Những câu chuyện thần bí - Ma ám vì mở Luân Xa - Liệu có cõi âm cùng tồn tại với chúng ta không?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi pmpmpm, 05/11/2011.

3036 người đang online, trong đó có 33 thành viên. 03:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 35427 lượt đọc và 327 bài trả lời
  1. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    Tối hôm đó thật dài, Chúng tôi nghỉ ở nhà nghỉ cách trung tâm Thị xã không xa, cái nhộn nhịp ở đây khác xa với sự ồn ã của Thủ đô về đêm. Cũng ánh đèn đường mờ ảo, những cửa hàng san sát rực rỡ ánh đèn, nhưng người mua kẻ bán vắng vẻ, tẻ nhạt làm sao. Anh em tôi rủ nhau bách bộ dọc theo hè phố về phía trung tâm Thành phố, mỏi cả đôi chân mới tìm được 1 quán Cafe có vẻ ra hồn một chút, chúng tôi bước vào tìm một bàn tròn ngay sát lùm cây có chăng đèn mờ ảo gọi 2 ly Cafe đen đá, sát phía trong gần cửa hậu một đôi trai gái đang cúi đầu tâm sự, không khí quán hàng có vẻ suy tư trầm lắng. Anh em tôi mỗi người như theo đuổi dòng suy nghĩ riêng bên ly Cafe tí tách, tôi rút điếu thuốc ba số 5 châm lửa phì phèo vài hơi cho đỡ tẻ nhạt, chú em tôi cắt ngang sự im lặng : liệu mai có tìm được Ông không hả anh ? tôi thủng thẳng đáp : chưa thể biết được. Anh em tôi chuyện trò huyên thuyên đủ chuyện để giết thời gian cho đến khi chủ quán rặng hắng như ngầm nhắc nhở khách hàng, tôi nhìn đồng hồ mới 22h30 phút, ngoảnh ra phố - đường vắng tanh, chúng tôi thanh toán rồi rảo bước ra phố quay về quán trọ. Lại 1 đêm trằn trọc không sao ngủ được...
    5h30 sáng chúng tôi đã tắm gội , mặc quần áo chỉnh tề, buổi sáng ở vùng cao có vẻ đến sớm hơn, những ngọn gió phóng khoáng từng đợt ùa vào khung cửa sổ vuông vức mở về hướng núi xanh rì, nhấp nhô như sóng, từng đàn chim khuyên ríu rít chuyền cành trên cây Bàng xum xuê bên cửa sổ. Tôi mở cửa bước ra hành lang, giật mình khi thấy Pháp Sư Thầy đã đứng hóng gió tự bao giờ. Ngủ được không Thầy ? tôi cất tiếng chào, thời tiết hôm nay thật tuyệt, bầu trời thật trong gió thổi nhẹ mơn man trên da thịt thật dễ chịu. Anh em tôi cùng Vợ chồng Thầy đi ăn sáng sớm hơn để tranh thủ thời gian đi mua sắm Hoa Quả làm lễ. Hai anh em tôi thuê 2 xe ôm đi vào chợ để mua bán cho tiện lợi. Tôi mua mấy quả trứng gà ta , 1 chiếc gương tròn, hoa quả, trầu cau thật tươi, ở chợ này có vẻ dễ mua và rẻ hơn miền xuôi, thấp thoáng bóng dáng bóng dáng các bà Mế váy áo dân tộc gồng gánh con Lợn giống hoặc đôi gà thiến Lông thật mượt. Chẳng mấy chốc chúng tôi đã mua đủ các danh mục mà Thầy yêu cầu về tập kết tại bãi đất trống sau dẫy nhà của Công ty địa ốc. Cô hàng nước quen đã đem cho mượn mấy cái chiếu cói rải sẵn chờ chúng tôi về sắp lễ. Tôi lóng nga lóng ngóng chẳng biết xếp lễ thế nào đành ngồi nhìn mấy bà phụ nữ khéo tay xếp hộ, chẳng mấy chốc mâm cỗ cúng đầy đặn, xôi gà bốc hơi nghi ngút đã được bầy ra. Thầy bảo tôi lên hương, vái 4 phương tám hướng, xong cắm vào ống gạo đạt ngay ngắn trước mâm cỗ, tôi lui ra nhường chỗ cho Thầy làm lễ. Thầy ngồi khoanh chân, rung chuông khấn vái 1 hồi, bên ngoài đám người hiếu kỳ đã vây thành vòng tròn xem chúng tôi làm lễ. Thầy bảo chú em tôi thắp thêm tuần hương mới, vì ngoài bãi gió lộng hơn, hương như có vẻ cháy nhanh hơn. Thầy đặt chiếc gương tròn tôi mua trên đĩa gạo sau đó bắt đầu phép gọi hồn. vừa qua mấy câu khấn sơ sài thì lạ thay Quả trứng vô tri tôi vừa mua như hút chặt vào chiếc gương nằm nghiêng trong đĩa gạo đầy. Thầy nhắc mọi người đứng tránh xa ra đề phòng bất trắc, sợ vong về mà hợp 1 ai đó, nhập vào thì khổ. Thầy chưa dứt lời với đám người hiếu kỳ thì tôi thấy rợn người khi nghe tiếng đứa bé con ngay đằng sau tôi cười nghặt nghẽo, giọng nó the thé như tiếng Ma, tôi chẳng hiểu ra sao liền quát nó : con bé này tránh ra cho người ta làm, cứ sấn vào đây làm gì ? con bé chỉ thẳng vào mặt tôi : mấy thằng ranh con này nhé - cút mẹ chúng mày đi không ông mày bóp chết tươi bây giờ. Bất giác tôi định thần lại, nhìn thẳng vào mặt con bé xa lạ, mặt nó đỏ phừng phừng, mắt đỏ ngầu, dài dại. Tôi quát : ơ cái con này... Vợ Thầy túm tay tôi kéo ra xa, lúc đó tôi mới thấy mọi người hiếu kỳ nãy dạt hẳn ra ngoài xa, Vợ Thầy vừa thở, vừa nói vào tai tôi : Ma nhập vào con bé rồi, anh tránh ra đây không rầy rà to bây giờ. lúc đó tôi mới thấy tái mặt, chân tôi nhẹ bỗng như không nâng nổi trọng lượng của mình nữa, giọng tôi thều thào như không ra hơi : bây giờ làm thế nào ? sau khi trấn tĩnh lại tôi mới thấy Pháp Sư Thầy cùng con bé ngồi đối diện nhautrong mâm cỗ cúng giữa bãi, mọi người lúc này đã hiểu rõ sự tình, đều thất kinh, rụng rời tay chân, không ai dám sấn vào gần xem nữa. Tôi ngoảnh lại thấy người đàn ông to lớn chạy huỳnh huỵch rẽ đám người lao vào phía đứa bé lúc đó đang bốc xôi ăn nhem nhẻm. Pháp Sư Thầy giơ tay ngăn người đàn ông ( bố đứa bé ) lại và nói : anh cứ bình tĩnh, không sao đâu, để cháu ở đây tôi sẽ có cách, Vợ Thầy kéo bố đứa trẻ ra và bảo : anh cứ yên tâm, tý nữa cháu sẽ tỉnh thôi, anh cứ bình tĩnh chờ cháu tỉnh rồi đón cháu về, bố cháu bé dường như đã hiểu ra, nhưng có vẻ sốt ruột nên cứ sấn lại gần, con bé mồm nhai ngồm ngoàm, hai tay nó xé cái đùi Gà ăn lấy ăn để, chai rượu quốc lủi nút lá chuối gần 0,7 lít mà nó tu vài hơi sạch nhẵn, Thấy người đến gần thì ngoảnh mặt đưa đôi mắt đục ngầu rồi chỉ tay vào mặt bố nó mà chửi : Thằng này cút ra kia để ông mày ăn, cút, giọng nó rít lên nghe mà dựng tóc gáy. Bố nó bật lùi lại không tin ở tai mình nữa...
    Mặt Pháp Sư Thầy lúc đó tỉnh bơ Thầy hỏi nó : Đã no chưa ? nó trả lời luôn : tao phải ăn bằng hết. Thầy cười : thế cứ ăn đi, ta chờ....
  2. ChiHuyPho.

    ChiHuyPho. Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2011
    Đã được thích:
    1
    lưu lại tối ngủ thì đọc:))
  3. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    Quả thực chuyện Ma thì tôi nghe và xem trên truyền hình đã quá nhiều, nhưng quá bất ngờ khi việc đó lại sảy ra ngay trong công việc hệ trọng nhất của gia đình mình làm anh em tôi bối rối không biết làm sao. Tôi đành cứ bám lấy phu nhân của Thầy mà hỏi xem phải đối phó ra sao. Vợ Thầy khuyên chúng tôi cứ bình tĩnh, nhưng trong giọng nói xem như có phần hốt hoảng, lạc giọng làm tôi càng thêm lo lắng. khi bữa tiệc cho Ma ăn sắp tàn, Thầy cao giọng hỏi nó : Thế ăn đã đủ chưa ? con Ma the thé cất tiếng : đem cho tao 2 con gà , xôi , thêm rượu ngon nữa để đem về cho em và ông tao đang ở nhà, cho tao nhiều tiền, quần áo nữa...nó bóc cam, và nhai hoa quả gau gáu, ăn như chưa bao giờ được ăn, nhìn bộ dạng nó chén thật ngon lành, không thể tưởng tượng được vì sao cái bao tử của 1 đứa trẻ con lại có thể chứa được đĩa xôi to tú ụ, 1 con gà trống thiến đến 2 kg và nó còn đang tiếp tục nhồi nào hoa quả, bánh kẹo ngấu nghiến như không hề biết no vậy ?
    Đây chính là mâm cơm cúng dường hôm đó, tôi đã tranh thủ chụp được hình khi vừa gọi hồn, lúc đó con Ma chưa nhập vào em bé.


