơn, trái lại, thân nữ giới có nhiều cái triền phược hơn, vì bị nhiều triền phược nên cũng bị nhiều ngăn ngại: Do vậy người nữ không được làm Đế Thích, không được làm Ma vương, không được làm Chuyển Luân Thánh Vương, không được làm Phạm Thiên Vương, và không được làm Phật, vì đó là báo chướng chứ không phải nghiệp chướng, không phải phiền não chướng. Bởi vì phiền não chướng cũng y như nam giới, nghiệp chướng cũng y như nam giới không khác gì hết, nhưng vì dư báo trong hiện tại làm chướng ngại, nên không thể làm chủ năm chức vị đó mà thôi. Năm chướng này là năm chướng thuộc về báo chướng chứ không phải phiền não hay nghiệp chướng gì hết. Báo chướng là cái dư báo do mình tạo nghiệp đời trước, nên ngày hôm nay phải chịu báo thân như vậy, cho nên có những vị đắc đạo trong hiện thân, Đức Phật cũng thành đạo trong khi hiện thân chứ không phải Ngài thành đạo lúc nhắm mắt, thế nhưng cái dư báo của sắc thân đó, Ngài cũng phải chịu. Ví như đau ốm, rét lạnh, nhức đầu sổ mũi…là thuộc về báo chướng.

    Các vị A la hán cũng vậy, trong hiện tại chứng quả A la hán thì chính các vị đó đã dứt hết phiền não chướng, nghiệp chướng nhưng cũng còn mắc báo chướng nên phải chịu sự triền phược của cái nghiệp báo đó. Như trong kinh có nêu câu chuyện: Có một vị đã chứng A la hán rồi nhưng khi đi khất thực không có ai cúng dường.

    Đó là ngài Losaka, vì lẽ trong kiếp trứơc bà mẹ của Ngài rất mộ đạo, hay cúng dường bố thí cho các bậc tu hành, trái lại, ngài thì hay ghét mấy vị đi khất thực. Thấy ngài đâu là ngài ối đổ nấy, vì vậy nên không có ai dám đến nhà của ngài để khất thực, mặc dầu pháp khất thực của các nhà sư thì không phân biệt nhà nào hết, nhà nào cũng phải đi ngang qua cả. Nhưng bữa đó, có một vị Bích Chi Phật đến khất thực nơi nhà của ngài, khi ấy ngài không có ở nhà. Bà mẹ đem cúng dường Bích Chi Phật những thực phẩm tốt nhất. Khi vị Bích Chi Phật vừa đi ra khỏi thì gặp Losaka trở về, thấy vậy liền tra hỏi vị Bích Chi Phật rằng: Ông vào xin trong nhà tôi có gì không? Ngài trả lời: Có. Ông biểu ngài đưa bình bát cho ông coi và thấy trong bình bát có thức ăn. Ông giành lấy bình bát của ngài và đổ xuống đất và lấy chân chà cho nát. Vì tạo nghiệp không tốt đối với vị Bích Chi Phật nên kiếp sau, ngài bị luân hồi và sanh vào trong nhà người chài lưới ở miền biển rất nghèo. Làng này lâu nay làm ăn cũng khá, bữa được bữa mất nhưng không bao giờ đói. Nhưng từ khi sanh ngài ra thì nhà ấy và làng buôn luôn luôn bị mất mùa, đói kém. Họ bèn điều tra xem xét và được biết kể từ khi ngài có mặt thì làm thiệt hại cả làng, nhưng chưa ai dám nói ra.

    Một hôm để xác minh có phải ngài là người làm cho cả làng bị thiệt hại như vậy không, họ bèn chia làng ấy ra làm hai thôn: Thôn trên và thôn dưới. Thôn không có ngài Losaka ở thì làm ăn phát đạt, trái lại, thôn có ngài Losaka sinh và đang ở đó thì luôn luôn mất mùa, đói kém. Khi đã biết chính ngài là người làm cho cả thôn bị đói kém, họ liền đuổi hai mẹ con ngài đi. Cả hai mẹ con dắt nhau đi xin, nhưng tới đâu cũng không ai cho gì hết. Khi bà mẹ để ngài ở nhà đi xin một mình thì họ cho rất nhiều, còn nếu mang ngài đi theo thì không ai cho cả. Bà mẹ cảm thấy chán nản và định bỏ rơi con. May thay một hôm gặp ngài Xá-lợi-phất, ngài nhìn thấy Losaka mặc dầu mắc quả báo như vậy, nhưng có căn chủng rất tốt nên ngài nhận đem về nuôi dạy. Ngài dạy cho Losaka học và tu hành, sau đó không bao lâu thì chứng quả A la hán. Mặc dầu chứng quả A la hán nhưng đến khi đi khất thực, khất đâu cũng không được. Buổi sáng ngài đi khất thực thì các thí chủ chưa mở cửa. Ngài đợi gần trưa đi khất thực thì người ta đã cúng dường cho mấy vị trước rồi, đến khi ngài đi tới thì hết thức ăn. Khi ngài đi chặng giữa cũng có người cúng, nhưng khi ngồi ăn thì quạ xuống giành mất, cứ như vậy nên ngài phải chịu đói luôn. Thấy vậy ngài Xá-lợi-phất liền đi khất thực đem về cho ngài ăn. Khi đưa cơm cho ngài Losaka ăn, ngài vừa bưng bình bát lên thì cơm liền biến mất. Ngài Xá-lợi-phất phải tự bưng bình bát để Losaka ăn. Ngài tuy chứng A la hán nhưng vẫn bị quả báo như vậy. Sự việc của ngài Losaka mà tôi vừa kể trên là bị báo chướng chứ không phải bị nghiệp chướng lại càng không phải bị phiền não chướng.

    Trong kinh Pháp Hoa nơi Phẩm Đề-bà mà ngài Xá-lợi-phất nghi Long nữ không thể thành Phật được, vì thân người nữ có 5 chướng ngại nên không thể thành Phật được, là thuộc về báo chướng chứ không phải nghiệp hoặc phiền não chướng. Qua đó chúng ta mới thấy tính cách bình đẳng của Phật, Ngài nói: “Tất cả chúng sanh đều có Phật tánh như nhau, không có gì sai khác”.

    Sang năm là năm Rồng, kể chuyện Rồng như vậy để các Phật tử rõ và chúng ta cũng nên biết rằng, học Phật phải biết nghiệp chướng là gì, phiền não chướng là gì, báo chướng là gì, để chúng ta sách tấn tu tập, hầu dứt trừ ba thứ chướng đó để được tự tại an vui và giải thoát.
  2. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    799
    em 0 có phim ma nhưng phim này vừa có chưởng vừa kinh dị;http://youtu.be/LVT91Km0idk
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Di thể của nhà sư không phân hủy sau 3 tuần viên tịch



    Nhà sư Lobsang Nyima Rinpoche.
    (Dân trí) – Sau khi qua đời 18 ngày, di thể nhà sư Ấn Độ Lobsang Nyima Rinpoche vẫn nguyên vẹn trong giai đoạn “Thukdham”, một giai đoạn sống sau khi viên tịch mà ở đó cơ thể rơi vào trạng thái thiền và không bị phân hủy.

    Các cao tăng của Phật giáo Tây Tạng thường rơi vào giai đoạn này ngay sau khi chết.

    Người ta cũng nói rằng suốt giai đoạn đó, cơ thể vẫn giữ khí ở bên trong. Nhưng để duy trì được cơ thể như vậy sau khi qua đời thì chỉ những ai có nhân cách siêu phàm về năng lực tâm linh mới có thể làm được.

    Bệnh viện KLE tại thành phố Belgaum tuyên bố nhà sư Lobsang Nyima viên tịch ngày 13/9/2008 nhưng các đệ tử và Phật tử của ngài ở tu viện Mundgod cho rằng nhà sư đang ở giai đoạn “Thukdham”.

    Sau khi biết tin đã có rất nhiều người Tây Tạng và người dân địa phương tìm đến tu viện Mundgod, bang Bangalore của Ấn Độ. Khu định cư của người Tây Tạng ở thị trấn Mundgod nằm cách bang Goa khoảng 6 giờ lái xe. Đây là khu định cư lớn nhất ở Ấn Độ, nó được thành lập vào năm 1966. Hiện có 9 khu dân cư cùng 2 tu viện và 1 ni viện.

