Những câu chuyện thần bí - Ma ám vì mở Luân Xa - Liệu có cõi âm cùng tồn tại với chúng ta không?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi pmpmpm, 05/11/2011.

3880 người đang online, trong đó có 242 thành viên. 00:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35246 lượt đọc và 327 bài trả lời
  1. nuamua

    nuamua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2010
    Đã được thích:
    2
    Thầy yên tưm! Con sẽ cử người vào mí thầy ;))
  2. trau73

    trau73 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2010
    Đã được thích:
    4
    pic này khá hay nên mình vào xì pam cũng ngại,
    chẳng qua là lâu không gặp nên nhớ Kưng thoai [r2)][r2)][r2)]
  3. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp
    Đoàn Văn Thông
    ---o0o---
    Chương 1.
    Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Hậu Kiếp
    Luân Hồi, Tái Sinh Là Gì?
    Luân hồi hay tái sinh là sự chuyển hóa sự sống của một sinh vật qua nhiều kiếp theo sự tái sinh. Đây chính là triết thuyết tôn giáo được phát triển cách đây đến mấy nghìn năm. Thuyết này bàng bạc trong dân gian, khắp nơi trên thế giới, ở Ai Cập, Hy Lạp cổ đại, nhất là Ấn Độ. Các tôn giáo như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Do Thái giáo và cả những người theo thuyết thần trí học (theosophy) đều đề cập đến vấn đề này... thuyết luân hồi lan truyền hầu như toàn bộ các nước ở Châu Á. Người Tây phương hiểu luân hồi qua từ Metempsychosis, Tranmission hay Reincarnation. Theo Webster's New World Encylopedia (1992) thì thuyết luân hồi bao hàm ý nghĩa rằng sau khi chết, linh hồn của loài người cũng như loài vật và ngay cả loài cây cỏ cũng sẽ chuyển sinh từ cơ thể này qua cơ thể khác từ dạng này qua dạng khác tùy theo những gì đã gây ra lúc còn sống.
    Thuyết luân hồi hay tái sinh có ý nghĩa vô cùng sâu sắc và chi li: mọi sinh vật, sau khi chết sẽ chuyển hóa từ một thân xác này sang một thân xác khác. Ngay cả loài vật và loài cây cỏ cũng vậy. Luân hồi hay tái sinh (Reincarnation) là sự chuyển hóa hay sự chuyển sinh, đầu thai (transmission) của linh hồn. Nói rõ hơn là khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ thân xác này để nhập vào một thân khác. Khi chết thân xác hủy hoại tan rã, chỉ có linh hồn tồn tại.
    Theo Phật giáo thì luân hồi, tái sinh là một phản ứng nghịch lại, là một sự báo ứng tự nhiên của mọi hành động. Mỗi hành động đều có những phản ứng dội lại cho hành động gây ra. Chữ luân hồi theo Phật giáo lấy từ Phạn ngữ là Samsàra.
    Con người phải trải qua nhiều kiếp cho đến khi chịu đủ sự trả quả tương xứng về những gì đã làm và không tạo nên nghiệp xấu thì mới mong được tới cõi an lạc mà Phật giáo gọi là cõi Niết Bàn (Nirvana). Những ai phạm điều xấu, ác thì khi chết phải đọa vào địa ngục và chịu những sự xử phạt công minh.
    Theo thuyết của Phật giáo có mười nghiệp dữ (sát sinh, trộm cắp, dâm dật, tham muốn, tức giận, si mê) đối lại với mười nghiệp dữ có mười nghiệp lành như không giết hại, không tham lam trộm cắp, không giận hờn, không mê muội...) nếu khi sống tạo nghiệp ác thì khi chết phải chịu luân hồi tái sinh vào thân phận kẻ chịu khổ đau vì phải trả cái nghiệp xấu ấy. Nếu khi sống tạo nghiệp lành, thì khi chết sẽ luân hồi đầu thai vào thân xác mới có đời sống sung sướng tốt lành hơn. Nói tóm lại tất cả những gì mà bản thân đang phải trải qua ở hiện tại chính là kết quả của những nghiệp gì mà kiếp trước bản thân đã làm. Và tất cả những gì mà hiện tại bản thân hành động thì đó sẽ là cái nghiệp được tạo lập trong hiện tại để có nghiệp báo ở tương lai tức là sư báo ứng của việc mình làm.
    Các nhà nghiên cứu về thuyết luân hồi tái sinh lúc đầu tưởng rằng thuyết này chỉ phát triển ở các nước Á Châu, nhất là vùng Đông Nam Á. Nhưng dần dần họ khám phá ra rằng không riêng gì ở vùng Á Châu mà ở các nước Ai Cập, Hy Lạp cổ đại như nơi vùng ốc đảo xa xăm, thuyết này vẫn bàng bạc trong dân chúng và cả người dân Da đỏ cũng thường tin vào thuyết tái sinh. Các nhà nghiên cứu hiện tượng luân hồi lúc đầu rất ngạc nhiên về sự trùng hợp lạ lùng của một số lớn người Da đỏ ở Bắc Mỹ Châu giống một số lớn người dân Châu Á về niềm tin có sự tái sinh. Nhưng khi xét về mặt địa lý họ thấy không có gì đáng ngạc nhiên vì thời đại Băng Hà, Á Châu và Mỹ Châu đã dính liền với nhau một cách tạm thời từ hai vùng Tây Bá Lợi Á (Siberia) và Alaska. Lúc bấy giờ người Á Châu đã liên lạc được với vùng Bắc Mỹ qua ngả này và ngay cả một số loài thú cũng vậy. Bác Sĩ Mills đã đưa ra những điểm tương đồng về sự kiện này như sau.
    Người Tây Tạng tin rằng, vì Phật Sống Lạt Ma của họ khi qua đời sẽ lại tái sinh để chăm dắt và che chở cho dân tộc họ. Cũng vậy, những người Da đỏ Bắc Mỹ Châu tin rằng vị Tù Trưởng bộ lạc đôi khi chọn sự đầu thai trở lại để giúp đỡ những người trong thị tộc. Ngày nay, một số tôn giáo khác tuy nhiên một số người dân ở đây vẫn còn tin vào sự tái sinh. Thường thì họ suy đoán qua giấc mộng, qua lời nói bất chợt của người trong nhà, nhất là của đứa bé. Sự trùng hợp về hình hài, cử chỉ, hiện tượng v.. v... đều được chú ý cẩn thận. Đôi khi họ còn tin tưởng rằng người chết hiện về dù trong giấc mộng cũng bao hàm ý tưởng là họ sắp đầu thai trở lại. Đôi khi họ còn để ý qua dấu bớt, vết sẹo trên da của trẻ sơ sinh. Nếu giống với dấu vết mà người đã chết trước đó có thì có thể nghĩ rằng người ấy đã lại tái sinh. Cũng có khi họ quan sát đứa trẻ về cách cư xử, ăn ở của nó. Nếu giống với người đã chết thì đó là điều đáng quan tâm. Nhiều người trước khi chết thường trối trăn lại lời ao ước muốn hay không muốn được sinh ra lần nữa.

    Ý Nghĩa Sâu Xa Của Hai Chữ Luân Hồi.
    Chữ luân hồi còn được hiểu rộng nghĩa hơn nữa khi nhắc đến thuyết Linh Vật (Animism). Bách khoa tự điển cho field Enterpises Educational corporation (Hoa Kỳ) xuất bản năm 1961 ghi rằng thuyết Linh Vật tin tưởng rằng mọi vật thể trong vũ trụ đều có tính linh và cũng chịu luân hồi nhân quả. Mọi sinh vật đều có linh hồn, Ngay cả con người có vị thế tối cao trong các loài đôi khi vẫn phải tái sinh làm loài thú như ngựa, bò heo tùy theo những gì mà người ấy đã tạo trước đó. Cái mà người ấy đã gây ra được gọi là nghiệp. Theo D. T. Suzuki nhà tâm lý, triết học nổi danh thế giới, khi nghiên cứu về vấn đề tái sinh từ người qua loài thú đã ghi nhận rằng "cái mà ta gọi là những nghiệp có thể xem như tương đương với những bản tính mà ta thường thấy từ những con vật ấy". Từ đó ông nêu lên những thí dụ như có những con người lúc sống đã có những hành động, cử chỉ, cách sống biểu lộ qua những gì gọi là "thói"1 thì khi chết có thể tái sinh thành con vật có những đặc tính tương tự. Như kẻ phàm ăn, tục tĩu, thô lậu, xấu xa, hèn hạ, dơ bẩn, sau khi chết có thể họ sẽ tái sinh thành loài heo. Trái lại những kẻ khi sống thường ranh mãnh mưu lược, ganh tỵ, thâm hiểm, xảo quyệt... sau khi chết có thể chuyển sinh thành chồn cáo, chuột, khỉ. v. v... lý luận này mới nghe qua sẽ không hiếm cho là kỳ quặc mơ hồ. Cũng có lý luận ngược lại rằng những người khi sống có những tướng cách ấy là hình ảnh của loài vật thấp hèn ở tiền kiếp. Những thuyết luân hồi tái sinh thật sự đã trình bày sự việc vấn đề một cách chi li, phức tạp như đã nói và ai trong chúng ta dù không tán thành, đồng ý nhưng cũng ít nhất một lần trong cuộc, sẽ tự hỏi tại sao trong đời lại có những người hình dáng, cử chỉ, hành động, cách sống giống loài thú? Có người khi nằm ngủ co quắp hay co co rúm lại, có người ngáy vang như sấm, có những đi như rắn bò, có người cười như ngựa hí, có kẻ gương mặt luôn luôn nhăn nhó như loài khỉ hay hằn lên nét mặt dữ tợn, với đôi mắt trắng dã, gườm gườm như ác thú. Có người khi ngồi có tư thế như cọp heo hày giọng nói to, sang sảng như tiếng thú gầm vang? Phải chăng đó là những loài thú ở các kiếp quá khứ và hiện tại mang kiếp người nhưng vẫn chưa thoát hẳn một số chi tiết của loài thú? Những kẻ giết người, những kẻ tra tấn người không gớm tay, những đao phủ, luôn cả những đồ tể (những kẻ giết súc vật) phần lớn hiện rõ ác tính trên cử chỉ dáng đi, giọng nói và nhất là gương mặt; thường thì đi lầm lũi (như cảm nhận được cái xấu xa tàn ác của mình nên không thể biểu lộ được sự thanh thản, yên tĩnh của tâm hồn), đôi tay thường nắm lại, như thủ thế, đặc biệt đôi mắt trắng đã lộ nhãn có nhiều đường gân máu tràn cả lòng trắng và lan vào tròng đen. Có điều kỳ dị là những người này gần như hầu hết đều có con mắt lồi hay tròng đen treo để lộ 3 phần trắng trong mắt gọi là tam bạch đản hoặc xuất phát, biểu lộ ác tính dã man không có chút tính người qua lời nói như năm 1992, tại Hoa Kỳ, tên sát nhân kỳ dị, dã man chuyên ăn thịt người tên là Jeffrey Dahmer mặc dầu bị bắt hắn vẫn không tỏ dấu ăn năn tội lỗi mà còn tuyên bố: "Nếu có cơ hội, tôi sẽ giết, phân thây và ăn thịt những ai mà tôi bắt được!"
    Tên sát nhân Jeffrey Dahmer này đã giết 17 người vô tội và ăn thịt rất nhiều người.
    Mặc dầu là một con người nhưng rõ ràng hắn còn kém xa thú vật nếu xét về mặt tiến hóa của chủng loại về sự phát triển của tư duy tỉnh cảm.
    Vấn đề thú có thể chuyển sinh làm người hay người có thể chuyển sinh làm thú trong thuyết luân hồi quả báo đã khiến cho thuyết này trở nên bao trùm mọi vật tương tự như thuyết Linh Vật (Animism) theo đó mọi vật đều có tính linh hay linh hồn và chịu sự chuyển sinh của luân hồi, vì thế những người tin vào thuyết luân hồi thường kiêng ăn thịt vì hai lý do: Thứ nhất sinh vật đã có sinh, có diệt, có sống có chết tức là có biết đau biết khổ, biết sung sướng thì tại sao ta lại giết chúng? Thứ hai sinh vật ta thấy sống trên quả đất có thể là hậu thân của những người nào đó hoặc đôi khi có thể là người thân mang hình hài loài thú qua sự chuyển sinh? Tuy nhiên thuyết luân hồi cho rằng sự tái sinh luôn luôn xem như một sự tiến hóa hơn. Ở đây cần phải lưu ý về một số thắc mắc được đặt ra, rằng đã là loài thú thì làm gì có trí óc sáng suốt để nhận ra đâu là điều lành đâu là điều dữ. Vì thế bảo rằng loài thú gây nghiệp lành hay nghiệp dữ chỉ là sự ngẫu nhiên mà thôi chớ không phải do chủ ý của nó. Điều thắc mắc rõ ràng hữu lý, nhưng nếu nhìn lại ngay cả loài người mà từ lâu ai cũng công nhận là loài sinh vật thượng đẳng có trí óc thông minh hơn tất cả loài vật vẫn không hiếm những con người tàn ác, vô nhân đạo, những con người hoàn toàn vô luân, tay luôn luôn nhúng máu, mắt luôn luôn chỉ muốn thấy cảnh chết chóc và ai thích nghe những lời kêu la thảng thốt, khổ đau của người khác. Những kẻ này có trí óc, có suy nghĩ nhưng không bao giờ có lòng nhân đạo xót xa. Vậy họ cũng ở cấp độ cao của trí thức, về cấu tạo bộ não nhưng tại sao họ lại giống loài ác thú? Những kẻ này xét cho cùng còn thua loài vật vì có nhiều loài vật rất hiền lành. Về ý niệm tái sinh luân hồi từ cấp độ thấp tới cấp độ cao theo sự tiến hóa từ lâu đã được nhiều nhà nghiên cứu lưu tâm. Nhà sinh vật học Charles Darwin nêu thuyết tiến hóa của sinh vật theo đó sinh vật tiến hóa từ trình độ thấp đơn giản dần dần đến trình độ cao hơn và phức tạp hơn theo nhu cầu, cuộc sống và môi trường sống. Tuy nhiên nhà khoa học chỉ nghiên cứu căn cứ phần lớn vào những gì có tính cách thuần vật chất về cấu tạo, dạng thể của các cơ quan cơ thể cùng liên hệ với các hiện tượng sinh lý, sinh hóa chớ không đi sâu vào lĩnh vực luân lý đạo đức, tâm linh sâu xa hơn như thuyết luân hồi chuyển kiếp tái sinh. Charles Darwin nhận thấy rằng những sinh vật như cá, rùa, ếch, chim, sư tử, bò, ngựa, khỉ, người đều có dạng thể phôi (Rmbryos) đầu tiên tương tự nhau.
    Nhà khoa học chỉ thấy rõ sự tiến hóa từ "vạn vật đồng nhất thể" ấy qua sự tiến hóa mà thành nhiều hướng để phát sinh ra các loài, họ, bộ, giống, ngành sinh vật khác nhau mà không chú tâm nghiên cứu cái nguyên nhân sâu xa tiềm ẩn bên trong và trước đó ở mỗi sự vật. Thuyết tiến hóa như thế chỉ phát họa được rằng: "con người như là một toàn thể đã trải qua nhiều giai đoạn tiến hóa. Trong khi thuyết luân hồi cho thấy sự chuyển hóa để thành con người phải trải qua nhiều giai đoạn của sự tái sinh có liên quan nhiều đến những gì thuộc về tâm linh và luân lý cùng sự thưởng phạt công minh giống như những định luật tự nhiên trong vũ trụ. Mỗi con người trước khi trở thành toàn hảo, hoàn thiện để vào cảnh giới an lạc phải trải qua nhiều kiếp chuyển hóa tái sinh. Trong các lần chuyển sinh ấy sẽ có những kiếp khác nhau; khi thì loài vật, khi thì loài người, khi chuyển sinh thành loài vật, có thể họ phải trải qua nhiều kiếp như khi thì loài này khi thì loài kia tùy theo cấp độ của nghiệp quả. Qua các tài liệu kinh Phật giáo thì đức Phật Thích Ca, trước khi thành Phật, ngài đã phải chuyển sinh qua nhiều kiếp.
    Cũng theo thuyết luân hồi thì khi còn là kiếp thú, kiếp thú này cũng có hạn định của nó. Hạn định này tùy thuộc vào những gì mà nghiệp quả trước đó đã quy định trong thời gian bao lâu để trải qua. Cùng là một loài vật nhưng cũng vẫn có những con khác nhau về cách sống. Nhưng cùng là một loài chó, vậy mà có con rất trung thành, hiền lành, từ tốn. Trái lại có con rất hung dữ, phản chủ, nhác lười, tham ăn...
    Chúng ta từ nhỏ thường đã từng nghe kể chuyện con chó trung thành nọ rất thương chủ, thường ngày ra ga đón chủ về. Nhưng sau đó chủ nó không trở về nữa vì bị pháo kích chết trong một chuyến đi. Con chó không biết chủ đã chết, vẫn ngày ngày đến sân ga đón chủ. Suốt mấy tháng trời, con chó buồn bả một cách lạ thường bỏ ăn bỏ ngủ và sau đó gục chết ở trên đường tới nhà ga. Người dân trong vùng vô cùng thương tiếc nên đã chôn cất và xây cho nó một nấm mồ với tấm bia mộ ghi câu "đây là nơi an nghỉ cuối cùng của con chó trung nghĩa".
    Tùy theo bản tính riêng biệt ở mỗi con vật mà luật luân hồi tái sanh quy định cho chúng sự chuyển sinh vào một kiếp nào đó theo đúng với sự thưởng phạt hoàn toàn vô tư và công bình. Dù mèo, chó, chim chóc, cây cối...các chủng loại này ở cạnh nhau, gần gũi nhau từ thời đại này qua thời đại khác và chẳng có gì là [​IMG]đáng ngạc nhiên khi chúng ta và ngay cả những đứa bé mới hiểu biết cũng vẫn cảm thấy rõ ràng là có sự tự nhiên, quen thuộc và hầu như gần gũi với tất cả những sinh vật xung quanh ta với mọi chủng loại. Phải chăng điều đó nói lên rằng ta và những sinh vật ấy đã có sự liên hệ vô hình nào đó ràng buộc? Phải chăng chúng có cùng một bản tính với ta là cùng sinh ra, lớn lên, bệnh (sâu, bệnh) dinh dưỡng (ăn, uống, hô hấp, bài tiết) sinh sản rồi chết là do ta và chúng đã có lần chuyển sinh cho nhau từ muôn ngàn kiếp trước và sẽ còn gặp gỡ ở những kiếp lai sinh? Thế gian, vạn vật đồng nhất thể đã một phần thể hiện ở đó. Nhìn mọi loài vạn vật chung quanh chúng ta mới thấy được những hình thức tiến hóa quy tụ cả trên thế gian này giống như trong một trường học có vô số học sinh nhưng khác nhau về trình độ tri thức, số năm học, lớp học, môn học...
    Bên ngoài là toàn thể ngôi trường và toàn thể học sinh nhưng bên trong tiềm tàng sự chuyển động, vận hành của vấn đề học vấn, về sự tiến hóa của kiến thức, học hỏi và trình độ ngày càng cao của các học sinh. Nếu các học sinh chuyên tâm học hỏi thì vào thời gian nào đó họ sẽ được chuyển dần lên lớp mới và ra trường, họ sẽ không còn phải học ở trường đó nữa. Chỉ có những học sinh nào nhác lười, ham chơi, hạnh kiểm xấu, học kém thì những học sinh ấy mới dễ bị thi hỏng, ở lại lớp chậm ra trường... Tất cả những hình ảnh vừa kể là biểu tượng của hình ảnh về sự tiến hóa của những kiếp.
    Ngay trong một kiếp sống của ta, nếu tìm hiểu kỹ và suy luận theo thuyết luân hồi thì (theo D.J.Suziki) cũng thấy được một cách khá rõ ràng những giai đoạn tương ứng với những cõi mà suốt trong vô lượng kiếp ta đã phải và sẽ trải qua. Daisetz Teitaro Suzuki đã viết trong cuốn Mysticism Christian and Buddisht một đoạn về nhận định này với đại ý như sau: "qua những kinh nghiệm hàng ngày của mỗi con người chúng ta, nếu lưu tâm để ý chúng ta sẽ thấy ngay trong cuộc sống của đời mình có tất cả những gì mà ta có thể kinh nghiệm được bằng cách đi qua một hạn kỳ về tái sinh dài. Những gì mà chúng ta có được hay gặp phải khi đang còn sống đều thấy có sự tương đồng với nó ở một nơi nào đó ở cõi thanh cao tốt đẹp là chốn thiên đàng dưới hỏa ngục hoặc ở những nơi khác như cõi ngạ quỉ súc sanh. Khi ta vui vẻ hớn hở, hạnh phúc chính là àng, còn khi ta đau khổ, gặp hiểm nguy, tai họa khốn cùng là như ta đã rơi vào cõi địa ngục. Khi ta tức giận, nộ khí xung thiên là như ta đã đi vào cõi A - tu - la rồi vậy..."
    Viviane Contri khi trình bày vấn đề đầu thai trong tạp chí Madame actuelle số 254 đã viết như sau:
    "Thời gian trải qua do sự đầu thai ở mỗi linh hồn thường khác biệt nhau, tu nhiên trung bình một linh hồn đầu thai khoảng mỗi 250 năm. Giữa thời gian này, mỗi linh hồn sẽ nhìn lại kiếp sống đã qua và từ đó sẽ chọn lựa một cách lý tưởng cho cuộc tái sinh kế tiếp."
    Theo Jean Francis Crolart, nhà nghiên cứu về hiện tượng luân hồi và là tác giả cuốn sách nổi tiếng nhan đề: "Tái sinh sau khi chết đã ghi nhận rằng:
    "Kiếp sống hiện nay của mỗi con người chúng ta tùy thuộc nhiều kiếp sống trước đây (tiền kiếp) nhưng chính từ kiếp sống hiện tại sẽ đặt nền tảng và tiền đề cho kiếp sống ở tương lai hay hậu kiếp.