    Thầy ra hiệu cho tôi đi mua thêm lễ, xôi, gà ... như con Ma đã yêu cầu. Lúc này tôi mới thấy thấm thía câu châm ngôn các cụ thường dạy : chiều như chiều Vong là thế. Tôi không muốn để mất cơ hội chứng kiến buổi tiếp con Ma này, bèn nhờ chú em và 1 chú xe ôm tức tốc xuống chợ mua đồ. Lúc này đám khách xem không mời kéo đến mỗi lúc một đông, xếp thành 1 vòng tròn to như đang xem Chọi gà vậy, có đến cả trăm người. Con Ma đưa mắt nhìn quanh, nó dừng lại ở tôi, người tôi run lên, chân tay bủn rủn như muốn khụy xuống, đôi mắt nó lúc này không còn đục nữa, nó ánh lên sắc lạnh như muốn nuốt chửng tôi, cái cảm giác đó làm cho tôi mỗi khi nghĩ đến vẫn rùng mình khiếp sợ. Nó huơ cái tay gầy khẳng khiu đen nhẻm quyệt miệng rồi bất thần chỉ thẳng vào mặt tôi, giọng rít lên the thé: Ông của mày đâu mà mày đến nhận, ông của tao chứ. Thầy lúc này mới hạ giọng nịnh nó : ừ thôi thì ông của ai rồi thì phân giải sau, mình cứ ăn đi rồi mà nhận tiền, quần áo, còn đem về cho em nữa mà. Con Ma lúc đó mới rời mắt khỏi tôi, tim tôi như được dịp nhẩy nhót thình thịch trong lồng ngực. lúc này chú em xách 2 túi lễ lệ khệ bước vào, thấy tôi chú hỏi xem tình hình thế nào ? tôi thông báo qua tình hình và nhờ vợ Thầy sắp lễ, lên hương tiếp, bảo chú em tránh xa sợ nhỡ có điều gì chẳng lành sẩy ra. Thầy nhỏ nhẹ nịnh Ma : thế tên mình là gì ? nhà mình ở đâu, em mình tên là gì ? trai hay gái ?... Con Ma lúc đó như hết vẻ tinh quái, nó khóc thảm thiết, vừa khóc nó vừa kể : Bố mẹ nó là người Mường ở trên Thác Bờ cách đây xa lắm, ngày xưa bán muối, gạo ở chân đồi ông Tượng kia kìa, nó hươ tay chỉ về hướng đập thủy điện Sông Đà, Bố mẹ nó bỏ rơi 2 anh em nó từ khi 8 tháng. Khi ở đây đã được ông nuôi dạy rồi. Nó khoe ông dạy nó cả chữ Nho nữa này, rồi khua tay vạch vạch như viết chữ xuống chiếu. Khi nó về đây chẳng có nhà cửa gì cả, ông thương anh em nhà tao lắm, em tao con gái, tên là Hiềng, tao là Sầy.Mấy Hôm trước thấy mấy người đào bới gì đó tao phải đi nhờ ông thần linh ở đây chuyển em và ông đi rồi sợ là hỏng nhà lấy gì mà ở,bây giờ mà tìm ông tao á, không tìm được đâu. Đứa nào mà tranh Ông tao, tao giết chết.Thầy bảo chú em tôi đem hóa tiền, vàng, kim ngân, quần áo cho Ma. Xong thấy tình hình có vẻ căng thẳng Thầy lại nịnh nó tiếp : thế bây giờ ta cho thật nhiều tiền, vàng và quần áo này, rồi làm nhà thật to cho này thì đưa ông về đây được không ? con Ma giẫy nẩy : Ông của tao, không cho đứa nào đâu. Quả thật Ông tôi mất từ hồi Mẹ đẻ tôi còn bé tí, chắc khi Ông và 2 đứa trẻ xấu số về thế giới bên kia thì tình nghĩa đã sâu nặng lắm rồi, vả lại chiến tranh hoạn nạn gia đình tôi đã để mất phần mộ của ông không chăm sóc khói hương trên 60 năm rồi, Nghĩ đến đây tôi như dâng trào nước mắt, nghẹn ngào. Phần thì thương cho vong hồn Ông vật vờ nơi đất khách, phần thì thương cho những vong hồn và những sinh linh bé bỏng bị lãng quên vĩnh viễn dưới lòng đất lạnh ; bất giác tôi uông 1 tiếng thở dài não nuột...
    Cứ thế hết khóc lại cười, con Ma như không muốn rời cái thể xác bé bỏng của bé gái hơn mười tuổi đầu, tôi và mọi người xung quanh càng tăng thêm lỗi sợ . Lúc đó Thầy mới nghiêm giọng : Ngươi biết ta là ai không ? Con Ma lúc đó mới lấy lại nguyên hình, nó gườm gườm nhìn Thầy, giọng nó rít lên, sắc sảo : mày là ai thì tao sợ gì ? Thầy tiếp : ta đã cho ngươi ăn uống thỏa thuê, cho tiền, quần áo thoải mái rồi, bây giờ nếu ta bảo không nghe ta sẽ cho ngừơi bắt đấy, đừng có trách ta. Con Ma bật cười sằng sặc : ta sợ đếch gì thằng nào, hôm nọ ta ngồi ở ngã 3 kia kìa, mấy cái thằng đi qua không tránh ta, ta cho nó đâm vào ô tô đang nằm viện đấy. Mọi người xung quanh ồ lên khiếp sợ khi con Ma nói về sự kiện mấy vụ ngay ngã 3, giữa thanh thiên bạch nhật mấy thanh niên cứ nhằm cái xe đỗ ven đường mà lao vào vỡ mày vỡ mặt phải đi cấp cứu bệnh viện. Thầy nghiêm giọng : ta không đùa đâu. Rồi Thầy cầm Ấn giơ lên cho nó xem bảo : ta có Ấn vua cha Ngọc Hoàng, ta có Thiên binh, Thiên tướng ta sẽ cho bắt ngươi. Con Ma lại cười to hơn, khanh khách. Tôi thấy Pháp Sư Thầy đặt Ấn xuống mâm, giơ tay búng như người làm phép - chỉ thấy con Ma co người như đau lắm, hai tay nó quặt ngoéo về phía sau, rô đôi vai gầy guộc, mồm nó méo sệch, mặt nó giờ trắng bệch, ngửa lên phô cái cổ ngẳng dài, ngấn ghét, miệng rên rỉ, đau đớn : tha cho ta...tha cho ta....
    Thầy lúc đó trông vẻ oai nghiêm lắm, khác hẳn lúc đầu. Thầy nói : cứ trói nó đấy. Thật kì lạ khi không ai giữ mà đứa nhỏ cứ ở tư thế đó, gần như không cựa quậy được, mồm nó rên khừ khừ, sùi cả bọt mép trông đến là thương. Khoảng mươi phút sau Thầy mới tiếp : nãy ta bảo ngươi rồi, đem Ông giấu ở đâu ? em dấu ở đâu ? nếu không gọi về đây ngay thì ta sẽ cho bắt nốt Thần Linh, Thổ Địa lên để tra hỏi, lúc đó đừng có trách ta, Lúc đó ta sẽ cho giam ngươi về Tứ Phủ. Nghe vậy con Ma kêu lên ai oán : Thôi con xin Thầy, Thầy tha cho con, để con đi gọi em và Ông con về...
    Giọng con Ma năn nỉ nghe thật thương. Thầy tiếp :đến giờ này ta lại không cần ngươi gọi Ông về, ta sẽ cho người đi triệu về đây. Bây giờ ta cho ngươi và em gái ngươi 1 cơ hội : 1 là bây giờ ngươi muốn đi đâu, về đâu, ta sẽ cho toại nguyện. Nếu không nghe thì chỉ còn 1 con đường là giao về Tứ Phủ thôi. Con Ma lúc này mềm như con chi chi, giọng nó yếu ớt : Xin Thầy cho 2 anh em con về Đền Mẫu. Thầy hỏi : đền Mẫu ở đâu ? con Ma tiếp : ở bên kia Đà Giang, Qua cầu Đen, đền vừa sửa xong đấy. Xung quanh mọi người ồ lên 1 tiếng - con Ma biết rõ thế cơ mà, nó biết cả ngôi đền ở bên kia sông mới được trùng tu xong nửa tháng nay, thế mới biết nếu không bắt được nó hôm nay thì còn biết bao chuyện sẩy ra mà không hiểu tại sao nữa. Thầy bây giờ mới nghiêm giọng : Ngươi biết ta rồi chứ gì ? bây giờ ta cho thả ngươi ra, ta cho 2 anh em ngươi về đền Mẫu như ý nguyện. Từ nay trở đi các ngươi phải tu nhân, tích đức, không được làm điều gì ác với trần gian, ta sẽ cho theo hầu Mẫu, từ nay không sợ đó khát, rách rưới nữa. Còn Ông H phải để ông về quê hương, thỉnh thoảng cho các ngươi vẫn được về thăm Ông cơ mà, có mất Ông đâu, các ngươi có nhất trí không ? Thầy lại búng tay làm phép, lúc này con Ma như người được thả trói, nó nắn vai, nắn cổ như đau lắm và khóc lóc thảm thương : con xin nghe, con xin nghe...
    Bây giờ ta sẽ viết lệnh điều chyển các ngươi theo ý muốn của nhà ngươi, phải buông tha thể xác ngươi đang chiếm ra rồi nhận lệnh, đi ngay. Thầy lẩm nhẩm câu gì đó rồi búng ngón tay 1 cái, đứa bé bỗng ngã ra, mềm oặt như tầu chuối héo. Mọi người hò nhau nắn bóp chân tay cho cháu bé, được dăm phút đứa bé mới tỉnh lại, mặt nó vẫn trắng bệch, môi tái đi như không còn một giọt máu, nó dương đôi mắt to thô lố ngơ ngác nhìn quanh như muốn hỏi nó đang ở đâu ? sao xung quanh nó đông người thế ? Mẹ đẻ đứa bé lúc đó mới òa khóc tức tưởi mừng vui khi thấy đứa con thân yêu của mình như từ cõi chết trở về, vội vàng cõng con chạy thật nhanh khỏi vùng đất dữ. Đợi mọi việc dịu đi Thầy mới đứng dậy nói với mọi người : Tôi có ý kiến với mọi người thế này : mọi người muốn xem thì phải im lặng cho Thầy làm việc, đừng ai lại gần mà sảy ra việc như vừa rồi thì khổ. Sau đó như không có điều gì sẩy ra, Thầy bảo chúng tôi thu lễ cũ, bầy hoa quả, tiền vàng mới, lên hương, lễ tiếp.
  4. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    Quả thực chuyện Ma thì tôi nghe và xem trên truyền hình đã quá nhiều, nhưng quá bất ngờ khi việc đó lại sảy ra ngay trong công việc hệ trọng nhất của gia đình mình làm anh em tôi bối rối không biết làm sao. Tôi đành cứ bám lấy phu nhân của Thầy mà hỏi xem phải đối phó ra sao. Vợ Thầy khuyên chúng tôi cứ bình tĩnh, nhưng trong giọng nói xem như có phần hốt hoảng, lạc giọng làm tôi càng thêm lo lắng. khi bữa tiệc cho Ma ăn sắp tàn, Thầy cao giọng hỏi nó : Thế ăn đã đủ chưa ? con Ma the thé cất tiếng : đem cho tao 2 con gà , xôi , thêm rượu ngon nữa để đem về cho em và ông tao đang ở nhà, cho tao nhiều tiền, quần áo nữa...nó bóc cam, và nhai hoa quả gau gáu, ăn như chưa bao giờ được ăn, nhìn bộ dạng nó chén thật ngon lành, không thể tưởng tượng được vì sao cái bao tử của 1 đứa trẻ con lại có thể chứa được đĩa xôi to tú ụ, 1 con gà trống thiến đến 2 kg và nó còn đang tiếp tục nhồi nào hoa quả, bánh kẹo ngấu nghiến như không hề biết no vậy ?
    Đây chính là mâm cơm cúng dường hôm đó, tôi đã tranh thủ chụp được hình khi vừa gọi hồn, lúc đó con Ma chưa nhập vào em bé.