    Việc di thể của nhà sư không bị phân hủy vài tuần sau khi ngài qua đời đã thu hút sự quan tâm rất lớn từ các học giả và các nhà sư và y học hiện đại. Tenzin Namdul và Yangzom Dolker, 2 bác sỹ Tây Tạng đến từ bệnh viện Men-Tsee-Khang và Delek đã được cử đến tu viện Mundgod để nghiên cứu theo phương diện khoa học tác động của giai đoạn “Thukdham”.

    Cùng với 2 nhà nghiên cứu trên, các nhà khoa học của Tổ chức Nghiên cứu Yoga Vivekananda Swami (Bangalore) và các bác sỹ bệnh viện KLE, mới đây đã thực hiện kiểm tra di hài của nhà sư.

    Các bác sỹ đã dùng máy đo điện não đồ (EEG) và máy đo điện tâm đồ (ECG), để đo tác động giai đoạn “Thukdham” lên di hài nhà sư Rinpoche và đo nhiệt độ cơ thể của ông bằng trang thiết bị khoa học hiện đại nhất.

    Theo Phayul, một trang web tin tức của người Tây Tạng, các nhà khoa học và các học giả đưa ra kết luận rằng nhà lãnh đạo tinh thần này đã duy trì giai đoạn “Thukdham” trong 18 ngày.

    Bác sĩ Vinay mahishal, người đã khám và công bố tin nhà sư qua đời cho biết: “Chắc chắn nhà sư đã chết lâm sàng. Nhưng điều khiến tôi thực sự ngạc nhiên là di hài của ngài vẫn hồng hào sau vài tuần viên tịch”.

    Tháng 12 năm ngoái, người ta đã khởi xướng công trình nghiên cứu giai đoạn “Thukdham” dưới sự giúp đỡ của phòng thí nghiệm phân hình não bộ của Tiến sĩ Richard Davidson, đại học Wisconsin (Mỹ).


    Tu viện Mundgod, Ấn Độ.
    Các đoàn nghiên cứu cũng tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi được tận mắt chứng kiến cơ thể hồng hào của nhà sư. Họ đã đề xuất nghiên cứu sâu hơn về “Thukdham” nhằm làm sáng tỏ những bí ẩn của sự sống và cái chết.

    Hiện dòng người gồm các phật tử và những người mộ đạo vẫn không ngừng đổ đến tu viện Mundgod.
  4. nastock

    nastock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    0
    các bác cho em hỏi, e chứng kiến được rất nhiều trường hợp, những người mất lúc còn rất trẻ, sau này có về nhập vào người khác chữa bệnh, dự đoán vận mệnh rất giỏi. TH này gọi là ma gì ạ?



    Đức Phật vượt ma chướng
    Tìm hiểu định nghĩa của Ma trong kinh sách

    Ma là gì ? Chữ Ma do chữ Phạn Mâra mà ra. Tiếng Tây tạng là bDud, người Nhật cũng gọi là Ma hay Hajun, tiếng Hán là Mo hay Mó, nhưng người Trung quốc thường âm từ tiếng Phạn và gọi là Ma-la, vần r không có trong tiếng Trung hoa nên người Trung hoa thường gọi là Ma-la thay vì là Ma-ra. Kể dài dòng ra như thế để thấy rằng không phải chỉ có người Việt Nam ta mới « thấy » Ma.

    Kinh sách định nghĩa chữ Ma (Mâra) là « Quỷ sứ cám dỗ », một thứ « Quỷ tinh ranh » tượng trưng cho những xu hướng tâm thần bấn loạn và lầm lẫn, cản trở con đường tu tập của một hành giả.

    Phổ diệu Kinh (Latitavistara), là bộ kinh kể lại cuộc đời của Đức Phật, cho biết Ma đã từng dùng mọi xảo thuật ma quái để quấy nhiễu và cản trở không cho Vị Phật tương lai là Đức Thích-Ca Mâu-Ni đạt được Giác ngộ. Trong đêm trước khi Ngài thành Phật, Ma dẫn ba con ma nữ đến quyến rũ Ngài, lại đưa ma quân đến để ném đá như mưa vào Đức Phật. Tên cầm đầu đòi Đức Phật phải nhường ngai lại cho hắn, vì hắn nhất định bảo rằng không có gì chứng thực Phật đã đạt được Giác ngộ. Phật liền dùng tay phải chạm xuống mặt đất, mặt đất liền bị chấn động và rung chuyển ầm ầm, chứng minh cho sự Giác ngộ đích thực của Ngài. Cả đàn Ma liền biến mất như bị phù phép vậy.

    Như vừa kể trên đây, nếu ta có ma quân…thì ta cũng phải có tên cầm đầu tức là Ma vương. Ma vương cũng là cách dịch khác của chữ Mâra. Ma vương là Vua các loài Thiên ma, ngụ ở cảnh trời gọi là Tha-hoá Tự-tại thiên (Paranirmitavasavartin), tức là cảnh trời thứ sáu trong cõi Dục giới, một cảnh giới thấp nhất trong Tam giới. Ma vương có phép thần thông, chuyên dùng ma thuật để phá rối, ngăn cản sự tu tập của những vị Bồ-tát. Ma vương còn có tên là Ma vương Ba-tuần, tức là tên của Tha-hoá Tự-tại thiên vương.

    Vậy theo Kinh sách, có bao nhiêu thứ Ma tất cả ? Thật ra Ma nhiều lắm, nhưng tựu trung được phân loại ra làm bốn thứ. Có vài khác biệt trong cách định nghĩa của bốn loại Magiữa Thừa Kinh điển (Sutrayana) và Kim cương thừa(Vajrayana). Vì thế nếu đem cộng lại sẽ có đến tám thứ Ma(Bát ma).

    Theo Thừa Kinh điển (Sutrayana) có bốn loại Ma (Tứ ma) là :

    1. Ma cấu hợp (Skandhamara) : đó là thứ ma quái làm cơ sở cho khổ đau và cái chết mà ta phải gánh chịu trong cõi luân hồi. Con ma đó gọi là « con ma gánh chịu cái chết ». Kinh sách tiếng Hán gọi là Ấm ma, Uẩn ma, hay Ngũ chúng ma.

    2. Ma dục vọng (Klesamara) : bao gồm những dục vọng, ham muốn, thèm khát, xui khiến ta phạm vào những hành vi tiêu cực, tạo ra nghiệp xấu, thu ngắn kiếp nhân sinh, đưa ta vào vòng khổ đau của cõi luân hồi. Đó là « con ma đưa đến cái chết », kinh sách gốc Hán gọi là Phiền não ma.

    3. Ma thần chết (Mrtyumara) : đó là sự hủy hoại, cứu cánh tất nhiên của sự sinh, hậu quả của bản chất cấu hợp của mọi hiện tượng, tức là quy luật Vô thường. Con ma này có tên là « con ma vô thường », kinh sách tiếng Hán gọi là Tử ma.

    4. Ma con trời (Devaputramara) : bao gồm những thứ ma làm cho ta đãng trí, phân tâm, xúi dục ta bám víu vào ảo giác bên ngoài làm cản trở sự tu học. Đó là « con ma bấn loạn », kinh sách tiếng Hán gọi là Tha-hoá Tự-tại Thiên tử ma, gọi tắt là Thiên ma, tức thần thánh tay sai của Thiên-hóa Tự tại vương.

    Theo Kim cương thừa (Vajrayana) tứ Ma lại được định nghĩa khác hơn :

    1. Ma xiềng xích (tiếng Tây tạng : thogs-bcas-kyi bdud) : con Ma này rất hung tợn và lộ liễu, gây ra phiền não, binh tật và chướng ngại bên ngoài. Đây là con Ma của sự bám víu và ghét bỏ đối với những vật thể và hiện tượng chung quanh. Con ma này luôn luôn tìm cách trói buộc ta vào những thứ ấy. Kinh sách tiếng Hán gọi con ma xiềng xích là Phiền não ma.

    2. Ma thả lỏng (tiếng Tây tạng : thogs-med-kyi bdud) : đó là ba thứ nọc độc chính và năm thứ nọc độc phụ, tức là những dục vọng chính yếu và thứ yếu, những tư tưởng hay tư duy bấn loạn chưa được khắc phục, xâm chiếm tâm thức ta và gây ra khổ đau cho ta. Kinh sách gốc tiếng Hán gọi con ma này là Tâm ma.