    Vai Trò Của Linh Hồn Trong Sự Luân Hồi Tái Sinh.
    Câu hỏi từ ngàn xưa đã được đặt ra là cái gì đã giúp cho sự luân hồi chuyển sinh được thực hiện, phải chăng đó là linh hồn? Nhưng linh hồn thật sự có hay không? Nếu có thì linh hồn là gì? Linh hồn hiện hữu hay vô hình?

    Từ thời cổ đại con người đã tin rằng: ngoài thân xác ra, con người còn có linh hồn. Linh hồn là phần linh diệu thâm sâu nhất. Khi chết, thân xác trở nên bất động và đi vào hủy diệt còn linh hồn thì rời khỏi thân xác.

    Theo Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh thì Hồn là phần tinh thần hay Linh tính của con người, là ý thức, tư tưởng của con người.

    Người Âu Mỹ gọi linh hồn qua từ Âme, soul (Pháp, Anh, Mỹ) hay psyché (Hy Lạp) hoặc seel (Đức). Từ Âme được giải thích là nguyên lý của sự sống, của tư tưởng hay của tất cả hai, khi nguyên lý được xem như là một thực tại khác biệt với thể xác, qua đó hồn hoạt động. Thực tại ấy có thể xem là vật chất hay không vật chất.

    Theo người Daisetz Teeitaro Suzuki thì linh hồn không thể được khái niệm như là một thực thể hay một đối tượng như bất cứ một đối tượng nào khác mà ta đã thấy quanh ta. Linh hồn không thể là cái có hình dạng hoặc có thể thấy được qua mắt người... bởi vì nếu là hữu hình thì làm sao linh hồn đi vào thể xác được?

    Đối với người Hy Lạp thì linh hồn chính là cái tinh thần có nhiệt, cái giúp ta cử động hô hấp.

    Theo Tự điển và Danh từ triết học của Trần Văn Hiến Minh thì Hồn là nguyên sinh lực hội tụ nơi sinh vật. Linh hồn là cái yếu tố quyết định quan trọng. Nhờ linh hồn mà sinh vật mới có sự sống. Từ thời cổ đại xuất hiện thuyết nói về linh hồn đó là thuyết vạn vật linh (hay thuyết linh hồn nguyên thủy: Animism). Theo thuyết này thì tất cả mọi thứ trên quả đất từ con người đến con thú và ngay cả cỏ cẩy đất đá cũng đều có linh hồn. Quan niệm này còn bàng bạc trong dân gian và ta cũng đã thường gặp lại trong các câu như: "Hồn thiêng sông núi" "Hồn nước"... Ngày nay, một số lớn người Á Châu, Phi Châu, Úc Châu và nhất là các thổ dân vùng Hải đảo vẫn còn tin tưởng về thuyết đó. Tuy nhiên, tùy theo tôn giáo, phong tục, tập quán mỗi quốc gia mà sự tin tưởng của mỗi dân tộc có vài khác biệt, nhưng phần chính yếu thì vẫn giống nhau đó là sự tin tưởng rằng có linh hồn. Người Việt Nam và Trung Hoa còn chịu ảnh hưởng nhiều của nền văn hóa cổ xưa, họ quan niệm rằng con người có ba hồn. Ba thứ hồn ấy là:Sinh hồn: phần đem lại sinh hoạt lực cho thể xác. Giác hồn: giúp thu nhận và thể hiện các cảm giác và những phản ứng. Linh hồn: là phần quan trọng nhất, đây là phần thâm sâu vi điệu nhất của con người và cũng chính nhờ phần này mà sự luân hồi, đầu thai, chuyển sinh được thực hiện thuận lợi.

    Đối với người Ai Cập thì khi chết linh hồn sẽ thoát khỏi thể xác như chim bay vì thể họ dùng hình ảnh một phi điểu biểu tượng cho linh hồn thể xác thì tan rã nhưng linh hồn thì tường tồn và chuẩn bị chuyển vào một cuộc sống mới khác qua một thân xác khác.

    Việc ướp xác của người Ai Cập phần lớn chủ đích muốn duy trì sự liên hệ giữa linh hồn và thân xác được lâu dài.

    Đối với người Tây Tạng thì hồn là phần linh diệu trú ngụ trong một phần gọi là thân xác. Thể xác chỉ có cái vỏ cho hôn trú ngụ mà thôi. Hồn và xác liên hệ nhau qua một thể giống như sợi dây đặc biệt có từ tính. Khi sợi dây ấy đứt chính là lúc hồn lìa khỏi xác.

    Đối với các nhà triết học thì từ cổ đại, một số nhà triết học như Platon, Pythagore, Hereclite. Empedocles, Aristote Epicure đề có nghiên cứu và đề cập nhiều đến linh hồn và coi linh hồn như là một thể quan trọng trong sự chuyển hóa đời sống. Về sau có Plotin, Descartes, Pascal, Shopenhauer, Ralph Waldl Emerson, Frederic William Henry Myers... tiếp nối sự nghiên cứu, tìm hiểu cũng như tin tưởng vào sự hiện hữa của linh hồn.

    Plotin tin rằng: con người phạp tội, khi chết linh hồn rời khỏi thân xác sẽ nhập vào một cơ thể khác để trải qua một kiếp sống khác nhằm trả nợ những tội lỗi, sai lầm mà người ấy đã gây ra trước đó. Như vậy, theo Plotin thì sự tái sinh hay đầu thai phát sinh là do ở tội lỗi mà ra. Chính những sai lầm, những hành động từ trước của ta đã gây ra những trừng phạt kế tiếp mà ta phải trả.

    D. T. Suzuki ghi nhận rằng: sau khi chết, linh hồn sẽ chuyển từ một thân xác này sang một thân xác khác thuộc cõi thiên, nhân, động vật, thực vật...

    Đối với c tôn giáo thì mặc dầu có khác nhau về lý thuyết nhưng hiếm có tôn giáo nào phủ nhận về linh hồn.

    Theo Ấn Độ giáo thì linh hồn là thực thể vô cùng quan trọng đối với mọi vật thể sống. Linh hồn được gọi là Atman và do đấng toàn năng Brahma tạo ra. Theo Ấn Độ giáo thì tất cả mọi loài sống trên quả đất này đều có linh hồn. Linh hồn bất sinh bất diệt. Linh hồn giúp sự tái sinh chuyển hóa. Linh hồn chuyển hoán từ thân xác này qua thân xác khác để trải qua một kiếp sống khác, cứ thế cho đến khi đạt được điều kiện để hợp nhất hay liên kết với Brahma mới thôi. Brahma được hiểu như linh hồn của vũ trụ.

    Theo quan niệm của Ky Tô giáo thì con người là một linh hồn và vì con người là một linh hồn nên khi chết, linh hồn cũng sẽ chết theo. Như vậy đối với Ky Tô giáo, linh hồn hiện hữa nhưng nhưng linh hồn không thể biệt lập và riêng tư đối với thể xác. Tuy nhiên cần lưu ý là, theo quan niêm Ky Tô giáo thì "linh hồn nào phạm tôi thì sẽ chết (Ê Xê Chiên 18: 4 và 20) và đến ngày phán xét: "mọi người trong Mồ Mả nghe tiếng ngày và ra khỏi: ai làm lành thì sống lại để được sống, ai làm ác thì sống lại để bị xét đoán... (Giăng 5: 28 - 30). Như thế, khi một linh hồn chết đi (người là một linh hồn) thì có thể trong tương lai, trong này phán xét, linh hồn ấy sẽ sống lại và qua sự phán xét của Đấng tối cao, sẽ được sống đời đời hay chết vĩnh viễn.

    Đối với Khổng giáo thì con người là kết hợp của thể các, hồn, khí và phách. Phách hay vía, không phải là thể xác (như thể xác đối với tinh thần, mà là những nguyên lý của sự sống nhưng hạ đẳng. Không thể xem phách là thể xác (corps) được, những thành ngữ phổ biến trong dân gian chứng minh điều đó. Như vía độc: fluide vital irefacte đốt vía (để trừ khử hơi hay khí độc, hay xui xẻo, hay: hồn phi phách lạc (hồn hay phách, hay vía, hay khí rơi: hoảng hốt, sợ hãi (I'ame s'envole, le suoffle tombe, épouvanté)... khi chết, chỉ có hình hài tan rã, còn cái khí tinh anh sẽ vào trong vũ trụ.

    Riêng đối với Phật giáo thì sinh vật, nhất là con người, có cái năng lực vi diệu được chuyển từ kiếp này qua kiếp khác. Cái năng lực ấy được gọi là Yid Kyi Mawpar Shespa, một danh từ ất đặc biệt phức tạp mà thông thường được hiểu như cái gọi là Linh Hồn. Hai chữ linh hồn đối với quan niệm Phật giáo thật ra chỉ là danh từ tạm dùng mà tạm hiểu cho thuyết luân hồi chuyên hóa của kiếp người theo luật Karma (nghiệp) để người bình dân dễ lĩnh hội mà thôi. Vì con người thường hiểu nhầm chữ Linh Hồn với Thân Trung Ấm hay Thân Thức là phần lìa khỏi thân xác sau khi chết. Tuy nhiên, để dễ hiểu khi giải thích sự chuyển hóa của hiện tượng luân hồi, tái sinh, linh hồn được xem như cái cầu nối, là cái chuyển sinh là cái để đầu thai, trả nghiệp. Vì thế nhiều sách Phật giáo thỉnh thoảng vẫn thấy bóng dáng chữ Hồn hay Linh Hồn vì một phần nào để giản dị hóa cho vấn đề là con người sau khi chết sẽ lại tái sinh tùy theo những gì mà người ấy đã gây ra trước đó.
    Theo quan niệm trong dân gian của người Việt Nam và phần lớn chịu ảnh hưởng quan niệm của đạo Phật thì:

    Sau khi con người trút hơi thơ cuối cùng thì cái mà ta gọi là linh hồn tuy đã thoát khỏi thể xác nhưng lúc này "linh hồn" còn như ở trong tình trạng tự do, chưa nhập vào một thân xác mới, giai đoạn này phải trải qua một thời gian là 49 ngày. "linh hồn" thuộc giai đoạn 49 ngày này được gọi là Thân Trung Ấm, một cái "thân" khác với nhục thâ đã bất động là thân xác. Thân trung ấm còn được gọi là Thần thức.

    Phần lớn con người khi chết đều phải qua giai đoạn trun âm này (ngoại trừ những người đã cósẵn đạo đức tu hành, nghiệp quả lớn thì được sinh ngay lên cảnh giới cao còn những người ác độc thì phải sinh vào địa ngục sau khi chết). Thân trung ấm có thể xem như linh hồn, tuy không có hình hài, tai mắt... nhưng vẫn biết, vẫn thấy, vẫn nghe và [​IMG]đặc biệt lại có thể đi thông suốt qua mọi vật, nhưng con người đang sống không thể thấy được thân trung ấm.

    Trong Luận Câu Xá (cuốn thứ 9) có một đoạn mô tả về thân trung ấm như sau:

    Thân trung ấm của chúng sanh nơi Dục giới có kích thước bằng một đứa bé 5 đến 6 tuổi nhưng linh hoạt sáng suốt vô cùng. Thức ăn chỉ toàn là mùi hương vì thế mà có tên là Càn thát ba (nguyên văn: Dục giới trung hữa chi lượng, như tiểu nhi niên ngũ, lục tuế, nhiên chư căn minh lợi, Dục giới chi trung hữa dĩ hương vi thực, nhân chu xưng chi vi Càn thát bà) (theo T.T Thích chánh lạc Sống và Chết).

    Khi chết, thân xác không còn biết gì nữa. Lúc ấy "linh hồn" đang ở vào trạng thái của thân trung ấm hay thần thức. Thần thức sẽ rời khỏi thể xác. Thời gian tách rời ấy nhanh hay chậm còn tùy vào nhiều vấn đề. Tổng quát có thể chia ra làm 2 trường hợp chính sau đây:

    1 Trường hợp thứ nhất: Thân trung ấm ngay thân xác trường hợp này hiếm, chỉ có những bậc chân tu, đức độ, đã rủ sạch được nghiệp quả.

    2. Trường hợp thứ nhì: thân trung ấm rời khỏi thân xác sau một thời gian hoặc sau nửa ngày, sau vài ngày hoặc lâu hơn là 49 ngày.

    Theo các vị Lạt Ma Tây Tạng thì hồn lìa khỏi xác trong khoảng thời gian 3 ngày đầu sau khi chết rất quan trọng vì hồn cò thể còn nuối tiếc thân xác và cuộc sống nên vẫn còn lẩn quẩn không chịu rời.

    Đối với trường hợp những người bị tai nạn, bị giết hại một cách bất ngờ thì sự tách rời của "hồn": ra khỏi thể xác lúc đó xảy ra quá nhanh, bất thình lình nên đã tạo nên một sốc lớn khiến thể xác có những tư thế bất bình thường qua các phản ứng cơ thể với tác nhân bên ngoài. Thể xác sẽ có những tư thế nằm, ngồi co quắp hay gương mặt nhăn nhó, mắt mở trừng trừng, mồm há hốc. v..v...


    Linh Hồn Có Hay Không?

    Mới đây ký giả Báo Paris Match là Patrice Van Eersel đã viết cuốn sách nhan đề "Ia source Noire", trong đó ông trình bày những trường hợp đặc biệt về những người chết đi sống lại mà những nhà khoa học, những giáo sư, bác sĩ tại các Đại Học Hoa Kỳ đã lưu tâm nghiên cứu. Theo các nhà nghiên cứu này phần lớn những người chết đi sống lại ấy đều không ít thì nhiều đã có những cảm nhận lạ lùng là thấy... "hình như" họ đã thoát khỏi thân xác trong một khoảng thời gian tương ứng với lúc họ mê man bất động. Điều đặc biệt là "họ thấy chính họ" đang nằm chết. Nhà nghiên cứu những hiện tượng huyền bí Joe West Hoa Kỳ) năm 1991 cũng viết cuốn sách nói về những điều bí mật lạ kỳ đáng lưu ý ở nước Mỹ (Great American Mysteries) ông nghi nhận rằng: có đến hơn 3.000.000 người Mỹ đã trải qua những kinh nghiệm về sự rời lìa của chính họ ra khỏi thân xác họ trong những trường hợp khác nhau như tai nạn, bệnh tật, mổ xẻ... có người thấy rõ được mình, đã rời khỏi thể xác và đi khá xa đến những nơi mà khi mô tả lại đều trùng hợp với những gì kiểm chứng sau đó từ thời gian, địa điểm, địa danh, sự việc xảy ra. v.v... Bác sĩ Eugene E. Barnard (giáo sư thuộc nghành Bệnh Học Tâm Thần (Psychiatry) ở Đại Học thuộc Bắc Carolina tin rằng: trung bình cứ 100 người trong chúng ta thì có một người đã có lần cảm nhận được điều đó.