    Thầy ra hiệu cho tôi đi mua thêm lễ, xôi, gà ... như con Ma đã yêu cầu. Lúc này tôi mới thấy thấm thía câu châm ngôn các cụ thường dạy : chiều như chiều Vong là thế. Tôi không muốn để mất cơ hội chứng kiến buổi tiếp con Ma này, bèn nhờ chú em và 1 chú xe ôm tức tốc xuống chợ mua đồ. Lúc này đám khách xem không mời kéo đến mỗi lúc một đông, xếp thành 1 vòng tròn to như đang xem Chọi gà vậy, có đến cả trăm người. Con Ma đưa mắt nhìn quanh, nó dừng lại ở tôi, người tôi run lên, chân tay bủn rủn như muốn khụy xuống, đôi mắt nó lúc này không còn đục nữa, nó ánh lên sắc lạnh như muốn nuốt chửng tôi, cái cảm giác đó làm cho tôi mỗi khi nghĩ đến vẫn rùng mình khiếp sợ. Nó huơ cái tay gầy khẳng khiu đen nhẻm quyệt miệng rồi bất thần chỉ thẳng vào mặt tôi, giọng rít lên the thé: Ông của mày đâu mà mày đến nhận, ông của tao chứ. Thầy lúc này mới hạ giọng nịnh nó : ừ thôi thì ông của ai rồi thì phân giải sau, mình cứ ăn đi rồi mà nhận tiền, quần áo, còn đem về cho em nữa mà. Con Ma lúc đó mới rời mắt khỏi tôi, tim tôi như được dịp nhẩy nhót thình thịch trong lồng ngực. lúc này chú em xách 2 túi lễ lệ khệ bước vào, thấy tôi chú hỏi xem tình hình thế nào ? tôi thông báo qua tình hình và nhờ vợ Thầy sắp lễ, lên hương tiếp, bảo chú em tránh xa sợ nhỡ có điều gì chẳng lành sẩy ra. Thầy nhỏ nhẹ nịnh Ma : thế tên mình là gì ? nhà mình ở đâu, em mình tên là gì ? trai hay gái ?... Con Ma lúc đó như hết vẻ tinh quái, nó khóc thảm thiết, vừa khóc nó vừa kể : Bố mẹ nó là người Mường ở trên Thác Bờ cách đây xa lắm, ngày xưa bán muối, gạo ở chân đồi ông Tượng kia kìa, nó hươ tay chỉ về hướng đập thủy điện Sông Đà, Bố mẹ nó bỏ rơi 2 anh em nó từ khi 8 tháng. Khi ở đây đã được ông nuôi dạy rồi. Nó khoe ông dạy nó cả chữ Nho nữa này, rồi khua tay vạch vạch như viết chữ xuống chiếu. Khi nó về đây chẳng có nhà cửa gì cả, ông thương anh em nhà tao lắm, em tao con gái, tên là Hiềng, tao là Sầy.Mấy Hôm trước thấy mấy người đào bới gì đó tao phải đi nhờ ông thần linh ở đây chuyển em và ông đi rồi sợ là hỏng nhà lấy gì mà ở,bây giờ mà tìm ông tao á, không tìm được đâu. Đứa nào mà tranh Ông tao, tao giết chết.Thầy bảo chú em tôi đem hóa tiền, vàng, kim ngân, quần áo cho Ma. Xong thấy tình hình có vẻ căng thẳng Thầy lại nịnh nó tiếp : thế bây giờ ta cho thật nhiều tiền, vàng và quần áo này, rồi làm nhà thật to cho này thì đưa ông về đây được không ? con Ma giẫy nẩy : Ông của tao, không cho đứa nào đâu. Quả thật Ông tôi mất từ hồi Mẹ đẻ tôi còn bé tí, chắc khi Ông và 2 đứa trẻ xấu số về thế giới bên kia thì tình nghĩa đã sâu nặng lắm rồi, vả lại chiến tranh hoạn nạn gia đình tôi đã để mất phần mộ của ông không chăm sóc khói hương trên 60 năm rồi, Nghĩ đến đây tôi như dâng trào nước mắt, nghẹn ngào. Phần thì thương cho vong hồn Ông vật vờ nơi đất khách, phần thì thương cho những vong hồn và những sinh linh bé bỏng bị lãng quên vĩnh viễn dưới lòng đất lạnh ; bất giác tôi uông 1 tiếng thở dài não nuột...
    Cứ thế hết khóc lại cười, con Ma như không muốn rời cái thể xác bé bỏng của bé gái hơn mười tuổi đầu, tôi và mọi người xung quanh càng tăng thêm lỗi sợ . Lúc đó Thầy mới nghiêm giọng : Ngươi biết ta là ai không ? Con Ma lúc đó mới lấy lại nguyên hình, nó gườm gườm nhìn Thầy, giọng nó rít lên, sắc sảo : mày là ai thì tao sợ gì ? Thầy tiếp : ta đã cho ngươi ăn uống thỏa thuê, cho tiền, quần áo thoải mái rồi, bây giờ nếu ta bảo không nghe ta sẽ cho ngừơi bắt đấy, đừng có trách ta. Con Ma bật cười sằng sặc : ta sợ đếch gì thằng nào, hôm nọ ta ngồi ở ngã 3 kia kìa, mấy cái thằng đi qua không tránh ta, ta cho nó đâm vào ô tô đang nằm viện đấy. Mọi người xung quanh ồ lên khiếp sợ khi con Ma nói về sự kiện mấy vụ ngay ngã 3, giữa thanh thiên bạch nhật mấy thanh niên cứ nhằm cái xe đỗ ven đường mà lao vào vỡ mày vỡ mặt phải đi cấp cứu bệnh viện. Thầy nghiêm giọng : ta không đùa đâu. Rồi Thầy cầm Ấn giơ lên cho nó xem bảo : ta có Ấn vua cha Ngọc Hoàng, ta có Thiên binh, Thiên tướng ta sẽ cho bắt ngươi. Con Ma lại cười to hơn, khanh khách. Tôi thấy Pháp Sư Thầy đặt Ấn xuống mâm, giơ tay búng như người làm phép - chỉ thấy con Ma co người như đau lắm, hai tay nó quặt ngoéo về phía sau, rô đôi vai gầy guộc, mồm nó méo sệch, mặt nó giờ trắng bệch, ngửa lên phô cái cổ ngẳng dài, ngấn ghét, miệng rên rỉ, đau đớn : tha cho ta...tha cho ta....
    Thầy lúc đó trông vẻ oai nghiêm lắm, khác hẳn lúc đầu. Thầy nói : cứ trói nó đấy. Thật kì lạ khi không ai giữ mà đứa nhỏ cứ ở tư thế đó, gần như không cựa quậy được, mồm nó rên khừ khừ, sùi cả bọt mép trông đến là thương. Khoảng mươi phút sau Thầy mới tiếp : nãy ta bảo ngươi rồi, đem Ông giấu ở đâu ? em dấu ở đâu ? nếu không gọi về đây ngay thì ta sẽ cho bắt nốt Thần Linh, Thổ Địa lên để tra hỏi, lúc đó đừng có trách ta, Lúc đó ta sẽ cho giam ngươi về Tứ Phủ. Nghe vậy con Ma kêu lên ai oán : Thôi con xin Thầy, Thầy tha cho con, để con đi gọi em và Ông con về...
    Giọng con Ma năn nỉ nghe thật thương. Thầy tiếp :đến giờ này ta lại không cần ngươi gọi Ông về, ta sẽ cho người đi triệu về đây. Bây giờ ta cho ngươi và em gái ngươi 1 cơ hội : 1 là bây giờ ngươi muốn đi đâu, về đâu, ta sẽ cho toại nguyện. Nếu không nghe thì chỉ còn 1 con đường là giao về Tứ Phủ thôi. Con Ma lúc này mềm như con chi chi, giọng nó yếu ớt : Xin Thầy cho 2 anh em con về Đền Mẫu. Thầy hỏi : đền Mẫu ở đâu ? con Ma tiếp : ở bên kia Đà Giang, Qua cầu Đen, đền vừa sửa xong đấy. Xung quanh mọi người ồ lên 1 tiếng - con Ma biết rõ thế cơ mà, nó biết cả ngôi đền ở bên kia sông mới được trùng tu xong nửa tháng nay, thế mới biết nếu không bắt được nó hôm nay thì còn biết bao chuyện sẩy ra mà không hiểu tại sao nữa. Thầy bây giờ mới nghiêm giọng : Ngươi biết ta rồi chứ gì ? bây giờ ta cho thả ngươi ra, ta cho 2 anh em ngươi về đền Mẫu như ý nguyện. Từ nay trở đi các ngươi phải tu nhân, tích đức, không được làm điều gì ác với trần gian, ta sẽ cho theo hầu Mẫu, từ nay không sợ đó khát, rách rưới nữa. Còn Ông H phải để ông về quê hương, thỉnh thoảng cho các ngươi vẫn được về thăm Ông cơ mà, có mất Ông đâu, các ngươi có nhất trí không ? Thầy lại búng tay làm phép, lúc này con Ma như người được thả trói, nó nắn vai, nắn cổ như đau lắm và khóc lóc thảm thương : con xin nghe, con xin nghe...
    Bây giờ ta sẽ viết lệnh điều chyển các ngươi theo ý muốn của nhà ngươi, phải buông tha thể xác ngươi đang chiếm ra rồi nhận lệnh, đi ngay. Thầy lẩm nhẩm câu gì đó rồi búng ngón tay 1 cái, đứa bé bỗng ngã ra, mềm oặt như tầu chuối héo. Mọi người hò nhau nắn bóp chân tay cho cháu bé, được dăm phút đứa bé mới tỉnh lại, mặt nó vẫn trắng bệch, môi tái đi như không còn một giọt máu, nó dương đôi mắt to thô lố ngơ ngác nhìn quanh như muốn hỏi nó đang ở đâu ? sao xung quanh nó đông người thế ? Mẹ đẻ đứa bé lúc đó mới òa khóc tức tưởi mừng vui khi thấy đứa con thân yêu của mình như từ cõi chết trở về, vội vàng cõng con chạy thật nhanh khỏi vùng đất dữ. Đợi mọi việc dịu đi Thầy mới đứng dậy nói với mọi người : Tôi có ý kiến với mọi người thế này : mọi người muốn xem thì phải im lặng cho Thầy làm việc, đừng ai lại gần mà sảy ra việc như vừa rồi thì khổ. Sau đó như không có điều gì sẩy ra, Thầy bảo chúng tôi thu lễ cũ, bầy hoa quả, tiền vàng mới, lên hương, lễ tiếp.
    Trên chiếc gương tròn đứng nghiêng nghiêng trên đĩa gạo, quả trứng gà vẫn đứng chân chân như trời trồng, mặc những cơn gió vẫn thổi dạt những đám cỏ ven bờ ven sườn đám đất. Chúng tôi và đám người hiếu kỳ như đã trấn tĩnh dăm phần, quây thành vòng tròn lớn quanh đàn lễ tạo thành 1 bức tường chắn cho không làm tắt cây nến đang bập bùng như hơi thở phập phồng của gió, Làm xua tan bớt nỗi sợ còn âm ỉ trong tâm những người đang khoác vai nhau. Vị Pháp Sư Thầy lấy tờ giấy ghi tên tuổi gia chủ đốt cháy rồi huơ huơ đốt trên quả trứng như vẻ đốt vía, làm trong sạch lại tâm của quả trứng. Sau đó ông cầm Chiếc Ấn có tên : Ấn đức vua Cha Ngọc Hoàng Thượng Đế, đưa vòng 3 vòng trên trái trứng, miệng đọc vài câu gì đó như kinh Phật mà tôi nghe không rõ. Sau khi đặt lại Ấn trước mâm ông lấy chiếc dùi gõ chuông gõ thật mạnh xuống mép gương 3 cái thật mạnh làm chiếc gương nún hẳn xuống đĩa gạo tạo 1 góc nghiêng đến 5%. Lạ thay quả trứng vẫn như cố tình bám thật chặt lấy mặt gương như có 1 lực hút vô hình. Pháp Sư nghiêng ghé xuống gần trứng, một tay xòe bên tai để nghe giọng nói vọng từ hư vô rồi hỏi : ai khóc đây ? xưng tên cho ta biết. Vì sao lại khóc, rồi ừ ào như đang nói chuyện, rồi ông đưa mắt nhìn quanh, ngoắc tôi và chú em lại ngồi lại gần rồi nói : các anh chú ý nghe tiếng nói phát ra từ khoảng không trên quả trứng - đấy, đấy... Nó bảo : nó là Sầy, em gái là Hiềng xin cảm ơn mọi người đã cho ăn no nê, nhưng anh em nó khóc vì rất buồn là mất ông mà anh em nó đã gắn bó từ tấm bé...Tôi nhìn quả trứng hút chặt như không thể tin ở đôi mắt của mình được nữa - quả trứng cứ rung lên từng hồi, rồi lắc lư trên mặt gương, điểm tiếp xúc vói mặt gương chỉ khoảng bằng chấm đầu 1 cây kim khâu, không hơn không kém, thật là 1 điều kì diệu. Tôi cố sức lắng nghe theo lời Thầy chỉ dẫn, Quả thực có tiếng nói lao sao như tiếng vọng từ xa xăm nghe thật trong và quá nhỏ, gần như tiếng nghèn nghẹt của máy Điện thoại sắp hết pin, chắc rằng phải khổ công luyện tập mới có thể nghe dễ dàng được. Giọng Thầy cắt ngang sự tập trung thính giác của tôi : Thôi nhé - 2 anh em ngươi về với cửa Mẫu, ta mong rằng các ngươi sẽ nhanh chóng được siêu thoát để rồi biết đâu lại được trở lại kiếp trần gian, được làm một con người. Thôi nhé, đừng trách ta. Nói xong vị Pháp Sư lấy tờ tiền địa phủ chụp lấy quả Trứng cứng đầu rồi bọc lấy nó, vặn chặt 1 đầu kín mít. Pháp Sư Thầy dựng tiếp quả trứng thứ 2 lên tại chiếc gương trên đĩa gạo, lạ thay vừa chạm mặt gương quả trứng đã hút chặt lấy mặt gương và yên vị không hề nhúc nhích. Thầy cao giọng hỏi : Vong là ai ? có tiếng vọng lao sao, Thầy hỏi tiếp : Hiềng hả, Thầy. .ừ. ừ rồi phiên dịch cho mọi người cùng nghe : đúng là Hiềng, em gái của Sầy, nó bảo muốn đi cùng anh, rồi nó khóc... nó bảo sợ lắm, sợ mất cả anh nó nữa.. Thầy bảo : thôi thì vong Hiềng theo anh về với cửa Mẫu nhé, rồi 2 anh em cố gắng mà tu thân, từ nay được về cửa Thánh vui vẻ, có ăn, có mặc đầy đủ nhé, lúc nào nhớ đến ông thì xin phép về thăm cho đàng hoàng, đừng có bỏ chốn và làm khó dễ gì cho gia chủ người ta mà các quan phạt là bị giam cầm thì khổ nhé. Thầy với tay lấy mấy tờ tiền vàng gói quả trứng như lần trước, rồi bảo chúng tôi chuẩn bị xe sang đền Mẫu bên sông luôn cho kịp. Tôi chứng kiến sự chia tay của những vong hồn bé nhỏ bơ vơ, vô hình thật là cảm động, nước mắt tôi cứ ứa ra mà không thể kiểm soát được bản thân. Cho đến ngày hôm nay, cơ duyên đã cho tôi chứng kiến được sự tồn tại thực sự của nhưng Vong Hồn bé nhỏ trong 1 thế giới vô hình, tưởng chừng như xa lạ mà sao rất đỗi thân thuộc luôn luôn song hành bên thế giới vật chất hữu hình của chúng ta. Tôi bàng hoàng bước theo sau vị Pháp Sư Thầy bằng sương bằng thịt, đang nâng niu 2 sinh linh nhỏ bé bước lên xe, đưa tiễn về phía tả ngạn con sông Đà bốn mùa sóng quận
  5. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    835
    Chú lái xe nổ máy cho xe chạy vun vút trên con phố đông đúc, chúng tôi mải nói chuyện với Thầy về việc nhập khẩu cho 2 vong. Như có người vô hình dẫn đường, chú lái xe không hề hỏi ai mà chỉ 20 phút sau xe chúng tôi đã đến cửa ngôi đền Mẫu bên tả ngạn sông Đà. Nghe nói đền này rất linh thiêng, và là ngôi đền rất hiếm hoi của thủ phủ sứ Mường này. Dân nơi đây hầu hết có gốc từ các tỉnh vùng xuôi lên sinh cơ lập nghiệp. Họ mải mê làm ăn sinh sống, việc tín ngưỡng Tâm linh gần như đã bị lãng quên, ngoại trừ 1 thiểu số dân buôn bán, vì thế tuy ngôi đền đang được Trùng tu nhưng cũng có rất đông dân Tiểu thương đến dâng hương lễ Thánh và công đức cho đền. Chúng tôi theo chân Thầy bước xuống xe, bước vào cửa đền khi đến gần ban Mẫu Thượng Thiên ngoài sân thì 2 quả trứng trong tay vị Pháp Sư Thầy đột nhiên tụt khỏi tay rơi xuống sân gạch vỡ tan trong sự ngỡ ngàng của mọi người, và điều kỳ lạ hơn là không hiểu sao mọi người đang hành lễ trong đền hễ cứ nhìn thấy vị Pháp Sư Thầy là đều chắp tay vái chào Thầy như đã quen từ lâu lắm, mặc dù Thầy ăn mặc như 1 người thường dân. Tôi cảm thấy không yên tâm về việc 2 quả trứng có vong Ma vừa bị vỡ thì Thầy giải thích luôn : Khi mình vừa bước vào đến đây thì Mẫu đã dang tay đón 2 đứa trẻ rồi, vì thế nên 2 quả trứng mới đột nhiên rơi xuống mà không hề theo ý của Thầy. Pháp Sư Thầy bảo đoàn chúng tôi thắp hương dâng lễ vào các ban thánh, vào ban Mẫu chính khấn gửi 2 vong cho về cửa Mẫu. 30 phút sau Xong việc chúng tôi lại lục tục ra về.
    Sáng hôm sau chỉ trong vòng chưa đầy 1 tiếng đồng hồ vị Pháp Sư Thầy đã xác định được chính xác phần Mộ của ông Ngoại tôi nằm im lìm hơn 60 năm sâu hơn 5 mét trong lòng đất, với những bằng chứng không thể sai vào đâu được làm cho gia đình tôi phải tâm phục, khẩu phục. Và 1 điều lạ hơn là mãi cho đến sau lễ tạ bách nhật cho ngôi mộ của ông tôi, khi đi gọi Hồn ông ở 1 nơi khác, với 1 cô Đồng khác thì Vong ông tôi đã về và nói với con cháu về việc tìm thấy ông là hoàn toàn chính xác. Xin chân thành cảm ơn các nhà ngoại cảm của thế giới vô hình.
    Thế giới sau cái chết có không ? sau khi chết linh hồn về đâu ? ẩn số là gì ? quả thật người phàm trần chúng ta chưa thể hiểu được. Ta chỉ có thể cảm nhận được nó qua những hiện tượng thực thực, hư hư. Hư hư rồi thực thực mà thôi. Vài câu chuyện tâm sự chia vui, buồn cùng các huynh đệ, xin cảm phiền các quý vị....
  6. cklathu2