    3. Ma khánh hỷ (tiếng Tây tạng : dga’-brod-kyi bdud) : đó là con ma đội lốt hân hoan, vui thích, thỏa mãn với chính mình, xem ta hơn cả mọi người, xúi dục ta bám víu vào những « kết quả » và « kinh nghiệm » thiền định đã thực hiện được và cho đấy là cao siêu, rồi trở nên hãnh diện, không chịu cố gắng tu tập thêm. Kinh gốc tiếng Hán gọi là Thiện căn ma.

    4. Ma kiêu căng (tiếng Tây tạng : snyems-byed-kyi bdud) : đó là con ma ngạo mạn, tự mãn, tự kiêu, tự đại. Đấy là bản chất căn bản của con ma mang tên là cái « ta », cái « tôi », cái « ngã ». Kinh sách gốc tiếng Hán gọi là Tam muội ma.

    Có sách (kinh Hoa nghiêm sớ sao) còn phân chia Mara làm mười thứ gọi là Thập ma, trong số mười loại ma này nhiều thứ đã được liệt kê trên đây, tuy nhiên cũng xin kể ra hết theo thứ tự như sau :

    1. Uẩn ma

    2. Phiền não ma

    3. Nghiệp ma : tức các nghiệp tiêu cực ngăn trở việc tu tập.

    4. Tâm ma

    5. Tử ma

    6. Thiên ma

    7. Thiện căn ma

    8. Tam muội ma

    9. Thiện trí thức ma : tức là những kẻ thông hiểu được đạo lý, nhưng vì ích kỷ tham tiếc đạo lý ấy mà giữ riêng cho mình, chẳng chỉ dạy cho kẻ khác. Những kẻ như thế cũng được xem là một loại ma.

    10. Bồ-đề Pháp-trí ma : là những kẻ tuy đã phát lộ được trí tuệ, nhưng vẫn còn chấp trước không quán thấy được chính đạo.

    Đã nói đến danh từ và định nghĩa thì cũng mạn phép kể ra thêm :

    Ma cảnh : khung cảnh do ma quái tạo ra để phỉnh gạt và ngăn trở người tu hành.

    Ma chướng : những chướng ngại, ngăn chận việc tu hành và sự thăng tiến của trí tuệ.

    Ma duyên : còn gọi là ác duyên, tức là những xui khiến đưa đến nghịch cảnh, bất lợi hay độc hại.

    Ma đàn : là sự bố thí của ma, không phải là của người. Đó là sự bố thí của những kẻ mang lòng tà, lòng tham, cầu danh, cầu lợi mà bố thí, sợ oai lực của ma quỷ mà bố thí, muốn tránh tại nạn mà bố thí. Loại ma này nhan nhãn chung quanh ta, rất dễ thấy, không cần đến « kính chiếu yêu ». Chữ Ma đànnghịch nghĩa với chữ Phật đàn, tức là bố thí mà không biết là đã bố thí, không biết bố thí cái gì và bố thí cho ai, bố thí chỉ vì lòng từ bi vô biên mà thôi. Bố thí như thế còn gọi là Bố thí Ba-la-mật.

    Ma đạo : đường đi của ma, chốn lui tới của ma, còn gọi là ma giới, tức cảnh giới của ma.

    Ma lực : sức mạnh tiêu cực, kích động những hành vị xấu hay hung ác.

    Ma ngoại : là những kẻ phỉ báng, chê bai Đạo pháp.

    Ma Phạm : (Mâra hay Brâma) tức là Ma vương ở cõiPhạm vương, gọi tắt là Ma Phạm. Chữ Ma vương đã được giải thích trên đây, đó là Thiên-hoá Tự tại vương, còn Ma Phạmhay Phạm vương hay Phạm thiên vương (Mahabrahma) là vị Chúa tể của cõi Ta-bà, quyền lực của Ma Phạm hay Phạm thiên vương vượt lên vị thế cao nhất trong cõi Dục giới, cai quản và điều hành cả thế giới này. Kinh điển gốc Hán gọi « Ngài » là Ngọc Hoàng Thượng đế.

    Ma thiền : phép thiền định tà mị, sai lầm, liên hệ với ma quỷ, đi ngược với chánh đạo. Ma thuật : nói chung là những hành vi mê tín, dị đoan, phản khoa học.

    Ma sự : ý nghĩa của ma sự khá rắc rối, đại cương là những sự việc, những hành vi sai lầm, ngăn cản sự tu học trên con đường chánh Pháp. Những người thực thi ma sự có thể xem như những con ma chạy theo lục trần : yêu sắc đẹp, thích tiếng êm tai, ưa thích mùi thơm, miếng ngon, thích đụng chạm và sờ mó những gì ưa thích, ước mong những cảnh huống tiện nghi sang trọng. Ma sự cũng là những cám dỗ kích động người tu hành phá giới, chạy theo danh lợi, sắc dục. Ma sự cũng có thể dùng để chỉ người ngồi thiền u mê và ngủ gục, hoặc trụ vào những cảnh hiện ra khi thiền, hoặc cảm thấy bấn loạn trong tâm thức, thấy cảnh dữ mà bỏ thiền… Ma sự cũng dùng để ám chỉ những người đã xuất gia tu hành nhưng còn ham thích luận bàn thế sự, chiến tranh, tình yêu nam nữ, hoặc xu nịnh bọn cư sĩ và bá tánh lui tới chùa có nhiều của cải, cúng dường nhiều, hoặc vướng vào phép bói toán, đoán số mệnh, ếm ma, trừ quỷ…

    Vậy Ma thực sự là gì ?

    Ma hay Mâra là một biểu tượng trong Phật giáo và cả Ấn độ giáo, dùng để chỉ một vị trời hay vị thần đứng vào hàng đầu, cao siêu và mạnh hơn hết, giống như định nghĩa của chữMa Phạm vừa nói trên đây. Tên của Ma có nghĩa là thần chết.Ma là chúa tể của mọi dục vọng, thèm khát, ham muốn, mọi thứ khoái lạc do thân xác. Đó là Chủ nhân ông của thế giới vật chất và hiện tượng. Trọng trách và bổn phận của người Chủ nhân ông này là phải điều khiển và canh chừng sự vận hành của thế giới đang diễn biến chung quanh ta.

    Ma không những tượng trưng cho dục vọng hiển hiện như vừa kể mà còn tượng trương cho những thèm khát tiềm ẩn bên trong ta, không bộc lộ ra ngoài, chúng thuộc về bản năng, có thể phát sinh từ tâm thức mặc dù rất tinh khiết, hoặc từ những nghiệp sâu kín và những cấu hợp của thân xác. Con Manày nằm trong da thịt của ta, trong tâm thức ta, trong sự vận hành của cơ thể ta.

    Ma còn mang một cái tên nữa mà Kinh sách ít nói đến, đó là con ma Ái dục (Kâma, xin đừng lầm lộn với karma), đó là sự yêu mến, lòng yêu thương, nói nôm na là tình yêu. Con maÁi dục ấy là một thứ bản năng, tinh anh của sự sống, luôn luôn « canh chừng » và « chăm lo » cho ta rất cẩn thận. Con Ma đó hiển hiện một cách tuyệt vời, thật đẹp, nó làm phát sinh ra mọi hình tướng, màu sắc và âm thanh đủ loại. Con ma đó hiến dâng cho ta những ảo giác biến động như vửa kể do chính nó tạo ra, kèm theo mọi thứ lạc thú và mọi cảnh giới tuyệt đẹp thuộc vào thế giới luân hồi, và tạo ra mọi thứ hạnh phúc của thế tục.

    Vấn đề mấu chốt và gay go là Ma không bao giờ chú ý đến hậu quả của những thứ mà nó đã tạo ra. Nó rất hào phóng, cho không tiếc tay, « tham » bao nhiêu nó cũng cho, « yêu » bao nhiêu nó cũng khuyến khích thêm, « bám víu » bao nhiêu nó cũng sẵn sàng tiếp tay. Nhưng hậu quả của những ảo giác ấy mà Ma đem tặng cho ta chỉ là khổ đau mà thôi : cướp giật, mưu mô, thất tình, tự tử, lường gạt, đâm chém… Những khổ đau ấy Ma không cần biết. Ma cho ta lạc thú, nhưng đồng thời cũng tập cho ta thèm khát lạc thú. Điều này có nghĩa là Ngũ uẩn quen dần với với những lạc thú, lệ thuộc vào lạc thú và bị kích động bởi lạc thú. Ma vừa là Kẻ sáng tạo và đồng thời cũng là Kẻ phá hoại là như thế đó.