    Nhà Tâm bệnh học John Bjorkhelm đã khảo cứu hơn 3000 trường hợp về những hiện tượng lạ thường mà khoa học không giải thích được, những sự "xuất hồn và chu du nhiều nơi của một số người. Trường hợp nổi bật nhất cũng là chứng cớ sôi nổi nhất đã do chính Văn Hào Emest Hemingway kể lại trong lần bị thương nặng đến thập tử nhất sinh nơi chiến trường trong trận thế chiến thứ 2. Ông đã thấy rõ ràng chính ông đã thoát ra khỏi cơ thể của ông giống như như hình ảnh của việc lôi cái khăn tay ra khỏi túi áo, rồi sau đó ông thấy chính mình trở lại, nhập vào cái tha6nn xác của chính mình lúc hồi tỉnh... Chính sự kiện này đã là nguyên nhân thúc đẩy ông viết cuốn: Giã Từ Vũ Khí (A Farewell to Arms), cuốn sách hấp dẫn thuộc loại beest seller. Năm 1991 Jim Hogshire cũng thu thập các sự kiện liên quan đến vần đề "hồn lìa khỏi xác". Đề tài Out of body đã được nói nhiều trong cuốn Life after Death (Đời sống sau khi chết). Theo nhà nghiên cứu hiện tượng vừa nói là Jim Hogshire thì các nhân chứng thường là bác sĩ, y tá, bệnh nhân... không những chính bản thân của người bị của người bị nạn thấy "hồn" mình thoát khỏi cơ thể mình vào lúc họ thiếp đi vì tai nạn, mổ xẻ... mà ngay những người đang ở kề cận họ lúc đó cũng có thể thấy được điều đó. Cô y tá Linda ở Floria đã kể rằng chính mắt cô thấy rõ một khối mờ đục có dạng như sương khói thoát khỏi cơ thể một người bệnh đúng lúc người ấy tắt thở. theo các bác sĩ và nhân viên làm việc ở các bệnh viện cấp cứu (emergency) thì sự kiện vừa nêu không phải là chuyện lạ lùng. Bác sĩ Josef Issels, (bác sĩ nổi danh về khoa ung thư ở Đức) cho rằng: hiện tượng người chết "xuất hồn" là chuyện mới nghe qua có vẻ kỳ bí và phản khoa học. Nhưng đó là một vấn đề trước mắt mà giới y khoa cần phải lưu tâm. Nếu xét theo hiện tượng Vật lý thì hơi ra từ nắp ấm nước cho thấy nước đã bắt đầu sôi thì khối hơi trắng đục thoát ra khỏi cơ thể bệnh nhân cũng chỉ là dấu hiệu của sự chết bắt đầu. Cái khối hơi ấy là hồn, là linh hồn hay gì đó thì cũng chỉ là tiếng gọi mà thôi. Điều quan trọng là khoa học cần lưu tâm nghiên cứu xem đó là gì? Và phần thoát ra khỏi cơ thể ấy sẽ đi đâu? Nhiệm vụ nó là gì?... " Có lần theo lời thuật lại của chính bác sĩ Josef Issels thì một hôm đang ở bệnh viện, ông vào phòng của một nữ bệnh nhân già, bà nhìn ông chăm chăm và nói: "Bác sĩ có biết rằng tôi có thể rời khỏi thân xác tôi không? Tôi sẽ cho bác sĩ một chứng cớ về vấn đề này..." Bác sĩ Josef lấy làm lạ chưa kịp trả lời thì bà lại nói: "Ngay tại đây và ngay bây giờ, bác sĩ hãy đến phòng số 12, tại đó sẽ thấy một người đang ngồi viết thư cho con..." rồi bà ta còn mô tả hình dạng của người đó và nội dung phần đầu của bức thư. Cho dây là một dịp thuận lợi là lùng cho mình, bác sĩ Josef Issels vội vã đến ngay phòng sối 12 vừa lúc thấy người đàn bà ngồi viết thư... Bác sĩ Josef liền quay trở về phòng nữ bệnh nhân gài thì bàđã chết. Theo bác sĩ Josef thì rõ ràng người bệnh này đã thấy được những gì ở phòng số 12 cách phòng bà khá xa là nhờ một năng lực nào đó. Nếu đúng như lời bà nói "tôi có thể rời khỏi thân xác tôi..." thì có thể ngoài thể xác, bà còn có một thể xác nữa đã có thể rời khỏi bàđi tới đó. Cái thể mà người ta thường gọi là hồn ấy cò khả năng đi xuyên qua tường, cây cối hay xuyên qua người khác...

    Một trường hợp khác Jacky C. Bayne, quân nhân Mỹ đã kể lại rất rõ (như đã nói từ trước) trong khi chiến đấu tại Việt Nam (trong trận chiến ở Chu Lai) đã bị thương nặng và trong giờ phút ngất xỉu ấy, anh ta thấy mình thoát ra khỏi thể xác và [​IMG]đã thấy rõ ràng thân xác mình ở trên bàn mổ...

    Tuy nhiên, một số nhà khoa học không tin vào những gì mà chính cả những đồng nghiệp của mình đã kể lại về cái hiện tượng vừa nói. Bác sĩ Karl Osis, Giám Đốc Viện Nghiên Cứu Tâm Thần ở Hoa Kỳ (người đã viết cuốn sách nói về những người chết trên giường bệnh và những hiện tượng quan sát được qua những cái chết ấy bởi các thầy thuốc và y tá (Deathbed Observations by Physicans and Nurses), mới đây đã cho biết là hai nhà nghiên cứu các hiện tượng liên quan đến cõi chết là W. F Barretl và bác sĩ J.H. Hyslop đã có những nhận xét thuộc hiện tượng ảo giác (Hallucinations). Những ảo giác về người chết thường bao gồm từ những cái nhìn mơ hồ của người sắp chết và cả người sống lúc nhìn sự vật, nhất là sự vật ấy đượm nét siêu linh huyền bí. Thông thường, đối với những người đang sống, chẳng có gì khác lạ đối diện gặp gỡ nhau. Nhưng cũng là người quen biết ấy, gặp vào lúc họ sắp qua đời hay trút hơi hở cuối cùng thì rõ ràng giữa người sống và người chết đã có sự khác biệt hoàn toàn. Cái cảm giác ấy có ở hầu hết mọi người. Trong giờ phút đó, cái cảm giác sợ hãi, xa cách giữa sự sống và sự chết nẩy nở rất nhanh và sự nhìn, sự nhận định sẽ phần nào chịu ảnh hưởng của những cảm giác vừa kể, được tăng cường đối với không khí huyền bí siêu linh của sự chết làm dễ phát sinh những nhận xét thuộc về hiện tượng ảo giác. Người yếu bóng vía có thể tưởng tượng ra nhiều hình ảnh phát sinh từ người chết. Hiện tượng trông thấy linh hồn xuất ra từ thân xác người chết cũng thuộc vào một trong những ảo giác. Như thế, rõ ràng nhiều nhà khoa học đã cho rằng những gì mà nhiều người đã thấy, đã kể lại về sự kiên xuất hồn ở người mới lìa đời chi là hiện tượng ảo giác mà thôi. Ngược lại, những nhà khoa học đang nghiên cứu về hiện tượng xuất hồn hiện nay mặc dầu chưa khẳng định hoàn toàn có hay không hiện tượng lìa khỏi xác nhưng họ cũng không đồng ý với lập luận về hiện tượng ảo giác mà một số nhà khoa học đã nêu ra. Theo họ, có thể sự nghi ngờ ấy chỉ là [​IMG]đặc tính của phần lớn các nhà khoa học mà thôi đó là [​IMG]đặc tính thận trọng Trong thực tế, những trường hợp lạ lùng có tính cách siêu linh khó lý giải vẫn thưởng xảy ra và [​IMG]được thực rõ ràng.

    Bác sĩ Crookall và F. W. H Myers đã sưu tập hành trăm trường hợp về vấn đề liên quan đến cái gọi là "hồn lìa khỏi xác" và họ phân ra hai trường hợp chính: Một là những kinh nghiệm đã trải qua về hồn rời thân xác và hai là những tin tức, dữ kiện thu nhận được thông qua những người ngồi đồng, những đồng tử (medium), giáo sư C. J. Ducasse là một trong những nhà triết học và khoa học tự nhiên nổi tiếng đã tìm cách lý giải những gì mà hiện nay giới khoa học đang bàn cãi sôi nổi về sự kiện có hay không cái gọi là hồn hay linh hồn và sự rời lìa của hồn khỏi xác khi chết. Theo giáo sư thì hiện nay, các nhà nghiên cứu và ngay cả các nhà khoa học đã dấn thân vào lãnh vực tìm hiểu sự thật của vấn đề. Họ đã thu thập vô số trường hợp có liên quan, những mô tả về điều mà họ gọi là linh hồn, về sự liên kết giữa linh hồn và thể xác qua một vật thể giống như một sợi dây, sự rung động đầy sức sống của sợi dây ấy và cả trường hợp sợi dây liên hợp ấy đứt rời để cái gọi là "hồn" tách lìa khỏi thể xác cũng được nhiều người mô tả, sự mô tả thường đồng nhất và nhân chứng không phải chỉ có người lớn mà còn là trẻ con, sự kiện mà chúng chưa bao giờ nghe, đã thấy hay đã đủ khả năng nghĩ tới.

    Nhà phân tâm học Hippolyte Baraduc đã tận mắt trông thấy một khối hơi thoát ra khỏi cơ thể người vợ ông khi bà này trút hơi thở cuối cùng. Ông Baraduc đã chụp được bức ảnh lạ lùng này.

    Một tài liệu sưu tầm về hiện tượng này đã được tạp chí tiền phong 1991 đăng tải, theo đó, nhiều nhà khoa học đang mạnh dạn bước vào lãnh vực nghiên cứu về linh hồn.

    Như nhà khoa học Jan Lundquyst đã quyết tâm tìm hiểu sự thật về vấn đề linh hồn khi ông trông thấy một thứ ánh sáng màu xanh xuất phát từ cơ thể người vừa lìa đời. Bác sĩ phân tâm học Elizabeth Kubler Ross thì khẳng định rằng: "trước đây tôi không tin về những gì gọi là [​IMG]đời sống sau khi chết. Nhưng nay tôi đã có một vài chuyển hướng trong cách nhận định của tôi về vấn đề này".

    Sau đây là một số hình ảnh mà các nhà nghiên cứu như các bác sĩ Raymond Moody Jr., Robert H. Elizebeth Kubler Ross, Iair Stevenson, giáo sư Carey Williams chuyên nghiên cứu về những gì sau cõi chết... đã thu thập được từ những người đã gần gũi với cái chết hay đã có lần chết đi sống lại, đã trải qua một đoạn đường vượt qua ranh giới cõi sống và cõi chết, nghĩa là bước đi một khoảng đường đi qua bên kia cửa tử để rồi vì một lý do nào đó lại quay về... đã sống lại. Trong một bài sưu tập về những hình ảnh của những người đã chết đi sống lại đã mô tả, nhan đề "trở về từ cõi chết" đăng tải trong L.S. Tiền Phong 1992, tác giả Thế Vỹ đã nêu ra ba trường hợp chính sau đây:

    1. Một người tên là Iva Brawn, sinh sống ở Lamiraada (Cali) đã bị tai nạn xe hơi khi băng ngang qua đường lộ. Người này bị xe hất tung đi rất xa và ngất xỉu. Trong thời gian mê man như chết đó, người này đã thấy nhiều hình ảnh lạ lùng: nguồn sáng từ đâu chói lòa bao phủ và có tiếng nói phát ra từ ánh sáng đó "đừng sợ, con sẽ không sao cả" sau 6 ngày hôn mê, người ta cứ ngỡ rằng bà chết nhưng rồi bà sống lại và bà kể chuyện này cho người chồng nghe. Mấy năm sau, chồng bà Iva Brawn mất và một năm sau bà Iva Brawn đang nằm ngủ bỗng nhiên thấy chồng mình xuất hiện nói với bà rằng: "Cách đây mấy năm, mình có kể cho tôi nghe những gì mà mình đã thấy trong vụ tai nạn xe hơi, nhưng tôi không hiểu giờ đây, tôi đã hiểu nơi đây thật đẹp, nhất là nước. Mình không thể tưởng tượng được là nước ở đây đẹp đến độ nào..."

    2. Một phụ nữ tên là Sttooksbury kể lại rằng, bà bị chính người chồng dùng dao quyết tâm đâm chết nhưng nhờ bề trên che chở, bà [​IMG]đã được sống lại trước sự kinh ngạc của các y bác sĩ ở bệnh viện. Sttooksbury kể rằng: "lúc bị ngất đi và [​IMG]được mang vào bệnh viện ai cũng tưởng tôi chết vì máu ra quá nhiều, riêng tôi, tôi cảm thấy như trôi vào một đường hầm tối đen... ở ngưỡng cửa sinh tử, tôi đã trông thấy mẹ tôi đứng đó thật rõ ràng, bà [​IMG]đưa tay vẩy vẩy ra dấu bảo tôi hãy trở về: "Hãy trở lại đi, chưa tới lượt con đâu!"

    3. Bà Connie Zickefoose ở Cloverdale (tiểu bang Ohio) kể rằng: lúc đó tôi đang ở trên bàn sanh, đầu óc tôi quay cuồng rồi một màn đen phủ ập lên... tôi thấy mình đi trên con đường đầy ánh sáng, hoa nở, hồ nước với cá lội muôn màu... Tôi vào một căn phòng, trong đó có chúa Jesus. Chúa ân cần đặt bàn tay lên vai tôi và nói: "con không vào được đâu! vì một khi con đã vào thì không thể ra được phải nhanh lên vì ở đây không có thì giờ và trên cõi thế, giờ của con cũng sắp hết rồi! thế rồi tôi trở lại, tôi thấy thân thể tôi rõ ràng ở trên bàn sanh, mặt tái nhợt. Các bác sĩ đang yên lặng, có lẽ họ nghĩ tôi đã chết, rồi tự nhiên họ reo lên vì biểu hiện sự sống nơi tôi đã thể hiện qua cái máy gắn vào cơ thể tôi.

    Trong cuốn "In search of the Dead" củ Jeffrey Iverson tác giả Jeffrey đã nêu ra rất nhiều trường hợp của những người chết đi sống lại kể về những gì họ đã thấy.

    Kể từ khi cuốn sách Đời tiếp nối đời (life after life) xuất bản năm 1975, hàng ngàn trường hợp liên quan đến vấn đề tiếp cận đến những hình ảnh thấy được sau khi chết được báo cáo, phân tích và nghiên cứu.

    Bác sĩ Melvin Morse đã kể lại một trường hợp có thật đã xảy ra như sau:

    Vào năm 1982, một bé gái 7 tuổi bị rơi vào một hồ bơi, khi vớt lên, thì bé gái này đã ngưng thở gần 20 phút đồng hồ. Các bác sĩ cho rằng cháu bé này đã chết. Nhưng như có một phép lạ, nhờ hô hấp nhân tạo, cháu bé đã tỉnh lại và sau đó kể những gì mà cháu đã trải qua trong thời gian coi như đã chết ấy. Cháu cho biết đã gặp một người mà cháu nghĩ rằng đó là Chúa Trời. Người hỏi: "cháu có muốn ở lại đây không thì cháu bé trả lời muốn nhưng người lắc đầu; con còn mẹ, con có trách nhiệm với người mẹ đang còn sống, vì thế con nên trở về..."

    Ngoài ra cháu bé còn kể rằng cháu đã gặp nhiều trẻ con và người lớn, những người này đi lại tự nhiên nhưng nét mặt không vui và không rõ nét lắm. Ở đây có nhiều người tập trung như chuẩn bị đi đâu đó có lẽ đang chờ tái sanh. Khi bác sĩ Melvin Morse hỏi cháu bé rằng: cháu đã tỉnh lại lúc nào cháu biết không thì cháu bé trả lời là khi nghe Chúa bảo con có trách nhiệm với mẹ đang còn sống hãy trở về thì vừa lúc cháu tỉnh lại...

    Bác sĩ Melvin Morse còn tiếp tục tìm kiếm và phỏng vấn những trẻ con khác, những trẻ con đã có lần tiếp cận với cái chết hay đã có lần chết đi sống lại. Điều kỳ lạ là nhiều trẻ nhỏ đã mô tả lại cả những hình ảnh mà lúc đó chúng đang trong tình trạng hôn mê. Như đã trông thấy các nhân viên bệnh viện làm việc ra sao, đẩy băng ca mà trẻ đang nằm bất tỉnh vào phòng mổ, rồi bác sĩ đặt ống thở vào mũi, rồi những cái máy hồi lực, đo nhịp tim... tuy bé không hiểu gì nhưng mô tả khá linh động và bác sĩ Melvin Morse đã cố gắng thành lập các nhóm khảo cứu gồm những nhà thần kinh học, những chuyên gia chuyên chữa trị bệnh thần kinh (psychiatrists), neurologists... để tìm hiểu do đâu mà khi bất tỉnh mê man thường phát sinh ra những hình ảnh lạ lùng và thường hay trùng hợp, tương tự khi so sánh với những trường hợp như thế với người khác. Sau một thời gian, một vài kết quả sơ khởi đã được nêu ra. Những nhà nghiên cứu này nhận thấy rằng: Thùy thái dương ở não bộ có vai trò quan trọng đối với hiện tượng vừa kể trên. Thùy thái dương (the temporal lobe) được xem như vùng có những mật mã di truyền về những gì gần gũi với cái chết. Khi bị kích thích điện não một thành viên trong nhóm đã kêu lên "Ôi chúa tôi! tôi đã rời thân xác tôi rồi!" Phải chăng trong thùy thái dương của não bộ có một vùng liên quan mẫn cảm với một thể mà ta gọi là linh hồn. Nhưng nguyên nhân nào đã gây lên tác động ở thùy này của bộ não? Tại sao khi hôn mê phần này sẽ được kích động để biết linh hồn tách khỏi thể xác và những hình ảnh ở cõi giới khác xuất hiện.
    Jeffrey Iverson, nhà nghiên cứu về sự chết đã phát biểu như sau: "Rõ ràng có một giới hạn lớn và giới hạn ấy khá xa để khoa học có thể tới gần được với linh hồn và những hình ảnh mà con người lúc đó thấy được..." Trong cuốn life after life (đời tiếp nối đời) của bác sĩ Raymond A. Moody cũng có nhiều đoạn mô tả củ những hình ảnh, ánh sáng và màu sắc lạ lùng như đầu tiên họ thấy một vùng ánh sáng hình quả cầu xuất hiện ở góc phòng, ngay dưới trần phòng. Khối cầu sáng ấy có năng lực lạ lùng nâng nhẹ họ lên rồi sau đó họ thấy mình ở trên cao và nhìn xuống thân xác mình nằm bất động trên giường. Họ nhìn lại cái thể mới của họ cái thể vừa thoát ra khỏi thân xác. Cái thể mới này giống như sương khói, có pha chút màu sắc xanh lơ, màu cam và màu vàng. Cái thể ấy họ gọi là "cái hồn". Hồn ấy có dạng hình Ô van và có phần giống như đầu và tay. Khi hồn họ chuyển theo khối cầu sáng ấy thì chính họ như được đẩy đi hay nói khác đi là [​IMG]được khối cầu hút theo nó. Họ cho biết lúc bấy giờ họ nhẹ như tơ và lòng thanh thản vô biên. Họ xuyên qua tường, xuyên qua những cây cột ở hành lang bệnh viện, xuyên qua các tầng lầu để xuống tầng dưới các cửa dù [​IMG]đóng hay mở họ đều đi xuyên qua, xuyên qua cả các nhân viên ở bệnh viện nữa. Điều kỳ lạ là họ không biết vận tốc của sự chuyển dịch nhất là nhận thức về tốc độ. Mỗi lần đền gần sát một vật cản như bức tường, cánh cửa họ đều thấy tất cả như tan biến hết và trống không vì thề mà họ xuyên qua dễ dàng. Trong thời gian di chuyển họ thường nghe bên tại như có lời khuyên bảo hay chỉ dẫn và cái âm thanh lạ lùng kia xa vắng mông lung khó diễn tả được.