    cklathu2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/05/2010
    Đã được thích:
    0
  7. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    “Rắn thần“ báo thù, hàng chục người theo nhau chết tức tưởi

    Cập nhật 07/11/2011 17:22 (GMT+7)
    Theo quan niệm dân gian, khi cải táng mộ, nếu gặp rắn nằm trong mộ thì tối kỵ việc bắt, giết. Thế nhưng, những người trong một dòng họ ở Thị xã Chí Linh (Hải Dương) khi cải táng ngôi mộ tổ, gặp sự việc bất thường này lại có hành động “bất thường”: Bắt hai con rắn nặng cả ký lô lên làm… mồi nhậu. Những chuyện lạ chưa thể giải thích từ đó cứ liên tiếp diễn ra trong dòng họ này. Chỉ trong một thời gian ngắn mà lần lượt những người trẻ chết tức tưởi, chết tai nạn vì những lý do cực kỳ lãng xẹt... [​IMG]
    ảnh minh họa
    Đã phạm điều tối kỵ lại còn “trùng tang”?

    Đầu những năm 2000, do mộ cụ tổ của cụ ông và cụ bà dòng họ nằm cách xa nhau, mộ của cụ bà lại bị người dân làm ruộng cuốc làm mất hết cả chân mộ dẫn đến nước ngập vào trong nên cả họ tiến hành họp những người cao tuổi trong dòng họ, bàn chuyện chuyển mộ cụ bà về gần cụ ông.

    Người ta kể lại, khi thợ xây tiến hành đào đất để di dời mộ của cụ bà thì phát hiện trong ngôi mộ có một con rắn lạ, nặng khoảng nửa ký nằm ở độ sâu khoảng 1,5 mét, lạ lùng là mình rắn có màu đỏ như lửa. Tiếp tục đào mộ cụ ông, người ta lại tiếp tục phát hiện một con rắn hổ mang nặng đến một ký nằm ở trên đầu ngôi mộ. Theo lời kể lại, sợ nhất là cả hai con rắn trên đầu đều có mào hình chữ thập, nhìn kỹ thì thấy một con trên đầu có hình chữ “Thọ”, một con trên đầu có hình chữ “Phúc”.

    Có lẽ người ta nghĩ ở khu vực cánh đồng ngập nước này, chuyện gặp rắn thì “thường như cơm bữa” nên không ai lấy làm lạ. Cánh thợ xây liền mang con rắn hổ mang đi bán lấy tiền uống rượu. Con rắn có màu đỏ rực còn lại thì ông Điền là người trong họ mang về nhà để ngâm rượu, nhưng sau đó vợ ông không cho ngâm nên ông mang ra ruộng thả đi.