    Khi nhìn Ma dưới khía cạnh này, ta sẽ hiểu ngay là ma ở đâu. Ma ngự trị chính trong đầu của ta. Ma nằm sẵn trong tâm thức ta, trong da thịt ta, trong sự vận hành của thân xác và tâm trí ta. Nói cách khác Ma không nằm bên ngoài ta, không có ta thì cũng không có Ma. Ma quân hay những đạo binh ma chính là sự thèm khát nhục dục, thất vọng, buồn bực, đói khát, bám víu, tham lam, chiếm giữ, lười biếng, đờ đẫn, sợ hãi, nghi ngờ, hận thù, tiện nghi, kiêu căng, tự phụ, yêu thương một cách ích kỷ, tự mãn với cái « tôi » của chính mình v.v. và v.v. Tất cả những thứ này được Kinh sách phân ra làm tám thứ hay mười thứ ma : Uẩn ma, Phiền não ma, Tử ma, Thiên ma, Tâm ma, Thiện căn ma, Tam muội ma…như đã đề cập trong phầntrên đây. Nhưng nếu suy nghĩ sâu sa thì ta sẽ thấy Manhiều hơn, đông đảo hơn như thế nữa, Ma hiển hiện cùng khắp trong thế giới luân hồi này.

    Trên đây là những gì Kinh sách nói về Ma, định nghĩa về Ma. Dựa theo đó ta có thể phân loại và tổng kết thành ba loại như sau :

    - Ma tượng trưng những cấu hợp do nghiệp của mỗi cá nhân hay những cảnh huống bất lợi xảy ra bên ngoài : chẳng hạn như ma nghiệp, ma duyên, uẫn ma, ấm ma, ngũ chúng ma, ma chướng, ma cảnh, ma đạo, ma duyên…

    - Ma tượng trưng cho những hành vi sai lầm hay bất chính : ma phiền não, ma khánh hỷ, ma kiêu căng, thiện ma, tâm ma, tam muội ma…

    - Ma tượng trưng cho những chúng sinh thực thi những hành vi sai lầm, tai hại : chẳng hạn như ma phạm, ma vương, những người thực thi ma sự, ma thuật…

    Điều lạ là kinh sách nhiều vô kể nhưng ít thấy nói đến những con ma có thể làm cho ta dựng tóc gáy, hét lên và phóng chạy, hoặc làm cho người ngủ mê kêu ú ớ, tay chân lạnh ngắt và toát mồ hôi đầm đìa. Ta thử tìm hiểu loại ma này xem sao.

    Một thí dụ cụ thể về Ma

    Để tránh cách nói tổng quát, siêu hình như trên đây, ta thử đưa ra một vài thí dụ thực tiễn hơn, đơn giản hơn vể những con ma thường hiện ra dọa nạt những con người bình dị như chúng ta đây, kể cả trẻ con cho đến người lớn. Chẳng hạn khi ta bước vào một căn phòng tối, ta thấy trong một góc phòng có một con Ma, tóc xõa, mặt xanh mét, đang nhe răng trợn mắt,… và cười với ta một cách thật rùng rợn. Nếu ta bình thản, từ tốn, không khiếp sợ, tiến thẳng đến con Ma, ta sẽ không thấy nókhi ta đến gần. Vì đấy chỉ là những ảo giác do ta tạo ra trong đầu hay do bóng tối mờ ảo nuôi thêm trí tưởng tượng của ta. Nếu như ta vẫn « không dám » tiến đến gần, ta cứ bật đèn lên, thì con Ma cũng biến mất. Nhưng nếu ngược lại, ta hét lên một tiếng, « vắt giò lên cổ » mà chạy, thì nhất định con Ma sẽ đuổi theo, và nhất định ta sẽ không thể nào chạy nhanh hơn nóđược, vì chính ta cõng nó mà chạy. Nó ở trong đầu của ta, trong thân xác đang « nổi da gà » của ta.

    Tệ hơn nữa, có thể sau đó ta lại đem chuyện « thấy ma » ấy mà vừa thở hổn hển, vừa kể như thật với người khác, tức là ta giới thiệu con Ma mà ta thấy cho một người thứ hai. Người này có thể vừa thích thú vừa sợ sệt mà đón rước nó, đem cất giữ nó vào trong đầu. Người này lại kể cho người thứ ba, người thứ ba lại kể cho người thứ tư. Mỗi lần như vậy thì con ma mà ta thấy trước đây lại trở nên hung tợn hơn và khiếp đảm hơn một chút, mắt nó trợn to hơn, răng nó dài hơn, và nó cười rùng rợn hơn. Biết đâu sau một vòng, người nghe sau cùng lại vô tình kể lại cho ta nghe về con ma ấy, có thể ta còn sợ nó hơn cả con ma mà chính ta đã từng thấy « thật » trước đây.

    Phật có đưa ra một thí dụ dễ hiểu. Khi bước ngang ngưỡng cửa lúc nhá nhem tối, ta thấy một con rắn. Ta hoảng hốt và giật lùi lại. Nhưng nhìn kỹ thì đấy chỉ là một cuộn dây thừng. Con rắn ở trong đầu ta. Con Ma cũng ở trong đầu ta là như vậy.

    Khi ta ngủ mê, ta thường chiêm bao « thấy ma ». Ta hét lên hay la ú ớ…Giật mình thức dậy, ta không thấy con ma nào cả. Khi ngủ, ta nhắm mắt, nằm trên giường và trong gian phòng tối om, làm gì ta có thế dùng mắt mà thấy được. Cái thấy ấy là do tâm thức của ta thấy, hình ảnh con ma hiện lên từ tiềm thức ta, từ nơi a-lại-da-thức (âlayavijnâna) của ta, sinh khởi từ những xúc cảm bấn loạn và tiềm ẩn trong ta, từ những nghiệp sâu kín của ta, từ những ám ảnh bịnh hoạn của ta, từ những đam mê, tham dục của ta, từ những bám víu vào ảo giác, sân hận của ta…Những người tu tập cao, nhất là tu tập theo các phép thiền định của Phật giáo Tây tạng, họ ít chiêm bao hay hoàn toàn không còn chiêm bao nữa, hoặc nếu có chiêm bao thì họ chỉ « thấy » những phản ứng và hành vi của họ thấm đượm lòng tư bi, yêu thương, khoan dung và độ lương trước những cảnh đau thương trước mặt họ, nhưng tuyệt đối họ không còn thấy ma nữa.

    Tóm lại, Ma nằm trong tâm trí ta và tâm thức ta. Tại sao ? Vì Ma chính là Chủ nhân ông của mọi tư duy và hành vi duy ý của ta. Vị Chủ nhân ông ấy tượng trưng cho sự vận hành của nghiệp, cơ sở của sự vận hành ấy là ngũ uẩn (skanha), ngũ uẫn tác động với ngoại cảnh tức là cơ duyên để giúp chonghiệp biến thành quả. Vậy con Ma, hay Vị Chủ nhân ông của ta chính là cái ta, cái ngã, cái tôi đang ẩn nấp trong ta, đang điểu khiển ta. Con Ma đó chính là vô minh, tức những bản năng thú tính, dục vọng, thèm khát, bám víu, sân si, ảo giác…, chúng kích động ta, đẩy ta vào những hành vi với mục đích làm thoả mãn những thèm khát và dục vọng trong ta. Hậu quả đưa đến là khổ đau. Trong đầu ta, Ma luôn luôn nhắc nhở ta phải bảo vệ cái tôi, cái ngã của ta, nó rất khôn ngoan và khéo léo, tùy theo từng người, từng hoàn cảnh và trường hợp, nó sẽ dùng cách quát nạt, ra lệnh hay vỗ về bằng những tiếng êm ái, dễ thương, hoặc hét lên the thé…, mục đích để in đậm trong tâm trí ta sự hiện diện của cái ngã.

    Ma là cái ngã đang thống trị ta, làm cho ta tham lam, ích kỷ, nó xúi dục ta, nịnh hót ta, biến ta thành đốn mạt, nói dối và quỷ quyệt. Ma không phải chỉ biết doạ nạt suông mà thôi, nhưng chính những hành vi do Ma xúi dục đã làm phát sinh ra Thế giới luân hồi. Thế giới luân hồi nằm trong sự kiềm tỏa của Ma, đồng thời Ma lại nằm trong tâm thức ta. Đánh đuổi con Ma ấy ra khỏi tâm thức có nghĩa là xoá bỏ cả thế giới luân hồi này. Vì thế có thể nói Ma chính là biểu hiện của luân hồi, của sợ hãi, đọa đày và khổ đau. Ma hay Vô minh tung hoành trong tâm thức ta, tạo ra u mê, lầm lẫn và đau khổ, kích động ta tạo nghiệp, trói buộc ta vào thế giới luân hồi.