    Một bệnh nhân tên Jack cũng đã kể lại những gì mà mình đã trải qua khi anh đang ở trong giai đoạn hôn mê. Jack đã mô tả những cảnh trí như vừa nói trên và anh ta đã theo tiếng gọi xuất phát từ khối cầu sáng đưa anh xuyên qua nhiều phòng. Sau cùng khi trở lại thân xác mình anh có ảm tưởng như có người nào đó ở cõi giới vô hình đang đợi anh. Anh nghĩ rằng anh sẽ chết. Ngày mai người ta sẽ đưa anh vào phòng mổ. Anh cố viết hai lá thư, một lá thư cho vợ và một lá thư cho con. Anh có cảm tưởng những lời viết trong thư là những lời giã biệt. Thế rồi anh khóc. Vừa lúc đó anh có cảm tưởng như ai đang ở bên cạnh và có tiếng hỏi: Sao lại khóc? Anh có thích theo ra không? Anh trả lời trong tâm trí mình: vâng tôi thích, tôi muốn ra đi! tiếng nói lại văng vẳng bên tai: thế tại sao lại khóc? anh trả lời: tôi đang khóc vì thương nhớ vợ và con, Tôi nghĩ khi ra đi, ai lo cho vợ con tôi...?! Có tiếng đáp lời anh "Vậy là tốt, anh đã nghĩ đến người khác hơn là nghĩ tới mình, anh sẽ được sống cho đến khi cháu bé trưởng thành.

    Ngày hôm sau cuộc giải phẫu tuy có nhiều khó khăn nhưng bác sĩ Cofeman và [​IMG]đồng sự đã cố gắng hết mình nên đã đem lại kết quả tốt lành, Jack hồi tỉnh...

    Những trường hợp đáng lưu tâm:

    Dưới đây là lời kể của một người đ[​IMG]àn bà [​IMG]đã phải trải qua một giai đoạn gần gũi với cái chết. Nhà nghiên cứu Verlyn Klinkenborg chuyên phỏng vấn nhưng người đã đi vào cõi chết ghi lại lời kể sau đây của một thiếu phụ:

    "Tôi nhớ là mình đã bị sốt cao, nhiệt độ cơ thể lên đến 106 độ (độ F). Tôi như bị loạn nhịp tim. Toàn thân cảm thấy đau nhức, ớn lạnh nóng ran xen kẽ. Tôi cảm thấy đau đớn lạ thường. Tôi bị nhiễm trùng đột ngột. Trong lúc ý thức tôi chìm đắm dần vào cơm mê thì tôi nghe văng vẳng bên tai tiêng kêu... "tôi không thể, tôi không thể kiểm soát nổi huyết của bà ta nữa rồi!" (có lẽ đó là tiếng kêu than của bác sĩ đang theo dõi cơn sốt của tôi.

    Rồi bỗng nhiên torng khoảnh khắc, tôi thấy vô số những phần nhỏ li tu xuất hiện tràn đến, tôi lâng lâng và cảm thấy nhẹ bỗng một cách lạ thường và tôi thoát ra khỏi cơ thể của chính tôi dễ dàng như cởi bỏ bộ áo choàng và cùng lúc như trút lại đ[​IMG]àng sau cơn đau khủng khiếp mà trước đó đã hành hạ tôi. Tôi như bay lên phía góc của trần nhà trong căn phòng bệnh viện. Từ đó tôi thấy phía dưới các bác sĩ, các cô y tá đang lăng xăng lo cứu mạng sống của tôi. Một bác sĩ lộ vẻ bối rối, nét mặt lo âu thực sự vỉ có lẽ tôi đã chết dưới nhận định của ông và của mọi người đang có mặt trong phòng. Tôi nghe tiếng bác sĩ làu bàu như nguyền rủa cái gì đó và vô tình ông ngước nhìn về phía góc trần nơi tôi đang ở đó, nhưng chắc chắn là ông ta không trông thấy được tôi. Một thoáng sau, tôi bắt đầu trôi dần vào một vùng sâu thẳm lạ lùng, có thể ví đó là một đường hầm có miệng hun hút như cái giếng với những lớp mây màu xám đục bao phủ nhưng tôi vẫn có thể thấy được mình đang xuyên qua những lớp mây giăng phía trước... Tôi nghe bên tai tiêng gió vun vún tôi như lướt đi mặc dầu lúc đó tôi không còn có thân xác nữa vì thân xác tôi đang năm trên giường với tấm ráp phủ lên thân mình.

    Lúc bấy giờ tôi cảm thấy nỗi kinh dị lạ lùng đến cùng với vầng sáng, những tia sáng vàng rực rỡ và tôi hòa vào những ánh sáng ấy. Tôi có linh cảm rằng mình đang đi vào nơi tận cùng của thế giới, đang qua một nơi trung gian của thế giới tôi đang sống với thế giới khác... tôi muốn tiếp tục tiến sâu vào nơi chan hòa ánh sáng lạ kỳ ấy nhưng lại như có cái gì đó níu kéo tôi dừng lại. Tôi bỗng sực nhớ đến hai con tôi. Tôi không thể xa chúng, tôi phải săn sóc chúng.

    Thế rồi tôi lại thấy những chấm nhỏ li ti xuất hiện lần thứ hai y như lúc tôi vừa bị rơi vào đường hầm hun hút. Tôi nghĩ mình đang quay về đường cũ. Tôi đến gần thể xác mình và nhập vào cái thân xác bất động ấy. Sự việc có vẻ tự nhiên và dễ dàng như lần tôi thoát khỏi thân xác mình. Tôi cảm thấy mình có sức nặng và bỗng nhiên cảm giác đau đớn lại đến... vừa lúc tôi nghe có tiếng động xôn xao và có tiếng kêu lên: "Bà ta đã sống lại rồi kìa!". Sau đó, bác sĩ cho tôi biết là [​IMG]đứa con tôi vừa mới chào đời đã chết...

    Từ đó, tôi luôn luôn giữ mãi những hình ảnh lạ lùng về những gì mà tôi đã trải qua, những hình ảnh ấy cứ chập chờn mãi trong tâm trí nhất là vào mỗi đ[​IMG]êm trước khi đi ngủ và tôi nghĩ rằng: "mình đã có một lần chết đi sống lại", và tôi tự hỏi: phải chăng đoạn đường tôi mới bước qua là [​IMG]đoạn đường dẫn vào thế giới khác, một thế giới khác xa với thế giới mà tôi hiện đang sống.

    Một trường hợp đặc biệt khác cũng đáng lưu tâm là ngay chính một bác sĩ (thuộc khoa tâm thần học và là giáo sư bác sĩ tại một trung tâm y khoa lớn kiêm bệnh viện thuộc đại học đường Virginia) trước đó cũng đã trở về từ cõi chết tường thuật lại những gì ông đã thấy qua một lần chết đi sống lại: Giáo sư bác sĩ George Richie, trước đây là một quân nhân bị bệnh sưng phổi nặng nên được chuyển vào một bệnh viện lớn chữa trị. Thời đó, thuốc penicilline chưa được phát minh nên việc chữa trị bệnh sưng phổi vô cùng khó khăn và thường thường thì hết 90 phần trăm là người bệnh khó thoát khỏi lưỡi hái của tử thần. Vì thế một thời gian ngắn khi được chuyển vào bệnh viện, bệnh tình của George Ritchie ngày càng trầm trọng và [​IMG]đã qua đời. Các bác sĩ ở bệnh viện đã xác nhận rằng George Ritchie đã chết nên người ta chuyển xác đến nhà quàng. Tại đây một số thủ tục giấy tờ, khai tử và chuẩn bị đưa người chết vào quan tài đang được tiến hành và một mặt báo tin cho nhân viên trông coi về các thủ tục nhập học và tiếp nhận sinh viên được gởi từ các nơi đến để được huấn luyện các khóa chuyên môn tại đại học Virginia biết là khóa sinh George Ritchie đã chết. Tuy nhiên bác sĩ trực nhật cho rằng điều này không cần thiết vì thế việc báo tin cho đại học Virginia được bãi bỏ. Trong lúc Ritchie nằm duỗi trên chiếc băng ca, bác sĩ trực khám lại một lần nữa và lắc đầu thất vọng, ông nói, giọng rất trầm "chết thật rồi" vừa nói, bác sĩ này vừa kéo hai cánh tay người chết cho thẳng ra để lòng bàn tay úp xuống. Sau đó phủ tấm drap lên khắp thân xác người chết. Lúc bấy giờ, nhà xác đầy người chết vì thế bác sĩ trực đề nghị cử người canh xác và chính nhờ người canh xác này mà sau đó anh ta phát giác được người chết đã cựa quậy dưới tấm drap trắng. Các nhân viên trực nhật khi nghe người canh xác báo cáo sự việc đều. Chỉ có bác sĩ trực và cô y tá chịu lắng nghe và họ đã đến bên xác Ritchie. Khi tấm drap được kéo khỏi mặt Ritchie bác sĩ trực đã dùng 2 ngón tay lật mi mắt xác chết để quan sát, trong khi đó, cô y tá thấy rõ ràng các ngón tay của Ritchie cử động... và từ từ Ritchie mở mắt. Thế là George Ritchie, người quân nhân chết vì bệnh sưng phổi đã sống lại một cách kỳ lạ và vì cơ thể còn quá yếu nên phải nằm bệnh viện chờ bình phục một thời gian khá lâu và sau đó mới được chuyển về trại Barkey rồi sang Âu Châu phục vụ trong quân đội ở ngành quân y. Sau cuộc chiến, George Ritchie tiếp tục vào học ngành y tại đại học Virginia và tốt nghiệp khoa bác sĩ.

    Bác sĩ George Ritchie đã nhớ lại những gì mà mình đã trải qua trong suốt khoảng thời gian coi như đã giã từ cõi đời. Mọi chi tiết bác sĩ đều ghi lại thật đầy đủ và về sau câu chuyện có thật này còn được giáo sư bác sĩ Wilfred Abse ở đại học Virginia kể lại và nhất là giáo sư Carey Williams và chuyên gia khảo cứu các vấn đề luần hồi là Sylvia Cranston mô tả lại rõ ràng.

    Theo lời kể của chính bác sĩ George Ritchie thì khi đang nằm trên giường của bệnh viện, tự nhiên ông ta cảm thấy thân xác rã rời rồi một bức màn xám đen từ đâu phủ ập lên đôi mắt ông nghe mơ màng có tiếng người chuyển động, tiếng bàn tán và lời của bác sĩ trưởng nói: "đã tắt thở rồi!". Lúc bấy giờ theo lời của bác sĩ George Ritchie: "tôi không có y nghĩ gì khác lạ cả. Tôi chỉ cảm thấy mơ màng thôi nhưng tâm trí tôi rất sáng suốt tôi nhớ là tôi được tuyển chọn để được huấn luyện chuyên môn về ngành y tại đại học Virginia nhưng vì bệnh phổi nên phải tạm vào điều trị ở bệnh viện. Giờ đây tôi phải đến trường đại học gấp vì ở đó đang chuẩn bị lể khai giảng khóa mới. Tự nhiên tôi cảm thấy cơ thể mình lạnh buốt. Tôi phải thay quần áo và thế là tôi đi tìm. Bỗng nhiên tôi thấy một người nằm trên giường mà tôi đang nằm. Tôi nhìn không lầm vì giường có ghi số rõ ràng. Tôi cảm thấy lạnh quá, phải tìm quần áo ẩm để mặc vào mới được. Tôi thấy một sĩ quan đang bước qua nên tôi vội vã chạy lại yêu cầu ông giúp đỡ nhưng tôi có nói bao nhiêu ông ta cũng mơ hồ như không nghe thấy mà cứ bước đi tự nhiên. Thời giờ gấp rút quá nên tôi, quyết định chịu rét để đi nhanh đến trường đại học y khoa tại Virginia cho kịp. Tôi cảm thấy mình lướt đi như những gì thường gặp trong mộng khi di chuyển. Tôi thấy một con sông rộng rồi cây cầu dài bắt qua sông để tới một thành phố lớn. Thành phố này quả thật tôi chưa bao giờ đến tôi thấy một tiệm giải khát, tiệm Bia và cả tiệm cà phê nữa. Tại đây tôi gặp một vài người và hỏi họ tên đường và tên thành phố nhưng chẳng có ai trả lời tôi cũng như thấy tôi cả. Có lần tôi đập tay lên vai một người khi tôi hỏi nhiều lần nhưng người này vẫn không nói. Tuy nhiên tay tôi như chạm vào khoảng không. Người này có gương mặt tròn và cằm có sợi râu dài. Sau đó tôi đi đến bên một người thợ điện đang loay hoay quấn dây điện thoại vào một bánh xe lớn. Tôi vô cùng ngạc nhiên khi thấy mình khác người và rõ ràng chẳng có ai trông thấy tôi mặt dù tôi thấy tất cả mọi người. Tôi nghĩ rằng nếu cứ như vầy mà tìm đến đại học Virginia thì quả là bất tiện nên tôi quyết định trở lại bệnh viện tôi đi đến nhà xác, hàng trăm người đang nằm trên giường. Tôi đi loanh quanh để tìm chỗ nằm của mình. Tôi thấy một cái xác đã phủ tấm drap trắng, nơi ngón tay của xác này có đeo một chiếc nhẫn mà thoạt nhìn tôi đã cảm thấy ngờ ngợ một cách lạ lùng. Tôi nhớ là tôi cũng đeo một chiếc nhẫn như thế. Tôi cúi xuống nhìn thật kỹ, rõ ràng bàn tay có những đặc điểm giống tay tôi... và cái giường số giường lại chính là số giường tôi đã nằm. Vây đây chính là thân xác của tôi, tôi đã chết thật rồi sao? Nhưng tôi không có cái cảm tưởng rằng mình đã chết, tôi thấy đủ thứ như đang còn sống. Chỉ có điều mà trước đó tôi phải phân vân là hình như chẳng có ai thấy tôi cả. Tôi cố gắng kéo tấm drap phủ lên các thân xác mà tôi nghĩ là của tôi, ý chí của tôi thì muốn hành động nhưng tôi không thể nào kéo được tấm drap phủ mặt cái xác ấy. Tôi cố gắng nhiều lần nhưng tôi không tài nào làm được và cuối cùng tôi nhận rõ rằng quả thật tôi đã chết. Vừa lúc đó tự nhiên tôi cảm thấy trong phòng nhà xác sáng rực rỡ, một thứ ánh sáng lạ lùng tôi chưa bao giờ thấy và tôi như bị lôi cuốn theo cái nguồn sáng lạ kia, tôi đã thấy những cảnh trí mà từ khi sinh ra cho đến bây giờ tôi chưa bao giờ thấy, những cảnh trí mà tôi cảm tưởng rằng chỉ có ở thế giới bên kia vì những con người ở đây thường không rõ ràng, mờ ảo, vó vùng tối tăm, có vùng chan hòa ánh sáng mà những nhân vật hiện diện giống như những thiên thần.

    Sau đó tự nhiên vầng sáng giảm dần, tôi cảm thấy muốn quay về. Trong phút chốc tôi thấy lại những căn phòng, những thân xác bất động trên giường và tôi tiến tới chiếc giường mà trên đó là thân xác tôi. Tôi như bị cuốn hút vào cái thân xác đó, tôi từ từ chuyển động các ngón tay và cuối cùng mở mắt ra. Một lúc sau, bác sĩ và cô y tá đã ở trước mắt tôi, nét mặt rạng rỡ. Tôi đã sống lại, đã thật sự sống lại...

    Những gì mà sau đó George Ritchie kể lại đã làm một số bác sĩ trong bệnh viện ngạc nhiên. Điều kỳ lạ đáng lưu ý là những gì mà Ritchie đã kể và [​IMG]đã ghi chép lại trong tập nhật ký đều chứng thực sau đó. Như trường hợp lạ kỳ sau đây: Sau khi câu chuyện đi vào thế giới sau cõi chết của Ritchie đã mô tả được một năm thì Ritchie phải trở về trại Barkey và [​IMG]được gởi sang Âu Châu để phục vụ tại một bệnh viện quân đội. Trên đường xe chơ Ritchie đã đi qua một thành phố mà trước đây một năm trong khi coi như đã chết, Ritchie đã đi qua, nào tiệm bán bia, tiệm cà phê, cây cầu dài bắt qua sông, những khúc đường rẽ, những bảng hiệu và kỳ lạ hơn nữa là cái cột điện thoại mà trước đây tôi đã đi xuyên ngang qua thân thể của một người thợ điện đang quấn dây điện thoại... Đây là thành phố ở gần chân thành Vicksburg thuộc tiểu bang Mississipi, nơi mà chưa bao giờ George Ritchie đã đi qua.