    Sau khi dòng họ di dời mộ cụ ông, cụ bà về với nhau, thời gian đầu mọi chuyện vẫn diễn ra bình thường, không có biến cố nào xảy ra. Bẵng đi một thời gian, vào khoảng năm 2007 vợ của ông trưởng họ bỗng nhiên bị bệnh đột ngột qua đời. Dân làng bỗng trở nên hoang mang hoảng sợ, kể từ đó câu chuyện về dòng họ bị “ma ám” bỗng trở nên xôn xao, náo động cả một vùng quê.

    Người trong họ cho biết, sau khi vợ ông trưởng họ bỗng nhiên bị bệnh đột ngột qua đời, con dâu trưởng của người chết liền đi xem bói thì được cho rằng: Khi làm mộ, nếu phát hiện có rắn ở trong thì đó là điều thịnh vượng và không nên đào lên nhưng mọi người vẫn cố làm dẫn đến bị động mả, do đó các cụ “về bắt” dần con cháu trong họ và người đầu tiên “bị bắt” chính là vợ trưởng họ. Bên cạnh đó, thầy bói còn “phán” thêm: Do bà vợ trưởng họ bị “bắt” đúng vào giờ “trùng tang” nên cứ thỉnh thoảng các vị “thần trùng” lại về lấy con cháu trong họ xuống để làm phục vụ cho các “thần”.

    Cả nhà theo nhau chết

    Chẳng biết cái chết của bà vợ ông trưởng họ có liên quan gì tới việc “động mồ mả tổ tiên” hay “trùng tang” hay không, nhưng kể từ khi cô con dâu cả đi xem bói về thì hàng loạt người trong dòng họ không kể già trẻ, gái trai cứ thế chết dần chết mòn. Hơn một tháng sau, cả họ suốt ngày “bận bịu” vì tiễn đưa bốn người gồm: Cô, dì, chú, bác, cháu trong dòng họ về nơi an nghỉ cuối cùng. Một điều trùng lặp khác khiến mọi người vô cùng lo sợ: Chỉ trong vòng có hơn nửa năm trời, ba vợ con của một gia đình trong dòng họ đang mạnh khỏe bỗng nhiên đổ bệnh rồi từ biệt mọi người về thế giới bên kia.

    Trong vòng hơn một năm trời kể từ cái chết đầu tiên, tổng cộng gần chục người khác trong dòng họ cứ thế theo nhau chết, trong đó có những cái chết thuộc dạng lý do “cực dị”.

    Cái chết của anh L.V. Ngãi (SN 1972) là một trong số đó, lạ đến mức khi nhắc lại cả người trong và ngoài cuộc vẫn ngơ ngác không biết giải thích như thế nào cho hợp lý. Đó là một buổi chiều giữa tháng 9/2009 vào giữa mùa rươi nổi, anh Ngãi cùng vợ chở nhau bằng xe đạp ra sông Bích Thủy bắt rươi.

    Chị vợ kể lại: “Hôm đó, khi tới bờ đê sông anh Ngãi đưa điện thoại cho tôi, dặn đứng chờ rồi anh ấy bơi thuyền ra nơi bẫy rươi giữa sông”. Bóng anh Ngãi dần khuất trong bóng đêm giữa mênh mông sóng nước chỉ còn thấy leo lét ánh đèn pin. Đứng chờ trên bờ một hồi lâu, bỗng chị nhận được điện báo của anh chồng cũng đánh rươi cách đó vài trăm mét thông báo việc thấy đèn pin và chậu đựng rươi của anh Ngãi trôi lập lờ theo nước dòng mà không thấy người đâu.

    Có chút sững sờ nhưng chị vợ cố trấn an suy nghĩ vì biết chồng lớn lên trên sông nước, bơi lội nhất nhì làng không thể có chuyện chết đuối. Nhưng đợi mãi, gọi mãi không thấy, chị mới tá hỏa hô hoán mọi người đi tìm giúp. Vạch từng bụi cỏ quanh sông, theo dòng vài km cũng không thấy động tĩnh gì. Lúc bấy giờ, không hiểu linh tính thế nào người anh trai nạn nhân mới giật mình nói rằng: “Nó vẫn ngồi đâu đây thôi”.

    Quả thực, tất cả những người hôm đó sững sờ nhìn thấy thi thể anh Ngãi chợt bật lên khỏi mặt nước, xếp chân trong tư thế ngồi ngay cạnh mạn thuyền, không hề trôi đi dưới dòng nước dòng đang cuồn cuộn chảy, trong khi không hề vướng mắc vào bất cứ vật cản nào. Nén lại đau thương và không thể giải thích được cái chết kỳ cục của nạn nhân, mọi người chỉ đoán già đoán non anh đã bị cảm đột ngột nên ngã đuối nước mà thiệt mạng.

    Đúng ngày giỗ 100 ngày anh Ngãi, người anh trai cũng đột ngột qua đời ngay trong buổi sáng giỗ em.

    Sáng hôm ấy, chị vợ anh dậy từ tinh mơ chuẩn bị gánh hàng cá đi chợ nhưng thấy chồng nằm im thin thít thì nhẩm nghĩ: “Chắc hôm qua đi làm nên mệt nhọc say giấc” và đã không đánh thức chồng. Sau khi chuẩn bị cơm sáng, đưa con đi học rồi đến khi tan chợ về nhà, chị vợ lấy làm lạ vì thấy chồng không đi dự giỗ trăm ngày em trai mà nằm bất động trên giường.

    Nấu cơm xong, gọi dậy ăn nhưng anh chồng chỉ lắc đầu. Ngỡ chồng giận mình vì lý do nào đấy nên chị không nói gì. Đến tận chiều, cả nhà mới hốt hoảng về tình trạng của anh. Gia đình vội vàng đưa đi cấp cứu, nhưng những dấu hiệu không lành về sức khỏe hiện tại của bệnh nhân đã báo trước cho dòng họ thêm một lần tang tóc. Anh trai anh Ngãi đã qua đời ít ngày sau đó tại bệnh viện Hải Dương sau cơn đột quỵ ấy.

    Nỗi đau trong họ mạc, gia đình còn chưa chấm dứt khi hai anh em ruột lần lượt qua đời cách nhau 100 ngày mà không có lý do thì một sự lạ khác lại tiếp diễn. Đúng 100 ngày sau cái chết của người con thứ 2, mẹ đẻ của hai anh cũng đột ngột qua đời. Khăn tang trắng lại chồng lên khăn tang, chỉ hơn 9 tháng trời mà gia đình chịu cảnh chia ly người thân 3 lần.

    Người trong họ kinh hãi, người trong thôn xôn xao. Thực hư không rõ như thế nào nhưng những sự lạ này cứ được đồn đại lên. Có người cho rằng “khi thấy người anh không dậy được thì mời thầy về cúng bái, cúng xong hôm sau nạn nhân bỗng tỉnh lại, nhưng kì quái là khi tỉnh dậy người này cứ đuổi bà vợ để cắn, rồi ngày hôm sau nữa thì chết”. Rồi chuyện lúc gia đình làm lễ gọi hồn người đó về hỏi thì người đó nhập hồn vào một người khác và cứ cười khanh khách: “Có phải một mình tao bắt đâu, thằng đấy nó khỏe lắm, tao phải gọi mấy người lừa lúc nó say rượu nên mới bắt được”.

    Trước hàng loạt cái chết của mọi người, dòng họ liền tìm xuống một ông thầy ở Quảng Ninh để “cầu cứu” thì được người này phán rằng: “Dòng họ bị trùng tang nên cứ khoảng 100 ngày là lại có một người ra đi, nếu muốn thoát được thì phải nhờ thầy cao tay lập đàn giải hạn”.

    Theo Pháp luật & Thời đại

    Xem tiếp kỳ 2: Tiền tỉ lập đàn tạ tội vẫn chưa thoát nạn

    Sợ quá:((

    http://www.baomoi.com/Home/TinhYeu/...huc-nguoi-theo-nhau-chet-tuc-tuoi/7312147.epi
  8. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Miếu thờ rắn thần có mào ở Đông Anh

    Tin tức cập nhật: 04/07/2011 - Chủ đề:
    Tổng hợp - 1 lượt xem

    Dưới gốc đa giữa làng Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, Đông Anh, Hà Nội) có một ngôi miếu thờ rắn thần. Ngôi miếu mới được xây dựng cách đây chừng nửa năm. Người dân trong xã đến nay vẫn rỉ tai nhau những câu chuyện ly kỳ, rùng rợn quanh miếu “rắn thần” với thái độ thành kính và… sợ hãi!
    Tóm sống “rắn thần”