    Chu kỳ của sự sống là sự vận hành của bánh xe luân hồi mà động cơ là con Ma trong đầu ta. « Tỉnh thức » hay « Giác ngộ » tức là nhận thức được quá trình đó, sự vận chuyển đó không thật, chúng chỉ là ảo giác, chỉ là Ma. Tóm lại, ta không thể đuổi con Ma ra khỏi phòng, ta cũng không thể chạy trốn nó được, mà ta phải đuổi con Ma ra khỏi đầu. Ta không thể dùng bùa chú, phù phép hay nghi lễ để đuổi Ma. Ta chỉ có thể đuổi Ma bằng tu tập, bằng cách khắc phục Vô minh,mang lại cho ta một tâm linh minh mẫn, an bình, trong sáng và rạng rỡ, không còn bóng dáng một con Ma nào nữa.

    Trừ Ma theo Phật giáo Tây tạng

    Theo sự trình bày trên đây, Ma ẩn nấp trong đầu ta, tu tập tức là tìm cách đánh đuổi con Ma ra khỏi đầu. Lý thuyết là như thế, nhưng đánh đuổi bằng khí giới gì, bằng cách nào ? Xin trích ra đây câu chuyện trừ Ma hay trị Ma của Mật-lặc-Nhật-ba (Milarepa) do Kalou Rinpoché thuật lại trong một quyển sách của ông. Kalou Rinpoché (1904-1989) là một Đại sư Tây tạng rất uy tín đã thuyết giảng trong hai mươi năm liền tại các nước Tây phương trước khi ông qua đời. Mật-lặc-Nhật-ba (1052-1135) là một thánh nhân Tây tạng, đệ tử của Mã-nhĩ-ba (Marpa). Câu chuyện như sau :

    Mật-lặc-Nhật-ba ẩn cư trong một hang động trên Hy-mã Lạp-sơn. Một hôm, khi ông quay vào hang thì bắt gặp một đàn quỷ rất hung tợn đang chờ đợi ông, chúng nhe răng và trợn hai mắt to như hai cái dĩa. Chúng dọa nạt ông, dậm chân làm mặt đất rung chuyển, hò hét thật khiếp đảm. Mật-lặc-Nhật-ba tìm mọi cách để xua đuổi chúng : ông kêu gọi đến sức mạnh của thầy ông là lạt-ma Mã-nhĩ-ba và quán tưởng đến các thần linh phù trợ, nhưng đều không hiệu quả ; ông quay ra hăm dọa lại đàn ma quỷ, tìm mọi cách đánh đuổi chúng. Chẳng những chúng không sợ mà còn chế nhạo ông nữa :

    « Nhìn thấy mi như thế, chúng ta thừa biết mi hoảng sợ lắm rồi. Mi mất hết trầm tĩnh và sự an bình rồi. Ha ! ha ! »

    Mật-lặc Nhật-ba liền tự nhủ :

    « Mã-nhĩ-ba thầy ta có dạy rằng những biểu hiện bên ngoài chỉ là những phóng ảnh của tâm thức, bản chất của tâm thức thật ra là trống không và trong sáng. Nếu xem ma quỷ thuộc bên ngoài tâm thức để mà đánh đuổi chúng ra xa thì cũng giống như là những hành động ảo giác mà thôi ».

    Mật-lặc-Nhật-ba liền hiểu rằng ông không được phép để cho tâm thức bị ám ảnh bởi những biểu hiện như thế, phải giữ tâm thức vững vàng trước những đàn ma quỷ dù cho chúng hung tợn đến đâu cũng thế. Ông cũng quán nhận được rằng ma quỷ chỉ là những bám víu, và những tư duy nhị nguyên phát sinh từ trong tâm thức. Ông bèn hết sợ, chấp nhận sự đối diện với ma quỷ, đồng thời ông phát lộ lòng Từ bi vô biên đối với chúng.

    Ông tự nhủ như sau :

    « Nếu chúng nó muốn ăn thịt ta, ta sẽ hiến dâng thân xác này của ta cho chúng ; sự sống là tạm bợ, đấy chính là một dịp tốt để ta đem thân xác này làm một việc thiện ».

    Thật bất ngờ, thái độ Từ bi và sự quán nhận Tánh không của Mật-lặc-Nhật-ba đã làm nguôi cơn thịnh nộ của đám ma quỷ và tên cầm đầu liền nói với Mật-lặc-Nhật-ba như sau :

    « Chúng ta cứ tưởng là mi khiếp sợ chúng ta ; nào ngờ các ý nghĩ đen tối về ma quỷ không thể nào hiển hiện ra được trong đầu mi, vậy thì mi chẳng có gì để sợ hãi cả ».

    Dứt lời, toàn thể đám ma quỷ đều biến mất.

    Người ta nghĩ rằng ma chỉ có thể hiện ra trong kẹt cửa hay trong những nơi đầy bóng tối, nhưng thật ra thì chúng đang ẩn nấp trong các ngõ ngách u tối phía sau tấm màn vô minh trong tâm thức của mỗi người trong chúng ta. Khi nào chúng ta vun xới tâm thức mình để biến cải nó thành một ngôi vườn đầy hoa thơm và cỏ lạ, tràn đầy lòng Từ bi và rộng lượng, chan hòa ánh hào quang của Phật tính, thì khi ấy trong tâm thức ta tức là ngôi vườn chan hoà ánh sáng đó sẽ không còn có bóng dáng của một con ma nào ẩn nấp.
    [/QUOTE]
  5. vuadauco

    vuadauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/04/2011
    Đã được thích:
    19
    thank bác[r2)]
  6. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    phụ bác chủ thớt 1 tay mới đc


    Sau mấy hôm mệt nhoài trên thủ phủ sứ Mường, người tôi đau ê ẩm. Đầu óc tôi hôm nay nặng trĩu, hơi thở nặng nề có chiều hâm hấp nóng. Tôi chạy qua hàng thuốc Tây đầu ngõ, mua dăm vỉ kháng sinh Ampi, qua hàng cô cháo nóng ăn qua loa , chiêu vài viên thuốc rồi về nhà, lên giường cuộn tròn trong chiếc chăn bông to xù mà người vẫn ớn lạnh. Cái giá lạnh như khởi nguồn từ trong nội tạng truyền ra, khiến tôi cứ run lên bần bật, từng cơn, từng cơn, hai hàm răng cứ khua lập cập như ai gõ thìa trong miệng vậy, trán tôi mồ hôi chẩy thành dòng. Tôi cố cất tiếng gọi đứa cháu, nhưng không ai trả lời, nhà lúc này thật vắng vẻ, hình như chỉ có mình tôi ở nhà. Tôi cố gượng dậy, toàn thân tôi ê ẩm, tôi cứ khoác nguyên chiếc chăn bông xuống tầng, mò lấy quả chanh, lọ đường, đổ vào cốc pha và uống như chưa bao giờ được uống vậy. Quả nhiên chỉ sau vài phút người tôi bắt đầu tỉnh lại, ngước lên đồng hồ chỉ 9h15 phút. Vừa lúc đó chuông ĐT của tôi reo thánh thót, nhìn thấy số ĐT quen của chú em gọi, tôi bấm máy nghe, thì ra chú em tôi vừa về Điện của Cô Đồng để gọi Hồn các Cụ chỉ bảo công việc tìm kiếm vừa qua. Giọng chú oang oang : tối hôm trước là 2 con Ma nó theo anh em mình đấy anh ạ, nó định cho xe mình lật ngay đoạn đó đấy. Tôi lạnh cả gáy khi nghe thông tin đó. Thế ai bảo chú thế ? chú em tôi tiếp : Cụ V nhà mình về, cụ bảo 2 con Ma đó nó định theo anh em mình về nhà, Cụ bảo nó định về theo xem nhà con cháu Ông H ra sao, nhưng khi VA chụp được hình nó thì nó định bắt luôn VA, nó bảo chụp được hình của nó thì nó phải cho lật xe cho mà biết. Thật hú hồn hú vía. Nếu không có cái trạm Malie trên đường thì chắc chắn chúng tôi đã gặp chuyện chẳng lành rồi, tôi thầm cảm ơn Trời Phật và Tổ Tiên đã phù hộ.Chú em cho biết thêm Cụ bảo rằng chúng tôi đi đón Thầy về mà chỉ địa điểm cho, đào như thế là sai vị trí rồi, hai nữa ông Thần Linh che mắt không cho tìm thấy đâu, tôi bảo chú em - thôi về rồi bình tĩnh tìm Thầy Cao tay mà tìm ông, chứ cứ mênh mông thế này biết ông nằm đâu mà đào ? Chiều hôm đó người tôi như đôi phần vơi nhẹ, tôi quyết định lấy xe vòng vo qua mấy trung tâm ngoại cảm, cố tìm kiếm lấy 1 ông, Bà Thầy ngoại cảm nào có thể giúp được gia đình tôi không. Nhưng đến đâu cũng chỉ thấy vòng trong , vòng ngoài người chờ đợi, mà Thầy toàn điều khiển từ xa thế này thì chắc anh em tôi phải cầy hết cái sân bóng ấy lên thôi. Tôi ngán ngẩm quay về TT Nghiên cứu tiềm năng con người gặp C, cô đưa cho tôi 3 quyển sổ dày cộp danh sách đăng ký tìm mộ LS, tôi lắc đầu như vừa được dội thêm gáo nước lạnh. Đêm đó anh em tôi bàn nhau chỉ còn cách duy nhất là gọi hồn các Cụ nhà mình chỉ dẫn để tìm thôi, khổ cái là không thể nào gọi được Vong Ông Ngoại tôi vì bị tà ám, nên ông không thể về được điện Cô Đồng chỉ đích xác cho các cháu được.