    Ngày nay George Ritchie đã là Viện Trưởng Viện tâm thần ở Charlotsville và không bao giờ quên rằng mình đã có lần chết đi sống lại cũng như không bao giờ quên những cảnh giới lạ lùng ở bên kia cõi thế gian mà loài người đã sống.

    Nhà nghiên cứu hiện tượng tâm lý Sushil Bose đã tìm gặp trực tiếp những người đã từng nhớ lại tiền kiếp để phỏng vấn họ. Năm 1939, ông đã viết một báo cáo chi tiết về cuộc phỏng vấn giữa ông và cô gái Ấn Độ tên là Shanti Devi. Cô gái này đã nhớ lại rất rõ ràng về tiền kiếp của mình. Cô cho biết trước đó tên cô là Lugdi Devi, vợ một người tên là Pandit Kendermath Chowbey. Nhưng rồi bị một tai nạn nhiễm trùng và qua đời. Nhà nghiên cứu tâm linh Sushil Bose đã hỏi Shanti Devi như sau:

    - Shanti nhớ rõ về tiền kiếp mình thì có thể nhớ lại những gì xảy ra trước và sau khi chết đó?
    Shanti trả lời là nhớ rõ. Và sau đây là một phần của cuộc phỏng vấn đó.

    - S, Bose: Shanti hãy thuật lại những gì đã xảy ra vào lúc đó.

    - Shanti: Khi ấy tôi cảm thấy mình như mơ màng đi vào cõi sâu thẳm tối đen rồi sau đó lại thấy ánh sáng chói lọi tỏa rạng dần dần. Đó là thứ ánh sáng chan hòa kỳ diệu làm hoa mắt. Chính vào lúc đó, tôi biết được rằng mình đã lìa khỏi thân xác mình qua dạng thể một làn hơi và chuyển động lên cao dần.

    - S. Bose: Lúc đó Shanti có thấy cái thân xác của mình không?

    - Shanti: Lúc đó tôi chỉ có cảm tưởng là [​IMG]đã lìa khỏi thể xác, mặc dầu tôi như chuyển động lên cao nhưng tôi lại không nhìn xuống mà chỉ mãi lo nhìn ngắm cái ánh sáng lạ lùng bao phủ quanh mình. Có lẽ lúc đó nếu nhìn xuống ngay khi tôi có cảm giác mình tách rời thân xác tôi có thể thấy được thân xác mình.

    - S. Bose: Lúc đó Shanti có cảm giác đau đớn mỏi mệt yếu đuối hay không?

    - Shanti: Không! lúc đó tôi không thấy một chút gì gọi là [​IMG]đau đớn mệt mỏi cả. Trái lại tôi thấy mình nhẹ nhàng thanh thản lạ lùng.

    - S, Bose: Sau đó còn điều gì xảy ra?

    - Shanti: Khi đó, trong cái áng áng chói lọi rực rỡ ấy, tôi thấy có bốn người mặc áo dài màu vàng sẩm cùng xuất hiện. Những người này đều rất trẻ khoảng 14, 15 tuổi. Trông họ tươi sáng như những thiên thần. Những người này đi về phía tôi với dáng vẻ nhẹ nhàng thanh thoát. Trước mắt tôi là một ngôi vườn đẹp tuyệt vời, cái vẻ đẹp mà chưa bao giờ tôi đã thấy được ở thế gian nên khó mà mô tả cho hết được... Rồi tôi thấy 4 người hồi nãy tiến gần và nhấc bổng tôi lên cao. Tôi cảm thấy một niềm lâng lâng khó tả lan khắp người. Tôi chẳng có ý niệm gì nữa về thời gian. Chẳng có mặt trời, mặt trăng, cũng chẳng có ngày đ[​IMG]êm. Tất cả đều chan hòa trong cái ánh sáng vô cùng tỏa rạng, ấm áp, huyền diệu, lung linh sinh động lạ thường. Tôi chẳng biết nói hay diễn tả làm sao cho hết những gì tôi đã thấy vào lúc đó. Điều kỳ lạ là lúc này hình như tôi không còn lệ thuộc vào những giác quan mà con người có lúc còn sống để nhìn, để nghe, để cảm xúc.

    Điều đáng lưu tâm là khi kho6ng còn lệ thuộc vào giác quan mình nữa thì tri giác lại trở nên bén nhạy vô cùng. Dù giác quan con người có tinh xảo đến mấy cũng không giúp con người thấy được xuyên tường, nhưng nếu không còn hiện hữu cơ thể phàm trần hay cơ quan thị giác chẳng hạn thì lại có thể thông suốt được cả bức tường như không và [​IMG]điều này cũng thể hiện cho các giác quan khác, ở lãnh vực nghe, cảm nhận, ngửi...

    Trên đây là một số sự kiện thu thập được từ các nhà tâm lý, khoa học, các nhà y học khi họ tiếp xúc được với những người có khả năng nhớ lại tiển kiếp hay đã có lần chết đi sống lại, những người đã có kinh nghiệm với cái chết. Những người này may mắn có được ý niệm về những gì gọi là sự chết và linh hồn. Giáo sư H. H. Price (tại Đại học Oxford) cho rằng: Linh hồn của con người là một phương tiện của ý thức hay nói rõ là hơn là một công cụ của sự hiểu biết và trong cuộc sống, từ cổ đại đến nay kinh nghiệm ở mỗi con người đã có được những sự kiện để chứng minh rằng có cái gì đó ngay trong thân xác họ. Nhiều chứng nhân và nhiều sự kiện được chứng minh về sự hiện hữu của linh hồn và còn khẳng định rằng linh hồn không chỉ đơn thuần là một thể luân phiên thay đổi cho thân xác mà còn là một thể siêu việt hơn nhiều vì giữ những vai trò then chốt, quan trọng trong vấn đề suy nghĩ, cảm nhận, cũng như là cầu nối cho những cuộc sống khác tiếp diễn...

    Nhà nghiên cứu Robert Crookall vừa là nhà tâm lý học vừa là nhà khoa học (ông là giáo sư khoa học tài nhiều trường Đại học và là hội viên của nhiều hiệp hội chuyên nghiên cứu về các hiện tượng siêu nhiên huyền bí). Khi nghiên cứu và tìm hiểu về sự hiện hữu của linh hồn, ông đã sưu tập vô số các sự kiện liên quan và nhất là gặp gỡ những nhân vật đáng tin cậy, đặc biệt những người có lần đã trông thấy tận mắt cái mà con người thường gọi là hồn hay linh hồn. Ô đã ghi chép tất cả những gì đã thu thập và hệ thống rõ ràng. Sau đây là một số hình ảnh và màu sắc về linh hồn mà Robert Crookall đã sưu tầm được.

    "Theo tổng kết của R. Crookall thì linh hồn thể hiện dưới nhiều hình dáng và màu sắc. Theo Muldoon thì mờ sáng như sương khói, đôi khi như đầy hơi nước hoặc như vầng mây nhỏ màu trắng không hoàn toàn trong suốt. Hình ảnh này chỉ hiện rõ trong khoảng một vài phút đồng hồ rồi tan biến. Chính ông Edgar Cayce, người có khả năng xuất hồn để chữa bệnh ( nổi tiếng ở Hoa Kỳ) cũng thường mô tả linh hồn giống như lớp sương hay khói mờ. Maurice và Irene Elliot cũng đã thấy phần thoát ra từ thể xác người chết có màu trắng như lớp sương mù. E. W.Oaten thì: "giống như hơi nước bốc lên".

    Bác sĩ Charles Richet xác nhận rằng: tôi thấy ngay tại giường người chết có một đám mây từ từ thoát khỏi thân xác người chết. Trong tài liệu sưu tập của Robert Crookall có nhiều phần mô tả như thế và [​IMG]đó là những mô tả do chính các nhân chứng như bác sĩ Whiteman, bác sĩ Simons, giáo sư E. Bo ano, bác sĩ Gilbert (Alice Gilbert), bác sĩ A.J.Davis, bác sĩ D.P.Kayner, bác sĩ Hereward Carrington...

    Theo một số nhân chứng mà phần lớn là bác sĩ và y tá thì phần sương khói ấy sau khi thoát ra khỏi cơ thể vẫn còn ở cách cơ thể một khoảng mà không rời hẳn. Điều kỳ lạ là sự xuất hiện của một dảy sáng mờ giống như giải lụa nối liền người chết với phần mờ đục như khói sương của cái mà ta thường gọi là linh hồn.

    Ngoài ra những hình ảnh đáng ghi nhớ khác còn được nhiều nhân chứng đáng tin cậy trông thấy mà mô tả lại. Đó là sự xuất hiện của một giải màu sáng trắng xuất phát từ phía sau đầu (tiểu não hay ở thùy chẩm) của người chết nối liền với phần mờ đục thoát ra khỏi thể xác người chết (linh hồn).

    Trong cuốn Out of the Body Experiences, nhà nghiên cứu Robert Crookall đã mô tả chi tiết các sự kiện vừa trình bày trên đây. Ông đã tiếp xúc với các nhân chứng, họ là những nhà khoa học, những y tá, những bác sĩ. Như bác sĩ R.J.Staver, giáo sư Hitch****, bác sĩ Hout, các nhà khoa học như J.Bertrand. Oliver Fox, Reverend L.J.C.Street bác sĩ D.P.Kayner, giáo sư M.Eliade, bác sĩ E.W.Oaten, bác sĩ A.J.Davis và Raynor C.Johnson... Những người này đều đã chứng kiến rõ ràng một khối hơi thoát ra từ cơ thể người vừa tắt thở và trước đó khối hơi còn nối kết với thân xác bằng một giải màu sáng đục rung động và khi sợi dây này rung động mạnh và [​IMG]đứt lìa thì chính là lúc người chấm dứt sự sống, có nghĩa là "hồn đã lìa khỏi xác" Không còn liên hệ gì với thân xác nữa (vấn đề này đã được trình bày đầy đủ chi tiết trong cuốn Những bí ẩn sau cõi chết - đã xuất bản"

    Tóm lại. Hiện tượng về sợi dây liên kết giữa thân xác người chết và phần giống như sương khói thoát ra từ thân xác ấy mà người ta thường gọi là hồn hay linh hồn đã là sự kiện mà các nhà khoa học và nhất là giới y học hiện nay quan tâm và ra sức nghiên cứu vì như đã trình bày từ trước, nếu sự kiện này là có thật như nhiều chứng nhân đã thấy rõ ràng thì chắc chắn sẽ phát sinh thêm những ngành chuyên về sự chết như linh hồn học, tử sinh học... Các nhà khoa học cố gắng tìm cách để có thể cụ thể hóa qua hình ảnh rõ ràng và sợi dây bạc ấy, họ không muốn với tinh thần khoa học thực nghiệm lại chỉ vào những lời kể, mô tả của những nhân chứng dù là các nhà khoa học đáng tin cậy đi nữa mà không có bằng cớ rõ ràng. Vì về thu hình đã cố tìm cách ghi lại hình ảnh mà những gì có được lúc con người vừa trút hơi thở cuối cùng. Một số hình ảnh chụp được khối hơi thoát ra từ cơ thể người mới chết, nhưng những nhà nghiên cứu còn muốn thu được những hình ảnh rõ ràng về sợi dây bạc (Silver core). Schrench Notzing, giáo sư bác sĩ nổi tiếng thế giới, trong cuốn Phenomena of Materialisation (1928 - Kegan Paul) đã cho rằng, qua những ảnh chụp về những gì liên hệ đến khối hơi hay sợi dây bạc, tuy không rõ nét nhưng dù sao đó cũng là một hình ảnh đáng lưu tâm. Có thể hình ảnh ấy chỉ là lớp ngoại mạo che dấu bên trong nhiều bí ẩn hơn. Theo một số lớn các nhà khoa học thì hình ảnh cho thấy như là một khối siêu vật thể ấy khi tách khỏi cơ thể tức là sự sống không còn, giống như giòng điện đã ngưng truyền nguồn điện lực vào cái máy.
    ---o0o---​

  4. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    [​IMG]
    Cách khai mở Luân Xa:

    Tập trung tư tưởng và dùng mudras (các vị trí trên cơ thể mà chủ yếu là ở bàn tay, có ảnh hưởng đến nâng cao năng lượng cơ thể) và phát những âm thanh để mở Luân xa. Tạo dựng cho cơ thể chúng ta một sức khỏe bền bỉ, tinh thần minh mẫn.

    [​IMG]
    Để tăng cướng hiệu quà cần phải phát âm, kêu lên những âm từ của Sanskrit (ngôn ngữ cổ của Án độ) , Khi phát âm nó tạo ra tiếng vang trong cơ thể chúng ta mà chúng ta có cảm giác rung động đúng luân xa đang gọi.
    Khi phát âm, nhớ trong đầu là:
    Chữ “A”, thì phát âm là “ah”.
    Chữ “M”, thì phát âm “mmg”.
    Một lần thiền định từ 7 đến 8 hơi thở. Phát âm nhiều lần cho 1 hơi thở (Vd: 3 lần).

    Khai mở luân xa gốc rễ:
    Để cho đầu ngón tay và đầu ngón trỏ của bạn chạm nhau.
    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào vị trí luân xa gốc rễ (vị trí giữa hậu môn và bộ phận sinh dục).
    Phát âm “LAM”.

    Khai mở luân xa Xương cùn.
    Đặt hai bàn tay vào lòng như hình, hai lòng bàn tay ngửa lên, bàn tay trái dưới, phải trên. Đầu hai ngón tay trỏ chạm nhẹ vào nhau.

    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào luân xa xương cùn ( là phần tận cùng của xương sống ).
    Phát âm “VAM”
    Khai mở luân xa Rốn
    Đặt hai tay trước bụng, hơi thấp một chút. Để cho các ngón tay châu vào nhau (như hình), chĩa ra ngoài. Đan chéo hai ngón cái. Nên nhớ quan trọng là làm cho các ngón ta thẳng.
    [​IMG]
    Tập trung vào luân xa rốn, nắm ở trên rốn một chút.
    Phát âm RAM.
    Khai mở luân xa Tim
    Ngồi bắt chéo chân (theo kiểu ngồi thiền). Để ngón tay trỏ và tay trái chạm nhau (cả hai bàn tay). Đặt tay trên lên đùi trái và tay phải lên trước ngực (như hình).
    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào Luân xa Tim, ngang với Tim.
    Phát âm “YAM”
    Khai mở luân xa vùng Yết hầu:
    Đan ngững ngón tay vào nhau, hai ngón cái châu đầu vào nhau, kéo nó lên một chút.
    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào Luân xa Yết hầu.
    Phát âm “HAM”
    Khai mở luân xa “Mắt thứ 3”:
    Đặt tay trước ngực và bụng. Hai ngón tay giửa thẳng, chạm đầu ngón tay vào nhau, hướng ra (xem hình). Các ngón khác uốn cong chạm vào nhau. Ngón cái chạm đỉnh và hướng vào bạn.
    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào Luân xa “Mắt thứ 3”. Nằm giửa hai chân mày.
    Phát âm “OM hay AUM”
    Khai mở luân xa “Đỉnh đầu”:
    Đặt hai tay trước bụng. Hai ngón tay đeo nhẫn thẳng, chĩa lên, hai đầu chạm nhau. Đan cheó những ngón còn lại (xem hình). Ngón tay cái trái dưới ngón phải.chạm đỉnh và hướng vào bạn.
    [​IMG]
    Tập trung tư tưởng vào Luân xa “Đỉnh đầu”. Nằm ngay giửa đỉnh đầu.
    Phát âm “NG”
































































  5. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48


    THẦN ĐỒNG PHẬT PHÁP VÀ THƠ

    [​IMG] Riêng tôi thì ngạc nhiên và ngưỡng mộ vô cùng. Một cô bé 10 tuổi mà hiểu Phật Pháp như một vị sư. Vì những người thân của Búp Bê đang lo lắng sức khỏe của cô nên tôi tuy rất tò mò muốn hỏi thêm về cô bé nhưng vẫn dè dặt
    THẦN ĐỒNG PHẬT PHÁP VÀ THƠ TRÊN ĐẤT ĐỒNG THÁP

    Thăm thần đồng Phật Pháp
    [​IMG]Cuối tháng 12/2009, thật bất ngờ, tôi được duyên lành theo chân Thượng tọa Thích Phật Đạo viếng các chùa ở Long An, Tiền Giang, Trà Vinh. Cuối cùng là thăm bé Thùy Trang, thường được gọi là Búp bê. Đoàn đi còn có sư cô Pháp Hỷ ở Thụy Điển, hai Phật tử là Việt kiều Mỹ, còn lại là người của TP Hồ Chí Minh.