    Chuyện kể rằng, cách đây hơn một năm, ông Nguyễn Văn Thảo, người thôn Kính Nỗ có bắt được một con rắn màu xám, to bằng bắp tay. Điều đặc biệt là trên đầu nó có cái mào đỏ chót như mào gà. Ông Thảo sợ con rắn cắn nên đã lấy kim chỉ khâu miệng rắn lại rồi mang ra chợ bán.
    Nhưng kì lạ là dù đã rao bán khắp nơi, nhưng không một ai mua con rắn của ông. Một số người buôn rắn xem xong rồi lắc đầu quay đi. Một số tay buôn rắn lâu năm ngắm nghía con rắn xong rồi khuyên ông lên thả con rắn đi. Theo họ, loài rắn có mào thường là loại rắn thần bảo vệ đình, miếu, không lên động vào.
    [​IMG]
    Nhà ông Thảo, nơi anh Toàn “hóa rắn”.Nghe những lời khuyên rùng rợn như vậy, ông Thảo đâm hoảng. Ông liền xách con rắn về nhà và thả con rắn ra cái nơi mà ông đã bắt được nó. Tuy nhiên, ông đã quên làm một việc, đó là tháo chỉ khâu miệng nó ra.
    Tưởng việc thả con rắn đến đấy là xong, nhưng cũng từ đó, gia đình ông gặp rất nhiều chuyện kỳ lạ, khiến ông tin rằng: Mình đã bắt nhầm phải Thần Rắn!
    Một ngày cuối năm 2010, người con trai lớn của ông Thảo tên Toàn năm nay đã gần 30 tuổi bỗng dưng có biểu hiện lạ kiểu bị “ma nhập”. “Anh bỗng dưng không nói không rằng mà cứ bò trườn khắp nhà như con rắn. Bò xong anh lại cuộn tròn người nằm dưới gầm tủ, mắt trợn tròn, đỏ lòm, lưỡi thè dài ra. Rồi anh đòi ăn trứng gà sống” – chị Hoa, vợ anh Toàn vẫn nổi da gà khi kể lại câu chuyện hãi hùng của chồng mình.
    Người nhà đưa ra quả trứng gà nào là anh Toàn trườn tới, dùng miệng cắn nát quả trứng rồi nuốt chửng, ngon lành như một con rắn. Ăn xong anh Toàn lại bò khắp nhà, rồi miệng không ngừng nói: “Ta là rắn thần đây, sao chúng mày dám khâu miệng ta lại”. Người nhà ông Thảo sợ quá, liền cho người đi gọi bà Còng – một bà lão đồng cốt ở làng bên đến để cúng giải hạn.
    [​IMG]
    Anh Thành – ******* viên xác nhận chuyện xây miếu Long Thần là có thật.Vừa mới đến nơi, bà Còng đã hốt hoảng: “Chết rồi, nhà ông làm việc gì phạm phải Thần Rắn rồi!”. Lúc này ông Thảo mới giật mình nhớ tới chuyện bắt được con rắn có mào đỏ, thả nó đi mà quên chưa tháo chỉ ở miệng cho rắn, nên bây giờ thần rắn mới “nhập” về con trai ông báo oán!
    Chuẩn bị đồ nghề cúng bái xong gồm 10 quả trứng sống, muối, gạo, rượu trắng, tiền vàng lễ và một số thứ vàng mã khác, bà Còng bắt đầu cúng giải hạn, xin “Thần Rắn” buông tha khỏi người anh Toàn.
    Cúng bái suốt cả buổi, người anh Toàn không còn bò trườn nữa mà nằm mềm ra như bún. Anh dần tỉnh táo trở lại. Mọi người hỏi chuyện anh có nhớ mình vừa làm gì không thì anh lắc đầu kêu không nhớ, chỉ kêu mệt và… buồn nôn. Sau đó anh nôn ra toàn dịch trứng gà sống! Chuyện gia đình ông Thảo kể như thế, còn thực hư ra sao, thần thánh ma quỷ thế nào, thì chưa kiểm chứng được.
    Theo lời ông Thảo, tưởng cúng bái như thế là thoát nạn, nhưng có vẻ “Thần Rắn” vẫn chưa buông tha anh Toàn. Thỉnh thoảng anh Toàn lại giở chứng, bò khắp nhà và đòi ăn trứng gà sống. Ông Thảo biết “rắn thần” lại đang đói. Vì miệng “rắn thần” chưa được cởi bỏ nên không thể kiếm được thức ăn. Và cứ lúc đói thì “rắn thần” lại “nhập” vào người anh Toàn để phạt vạ! Cả gia đình ông liền kéo đến điện thờ của bà Còng khấn vái, mong “thần rắn” buông tha cho gia đình ông.
    [​IMG]
    Ngôi miếu Long Thần.Rùng rợn ngôi miếu Long Thần
    Hôm ấy, cả gian điện thờ của bà Còng chật cứng người đến xem cảnh anh Toàn “hóa rắn”. Sau khi bà Còng cúng xong, anh Toàn lại bị “thần rắn nhập vào”, bò trườn khắp điện khiến ai cũng hoảng hồn.
    Sau khi cho anh Toàn ăn trứng gà sống, người anh Toàn bỗng biến sắc, anh ngồi dậy và phán: “Ta là Thần coi làng ở đây đã bao năm nay. Con rắn thần của ta đã trông giữ cho cả cái làng này, vậy mà các ngươi dám khâu miệng nó lại… Bây giờ phải lập Miếu thờ nó”.
    Người nhà ông Thảo hốt hoảng hỏi muốn lập miếu ở nhà, ở chùa, “ngài” đều không đồng ý. Theo ý “Thần” thì Miếu phải xây ở gốc cây đa ở giữa làng, cũng chính là nơi mà ông Thảo đã bắt được con rắn có mào.
    [​IMG]
    Bên trong Miếu lúc nào cũng có trứng gà.Sau khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương cũng như tham khảo ý kiến của các vị cao niên trong làng, gia đình ông Thảo tiến hành xây miếu thờ tại vị trí gốc đa giữa làng, nằm liến kề trên đất của nhà văn hóa thôn.
    Chúng tôi đã trao đổi với anh Nguyễn Văn Thành, ******* viên phụ trách thôn về câu chuyện trên. Anh Thành vốn không tin vào chuyện ma quỷ, mê tín dị đoan. Tuy nhiên, anh cũng như bất kì người dân nào trong thôn đều có thể xác nhận câu chuyện anh Toàn biến thành “rắn” là có thật. Rồi anh đưa chúng tôi ra tận nơi xem miếu Long Thần.
    Ngôi miếu có chiều cao 2,50m, rộng 1,8m sâu 0,8m. Miếu nằm dưới gốc cây đa cổ ở giữa làng đúng như yêu cầu của “thần rắn”.
    Vào buổi khánh thành ngôi miếu, lúc mọi người vừa cúng vái nhập thần xong, thì bỗng từ đâu, một con rắn rất to bò đến khiến mọi người vô cùng hoảng sợ. Con rắn trườn quanh ngôi miếu một lượt rồi bò lên nóc. Ông Thảo cùng mọi người càng ngạc nhiên hơn khi trông thấy trên miệng con rắn vẫn còn vương những sợi chỉ mảnh mà ông Thảo đã khâu trước đó, khiến mọi người càng tin sự linh thiêng của rắn thần. Ngôi miếu được đặt tên là miếu Long Thần với sự kính cẩn và khiếp sợ của người dân trong làng.
    Kể từ ngày xây Miếu đến nay, nhà ông Thảo vẫn thường xuyên trông nom việc thờ cúng miếu Long Thần. Trong không gian nhỏ của gian Miếu ngoài tiền vàng, hương hoa, lúc nào cũng có 10 quả trứng gà sống, 1 đĩa gạo và một đĩa muối trắng. Thỉnh thoảng, những quả trứng trong miếu bị mất dần, người ta đồn nhau là do “rắn thần” đến ăn.
    Loài rắn vốn nổi tiếng linh thiêng và được thờ ở nhiều nước, nhưng đến nay, vẫn chưa ai khẳng định có đủ bằng chứng về sự tồn tại của loài rắn có mào đỏ chót như mào gà.
    Theo như câu chuyện của các cụ cao niên trong làng thì rắn có mào là loài rắn thần, còn được gọi là Rồng, có nguồn gốc rất thần bí. Rắn chỉ xuất hiện ở những nơi linh thiêng hoặc những nơi đất lành… Vì thế, không ai được phép xâm hại đến loài rắn thần này cả.
    Cho đến nay, câu chuyện về miếu Long Thần vẫn được người dân xã Uy Nỗ rỉ tai nhau một cách kính cẩn và hoang mang sợ hãi.
  9. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Sự nguy hiểm khi khai mở trung tâm lực Kundalini



    Sự nguy hiểm của Hỏa xà
    Từ trước đến nay, lời đồn đại “sự nguy hiểm khi khai mở Hỏa xà (kundalini)” tồn tại trong giới thiền hoặc yoga như một rào cản làm nản lòng những người muốn vứt bỏ Phàm Ngã, một lòng đi tìm đạo. Quả nhiên, sự nguy hiểm đó là có thật, và cũng được các bậc Đạo sư danh tiếng cảnh báo. Nguy hiểm thứ nhất là nghiệp quả chưa dứt. Nguy hiểm thứ hai là chưa biết kiềm chế tính nóng giận của mình.

    Vì vậy ta phải nhấn mạnh rất nhiều tới những nguy hiểm của việc khơi hoạt Kundalini. Ta hãy khảo sát bản chất của chúng. Trước hết và trên hết ta có nguy cơ kích thích ******** sao cho cá nhân bị kiệt quệ hết sinh lực do bị ******** ám ảnh. Sự loạn trí cũng nằm theo đường lối này. Sinh lực ******** và hoạt động ******** có liên quan mật thiết tới Kundalini, vì cả hai đều có tính cách vô cùng sáng tạo về bản chất và sự phát triến của thứ này ắt kích động sự phát triển của thứ kia. Mọi thôi thúc ******** phải bị hoàn toàn kiểm soát, tùy ý của cá thể và phải ở tình trạng của điều mà ta có thể gọi là sự siêu hóa, nghĩa là nó phải được nhận ra là một phép bí tích và do đó được dùng một cách kính cẩn theo tinh thần tận hiến. Sự phân biệt về giới tính với đủ mọi hàm ý của nó là một trong những tặng phẩm đầu tiên mà Thượng Đế ban cho các con của mình; nó thường bị lạm dụng và sử dụng một cách thô bạo, nhưng cuối cùng ta phải học cách tiếp cận với nó giống như người tu sĩ chân chính tiếp cận với bàn thờ. Chỉ những kẻ nào đã tiếp cận được như thế với thiên tính của ******** thì mới có thể được an toàn giao phó cho mình cái tặng phẩm sau này là Kundalini mà y có thể vận dụng một cách an toàn và có ích qua việc đã được thử thách và tỏ ra đáng tin cậy.

    Hai là có nguy cơ làm xáo trộn sự thăng bằng nhịp nhàng của thể xác do kích thích không kiểm soát được đủ thứ trung tâm lực của cơ thể – có thể là làm hại cho quả tim, cho thần kinh hệ thông qua nhật tùng, cá nhân trở thành một kẻ tàn tật mãn tính và nói chung là bộ óc xác phàm bị suy thoái, tạo ra một sự căng thẳng rốt cuộc là loạn trí. Ta có thể tránh được nguy cơ này miễn là cá thể phải hoàn toàn khỏe mạnh, đã được một mức độ tự chủ cao, suy nghĩ một cách tịch lặng và minh bạch chứ không bao giờ hẹp hòi, và không nô lệ cho bất kỳ sự thôi thúc ******** nào, thật ra có rất ít khuynh hướng ******** nếu không phải là tuyệt nhiên không có. Ta nên nhớ rằng cho dù việc khơi hoạt Kundalini có thể giúp y rất nhiều thì sự phát triển của nó vẫn phần lớn là tùy thuộc vào y. Y phải theo dõi đủ thứ hiện tượng và điều tiết chúng. Bằng cách nào? Y sẽ biết cách nếu y đã sẵn sàng khơi hoạt nó. Ở đây ta không cần đưa ra thêm chỉ dẫn nữa, vì dấu hiệu của một cá nhân đã sẵn sàng khơi hoạt Kundalini cốt ở nơi tri thức trực giác về điều mà ta phải làm và nơi sự trợ giúp của đấng Minh triết.

    Ta không bao giờ được quên rằng thể xác vốn thô trược hơn và do đó khó thích ứng hơn mọi thể khác, và điều này có khuynh hướng gây ra sự tập trung thần lực ở một vùng đặc bịêt chứ không phân bố tổng quát trên toàn bộ cơ thể. Nếu ta xét tới chẳng hạn như thể vía và thể trí thì ta nhận thấy rằng theo một ý nghĩa nào đó mỗi thể này là một cơ quan lớn duy nhất. Trong trường hợp các thể thuộc nội giới thì các chức năng (mà trong một chừng mực nào đó vốn liên kết với những bộ phận đặc thù của thể xác) có tính cách phổ quát hơn. Có lẽ trong một chừng mực nào đó ta vẫn còn có thể nói tới sự định xứ nơi các thể nội giới, nhưng ít nhiều gì thì trọn cả thể vía đều cảm xúc, đều nhận ấn tượng, đều giao tiếp. Điều này cũng đúng với thể trí. Trọn cả thể trí đều suy nghĩ.

    Thế mà đối với thể xác trong khi xúc cảm được phân phối ở khắp nơi, trong khi các trung tâm lực đặc biệt chịu ảnh hưởng của những xúc cảm và cảm giác thuộc loại không thông dụng thì bộ óc lại đóng vai trò kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể vía. Ta hãy làm tê cóng bộ óc, tê cóng những dây thần kinh giao tiếp với bộ óc thì xúc cảm sẽ biến mất đối với tâm thức đang tỉnh táo, mặc dù những hậu quả của nó vẫn còn rơi rớt, bằng chứng là cú sốc sau một vụ mổ mà do ảnh hưởng của thuốc mê nên con người tạm thời không bị đau.