    Mặc dù còn ngây ngấy sốt, sớm hôm sau 1h30 phút chúng tôi đã lên đường về điện Cô Đồng. Đến nơi còn sớm lắm, chúng tôi ngả hết ghế xe làm giường nằm, chú em mở cốp lấy thêm cái chăn to sụ lên chùm kín cả 2 người. Vừa thiu thiu sáp ngủ thì Bóng đè tôi cứng ngắc, tôi cố ngọ nguậy, cựa mình mà không sao cựa được, mồm tôi ú a ú ớ, mắt tôi mở trừng trừng ngước lên nóc xe, xung quanh 1 mầu đen thẫm, ảm đạm. Tôi cố co chân đạp mạnh đánh Rầm vào táp lô cánh phụ, chú em tôi lúc đó cũng choàng dậy bật cái đèn trên nóc xe, lúc đó tôi mới ngồi dậy được, miệng ú ớ : anh bị Bóng Đè.... đã nghe có tiếng gà gáy canh 4, anh em tôi thế là lại thêm 1 đêm thức trắng.
    4h 20 sáng khi chủ quán cạnh Cô Đồng vừa bật đèn, chúng tôi đã đánh xe vào sân xin đăng ký, người lúc này ở đâu ra mà có đến cả mấy Trung đội, nhiều người đã nhẵn mặt anh em tôi, họ hỏi thăm, thông cảm cùng chúng tôi thật nhiều vì đa số đã được nghe những câu chuyện mà các Cụ Âm về nói với chúng tôi, nhiều người còn nhường nhịn cho chúng tôi xếp trước. Hôm đó có ai mắc lỗi gì đó nên Cô Đồng không làm việc được, Cô đã cầu xin Đài (âm dương) đến cả vài chục lần mà đều không được. Chú em tôi đứng nói chuyện tốp năm, tốp ba ngoài sân với những người đủ mọi cảnh ngộ. khoảng 10h30 chú em tôi kéo tôi ra quán ngoài đầu ngõ, mặt hớn hở như sắp bắt được của : Có rồi, chú thốt lên. Tôi không khỏi ngạc nhiên hỏi lại : Có cái gì ? chú em tôi hấp hoảng : có Thầy rồi... tôi đề nghị bà chủ quán pha cho 1 lấm chà thật nóng, tiếng gió rít từng hồi qua tấm liếp chắn tuyềnh toàng rung lên bần bật. Sau chén Chà nóng lấy hơi chú em tôi nói tiếp : có chị L nãy mách bảo cho 1 ông Thầy Cao lắm. mỗi tội ở rất xa, Chú em giơ cho tôi xem 1 cái địa chỉ lạ hoắc tận tỉnh sát biên giới Việt Trung, chú em tôi nói luôn : thôi để mai em đi phục Thầy luôn, anh cứ ở nhà lo các việc, thôi mất 1 người thôi, đi đông cũng chẳng ích gì...mai em đi , hôm nào đón được Thầy về ta lại tiếp tục. Mai anh lên Hòa Bình khất với đơn vị chủ đất mấy hôm, bảo họ là gia đình đang đi đón Thầy...Hôm đó chúng tôi và mọi người về không. Anh em tôi chia làm đôi ngả lên đường. Tất cả đang chờ đón phía trước, mông lung nhưng vẫn hé 1 tia hi vọng...(còn nữa)...
  7. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    Chúng tôi ra về, lòng nặng trĩu, bao nỗi lo âu vô duyên cứ từ đâu ập tới, khiến chúng tôi như chẳng muốn nói điều gì. bao công sức, hy vọng tan như mây khói, rồi tia hy vọng đó lại như le lói cuối con đường hầm âm u, mịt mùng khiến chúng tôi cứ dấn bước mà theo nó, rồi lại hụt hẫng, lại hy vọng. Tối đó về tôi gọi điện cho anh S giám đốc công ty địa ốc, nơi phần mộ ông ngoại tôi ở đó, xin khất lui thời gian tìm kiếm, trong vòng 1 tháng tới sẽ san trả mặt bằng và bồi thường thiệt hại để rảnh chân sớm mai lên đường. Bởi ở đất Bắc thầy bà hiện nay thì quá đông, phần đa lợi dụng tâm linh, tín ngưỡng kiếm tiền, mà thầy bà chân chính và làm được việc thì như mò kim đáy nước. Vì vậy tôi muốn đi mời thầy 1 chuyến, nhân tiện kiểm tra khả năng của họ xem có giúp được mình không, nếu không tìm được thầy chuyến này cũng xem như vái tới cao xanh 1 lạy vậy. Hôm sau khi trời chưa rạng sáng chúng tôi đã lên đường.
    Link này là : Tấm hình 2 con Ma đã chụp được kỳ trước.
    http://nhanh.vinaanh.com/45562.html
    Con đường QL số 2 đi biên giới Việt Trung trải dài gần 400 km. Điểm chúng tôi đến cách Hà Nội trên 300 km. Tầm giữa trưa chúng tôi đã ung dung ngồi trong 1 quán tai thị xã vùng biên. Trong thời buổi kinh tế thị trường sự khác biệt về văn hóa, nối sống không khác biệt là mấy, trên cả tuyến đường không hề gặp 1 bóng áo chàm, 1chiếc gùi dân tộc thiểu số... quả là điều đáng tiếc cho đồng bào dân tộc vì họ đã tự đánh mất bản sắc văn hóa của mình.Món ăn ở đây cũng không có gì khác lạ với miền xuôi, vẫn những món ăn thường ngày quen thuộc, chỉ khác đôi chút ở cách nấu nướng mà thôi. Nghỉ ngơi đến tầm đầu giờ chiều chúng tôi xuôi xuống con đường đi cửa khẩu. Đường về nhà Pháp sư Thầy không khó lắm, đi chừng nửa tiếng tôi đã nhận ra cây Đa ven đường, chúng tôi cho xe chạy vào 1 bản nhỏ, đa số là nhà xây, xuống 1 quán tạp hóa ven đường hỏi thăm thì chỉ còn cách nhà Thầy chưa đầy 300m. Cho xe tạt ven đường, chúng tôi xách tay chút đồ lễ bước qua 1 chiếc cổng xây to bự. Ngôi nhà sàn sừng sững trước mặt, bên phải là cây Trám già thân to người ôm tỏa bóng xanh mát rượi. khác với các ngôi nhà sàn khác, ngôi nhà này Thầy cho xây kín tường phần dưới, nát gạch men tạo thành 3 phòng rộng rãi, thoáng mát. Tiếp chúng tôi là 1 người đàn bà chạc ngoài 50 tuổi, dáng người đậm đà, chậm chạp, lời ăn tiếng nói đủng đỉnh của người vùng cao. Sau 1 hồi hỏi thăm, được biết Pháp sư đã đi từ chiều qua, chúng tôi xin địa chỉ rồi lui gót lần theo địa chỉ của pháp sư Thầy. Tối mịt sau khi ăn tối ngoài hàng, chúng tôi đã đến được địa chỉ của Thầy. Căn nhà xây lợp ngói khang trang ngự ngang chừng đồi cây keo lá Chàm rậm rạp, trong nhà điện sáng chưng, tiếng trẻ con nô đùa, tiếng TV cuối chương trình thời sự... mùi hương thơm ngan ngát thoang thoảng hòa quyện mùi ngai ngái của lá rừng. Chúng tôi bước vào nhà. Người đàn ông to cao, khuôn mặt vuông vức, cởi mở bước ra mời chúng tôi vào nhà. Sau tuần nước trà vàng sánh chúng tôi mới trình bầy hoàn cảnh và mong muốn của chúng tôi... một lát sau vợ Thầy - 1 người phụ nữ nhỏ nhắn, khuôn mặt sắc sảo bước vào chào chúng tôi, sau đó chị ngồi xuống chiếc ghế đối diện và cũng tham gia bàn luận. Thầy nói : tôi sẽ kiểm tra ngay bây giờ, nếu tìm được chúng tôi sẽ giúp, còn nế không tìm được chúng tôi sẽ trả lời ngay. Tôi đứng lên lấy túi hoa quả, tiền vàng hương..v.v.. nhờ chị vợ thắp hương, đặt lễ ở gian điện cạnh bên. Bản điện thật đơn sơ, có cả thẩy 11 bát hương to, sắp làm 3 ban, trên vách có treo hình Phật, Thánh, Tàn hương uốn cong veo thành mấy tầng trông thật đẹp, trong bát còn mấy que nhang đang cháy dở làm cho căn điện cảm giác ấm cúng. Sắp lễ xong Thầy vào lấy tên tuổi, địa chỉ và làm lễ trình cho chúng tôi, sau khi xin 1 đài âm dương xong, mời chúng tôi qua phòng khách ngồi uống nước tiếp. Chị vợ lấy bộ bài tulokho bảo chú em tôi tráo bài để xem. Bất giác tôi cất tiếng thở dài não nuột....