    Thùy Trang sinh ra cất tiếng khóc chào đời như hàng triệu đứa trẻ khác trên trái đất góp thêm một nốt nhạc trong bản trường ca bất tận của loài người. Đôi mắt to tròn đen láy hiền như chim câu, ngón tay dài hình tháp bút, da trắng như sữa mẹ, mái tóc mềm như lụa quê hương. Nhưng hình hài cô bé lại gây xúc động khôn lường cho những người thân trong gia đình.
    Bé Thùy Trang hiện sống cùng với bà ngoại, nhà ở sát chùa Tòng Sơn, huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Đoàn hành hương vừa bước tới cửa đã nghe tiếng nói lanh lảnh phát ra từ amply, truyền đến lời chào trịnh trọng thân ái.
    Một bó hoa tươi từ tay bà ngoại của Thùy Trang tặng thầy Phật Đạo. Vào trong nhà mới biết do Thùy Trang bị té đau nặng, nằm trên giường không ra đón khách được nên phải mời chào khách kiểu đặc biệt như vậy.
    Cô bé nằm đó đôi mắt to chớp chớp mỉm cười dịu dàng, nhưng giọng nói rất mạch lạc và chững chạc: “Con xin lỗi đã không ra đón tiếp thầy Phật Đạo và các bác, các cô trên thành phố tới. Con thấy làm tiếc. Con xin thầy Phật Đạo và các bác, các cô thông cảm”. Giọng nói, thần sắc trên gương mặt cô bé 10 tuổi đĩnh đạc như một nữ chủ nhân lớn tuổi.
    Gia đình Thùy Trang theo đạo Phật giáo Hòa Hảo. Phòng ngoài là một trang thờ có hương, hoa nhìn đối diện ra cửa. Kế đó là bức tranh *****, các Phật tử tới đây hầu hết là trong gia tộc của Búp Bê mỗi lần đến lạy Phật và lạy cả tranh *****. Trong gia quyến có nhiều người không lập gia đình, một lòng theo đạo tu tâm, tích đức, trọn đời hiếu nghĩa với tổ tiên, ông bà.
    Trong một tuần lễ ăn, nghỉ tại nhà của cô bé, rất ít ai gọi tên thật của cô, mọi người đều gọi Thùy Trang là “Búp Bê” như một cái tên thứ hai. Búp Bê ít nói, ai hỏi thì trả lời, hầu hết là những câu hỏi về Phật Pháp.
    Khi cô bé cất giọng thì ai cũng dỏng tai, nghiêng đầu lắng nghe. Riêng tôi thì ngạc nhiên và ngưỡng mộ vô cùng. Một cô bé 10 tuổi mà hiểu Phật Pháp như một vị sư. Vì những người thân của Búp Bê đang lo lắng sức khỏe của cô nên tôi tuy rất tò mò muốn hỏi thêm về cô bé nhưng vẫn dè dặt.
    Giáp tết Canh Dần, tôi lại được xuôi miền Tây lần thứ hai, sư cô Pháp Hỷ đã về chùa Đại Bi Tâm ở Thụy Điển, nhưng lại có sư cô Pháp Nhẫn đã trên 70 tuổi cùng đi viếng các chùa ở Cần Thơ, chùa Địa Tạng ở Sa Đéc, viếng lăng cụ Nguyễn Sinh Sắc ở Cao Lãnh… và lại đến thăm Búp Bê.
    Lần này Búp Bê đã khỏe, tỏ ra rất vui khi thầy Phật Đạo lại ghé thăm nên cười suốt ngày.
    Gia đình Búp Bê thuê thêm một xe 16 chỗ cùng đoàn Thượng tọa Thích Phật Đạo, 2 xe đi về hướng Hà Tiên viếng chùa Hang rồi về vùng Bảy núi lễ chùa Vạn Linh trên núi Cấm. Ngôi chùa thật xứng với bề dầy lịch sử, uy nghi, lộng lẫy. Chùa Vạn Linh không những là một di tích văn hóa còn là danh lam thắng cảnh tâm linh của tỉnh An Giang

    Đoàn viếng thăm nhà tưởng niệm thầy Hai Thanh Sĩ của Phật giáo Hòa Hảo lần thứ hai, nhưng lần này chúng tôi được mời dự ngày giỗ của Ngài.

    Bữa cơm chay rất ngon từ những bàn tay chế biến tuyệt vời bằng những thực phẩm đặc biệt của miệt vườn An Giang. Người đến thăm viếng đông ngẹt thở, người người nhích chân từng tí một.
    Búp Bê ngộp quá được bà ngoại ẵm ra bên ngoài trước. Thấy tôi thích ăn bánh tét, nhà bếp còn vui vẻ cho thêm một bịch nặng mang về. Chị Từ Nhẫn là Việt kiều Mỹ thích quá cười tít cả mắt. Còn tôi cảm động chẳng biết nói gì, hồn nhiên cầm bịch bánh tét ngoan ngoãn cám ơn như đứa trẻ ngô nghê.
    Chúng tôi len chân ra bên ngoài chờ lúc lâu, chị Từ Nhẫn lo lắng, “Thầy Phật Đạo bị bao vây trong đó rồi, không ra được. Làm sao bây giờ ?" Tôi nói: “Để tôi vào phá vây mở đường cho thầy Phật Đạo đi ra. 12 giờ trưa rồi, nắng quá”.
    Thấy tôi xuất hiện, thầy Phật Đạo hiểu ý đứng lên ngay. Tôi khoát tay mở lối, thầy Phật Đạo cứ việc bước ra. Nhưng chưa hết, bên ngoài rất nhiều Phật tử tiếp tục vây quanh thầy, mời thầy về nhà một Phật tử gần đó. Thầy Phật Đạo hoan hỷ nhận lời, sau khi ngâm một đoạn thơ của ngài Hai Thanh Sĩ, thầy Phật Đạo xin thoái vài lần mới trở ra được. Thật là vui.
    Do ăn nghỉ tại nhà Búp Bê nên tôi có điều kiện tiếp xúc với bà ngoại của bé. Những gì nghe được về cách ra đời của Búp Bê thật kỳ lạ như trong chuyện cổ tích. Có lẽ vì những điều “kỳ lạ” mà gia đình rất tế nhị ít kể về sự ra đời của Búp Bê. Ngoại còn nói: “Trước đây cắt tóc ngắn cho Búp Bê, nhiều người tưởng là con trai nên Búp Bê thích để tóc dài”. Búp Bê để tóc dài là đúng, vì tóc cô bé rất mềm và óng.
    Khi đoàn hành hương trở về lại thành phố Hồ chí Minh thì đã 28 âm lịch, giáp tết Canh Dần.

    Những điều kỳ diệu
    Nhìn những đứa trẻ tiểu học khoác ba lô nhẩy chân sáo trong sân trường học mà không khỏi chạnh lòng nghĩ tới hình tướng của bé Thùy Trang. Khung xương phần ngực nhô lên phía trước, xương tay và xương chân dẹt, mỏng, chỉ sơ suất một chút là rất dễ bị gẫy.
    Mới sinh ra, dựa trên hình hài và sức khỏe rất yếu của bé, bác sĩ khoa sản cho rằng bé sẽ không sống được lâu. Má của Thùy Trang bận rộn làm ăn sợ chăm sóc Thùy Trang không chu đáo nhỡ ra… thì ân hận nên đã nhờ bà ngoại và dì Hai Xuân trông nom.
    Nhờ những bàn tay nâng niu, lòng thương yêu và tận tụy chăm sóc cẩn thận từng ly, từng tý nên Thùy Trang càng lớn càng khỏe và có trí tuệ thông hiểu Phật pháp khác thường.
    Sự khác thường hơn nữa là cách chào đời của Thùy Trang. Còn ẩn nấp trong bụng mẹ, khi siêu âm phát hiện thai ngược, đến tháng ra đời phải mổ. Một hình hài tý hon chào đời, hai chân khoanh tròn, hai bàn tay xếp lên nhau ngay trước bụng, đầu hơi cúi xuống trong tư thế của một người đang… thiền.
    [​IMG]
    Những người thân của bé đã mấy đời theo Phật, thấy vậy nên vô cùng xúc động. Hàng ngày nâng niu như hứng hoa, nâng trứng.
    Khi 4 tuổi, bà ngoại bắt đầu cho Thùy Trang ăn mặn. Thế nhưng cứ ăn vào là ói… và ói. Thế rồi… bé ăn chay suốt tháng suốt năm cho đến nay.
    Trước đó, khi mới 3 tuổi chưa nói sõi, một lần có nhóm Phật tử đi lễ Đức Phật thầy Tây An trên đường về ghé thăm “cốc” của Búp Bê. Trong khi uống nước, một vị cư sĩ muốn biết bé hiểu đạo Phật không nên hỏi thăm dò:
    - Búp Bê ơi. Niệm Phật thế nào để nhứt tâm bất loạn ?
    Chẳng phải suy nghĩ, Búp Bê đáp liền:
    - Dạ thưa… Muốn niệm Phật nhứt tâm bất loạn thì phải buông bỏ nhân duyên.
    Mọi người sững sờ nhìn nhau như không tin vào tai mình. Kỳ lạ quá, một bé gái 3 tuổi ngộ nghĩnh như búp sen non mới ló khỏi mặt nước mà sao đối đáp như một vị chân tu cao niên thao lược kinh Pháp. Cô bé khiếm khuyết về hình thể, không đi được, không tiếp xúc bên ngoài, không biết đọc, biết viết. Quả là một sự nhiệm màu đã tiềm ẩn trong bé từ kiếp nào ?
    Sự kỳ diệu này cứ thế được chắp cánh bay đi khắp nẻo vùng quê An Giang, Đồng Tháp. Ngày ngày, người người từ các nẻo xa gần, thành thị đến thăm “Thần đồng” về Phật pháp. Trăm người là cả trăm câu hỏi khác nhau. Người hỏi về Pháp môn, người hỏi về Thiền định. Có người tò mò hơn lại hỏi” “Vì sao Búp Bê lại giỏi Phật Pháp như vậy ?” Cô bé bình thản nói:
    - Có lẽ, nhờ nhân duyên từ một chứng đắc nội tâm từ kiếp trước mà đã đạt được.
    Búp Bê thường trả lời ngắn gọn, xúc tích, không ề à nói quanh. Những Phật tử đến không chỉ xin tư vấn về Phật pháp, kinh nghiệm tu học mà còn bày tỏ cả những băn khoăn trong cuộc sống, về ứng nhân xử thế trong đời thường sao cho đúng đạo lý, cho đúng với cái tâm của một cư sĩ.
    Nếu những vấn đáp này của các vị tu sĩ, của những Phật tử lớn tuổi thì chỉ là chuyện quá bình thường. Thế nhưng nó được ứng khẩu từ một cô bé đang ở độ tuổi măng non lại bị khiếm khuyết về hình hài, không đi lại được.
    Vì thể lực yếu nên Búp Bê ăn rất ít. Có lần ngoại Tư trách yêu:
    - Búp Bê ăn cơm ít quá. Ngoại bỏ… không lo nữa.
    Cô Bé nói rành rẽ:
    - Đức Phật, Đức Thầy độ tận chúng sanh cách này không được thì dùng cách khác chứ đâu có bỏ ai. Ngoại nói vậy là ngoại không làm đúng lời Phật, lời Thầy dạy rồi.
    Ngoại cười hiền lành:
    - Búp Bê nói phải quá. Vậy mà ngoại quên chứ. Cám ơn Búp Bê nha.
    Khi Búp Bê còn ở “cốc” của dì Hai Xuân, phía trước có cái ao nở đầy hoa súng màu đỏ. Một lần mấy đứa trẻ hơn Búp Bê vài tuổi đang tha thẩn mon men bờ ao bắt ốc, bắt cua chơi. Búp Bê gọi:
    - Mấy anh chị ơi. – Mấy đứa trẻ hóng cổ lên chưa biết là ai gọi – Búp Bê nói tiếp – Thả cua và ốc về với cha mẹ nó đi.
    Ngoại Bảy ngồi gần đó, hỏi:
    - Búp Bê nói câu đó bằng tâm gì vậy ?
    - Là tâm từ đó – Bé trả lời gọn lỏn.
    - Tâm từ do đâu mà có ? – Ngoại lại hỏi.
    - Từ nơi chơn tánh đó, ngoại.
    Thấy Búp Bê trả lời kinh Pháp đâu ra đó, ngoại Bảy lại hỏi tiếp:
    - Thế nào là sống với chơn tánh ?
    - Là không phiền não, sân, si là sống với chơn tánh.
    Những lúc dì Hai Xuân đi vắng chỉ có ngoại Bảy ở nhà. Cả ngày chẳng lẽ không nói gì với nhau, nên thỉnh thoảng ngoại rủ rỉ trò chuyện với Búp Bê. Nhưng mỗi câu ngoại Bảy hỏi thì Búp Bê đều trả lời bằng ngôn ngữ từ kinh Phật, cho dù câu hỏi rất đời thường:
    - Hàng ngày có đủ thứ chuyện, Búp Bê có nhớ hết chuyện này chuyện kia không ? – Ngoại Bảy hỏi.
    - Tâm thanh tịnh thì không nhớ gì – Búp Bê đáp – Còn tâm bị vọng thì nhớ đủ thứ, mà không thứ gì thành thứ gì cả.
    Riêng đối thoại này của Búp Bê thì giống như người từng trải ngoài đời. Ngoại Bảy như trong vai một trẻ mẫu giáo trước thầy của mình, hỏi tiếp:
    - Vậy mình phải làm sao cho tâm hết nghĩ nọ kia ?
    Lúc này thì Búp Bê không đáp, ngôn ngữ của Búp Bê cho ngoại hiểu bằng cử chỉ nhìn xuống, yên lặng của một người đang… thiền, và cũng tỏ ý chấm dứt đối đáp.

    Thăm hỏi Búp Bê có nhiều đoàn khách Phật tử từ TP Hồ Chí Minh, miền Trung, miền Bắc, trong đó có Việt kiều từ các nước về quê hương cũng nghe tin lần lượt mà lận lội tới thăm. Ngoài các chư Tăng – Ni – Phật tử có cả những người ngoài đạo. Kiến thức sống khác nhau, sự hiểu biết xã hội khác nhau, văn hóa sống khác nhau, tính cách, cảm xúc khác nhau. Ngay cả những vị Tu sĩ cũng mỗi người hỏi Búp Bê mỗi khác. L

    à đồng đạo đã hỏi Pháp thì không né tránh, có chăng ở những người tu học còn khiêm tốn thì cách hỏi cũng khiêm tốn. Phần nhiều khách đến thăm Búp Bê vì tò mò muốn trực tiếp biết khả năng của bé nói kinh Phật như thế nào ? Phần vì lòng ngưỡng mộ một thần đồng ở tận miệt vườn miền tây.
    Việt kiều thì vượt qua hàng vạn dặm, người miền Bắc thì trải qua hàng ngàn cây số, người miền Nam thì cũng phải đi ô tô hết nửa ngày mới tới nơi. Đã cất công đến thì cũng cất công hỏi.
    Cũng qua cách hỏi mà Búp Bê có thể qua đó thấy được tuệ giác của mỗi người mà tùy vào ý tứ, khả năng tu tập của người đó trả lời sao cho mỗi cá thể người hiểu được. Kể cả người biết rất ít về đạo Phật hỏi một cách vu vơ chẳng ăn nhập gì với kinh Phật. Cũng có những vị cao Tăng chỉ lẳng lặng ngồi nghe vì tất cả những gì Búp Bê đối đáp đã có trí huệ rồi. Hơn nữa nhiều người hỏi dồn một lúc sẽ làm cho Búp Bê mệt.
    Ví như có bà hàng xóm, một hôm chẳng có việc gì sang nhà Búp Bê chơi, thật thà hỏi ngược xuôi nhưng không kém phần tò mò:
    - Búp Bê là Bồ Tát hay sao mà mới 6 tuổi đã biết nói Pháp vậy ? – Cô hàng xóm chưa biết rằng Búp Bê đã biết nói Pháp khi mới 3 tuổi.
    - Con đang học hạnh của Bồ Tát chứ không phải là Bồ Tát – Búp Bê đáp
    - Nếu Búp Bê không phải là Bồ Tát, vậy có phải là “Ông lên, Bà xuống” hay không ? – Cô hàng xóm gặng hỏi.
    - Dạ không.Con chỉ là người bình thường. Là một môn đệ của Đức Thầy
    Dì Hai Xuân nghe vậy mỉm cười, hỏi chen vào:
    - Những điều Búp Bê nói, có phải do dì Hai và bà ngoại dạy không ?
    - Những lời giảng kinh là của dì Hai và bà ngoại. Còn những điều khác con tự nói ra là do trí tuệ.
    - Vậy làm sao mà Búp Bê có trí tuệ ? – Dì Hai hỏi tiếp.
    - Hàng ngày con lo niệm Phật, không có sân, si thì trí tuệ hiện.

    Nhà văn Abutalip là người ở một nước cộng hòa trong khối Udơbêch của Liên Xô cũ đã có câu nói nổi tiếng: “Con ngưởi phải có 2 năm để học nói. Nhưng phải có 60 năm mới biết im lặng”. Còn Búp Bê ra đời trong một gia đình nghèo ở nông thôn, vùng quê chưa có điều kiện tiếp cận nhiều với khoa học, công nghiệp không phát triển. Hiện tượng Búp Bê mới 3 tuổi, nói còn chưa tròn âm, tròn tiếng đã biết trả lời bằng kinh Phật, không sai một từ.

    Với người lớn có sức khỏe, có hình thể phát triển bình thường cũng hạn chế điều kiện trau dồi kiến thức như ở các thành phố lớn, huống chi một đứa bé không có sức khỏe, không tự đi được. Cho đến khi 6 tuổi vẫn chưa có điều kiện tiếp cận với con chữ. Vậy trí tuệ về kinh Pháp mà cố bé có được trau dồi từ đâu mà có sẵn khả năng đối đáp xuất chúng về Phật Pháp kỳ diệu như vậy ?

    Những vị chân tu, những người tu hành, hàng trăm Phật tử tiếp xúc với Búp Bê đều cho rằng kiếp trước có thể cô bé đã từng là một vị tu hành, nay đã tái hiện trong niên kỷ này. Một điều mà máy móc của khoa học tiên tiến trong thời đại vũ trụ bay lên mặt trăng cũng không thể giải mã bằng hình ảnh và những con số, mà chỉ những người tu hành, học đạo tin vào tâm linh mới có thể tự tìm ra câu trả lời.