    Cũng giống như vậy, bộ óc là kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể trí. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng thể trí gây ấn tượng theo một mức độ nào đó lên mọi bộ phận của thể xác sao cho mọi bộ phận đều “suy nghĩ” đến một mức độ nào đó cũng giống như mọi bộ phận đều cảm xúc. Nhưng bộ óc là trung tâm chính yếu, là cầu nối vĩ đại đối với ngoại giới. Vì vậy ta có thể hình dung các thể nội giới gây áp lực trên khắp thể xác nhưng áp lực lớn nhất là ở cầu nối bộ óc. Bộ óc đứng mũi chịu sào tương đối dễ dàng trong những trường hợp bình thường và đối với những cá nhân bình thường, vì thật ra chỉ có rất ít những kênh dẫn nhỏ được phép mở ra giữa các thể khác nhau.

    Nhưng Kundalini tất nhiên sẽ lưu chuyển độc lập với những kênh dẫn thông thường để làm linh hoạt những trung tâm lực nhạy cảm nhất và tiếp nhận năng lượng nhiều nhất. Vì thế cho nên sự tập trung vốn sẵn có sẽ được tăng cường rất nhiều, thường thường là khi cơ quan hữu quan đã quá tải rồi. Một cá nhân mà vì lý do nào đó Kundalini có khuynh hướng kích động y thì chắc chắn là đang sống ở mức độ thực ra là chịu nhiều áp lực. Y rất có thể là vô cùng linh hoạt. Y rất có thể là tập trung sâu sắc thần lực nơi đủ thứ cơ quan của mình, những sự tập trung này thay đổi tùy theo việc y sử dụng cơ quan này hơn là cơ quan khác. Kundalini rất có thể là “giọt nước làm tràn đầy ly nước” nhấn chìm cá thể không may đó vào trong bóng tối tàn ác nếu y không phải là lực sĩ tâm linh đã được rèn luyện để chịu đựng sự căng thẳng đó.

    Chắc chắn là ở giai đoạn tiến hóa này phải xuất hiện những kênh dẫn giao tiếp giữa các nội giới và cá thể chủ yếu là sống nơi ngoại giới. Nhưng những kênh dẫn đó rất có thể là không đủ độ sâu, và nếu thình lình thần lực tràn vào như xoáy ốc qua một trong những kênh dẫn đó, hoặc trực tiếp nhập vào một cơ quan của thể xác thì chúng có thể bị “vỡ ra” và gây nên thảm họa.

    Khi các thể xác, vía và trí bắt đầu tan hòa vào các đối thể cao siêu chẳng hạn như trong trường hợp những người đang kết liễu kiếp người xét về mặt bị giam hảm trong các hạ thể, thì Kundalini tự nhiên là lưu chuyển mà không gặp sự cản trở tối thiểu nào. Bắt đầu chỉ còn có một Lửa duy nhất, một Sự Sống duy nhất. Ở những giai đoạn sớm hơn thì việc cực kỳ thận trọng có tầm quan trọng sống còn vì Hỏa xà không hề phân biệt. Nó thiêu rụi hết. Nó có khuynh hướng chảy theo những đường ít bị đề kháng nhất và đôi khi những đường đó có thể dẫn xuống dưới chứ không phải dẫn lên trên với hậu quả tai hại khôn xiết.

    Khi sự phát triển diễn ra, khi tâm thức cao siêu dần dần chiếm ưu thế thường trực thì sự xuyên thấu lẫn nhau trở nên nhịp nhàng hơn, trọn cả tác nhân bên dưới đáp ứng một cách tức khắc và phong phú hơn với sự kích thích từ bên trên.

    Thế thì việc khơi hoạt Kundalini có tác dụng ra sao? Thực ra thì nó mở banh ra những cánh cửa cống cho đến nay chỉ mở chầm chậm và từ từ. Và trong trường hợp người thường thì nó chỉ mở ở một mức độ rất hạn hẹp. Bắt đầu có sự giao tiếp hoàn toàn giữa mọi thể, mặc dù việc vận dụng và thuyết giải những sự giao tiếp đó tất yếu là vấn đề phải kéo dài trong một thời gian lâu sau khi đã xác lập được sự giao tiếp mở đầu. Các hạ thể bắt đầu phản ánh được càng ngày càng rõ rệt những đặc trưng của các thể cao thuộc thượng trí và hạ Bồ đề. Các trạng thái tâm thức bắt đầu lồng vào nhau sao cho xuất hệin một sự liên tục tâm thức mà con người cho đến lúc đó chưa hề trải nghiệm. Điều này có nghĩa là sự nhạy cảm gia tăng ghê gớm xuyên suốt mọi thể đòi hỏi một mức độ lớn lao của sự tự chủ mà ta thường xuyên nhấn mạnh.

    Thỉnh thoảng thì trong trường hợp của nhiều người, Kundalini phải được phát triển ở nơi chốn phồn hoa đô hội (nơi mà nguy hiểm ắt lớn hơn) chứ không phải trong rừng thẳm (nơi mà nguy hiểm chỉ là tối thiểu). Thời gian quá quí báu nên ta không thể biệt lập với thế giới nhất là trong thời buổi hiện nay; và ta phải chấp nhận sự mạo hiểm. Trọn cả thể xác trở thành một khí cụ vô cùng nhạy cảm đã được tẩy trược với mọi quan hệ qua môi trường xung quanh, do đó nó có thể dễ dàng bị xé tan thành mảnh vụn do kết quả tác động của những rung động thô trược và là điều kiện tất yếu để khơi hoạt Kundalini, và đó là sức khỏe của người trưởng thành hơn là của thanh niên.

    Nhưng còn hơn thế nữa. Mặc dù trọn cả thể xác đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều thì bộ óc vẫn phải đứng mũi chịu sào. Áp lực lên óc phàm gia tăng rất nhiều vì bộ óc là cầu nối chính giữa thể xác và các thể nội giới. Liệu bộ óc có thể chịu được áp lực đó chăng? Đây có lẽ là vấn đề chính yếu liên quan tới việc khơi dậy Kundalini. Câu trả lời phần lớn là tùy thuộc vào mức độ mà chất xám của óc phàm đã đủ phát triển, trui rèn và củng cố chưa (nhờ vào sự tự chủ) để chịu sự căng thẳng đó. Có lẽ tình trạng và số lượng của các loa tuyến cũng là một yếu tố quyết định và chúng biểu thị tình trạng của các kênh tiếp xúc và của điều dường như là khả năng vươn rộng ra của chính vật chất thuộc xác phàm. (Tôi cũng chẳng biết nói sao hơn nữa). Nó phải có thể uốn cong mà không bị gãy. Ở đây tôi không dùng từ “uốn cong” theo nghĩa đen, có lẽ từ “thích ứng” ắt là chính xác hơn. Tôi nghĩ rằng áp lực của các thể nội giới có bản chất giống như dòng chảy của một lưu chất, một dòng chảy dường như không gì cưỡng lại nỗi. Liệu bộ óc có thể uốn mình theo dòng chảy đó, bị nó khuất phục và thích ứng với nó chăng? Nếu được như vậy thì tốt thôi, nhưng sự cứng ngắt sẽ gây chết người và khi dùng từ cứng ngắc tôi không phải chỉ ngụ ý có thể nói là cứng ngắc của thể xác mà còn là sự cứng ngắc của thể trí và thể vía. Sự cứng rắn này chuyển dịch thành ra việc dựng nên những rãnh bên trong bộ óc (và quả thật cũng bên trong trái tim nữa) sẽ vỡ ra chứ không chịu mở ra. Đây là một vấn đề rất phức tạp vì cơ bản thì minh triết trong việc khơi hoạt Kundalini tùy thuộc phần lớn (mặc dù không hề toàn bộ) vào tình trạng của thể hạ trí và thể vía. Cũng như tùy thuộc vào mức độ mà thể Thượng trí và thể Bồ đề bắt đầu tiếp xúc và tự khẳng định. Nhưng ta cũng phải xét tới tình trạng của thể xác nữa, mặc dù nó chỉ là phản ánh tình trạng của các thể nội giới. Vậy thì vấn đề là: Liệu các thể nội giới đã được phát triển và kiểm soát đúng mức chưa, và liệu thể xác đã phục hồi chưa sau khi nó đã bị lạm dụng mà tất yếu phải xảy ra trong quá trình dài phát triển? Đó là vì thể xác thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác (nói chung thì thể vía và thể hạ trí cũng giống như vậy) song mỗi thể mới đều được uốn nắn để phản ánh và biểu diễn mức độ phát triển mà con người đã đạt được. Quả thật có thể có trường hợp tinh thần đã sẵn sàng nhưng xác thịt lại yếu đuối, có trường hợp Chơn ngã đã sẵn sàng nhưng các hạ thể còn yếu đuối vì lý do thể xác trong tình trạng hiện nay không thể chịu được sự căng thẳng của Kundalini. Trong những trường hợp đó có thể cần phải chờ tới một kiếp khác để cho những hình tướng hiện hữu bị phá vỡ đi thay thế bằng những hình tướng mềm dẻo hơn. Rõ ràng là từ mọi điều nêu trên ta thấy quá trình khơi hoạt Kundalini quả thật là phức tạp biết dường nào, và cá nhân nào tìm cách khơi hoạt nó mà không chịu sự chế tài khôn ngoan, không được dẫn dắt đúng mức, quả là liều lĩnh biết dường nào. Y hầu như chắc chắn sẽ chịu những sự đau khổ khủng khiếp. Vì thế cho nên bộ óc mới là một chỗ rất nguy hiểm, tai họa thường là do kết quả của một bộ óc quá căng thẳng. Nghe nói con đường huyền bí học rải rác nhiều thảm họa. Tôi trộm nghĩ rằng con đường khơi hoạt Kundalini (cho dẫu ở những giai đoạn rất sơ khởi) còn rải rác nhiều thảm họa hơn nữa. Giáo hoàng có nói:

    Chỉ học một chút, tôi ắt là một điều nguy hiểm.

    Hãy uống cho nhiều bằng không con sẽ không thưởng thức được Suối nước Pierian. (nước cam lồ).

    Trước khi bất kỳ người nào tìm cách khơi hoạt Kundalini thì y nên biết nhiều đìêu về nó nhất là về những nguy hiểm của nó, y nên làm quen mật thíêt với những nguy hiểm đó. Thế rồi y sẽ dẹp điều đó sang một bên cho tới khi y nhận được khuyến cáo bắt đầu. Chỉ bíêt chút ít khiến cho y có khuynh hướng điên rồ. Khi y đã uống được nhiều rồi thì y sẽ nhận ra được rằng bổn phận cấm không cho y thực nghiệm, những kết quả thực nghiệm khi tiến hành trong sự vô minh ắt gây ra tai họa trước hết là cho người thực nghiệm (xét về mặt nào đó thì điều này có thể không quan trọng mấy ngoại trừ đối với bản thân y) mà còn cho những người ngay xung quanh y, gây ra nguy hiểm cho cộng đồng nói chung và y không có quyền bắt người ta phải chịu nguy hiểm.
  10. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu về “thập loại chúng sinh”




    Một cảnh ở Địa ngục
    Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”.