  8. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    Đầu óc tôi ong ong, dây thần kinh tôi như giãn ra, từng mạch máu nhỏ li ti trong óc tôi như căng phồng, giần giật như muốn vỡ bung sau 1 ngày hành xác trên con đường ( xấu nhất hành tinh) có một không hai này và kết quả là cỗ bài Tulokho đang nhẩy múa trên tay vị pháp sư Thầy mà tôi mới vừa quen biết. Tôi xin phép ngả dài người trên chiếc ghế tựa nằm phía góc khuất của căn nhà, mặc kệ chú em đang xem bài cùng gia chủ. Mắt tôi nhắm nghiền, tôi thả lỏng cho toàn thân ê ẩm được thư giãn, giữ hơi thở đều đều để thả hồn vào giấc ngủ quên sầu, như đang muốn kéo tôi về với nó. Đang thiu thiu bỗng tôi giật mình đánh thót khi chú em gọi giật giọng : anh ra đây tráo bài cho Thầy xem này. Tôi miễn cưỡng đứng dậy, vòng qua sân sau rửa mặt cho hết buồn ngủ, sau đó ngồi vào bàn uống 1 chén trà đặc quánh cắm tăm mọi người quên uống từ bao giờ , cho tỉnh táo. Chú em tôi đưa mắt ra hiệu cho tôi như muốn nói : anh không được lộ điều gì, để coi Thầy nói có đúng không. Quả thật tôi không lấy gì làm tin tưởng ở mấy cây bài giấy đồ chơi kia. Tôi uể oải tráo bài, chia làm mấy mô như Thầy bảo, sau đó lại rút ra 7 cây và đưa bài cho Thầy xem. Thầy chia làm 2 dây bài theo chiều dọc, câu đầu tiên Thầy nói với chúng tôi : sao tôi thấy ngôi Mộ này nhiều người tìm quá này, hiện khu đó đang đào bới gì lung tung cả lên thế này ? ngôi mộ đó theo như bài này với các anh là bên ngoại phải không ? cách 3 đời, các anh phải goi là ông đúng không ??? mồm tôi há hốc ra, mắt tôi như đờ đẫn không tin ở tai mình nữa, sao ông Thầy này chỉ qua mấy cây bài mà phán sao mà không trật câu nào vậy nhỉ ? tôi từ từ lấy lại bình tĩnh, cơn buồn ngủ và mệt mỏi như chốn khỏi người tôi tự bao giờ không hay, tôi hỏi tỉnh bơ : Thầy coi giúp xem bọn tôi đi kiếm mộ đợt này có được không ? và có còn trục trặc gì không ? Thầy bảo tôi tráo bài lần nữa, rút lấy 3 cây. Thầy nói trong 3 cây bài đó nếu có cây J bích hoặc K bích thì tôi chúc mừng anh, còn nếu không có 1 trong 2 cây đó thì phải xét lại, Tôi nửa tin, nửa ngờ - trong ngần ấy cây bài, tráo đi, tráo lại làm sao có thể ra được 1 trong 2 cây đó ? tay tôi như run lên, tô rút lấy 3 cây bất kỳ trong bộ bài, lật úp xuống mặt bàn và chờ đợi. Thầy đặt tay cầm 3 cây bài thong thả hỏi tôi : anh có nhớ tôi dặn anh gì không ? nếu có 1 cây J hoặc K bích thì xin chúc mừng anh. Nói rồi Thầy lật ngửa cả 3 cây bài xuống bàn, Quả thật cây K bích như có phép mầu nằm gọn lỏn giữa 2 cây bài J rô và Q rô đỏ chói. Thầy reo lên và bắt tay chúc mừng tôi như kiểu bắt được của vậy, Thầy phán tiếp : cứ như 2 lần xem bài cho anh thì : chỉ có 1 người con gái có thể tìm được Cụ, còn các anh còn là bậc sau nữa, hàng cháu là phải rồi. Thầy bảo tôi tráo tiếp theo vần tên tôi, chia thành 4 mô và đưa Thầy, sau 1 hồi trang bài, Thầy xếp thành 2 dây đặt ngửa bài, soi tiếp : theo như bài này phải có người phụ nữ vần H tên 3 chữ Hai hoặc Hải gì đó thì Cụ mới cho tìm thấy. Tôi giật nẩy mình như bị điện giật, ông Thầy này soi rõ cả tên mẹ đẻ của tôi, và quả thật chỉ còn mỗi mình Mẹ tôi còn sống sót mà thôi, bao nhiêu anh em ruột thịt của Mẹ đã từ giã cõi đời khi còn rất nhỏ, duy có mỗi một người anh trên của Mẹ là trưởng thành và đã hy sinh trong chiến dịch Hòa Bình, hiện phần mộ cũng chưa biết vùi dập nơi đâu. Cả trang sử về cuộc đời Mẹ tôi toàn là nước mắt thương đau. Cứ sau mỗi ván bài Thầy lại phán dăm ba câu làm anh em tôi chỉ biết há mồm thán phục mà không cãi được câu nào... chúng tôi hoàn toàn bị khuất phục trước 1 ông Thầy lần đầu gặp mặt trong đời....
  9. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    Anh em tôi mê mải xem bài mãi cho tới hơn 1 tiếng đồng hồ, cũng may tối hôm nay vắng khách nên anh em tôi có phần được ưu đãi hơn. Mà sao chỉ qua mấy cây bài mà tất cả những cái thầm kín nhất của tôi và chú em cũng như được phơi bầy ra ánh sáng... Không còn nghi ngờ gì nữa chúng tôi thầm nghĩ - chính đây sẽ là người giúp gia đình tôi tìm được Ông Ngoại tôi để quy tập về quê Cha đất Tổ. Chúng tôi năn nỉ trình bầy với 2 vợ chồng Thầy sớm giúp cho gia đình tôi và nhất định anh em tôi sẽ chờ ở đây để rước Thầy cùng về luôn. Thầy nói : các anh yên tâm cứ về đi, xong mấy việc đã hẹn với khách rồi chúng tôi sẽ đi, đã nhận lời với người ta rồi, không làm là không được. Tôi cương quyết nói với vợ chồng Thầy - việc tìm kiếm ông tôi đã cấp bách lắm rồi, may mà dịp này mới gặp được Thầy, anh em tôi quyết chờ cho bằng được. Xin Thầy giúp cho, còn sớm mai chúng tôi sẽ nói khó với khách của Thầy nhường cho gia đình tôi làm trước. Chúng tôi năn nỉ mãi - cuối cùng vợ Thầy thấy chúng tôi quá khổ sở mới xen ngang vào - thôi thì thế này các anh ạ : tôi sẽ gọi điện lại khất với mấy gia đình kia lui lại vài hôm vậy. Tôi