    Bà ngoại Một buổi sáng, Ngoại Bảy ẵm Búp Bê ra ngoài đường đón nắng sớm vàng như mật ong và hít thở không khí, thấy một người có thúng dâu chín mịn màng dưới nắng sớm. Ngoại nói như reo:
    - Mèn ơi. Dâu tươi thấy mà ham quá hén – Rồi nheo mắt cười với Búp Bê, hỏi – Cái tâm của ngoại lúc này là tâm gì vậy, Búp Bê ?
    - Cái tâm thích đó, ngoại.
    - Cái tâm thích là tâm gì vậy ? – Ngoại hỏi tiếp.
    - Cái tâm thích là tâm vọng nhiễm đó, ngoại ơi.
    Hay quá, Búp Bê đáp câu nào ngoại nghe cũng vui, lại hỏi:
    - Sao Búp Bê biết đó là tâm vọng nhiễm ?
    - Bởi vì mới thấy cảnh là tâm động rồi.
    Ngoại vẫn thấy Búp có thể trả lời thêm về ý này, lại hỏi tiếp:
    - Làm sao mình biết tâm động ?
    - Mình nhìn vô tâm thấy thích nên biết nó đông.
    Nhỏ tuổi nhất nhà, bé nhất nhà, sức khỏe yếu nhất nhà. Nhưng ai ở trong nhà làm gì cũng đều hỏi cô bé góp ý nên hay không nên làm. Ngoài tình thân ruột thịt, Búp Bê được trong gia đình ai nấy cũng cưng chiều. Được Phật độ mầu nhiệm có sẵn kiến thức Phật Pháp, ngẫu nhiên Búp Bê có cái uy khiến cả nhà nể trọng.
    [​IMG]
    Một lần ngoại đang nấu bếp, bỗng dưng nghe Búp Bê gọi:
    - Ngoại ơi. Lấy viết và giấy ra ghi lại giùm con vài ý thơ.
    Vốn là người quê chân chất có bao giờ nghĩ đến thơ văn, giờ lại nghe Búp Bê đòi làm thơ ? Cô bé đâu biết đọc, biết viết mà thơ với thẩn ? Ngoại nghe vậy chưa kịp hiểu ý Búp Bê muốn gì nhưng cũng lấy bút và tập ra ngồi cạnh chờ “nhà thơ nhí” ứng khẩu:
  6. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Tâm mây là phiền não
    Nhớ dứt vọng tiêu tan
    Cho Bồ Đề được sáng
    Tâm ngộ mãi, ngộ hoài
    Chuyên cần lo tu tập
    Sẽ chứng quả Bồ Đề
    Tâm như như bất động
    Là được Phật hiện tiền


    Lần khác, cả nhà đang ai làm việc nấy bỗng nghe Búp Bê nói rành rẽ từng chữ:
    - Ngày nào chúng sanh trên quả địa cầu này hết chỗ, con mới xong bổn phận.
    Nghe xong, mọi người dừng tay như một thước phim không cử động mà nhìn nhau. Có người xúc động đến lặng người không biết nói gì, tưởng chừng có Phật linh ứng ngay trong nhà.
    Một thời gian sau, ngoại chợt nhớ câu nói như “Phật sống” của Búp Bê bữa trước nên đến bên nhẹ nhàng nhắc lại câu nói đó, rồi hỏi:
    - Ai dạy con nói ? Hay con đọc kinh sách thấy Bồ Tát nên con nói vậy ?
    - Dạ. Lúc đó con chưa biết chữ – Búp Bê trả lời .
    - Vậy… sao con nói vậy ? – Ngoại thắc mắc.
    - Vì lúc đó con lặng tâm.
    Hoặc có lần ngoại Bảy lại hỏi:
    - Búp Bê ơi. Ở đời, mình sống như thế nào mới gọi là có hạnh phúc ?
    Cô bé nói nếu mọi người biết giác ngộ là hạnh phúc lớn nhất. Thỉnh thoảng ngoại phát hiện Búp Bê có tật nhỏ nói điều gì là hai chân mày hơi nhíu vào nhau, có lần ngoại hỏi Búp bê có biết điều đó không thì cô nói: “Không biết mình chau mày là mất cái tâm, nếu biết mình chau mày là không mất cái tâm”. Khi hỏi Búp Bê có khi nào ngủ mơ thấy thầy Hai Thanh Sĩ không ? Búp Bê nói có thấy khi tâm đang thanh tịnh. Ngoại hỏi ngược lại:
    - Vậy là thấy trong tâm chứ đâu thấy ở ngoài ?
    Búp Bê đáp:
    - Không ở ngoài cũng không ở trong.

    Trong gia đình thì Búp Bê ít tuổi nhất, bà ngoại cao tuổi nhất, nên Búp Bê thường lễ phép dạ, vâng. Nhưng khi nói về việc tu tập thì hai bà cháu bình đẳng trong quan hệ như đồng đạo. Một lần ngoại buột miệng thốt lên:

    - Hàng ngày ngoại cúng, lạy, ngồi niệm Phật, nhưng vẫn còn sân, si hoài.
    - Ngoại cúng, lạy Phật mà vẫn sân, si thì ngoại tự hủy rừng công đức. Vì thế ngoại cố gắng dẹp sân si.
    Là đàn bà vốn hay lo toan việc sinh họat thường ngày, chẳng mấy khi để chân tay được nghỉ ngơi mà sa đà quá vào việc không đáng làm nên thường phiền não mỗi khi làm quá sức. Ngoại và dì Hai Xuân cũng vậy, thương ngoại và dì, Búp bê khuyên cả hai đã cao tuổi, nên giữ sức khỏe, vì cái thân giống như con thuyền, mình phải nương theo thuyền mới qua sông được. Hoặc khuyên ngoại muốn không cho tâm mình động thì phải quán mọi vật đều không.
    Có bà con gặp bà ngoại chuyện trò những điều phải, trái xẩy ra trong làng xóm. Sau đó, ngoại lại hỏi Búp Bê là ngoại làm vậy có đúng không ? Cô bé nói: “Đức Lục Tổ nói rằng, người lỗi, ta không lỗi. Ta lỗi, bởi ta chê bai”, và khuyên bà ngoại nên tập: “Ghét, yêu, đừng để dạ. Duỗi cẳng, nghĩ thanh nhàn”.
    Qua những đối đáp và tư vấn Pháp kinh thường ngày với người đời hay người trong nhà, Búp Bê tỏ ra là người có tâm Bồ Tát và hạnh Bồ Tát có thể nói ở cấp cao đẳng từ thân – khẩu – ý.
    Ngoại là người tu theo Phật đã gần hết đời người nhưng vẫn bày tỏ như một người mới học đạo:
    - Búp Bê ơi. Trong Sấm giảng, Đức Thầy có câu: “Ráng đem cho được Phật vào trong tâm”. Làm sao để đem được Phật vào tâm ? Lúc nào trong tâm mình mới có Phật ?
    - Đó là tâm tịnh, tâm không si mê, tâm không phiền não, tâm không cười giỡn, không chê, khen. Lúc đó là có ông Phật tại tâm. Khi trong tâm còn phiền não, si mê, giận hờn, cười chê thì lúc đó ông Phật đã đi xa, tâm chìm địa ngục.
    - Ngoại cũng cố gắng hoài nhưng không được. Vậy phải làm sao ?
    - Thì xuống địa ngục – Búp Bê cười rung cả người.
    Hôm khác ngoại lại nói:
    - Ngoại cố gắng tu, nhưng sao còn vọng tưởng hoài. Phải làm sao Búp Bê ?
    Búp Bê nhìn ngoại như một người khách mới tới, nói:
    - Tu mà còn vọng tưởng là nghiệp chướng từ nhiều đời nhiều kiếp. Vậy phải đối trị bằng cách niệm Nam Mô A Di Đà Phật trong mọi thời đi, đứng, nằm, ngồi.
    - Ngoại già rồi. Cơ thể mệt mỏi. Búp Bê tu giùm có được không ?
    Nghe vậy, Búp bê không cười không được, tủm tỉm nói:
    - Ai ăn nấy no. Ai ngủ nấy khỏe. Ai tu nấy đắc. Làm sao con tu giùm ngoại được.
    Tuy được coi là thần đồng, nhưng ngoài đời Búp bê vẫn là một đứa trẻ. Thỉnh thoảng ngoại ẵm Búp Bê đến thăm nhà bạn cùng tu chơi thì có người cố tình chọc giận Búp Bê để thử xem cô bé có… nổi sân không ? Nhưng đâu phải bị chọc giận lần đầu nên Búp Bê không lạ. Ra về, ngoại hỏi lúc đó Búp Bê thấy thế nào ? Thì cô thản nhiên nói: “Cùng là người tu. Con nghĩ lời nói ấy là giả nên con phủi rồi”.

    Với dì Hai Xuân. [​IMG]Dì Hai Xuân không phải họ hàng, là đồng đạo với những người thân của Búp Bê. Khi Búp Bê còn quá non nớt đã được đưa về ở tại “cốc” của dì ở huyện Chợ mới – An Giang.
    Hàng ngày dì Hai chăm lo cho Búp Bê thân ái như con cháu của mình nên trong gia đình coi dì như người ruột thịt.
    Một buổi chiều có hai đứa bé gái trong họ hàng đến chơi với Búp Bê, tới bữa ăn dì Hai Xuân bưng mâm cơm ra cho mấy đứa trẻ ăn trước. Búp bê thấy trong mâm đã đầy đủ chén, đũa thức ăn rồi nên xúc cơm ăn, còn hai đứa trẻ kia ham chơi khi quay lại thấy vậy, một đứa la lên: “Búp Bê tham ăn”.
    Búp Bê vẫn tỉnh queo như không nghe thấy, đứa kia lại la tiếp như chọc tức: “Búp Bê ích kỷ quá”. Ngoại mỉm cười nói:
    - Búp Bê là học trò của ngài Duy Ma Cật – Chắc bà ngoại nói dựa theo ý của ngài Duy Ma Cật nói với ngài Xá Lợi Phất là “Hà tất phải ngồi sững như thế mới là tọa thiền?” Sau khi hai bé gái kia về rồi. Ngoại mới hỏi Búp Bê – Lúc đó… tâm Búp Bê thế nào ? Búp Bê nói: “Lúc đó con sống với tâm chơn”
    Sau này Búp Bê mới được chuyển về ở nhà bà ngoại tại huyện Lấp Vò tỉnh Đồng Tháp. Thỉnh thoảng cô bé quan sát những người trong nhà xem ai làm gì. Một hôm, dì Hai Xuân thấy cái bóng đèn không tiếp xúc được với điện liền dùng tay gẩy nhẹ thử coi nó có sáng không. Thấy vậy, Búp Bê nhắc dì Hai coi chừng điện giật. Dì Hai vô tình đáp một cách chủ quan: “Có sao đâu”. Búp Bê nghiêm nét mặt, nói:
    - Dì Hai phải bảo vệ cái thân mà lo tu hành, bộ dì ham luân hồi lắm ?
    Thế là dì Hai không còn câu nào nói nữa chỉ mủm mỉm cười, cái cười như thay cho lời nhận lỗi và coi như học phí trả cho bài giảng ngắn cho thần đồng.
    Dì Hai vốn hiền lành ít nói, có lần để một cái tô gần chỗ Búp Bê ngồi ngoài hành lang mà không nhắc. Búp Bê cùng bà ngoại hý hoáy lựa gạo khi xoay người ra đụng phải cái tô. Búp Bê nói với ngoại:
    - Ngoại ơi
    - Gì vậy Búp Bê
    - Cái tô này mà bị bể thì dì Hai thấy cái tâm của mình liền.
    - Thấy tâm là thấy chỗ nào ? – Muốn nghe Búp Bê trả lời thế nào, ngoại thường hỏi ướm thêm.
    - Khi con làm bể tô thì tâm của dì Hai Xuân vắng lặng cũng là lúc dì thấy tâm.
    Dì Hai Xuân là người tu tập trước Búp Bê trên mấy mươi năm nên thông hiểu Phật Pháp nhưng vẫn rất khiêm tốn, cũng hay trao đổi kinh Phật với Búp Bê.
    - Dì Hai thấy pháp Tham Thoại Đầu là bực thượng căn, còn dì là người hạ trí. Phải không Búp Bê ?
    - Dì Hai đừng tự hạ mình như vậy. Con mới 7 tuổi là nhỏ, dì đã 53 tuổi là lớn, nhưng nhân gian nói Phật tánh thì bằng nhau. Dì phải tự tin mình như Đức Phật Thích Ca ngày xưa cũng nhờ có tự tin mà thành Phật.
    Dì lại than thở:
    - Hai tu quá lâu mà sao không thấy được Phật.
    Nhìn thẳng vào mắt dì Hai Xuân, Búp Bê nói:
    - Dì có thấy con gà trống nó gáy hoài mà cục mồi bên cạnh lại không ăn ?
    Ý nói Phật trong tâm mình tự bao giờ mà không tin lại đi hóng tìm ở đâu. Không chỉ dùng kinh Phật để giảng giải mà Búp Bê thường hình tượng hóa có tính văn học, người nghe vừa dễ hiểu vừa thấm thía ý nghĩa sâu xa, đối đáp vừa rồi của dì Hai Xuân và Búp Bê có thể chứng minh điều này.
    Đàn bà ngồi với nhau thường to nhỏ chuyện nhà rồi đến chuyện hàng xóm, có lần Búp Bê thấy ngoại và dì Hai như vậy liền can thiệp:
    - Thôi, ngoại và dì Hai đi quá xa rồi. Dừng lại đi, tốn tiền xăng lắm đó.
    Ẩn ý trong câu góp ý này là chỉ nên đi loanh quanh trong nhà mình thôi, đừng nên tùy tiện vào nhà hàng xóm. Hoặc nói lỗi người khác thì tổn phước, tu còn lâu mới đắc đạo.
    Cũng như dì Hai Xuân có lần kể chuyện dì Bảy sắp rời nhà đi nơi khác. Búp Bê cười nhắc khéo: “Dì Hai nên lo ngôi nhà tâm của mình, còn ngôi nhà đời đã có người lo”.
    Nhà của Búp Bê rơi vào tình trạng bị ô nhiễm tiếng ồn khiến cho dì Hai Xuân khó chịu nổi thành ra phiền não. Búp Bê thấy vậy, nói:
    - Dì hai ơi. Người ta thử mình đó. Cảnh dù có động nhưng tâm mình giữ, đừng động.
    - Búp Bê thấy dì Hai tu thế nào ?
    Cô bé lại cười, nói:
    - Dì tu sao để tự mình thấy mà đừng nhờ ai khác thấy mình
    Thấy Búp bê muốn uống nước, dì Hai đem ly nước tới. Búp Bê định uống thì nhìn thấy xác một con kiến lờ đờ dưới đáy ly liền gọi:
    - Có con kiến chết trong ly nước dì Hai ơi.
    Dì Hai Xuân hấp hay mắt dòm vào ly nước hỏi:
    - Kiến đâu ? Sao dì không thấy ?
    - Con kiến nhỏ, nó giống những vi tế trong tâm ta phải nhìn kỹ mới thấy.

    Muốn tu tâm phải chặn được phiền não là chặn vô minh. Bởi phiền não tạo ra nghiệp. Có diệt được phiền não thì phải có từ bi cao cả, phải có trí huệ. Tất cả liên hệ với nhau, nên người tu tập lúc nào cũng phải chánh niệm. Những lúc bà ngoại loanh quang bếp núc và dọn dẹp trong nhà, Búp Bê chẳng có ai chuyện trò, ngồi một mình trên giường.

    Ai ra, vô, làm gì, tác phong đi lại ra sao được coi như những “diễn viên” cho Búp Bê… ngắm. Nếu ai làm việc gì bị phân tâm là Búp Bê thấy ngay. Ví dụ, có lần dì Hai Xuân đang ở bếp bắc cái siêu đất lên bỏ thuốc vào sắc. Tự nhiên Búp Bê nói:
    - Dì hai bỏ thuốc vào siêu mà không… thiền.
    Dì Hai thật thà hỏi lại:
    - Sao biết dì không thiền ?
    Búp Bê ngó ra phía cửa la lên:
    - Dì Hai, có khách.
    Dì Hai Xuân quýnh lên hỏi nhanh:
    - Đâu ? Khách đâu ?
    Búp Bê cười thành tiếng, nói to:
    - Đó… Nếu dì có chánh niệm đâu có bị con… gạt ?
    Lúc này dì Hai chỉ còn cười huề, chứ biết nói sao.
    Thương dì Hai Xuân. Búp Bê lại nhờ ngoại lấy bút ra chép giùm một bài thơ tặng dì.
    Con xin chúc Hai Xuân
    Bao nhiêu điều phiền não
    Tiêu tan hết chẳng còn
    Chỉ còn tâm vắng lặng
    Nơi Tây phương sen vàng
    Nhờ chứng nghiệm nội tâm
    Mới đạt tới nơi ấy
    Để cứu độ chúng sanh
    Vượt qua vòng sanh tử.

    Cậu Tư đến thăm ngoại, gặp Búp Bê không thể không hỏi vài câu, xem như là tranh thủ học Pháp.

    - Ta từ đâu tới, vậy Búp bê ?
    - Thưa cậu, từ vô minh tới.
    - Vậy vô minh từ đâu có ?
    - Thưa cậu. Từ một niệm ra
    Đối thoại chuyển sang ý khác. Lần này Búp Bê hỏi lại cậu Tư:
    - Tâm hiện tại – quá khứ – vị lai. Cậu Tư chọn tâm nào ?
    - Tâm hiện tại – Búp Bê phủ nhận “Không đúng” – Cậu Tư hỏi – Thế thì tâm nào ?
    - Không chọn tâm nào cả. Vì khi có ước, có muốn, có chọn cũng là một dạng vọng tưởng.
    Hết chuyện tâm linh, cậu Tư lại hỏi đến chuyện dưới âm:
    - Búp Bê thấy ma bao giờ chưa ?
    - Ma thì con chưa thấy. Nhưng ma tâm thì có.

    Những cuộc đối đáp 100% là ngẫu nhiên mà Búp Bê hoàn toàn không biết trước người đối diện sẽ nói gì, hỏi gì ? Dù đó là người trong gia đình nhưng ở cách xa đó hàng chục cây số hay người từ khắp mọi nẻo vùng, miền xa nhau về địa phận, khác nhau cả về giọng nói và tập tục sinh hoạt cũng chung một niềm cảm phục khả năng về Phật Pháp từ một cô bé Thùy Trang đã được nhân gian gọi là Búp Bê, là thần đồng.

    Mỗi khi được hỏi không phải suy nghĩ, đối đáp ẩn ý sâu xa về kinh Pháp, để lại trong tâm những ai đã được vấn đáp với Búp Bê một cách “Tâm phục, khẩu phục” từ những câu hỏi được Búp Bê đáp như Automatic.
    Một trí huệ như đã được lập trình sẵn ở tận kiếp đã công phu tu học kinh sử mà ứng nghiệm vào cuộc đời cô bé Thùy Trang để độ nhân gian. Chính đó là điều bất ngờ, là điều kỳ diệu cho bất cứ ai đã có duyên tiếp cận với cô bé.
    Một nữ tu sĩ Phật giáo Hòa Hảo trong một lần thăm Búp Bê đàm đạo về một câu trong sấm giảng của Đức Thầy, có thể coi như “kiểm chứng” cho lời đồn về Thần đồng này. Nữ tu sĩ đọc đoạn sấm giảng viết: “Tu với tỉnh bảo toàn thân thể – Giữ đừng mòn linh tánh mới hay”, rồi hỏi:
    - Vậy ta phải làm sao cho “đừng mòn linh tánh” như Đức Thầy dạy ?
    - Thưa cô – Búp Bê nói mạch lạc – Muốn giữ đừng mòn linh tánh thì khi tiếp duyên đối cảnh mình không nói hay, không nói dở, không nói cao, không nói thấp, không nói đúng, không nói sai. Nhưng vẫn luôn có tánh Biết trong đó.
    5 ĐỐI PHÁP VỚI CHƯ – TĂNG – NI – PHẬT TỬ
    Ngày 13/7/2007, Thiền viện Minh Đức tại huyện Tân Thành tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức một buổi giao lưu giữa Búp bê với gần 300 vị Chư, Tăng, Ni, Phật tử.
    Tất cả đại biểu đều ngồi ghế, riêng Búp Bê thân hình nhỏ nhoi được ban tổ chức đặt ngồi trên một cái bàn để mọi người có thể quan sát được diện mạo.
    Bé ngồi đó với sắc thái bình thản, ánh mắt ngỡ ngàng vì chưa xuất hiện trước các vị Hòa thượng, các vị Chư, Tăng, Ni, Phật tử đông như vậy trong một ngôi chùa lớn.
    Trông bé như một búp sen đang vươn thẳng giữa đầm sen vậy.
    Chứng minh cho buổi giao lưu lớn và quan trọng này, có Hòa thượng Thích Giác Hạnh – Phó Trưởng Ban Trị Sự Giáo Hội Phật Giáo Tỉnh – Trưởng Ban Hoằng Pháp – Viện chủ các Chùa Hội Phước, Phước Duyên, Phước Lâm tỉnh Bà Rịa Vũng tàu; Hòa thượng Thích Nguyên Trực; Hòa thượng Thích Giác Cầu.
    Thượng tọa Thích Minh Đức trụ trì thiền viện Minh Đức là trưởng ban tổ chức, đích thân dẫn chương trình.