    Là người Việt Nam, ít ai không thuộc dăm ba câu trong truyện Kiều, cũng như ít ai không biết tác giả áng văn tuyệt tác viết bằng thể thơ lục bát đó là thi hào Nguyễn Du. Rất nhiều đoạn, nhiều câu, nhiều tình huống trong truyện Kiều đã trở thành văn học dân gian vì những tâm trạng, những hoàn cảnh đó quá gần gũi với môi trường thực tế trong xã hội, cả thời xưa cho đến ngày nay.

    Ngoài Truyện Kiều đã quảng bá khắp dân gian, thi hào Nguyễn Du còn là tác giả của một tác phẩm mà không mùa Vu Lan nào không được nhắc đến. Đó là bài “Văn tế thập loại chúng sinh”.

    Tự thân Nguyễn Du đã nhận chịu quá nhiều đau thương buồn tủi từ thuở ấu thơ nên tâm hồn rất nhạy cảm trước nỗi đau nhân thế. Những tác phẩm của tiên sinh thường bàng bạc tinh thần Phật giáo qua luật nhân quả, vòng tử sinh luân hồi, vay trả mà chưa phân minh thì sau khi thác sẽ thành những oan hồn uổng tử, vất vưởng khắp chốn u tối mịt mùng. Những oan hồn đó chỉ trông chờ vào mùa mưa tháng bẩy, chầu chực miếng cơm chén cháo nơi các trai đàn chẩn tế thí thực cho!

    Tại sao lại tháng bẩy?

    Vì đó là thời điểm Đức Phật dạy ngài Mục Kiền Liên phương thức cứu mẹ khỏi chốn địa ngục A-Tỳ. Lòng thành của người con thảo thỉnh cầu Chư Tăng đang tụ hội về trong ngày Tự Tứ, cùng góp lời cầu xin và sám hối, không những đã cứu được bà Thanh Đề khỏi nghiệp gông cùm đói khát, mà cũng trong ngày đó, năng lượng dũng mãnh của Chư Tăng còn lan tỏa, xá tội được cho tất cả bao oan hồn uổng tử vất vưởng chốn u tối ngục hình.

    Nhân gian từ đó noi theo, lấy ngày rằm tháng bẩy là ngày Vu Lan báo hiếu, đồng thời lập đàn, bày thực phẩm thí phát cho những oan hồn bơ vơ không ai tế độ.

    Văn minh nhân loại, hợp cùng y học thực tiễn, dù tinh vi đến đâu cũng chưa thể giải thích thỏa đáng những trường hợp hiển linh, chứng minh về sự cố “Chết, chưa là hết. Chết mà chưa siêu được thì hồn vẫn vất vưởng trong cõi u minh”.

    Kinh Pháp Cú có đoạn dạy rằng “kẻ nào không tin luật nhân quả, không tin có sinh tử luân hồi thì không điều ác nào mà kẻ ấy không dám làm” Lời dạy này thật đơn giản, vì nếu không tin làm ác gặp ác, thì cứ việc gì mang lợi tới cho bản thân là làm, dù việc đó gây tai hại cho người khác; Không tin luân hồi sinh tử thì đang có thân người đây, mục đích duy nhất là phục vụ thân này, dù dẫm đạp lên người khác, vì khi chết là hết, can chi phải nương tay, dại gì không tận hưởng!

    Thương thay cho những ai lập luận rằng nhân quả và luân hồi vô hình vô tướng, mù mờ quá, lấy gì mà tin! Họ thấy chăng những cái có hình có tướng đang nắm giữ trong tay, cột chặt trong người mà vẫn chớp mắt vuột mất thì lại quyết tin là có thật! Này là bằng hữu tôi, này là tri kỷ tôi, này là vợ, này là chồng tôi, này là những gì quý nhất, bền bỉ nhất của tôi, nhưng tỉnh dậy mà nhìn quanh xem, nhan nhản biết bao cảnh vô thường. Bóng câu chưa khuất ngang khung cửa thì tình đã nhạt, hương đã phai, những cái tưởng của tôi muôn đời, đã lạnh lùng biến dạng, đã là của người khác!

    Tình đã thế, tiền thì sao? Này là xe tôi, này là nhà tôi, này là của cải tôi, chỉ cần qua một đêm mộng mị, tình huống ngoài xã hội kia chợt thay đổi khiến tiền cất kỹ trong băng trở thành giấy, ngôi nhà đang ở trở thành nợ nần, không chạy khỏi cho mau sẽ còn mang lụy!

    Những gì có hình có tướng, ngỡ đã cất giữ thật chặt, thật kỹ đó, chúng ta vẫn thường đau khổ chứng kiến sự ra đi phù du của chúng. Nhưng lạ thay, dù thấy, dù biết, ta vẫn cố níu kéo cho tới ngày thành ma vất vưởng!

    Tiên Sinh Nguyễn Du động lòng trắc ẩn đã dùng ngòi bút lân mẫn mà khóc cho thập loại chúng sinh:

    Thập loại là những loại nào,
    Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh

    Nguyễn Du cất tiếng kêu cứu, khóc cho tất cả kiếp nhân sinh khi sống đã buông lung, không sợ nhân quả, lúc thác đi, làm ma côi cút lang thang. Mười loại chúng sinh tiêu biểu trong xã hội, từ vua quan tể tướng, kẻ sỹ, kẻ nông, kẻ già, người trẻ, kẻ thầy, người thợ, nếu thác đi không ai tế tự, đều mòn mỏi đợi mùa tháng bẩy tìm về những trai đàn chẩn tế:

    Tiết tháng bẩy mưa dầm sùi sụt
    Toát hơi may lạnh ngắt sương khô
    Não người thay buổi chiều thu
    Ngàn lau khóm bạc lá ngô đồng vàng
    Đường bạch dương bóng chiều man mác
    Ngọc đường lê lác đác mưa sa
    Lòng nào lòng chẳng thiết tha
    Cõi dương còn thế, nữa là cõi âm!

    Những kẻ lúc sống, ngủ vùi trong giấc mộng vô thường, khi thác đi mới chợt tỉnh thì ôi thôi:

    Khi nằm xuống không người nhắn nhủ
    Của phù vân dù có như không
    Sống thời tiền chảy, bạc ròng
    Thác không đem được một đồng nào đi!

    Khi đó, thân người chẳng có, trí huệ cũng không, bà con quyến thuộc nay đều trở thành người dưng kẻ lạ vì:

    Mỗi người một nghiệp khác nhau
    Hồn xiêu phách lạc biết đâu bây giờ!

    Nguyễn Du là người từng lắng tâm, tụng đọc kinh Kim Cang hàng ngàn lần để thấu đáo sâu sa lẽ vô thường “Nhất thiết hữu vi pháp. Như mộng huyễn bào ảnh. Như lộ diệc như điển. Ưng tác như thị quán” (*)

    Từ đấy, mới rộng lòng xót thương bao kẻ chưa kịp tỉnh giác đã vội thác làm ma, đồng loạt lang thang khổ sở như nhau, chẳng còn chi là giầu nghèo, cao thấp nữa. Nguyễn Du đã nhỏ lệ, cất lời cầu xin bình đẳng cho tất cả:

    Hương khói đã không nơi nương tựa
    Phận mồ côi lần lữa đêm đêm
    Còn chi ai khá, ai hèn
    Còn chi mà nói ai hiền, ai ngu
    Tiết đầu thu dựng đàn giải thoát
    Nước tịnh bình tưới hạt dương chi
    Nương nhờ Đức Phật từ bi
    Giải oan cứu khổ, hồn về Tây Phương

    Là con Phật, nếu chúng ta tin, hiểu lời Phật dạy, ta sẽ dễ dàng biết mở rộng cánh cửa từ bi sẵn có trong mỗi trái tim để cùng chia xẻ với ngài A Nan khi thấy Đức Phật dừng lại bên đường và quỳ lạy đống xương khô. Trong đống xương hỗn độn đó, với vòng sinh tử luân hồi chưa từng ngưng dứt, mấy ai dám chắc không có thịt xương ông bà, cha mẹ mình! Sự chiêu cảm giữa đất trời và âm dương chia cách là những thực thể chúng ta từng thấy:

    Bóng phần tử xa chừng hương khúc
    Bãi tha ma kẻ dọc người ngang
    Cô hồn nhờ gởi tha phương
    Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng!

    Trong niềm bi ai khóc cho lỗi lầm nhân thế, Nguyễn Du cũng không quên những oan hồn trẻ thơ, chưa tội tình gì mà đã thác oan. Những linh hồn bé bỏng, chưa tự lo liệu, chưa biết nghĩ suy, làm sao nơi cõi âm tăm tối mà tìm được hạt cơm, hớp cháo!? Tiếng khóc này của Nguyễn Du mới cực kỳ bi thiết làm sao:

    Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé
    Lỗi giờ sinh, lìa mẹ, lìa cha
    Lấy ai bồng bế xót xa
    U ơ tiếng khóc, thiết tha nỗi lòng!

    Thương thay, bao oan hồn bơ vơ, lầm lũi theo nhau trong đêm tối:

    Nghe gà gáy tìm đường ẩn tránh
    Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra
    Lôi thôi bồng trẻ dắt già
    Có khôn thiêng cố lại mà nghe kinh

    Bằng tất cả niềm tin dũng mãnh nơi năng lượng vô biên, mầu nhiệm của Chư Phật, Nguyễn Du khuyến tấn:

    Kiếp phù sinh như bào như ảnh
    Có chữ rằng: Vạn cảnh giai không
    Ai ơi, lấy Phật làm lòng
    Tự nhiên siêu thoát khỏi vòng trầm luân

    Với sự tin tưởng đó, Nguyễn Du tiên sinh đã kết thúc “Văn tế thập loại chúng sinh” bằng một trai đàn chẩn tế, thành tâm dâng cúng:

    Ai đến đây, dưới trên ngồi lại
    Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu
    Phép thiêng biến ít thành nhiều.
    Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sinh
    Phật từ bi hữu tình phổ độ
    Chớ ngại rằng có có, không không
    Nam Mô Phật, Nam Mô Pháp, Nam Mô Tăng
    Nam Mô nhất thiết siêu thăng thượng đài.

    Nhân mùa Vu Lan báo hiếu và cúng thí cô hồn, xá tội vong nhân, xin trích lại phần nào bài văn tế của thi hào Nguyễn Du để góp lời cầu nguyện dâng lên mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng, xin nhủ lòng lân mẫn cứu độ muôn loài còn đang ngụp lặn trong bể khổ sông mê, sớm đủ duyên chạm được ánh từ quang mà vượt thoát.

    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
    Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát.

    (*) Kệ kinh Kim Cang.- Những câu thơ song thất lục bát là trích trong văn bản “Văn tế thập loại chúng sinh” của thi hào Nguyễn Du

Chia sẻ trang này