sướng rơn như mở cờ trong bụng, vội cảm ơn rối rít như sợ vợ chồng Thầy đổi ý vậy. Xếp đặt xong xuôi chúng tôi ra về và hẹn vợ chồng Thầy sáng mai vào đón sớm. Chúng tôi ra xe vội quay ra thị xã tìm nhà để nghỉ. Tắm táp xong anh em tôi kiếm ấm trà Tuyên đặc quánh, nước xanh rờn ngồi ngâm nghê mà sao bên chiếc bàn mặt kính quên cả thời gian. làn khói thuốc cứ ngoằn ngoèo như Rắn lượn quanh trước mặt, ngó qua hiện trên mặt chiếc điện thoại đã thấy báo 2h15 sáng. Tôi bàn với chú em : thôi ta đi đánh răng, rửa mặt rồi đi đón vợ chồng Thầy luôn cho kịp, kẻo nhỡ nhà nào họ cũng cần như nhà mình thì hỏng bét. Chú em nhanh chóng chấp thuận. Chúng tôi đến sân nhà Thầy đúng 3h30 phút. Thấy tiếng xe vào Thầy bật đèn ngoài sân sáng choang. mở cửa xe bước ra, cái lạnh giá của miền núi đồi như ập đến, mùi ngai ngái của lá rừng như mơn man trong từng hơi thở còn thấm đẫm sương đêm. Thầy hé cửa nhìn ra , thấy tôi Thầy hỏi - thế các anh không ngủ à ? Tôi đáp chống chế : lạ nhà khó ngủ quá Thầy ạ, thế nên tính vào sớm 1 tý chờ Thầy dậy rồi ta đi luôn. Thầy mời chúng tôi vào ngồi trong phòng khách, sau đó đánh thức vợ dậy chuẩn bị đồ đạc, đánh răng rửa mặt rồi đưa đồ cho tôi xếp trong cốp xe, gọi đứa con lớn dậy dặn dò một lúc rồi cùng chúng tôi lên xe, mọi việc nhanh chóng gọn gàng như tác phong 1 người lính vậy. Đón được Thầy, tâm trạng anh em tôi mừng khôn siết. Khi đến đầu Làng chuẩn bị quẹo sang đường quốc lộ đã thấy 2 quệt đèn pha sáng quắc cắt ngang màn sương mù buổi sáng rẽ ngựoc lại chiều chúng tôi. Thầy nói luôn : khách họ vào đón đấy, thôi biết làm sao được, coi như tôi có duyên với các anh đấy...Tôi chỉ còn biết dăm câu ba điều cho lỗi lòng Thầy khuây khỏa...
    __________________
  10. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    828
    Con đường về xuôi gập gềnh nhấp nhô làn sóng, uốn lượn theo dòng sông Lô, lúc ẩn, lúc hiện với những bãi mía nương ngô xanh mướt như còn đang ngái ngủ trong làn sương trắng bồng bềnh ướt át. Tôi mở kính chắn cửa lấy chút gió trời thanh sạch bên ngoài, Tranh thủ hít mấy hơi thật dài cho căng lồng ngực, tiết mùa Đông như vẫn còn đeo đẳng đâu đây khiến tôi rùng mình, nổi da Gà. Tôi bấm vội công tắc kính , 2 tay khoanh trước ngực giữ ấm cho cơ thể, tựa lưng vào đệm cố nhắm mắt tranh thủ nghỉ ngơi cho lại sức sau đêm dài thức trắng. Đằng sau xe vẫn vọng lại tiếng thở đều đều của Thầy theo từng nhịp bánh xe lăn. Bóng cây cối núp súp bên đường cứ lùi dần, lùi dần đưa tôi ngập vào giấc ngủ lúc nào không biết. Tôi bừng tỉnh khi tiếng lao xao nơi trạm thu phí giao thông ngay cửa ô vào Thủ Đô Hà Nội, Ngước nhìn Đồng Hồ đã chỉ 8h 50 phút. Xe đi chậm quá, tôi đoán chắc thấy tôi và vợ chồng Thầy ngon giấc nên chú em tôi không nỡ chạy nhanh, sợ sóc làm mọi người tỉnh giấc. Tôi ái ngại nhìn chú em nói : thôi chú để anh đổi lái cho 1 lúc, chắc chú mỏi lắm rồi, chú em tôi nhất trí ngay, chỉ sau chưa đầy 10 km, đã thấy chú em tôi gật gù như chưa bao giờ được ngủ. Tôi mở điện thoại gọi về nhờ Mẹ tôi mua sắm lễ và mua đồ ăn để khoản đãi Thầy, giọng Mẹ tôi thật mừng rỡ khi biết chúng tôi cùng vợ chồng Thầy sắp về đến nhà. Cũng may chợ ngay liền kề, nên việc mua bán với gia đình tôi quả là thuận lợi. Đường tốt, xe chạy nhanh chẳng mấy chốc tôi đã cho xe rẽ về ngõ nhỏ nơi mẹ tôi đang sốt ruột ngóng chờ. Tôi cho xe dừng ngay giữa cửa, Mẹ tôi đã mở cửa tự lúc nào, Bà niềm nở mời Thầy vào nhà, tôi đánh xe đỗ tạt vỉa hè bên phố vắng, khóa xe rồi giảo bước vào nhà, ngó xuống bếp đã thấy bà chị dâu và cô em tôi đã nổi lửa, mùi thức ăn đã thơm phức thoang thoảng trong nhà. giọng Mẹ tôi khẩn khoản, tha thiết nhờ Thầy giúp cho gia đình tìm được người thân. Sau 1 hồi lắng nghe Thầy chỉ nói vẻn vẹn mấy câu : Bác cứ yên tâm, nghiệp làm Thầy, chúng tôi sẽ cố gắng...
    Cơm nước nghỉ ngơi xong chúng tôi cùng Thầy sắp sanh lễ lạt, hoa trái tiền vàng đầy cả 1 cốp xe, đầu giờ Mùi bắt đầu xuất phát, khoảng 15h00 chiều chúng tôi đã an tọa tại nhà nghỉ quen thuộc nơi thủ phủ sứ Mường. Nghỉ ngơi khoảng 40 phút, Thầy bảo tôi và chú em đưa Thầy đến chỗ mà chúng tôi đang tìm kiếm, dân vùng này đã quá quen mặt chúng tôi, chúng tôi vào 1 quán nước quen thuộc bên đường mời Thầy vào uống nước, Thầy nói - anh dẫn tôi vào đây đã, tôi cùng Thầy đi vòng 1 vòng khắp cả khu vực, xong xuôi Thầy lẳng lặng ra hiệu cho tôi ra về mà không hề thổ lộ điều gì. Về đến nhà nghỉ khi chúng tôi đang ngơ ngác vì không hiểu ý Thầy, Tôi nhờ lễ tân đem lên 1 ấm nước trà, mời Thầy ngồi xuống rồi hỏi : Thế nào hả Thầy ? mặt bằng mênh mông thế, người ta san phẳng hết rồi, liệu có tìm được không ? Thầy uống 1 ngụm nước nhỏ rồi điềm tĩnh nói : tôi nhìn thấy ông cụ rồi, nhưng tôi thấy có 2 đứa trẻ con cứ túm lấy tay ông cụ mà kéo, tôi đang nghi là 2 đứa trẻ con này sẽ gây nhiều rắc rối đây. Thôi thì cứ để sáng mai đem lễ ra gọi hồn Cụ tại đó rồi sẽ tính sau. Tôi lạnh cả gáy sau khi nghe Thầy nói, tôi ấp úng hỏi Thầy thêm - Thế là sao hả Thầy ? Vợ Thầy xem ra đã gặp nhiều trường hợp như vậy nên tham gia : Các anh cứ yên tâm, Vợ Thầy chấn an khi thấy chúng tôi hoang mang : việc tìm mộ này mỗi người một khác, chẳng trường hợp nào giống nhau đâu, theo tôi biết thì Ông Cụ nhà anh là đang bị vong ( Ma ) ám, nếu không bắt được 2 vong đó thì sẽ không tìm được đâu, vì nó dấu nên các Thầy bị che mắt, rất khó tìm... Tôi thực sự choáng, mặt thừ ra, trắng bệch, miệng tôi se đi như người đang sốt vì mất nước, hai bên tay da Gà nổi dày, ớn lạnh...

Chia sẻ trang này