    Buổi vấn đáp về Phật Pháp này của Búp bê có thể nói là rất thú vị, tạo nhiều bất ngờ với những vị tham dự.

    Một nhà sư chuyển lên ban tổ chức câu hỏi. Thầy Minh Đức đọc: “Tôi cả đời chỉ biết một chữ tu, từ 9 tuổi đã tham gia làm nhiều việc lành mà đến nay vẫn bị nghiệp chướng ngăn chính đạo, chừng nào tôi hết nghiệp chướng?"
    Một cái micro không dây chuyển đến bàn tay bé nhỏ của Búp bê., bé nói:
    - Dạ thưa. Trong nghiệp tu của mình muốn hết nghiệp chướng, phải sống với chính mình. Làm sao phải sống được với cái tâm của mình thì giải nghiệp chướng nhanh hơn.
    Một câu hỏi khác được thầy Minh Đức đọc: “Ngày nay có thánh nhân ẩn dật, hay có xuất hiện để độ đời không?
    Búp Bê trả lời ngắn gọn:
    - Theo Búp Bê. Mình không cần biết điều đó, chỉ nên biết cái gì mình cần, mới biết.
    Những câu hỏi dưới hàng ghế người tham dự liên tiếp chuyển lên. Thượng tọa Thích Minh Đức đọc tiếp: “Người tránh xa ngũ dục lạc có thề đắc quả trong kiếp này không?”.
    Búp Bê đáp:
    - Tránh xa ngũ dục chưa thể đắc đạo mà phải tránh xa phiền não tham sân si và nhiều cái nữa thì mới đắc đạo được.
    Hỏi:
    - Tôi đọc trong Lâm tế ngũ lực, khi một nhà sư có đến hỏi học đạo thì bị lấy gậy đánh mấy lần mà không giải một lời Pháp nào. Như thế là thế nào ?
    Búp Bê ngánh về phía Thượng tọa Thich Minh Đức:
    - Búp Bê xin nhắn với Phật tử đó là dừng ngay lại đừng hỏi thêm nữa.
    Một số câu hỏi không liên quan đến lý tu thì Búp Bê nói “Không hiểu”.
    Cách trả lời của Búp Bê không sử dụng câu chữ dài dòng mà ngắn gọn đúng trọng tâm là dừng. Hầu hết những câu hỏi do các Chư, Tăng, Ni, Phật tử thông hiểu kinh Pháp, đã lựa những câu khó trong kinh Phật mang tính “thử” Búp bê trả lời có được không.
    Có người còn tò mò: “Cô có nhớ đến tiền kiếp của cô không? Xin cho biết họ tên và nơi sinh sống của kiếp vừa qua?
    - Dạ, thưa Thầy. – Búp Bê ý nói với thầy Minh Đức – Người Phật tử đó dẹp bỏ những gì mình không cần, đừng tìm hiểu kiếp sống của người khác.
    Hoặc có câu hỏi cũng có tính chất “thử” thế này: “Tại sao Búp Bê không đi như bao người khác?” Thì Búp bê trả lời gọn 5 từ:
    - Đó chính là nhân duyên?
    Câu hỏi trên có thể khiến ta nghĩ tới nhân vật Ngộ Tĩnh – nguyên là một vị tu hành trở thành thánh được phong Quyện Liêm ban bửu trượng chầu Hoàng thượng trên cung đình, lỡ làm bể lưu ly bị đày xuống sông Lưu Sa dưới hạ giới, lấy tên sông làm Pháp danh là Sa Ngộ Tĩnh, phụng lệnh Bồ Tát chờ Đường Tăng thỉnh kinh qua sẽ theo làm đồ đệ.
    Khi gặp Đường Tam Tạng, Ngộ Tĩnh quỳ vái, Đường Tăng thấy vái giống người tu hành nên đặt tên là Sa Tăng.
    Cho nên Búp Bê không phân tích dài dòng mà trả lời câu hỏi trên với 5 chữ “Chính là nhân duyên” là vậy.
    Một thích nữ tì kheo, hỏi: “Làm thế nào thoát khỏi bệnh hôn trầm?”
    - Vậy, phải định tâm. Định cách nào để hết hồn trầm, để kiến đạt đến con đường giải thoát – Búp Bế đáp.
    Thầy Minh Đức đọc câu hỏi tiếp theo: “Căn cứ cơ sở nào? kinh sách nào? Kinh nghiệm nào mà Búp bê tham vấn với Phật tử về Phật Pháp?
    Búp Bê thật thà, nét mặt biểu lộ hơi vui:
    - Dạ thưa. Con sống cũng có cái gì đó… con cũng không biết nữa mà tự nhiên có năng lực… mà con có thể trả lời những câu về Phật Pháp…
    Hỏi: “Có ai tư vấn cho Búp Bê trước khi tham dự buổi vấn đáp lớn như thế này không?”
    - Thưa không, nếu có sự chuẩn bị thì Búp bê sẽ không trả lời được tự nhiên nên con đến đây trả lời các câu hỏi một cách tự nhiên thôi.
    Các vị Hòa thượng đến chứng minh cho buổi vấn đáp này là người hỏi sau cùng. Hòa thượng Thích Giác Hạnh hỏi trước:
    - Xin hỏi Búp Bê một câu: “Trong khi tu có 2 cái tâm: Tâm sinh diệt và tâm hiện tiền. Xin Búp Bê… chỉ cho để tu”.
    Biết Hòa thượng muốn thử Búp Bê sẽ đối thế nào. Nhưng Búp Bê đã không đối mà ứng xử với một phong thái điềm tĩnh như một vị tu từng trải, nói:
    - Thưa Hòa thượng. Theo con thấy, thì… – Khóat tay – Xin mời Hòa thượng uống nước – Rồi quan sát Hòa thượng – Cả hội trường bất ngờ vang tiếng cười ròn tan như gió ngàn ùa về lay động đầm sen. Mọi người quá rõ ý của người hỏi và ý ứng xử “Mời Hòa thượng uống nước” của người được hỏi – Búp Bê tủm tỉm cười rồi mới buông câu – Vì con không dám nhận.
    Búp Bê nói: “Vì con không dám nhận” là do sau câu hỏi của Hòa thượng có thêm 4 từ “… chỉ cho để tu” thì với tư cách một em bé mới 6 tuổi chưa đọc kinh sách bao giờ làm sao có thể dám chỉ giáo cho một vị Hòa thượng, cho nên Búp Bê đã đối bằng cách… “Xin mời hòa thượng uống nước”.
    Một Hòa thượng khác hỏi: “Con từ đâu đến ? Con biết không?” – Búp Bê không trả lời mà hỏi lại:
    - Thưa Hòa thượng. Hòa thượng từ đâu đến ?
    Và câu hỏi của vị Hòa thượng thứ ba: “Con sẽ đi về đâu?” Búp Bê bình tĩnh trả lời:
    - Dạ… Thưa Hòa thượng. Con chưa đi nên con chưa biết.

    Trước đó, trong gia đình Búp Bê có một lần cậu Tư tới thăm đã hỏi một câu tương tự như vậy. Nhưng ở đây câu hỏi đặt ra từ các vị Hòa thượng, câu, chữ, có vẻ giống nội dung nhưng cách nhả âm chứa đựng ẩn ý sâu xa đến phong thái của các vị Hòa thượng mà Búp Bê hiểu ý nên đã không trả lời. Cô có ý thức của người biết phép thứ bậc trong đạo Phật thì Búp Bê không cho phép mình “giảng” lại với các vị Hòa thượng.

    Để tránh điều này nên cô bé đã khôn khéo… hỏi ngược lại trước mỗi câu hỏi của các vị Hòa thượng.
    Xin trích dẫn một đoạn kinh sau có thể hiểu vì sao Búp Bê không trả lời các vị tiền bối: “Có lần Đường Thuận Tông hỏi thiền sư Phật Quang Như Mãn: Phật từ đâu đến? Tịch diệt đi về đâu? Nghe nói Phật thường trụ ở đời, bây giờ Phật ở đâu?

    Thiền sư Như Mãn đáp: “Phật từ vô vi đến, tịch diệt trở về vô vi. Pháp thân như hư không, có trụ về vô trụ, đến vì chúng sinh đến, đi vì chúng sinh đi, thanh tịnh biển chân như, lặng lẽ thể thường trụ. Người trí khéo tư duy, chớ có sinh nghi ngờ”.
    Vốn là thần đồng về Phật Pháp nên những câu hỏi của các vị Hòa thượng, Búp Bê dường như hiểu ý thâm sâu trong kinh Phật mà các cao tăng muốn dựa vào để thử Búp Bê đối sách thế nào.
    Trước khi kết thúc buổi giao lưu, Hòa thượng Thích Giác Hạnh. nói:
    - Qua những câu hỏi… Có những câu hỏi không đúng trọng tâm, chính tôi cũng không biết trả lời ra sao đừng nói đến Búp Bê. Một em bé chưa nghe giảng, không học hành gì nên kinh tạng chưa hiểu. Những đối đáp của Búp Bê, cho thấy là ứng khẩu, không phải người đã học bài bản.
    Theo đạo Phật, có thể Búp bê là một chủng tử. Không phải tự nhiên mà có năng lực này, mà trước đây cũng đã có tu. Qua sự triển biến của luân hồi nên kiếp này không thể quên hết.
    Mười phần đã tu, đã học kiếp trước thì nay nhớ được 8 phần, không quên hết Phật Pháp. Như các vị Lạt Ma tái sinh hầu hết cũng nhớ được 8, 9 chục phần..
    Đây là trường hợp ngoại lệ còn rơi rớt trong tiềm thức…

    Bốn tuổi chưa biết đọc, biết viết – Làm thơ [​IMG]Cô bé Thùy Trang nay đã 10 tuổi, nhưng khi mới trên ba tuổi giọng nói còn líu lo như chim mới ra ràng, chưa biết đọc, biết viết, tâm hồn Búp Bê đã lấp ló ý thơ.
    Mỗi lần muốn làm thơ, thi sĩ “nhí” phải gọi bà ngoại hý hoáy viết giùm.
    Thông thường với một người trước khi trở thành thi sĩ phải có vốn sống, phải đi nhiều, tiếp xúc nhiều, đọc nhiều. Nhưng với một bé thơ bốn tuổi, thậm chí không đi được thì khai thác từ quỹ sống nào để tạo thành thơ ?
    Sinh ra đã có sẵn trí tuệ Phật Pháp hơn người nên bé gieo ý gì trong thơ cũng nương vào tâm từ bi của Phật để sáng tác. Thơ của bé chỉ dành cho người thân trong gia đình, họ hàng và các Ni ở các chùa mà Búp Bê đã tiếp xúc, rất trong sáng, ngộ nghĩnh.
    Chất liệu trong thơ của bé tuy thiếu vắng hình ảnh hương đồng, gió nội, hoặc mô tả nỗi vui, buồn thông thường của con người, mà tâm từ, chất hạnh của một người tu được làm tư tưởng chính trong thơ để tạo thành những cung bậc đủ để người đọc gật gù, mỉm cười thán phục một nhà thơ chưa đầy bốn tuổi, ngoài khả năng uyên thâm về Phật Pháp lại còn một khả năng nữa là … thi sĩ.
    Xin giới thiệu 10 bài trong 19 bài thơ đầu đời từ một tâm hồn bốn tuổi.

    BÀI KỆ

    Phiền não trải qua rồi
    Tâm như như bất động
    Thấy các Pháp đều không
    Như gương trong phẳng lặng

    Nhìn văn vật trên đời
    Thấy tâm vẫn trống không
    Người nào tu định tuệ
    Thấy tâm như trí huệ

    Cuộc đời này tạm giả
    Có ai biết chăng nào
    Khi tâm ta được định
    Thấy vạn vật như không

    Khi mình nhìn vạn vật
    Nhưng tâm mình không loạn
    Tai nghe lời chửi mắng
    Tâm vắng lặng như như
    Khi tâm mình đối cảnh
    Tâm yên lặng thanh nhàn

    CHÚC BÁC NĂM
    Con xin chúc bác Năm
    Được thật nhiều trí huệ
    Để gieo khắp duyên lành
    Bồ đề tâm tỉnh ngộ
    Sáng suốt tâm lành minh
    Cho thật nhiều hột giống
    Để gieo khắp mọi nơi
    Cho mọi người sáng suốt
    Để được nhiều phước thêm
    Bồ đề tâm vững chắc
    Đến đây con xin dừng


    CHÚC ÚT LÀNH BẠN SEN

    Con xin chúc bà Út
    Được tâm minh huệ sáng
    Cho phiền não chẳng còn
    Phiền não ấy là giả
    Nên thấy giả mà buông
    Nếu biết giả đừng chấp
    Nên buông đi nhẹ nhàng
    Đừng chấp mắc chuyện gì
    Mọi cảnh ngoài là giả
    Nhớ thấy rõ nội tâm
    Mới hiểu tới chỗ này
    Nhớ niệm Phật hàng ngày
    Sớm vãng sanh cực lạc


    CHÚC DÌ NĂM BẠN SEN

    Con xin chúc dì Năm
    Tâm sớm khai trí tuệ
    Để gieo khắp duyên lành
    Cho mọi người sáng tỏ
    Để được nhiều phước thêm
    Thoát được cảnh luân hồi
    Vãng sanh nơi lạc Quốc
    Sẽ được Phật ban cho
    Không còn sanh, tử nữa
    Để dứt nghiệp trần mê
    Cho Bồ Đề được sáng
    Tâm ngộ mãi, ngộ hoài
    Chuyên cần lo tu tập
    Sẽ chứng quả Bồ Đề
    Tâm như như bất động
    Là được Phật rước về
    Con xin chúc dì Năm
    Đến đây xin tạm dừng
    Nam Mô A Di Đà Phật

    CHÚC SƯ CÔ Ở CHÙA AN HÒA

    Con xin chúc sư cô
    Được thật nhiều trí huệ
    Cho tâm linh rộng mở
    Được hưởng cảnh an nhàn
    Để gieo duyên khắp chỗ
    Độ tất cả chúng sanh
    Xin tóm tắt bài kệ
    Búp Bê chúc sư cô
    Được thật nhiều sức khỏe
    Tâm an nhiên vắng lặng
    Thì liền đáo Tây phương
    Tâm an cảnh định
    Trí huệ phát khai
    Vãng sanh cực lạc.


    CHÚC QUÝ BÀ BÊN CẠNH CHÙA AN HÒA

    Con xin chúc quý bà
    Được ngày ngày thanh tịnh
    Cho trí huệ mở ra
    Tâm lành minh sáng suốt
    Để được sống an vui
    Bồ đề tâm vũng chắc
    Không còn bị não phiền
    Chuyên trì câu lục tự
    Bao nhiêu điều khổ não
    Chẳng còn ở nơi tâm
    Mọi việc trần phủi cả
    Để gieo rắc duyên lành
    Cùng tất cả chúng sanh
    Vượt qua vòng sanh tử
    Đi thẳng tới Tây phương
    Được gặp Phật Di Đà
    Nỗi mừng vui khôn xiết
    Vui mừng ấy tại tâm

    Để tóm tắt bài kệ
    Búp Bê có mấy lời
    Xin kính chúc quý bà
    Được thật nhiều sức khỏe
    Sớm chiều lo phản tỉnh
    Đẹp tâm, đẹp nết, đẹp người
    Đẹp luôn duyên dáng cho đời soi gương
    Cuộc đời như bọt nước trôi
    Bao nhiêu tham nhục kéo lôi con người

    CHÚC BÀ NGOẠI

    Con chúc ngoại yên vui
    Sống cuộc đời thanh thản
    Cho tâm linh được sáng
    Sẽ được Phật rước về
    Chim phát xuất từ đâu
    Rồi đâu chim lại chết
    Cảnh vô thường biến đổi
    Trong lúc tâm vô thường

    Tu cho đạt lý mầu
    Để thấu Pháp cao sâu
    Vượt khỏi vòng sanh tử
    Không còn đau khổ nữa

    Được vĩnh viễn an vui
    Tâm mãi mãi giải thoát
    Tâm được định hoàn toàn
    Được vãng sanh cực lạc


    CHÚC BÀ NGOẠI NHÂN NĂM MỚI

    Bước sang thềm năm mới
    Con xin chúc bà ngoại
    Đạo tâm luôn phấn khởi
    Để hưởng cảnh an vui
    Ngày ngày lo tu niệm
    Sớm diện kiến Phật tâm
    Lúc đi đứng ngồi, nằm
    Thường soi tâm cho tột
    Được thấy rõ tâm mình
    Như gương trong phẳng lặng
    Một màu không ô nhiễm
    Phủi sạch hết bụi trần
    Được an vui giải thoát
    Sống thanh thản an nhàn
    Không còn lo bận rộn
    Là cực lạc thế gian
    Con xin có mấy lời
    Đến đây xin tạm dừng
    Nam Mô A Di Đà Phật


    CHÚC CÔ GIÁO PHỤNG

    Được ngày ngày thanh tịnh
    Cho trí huệ sáng ra
    Để cuộc đời tươi sáng
    Để được nhiều phước điền
    Sống an vui thanh tịnh
    Được ngộ quả giải thoát
    Nhớ quán chiếu nội tâm
    Đến đây xin tạm dừng


    TẶNG THẦY GIÁO NHỰT ĐỨC

    Thấy muôn Pháp đều không
    Không, không, không tất cả
    Đừng bị rớt nửa chừng
    Cuộc đời nay là giả
    Cùng tất cả chúng sanh
    Vượt qua vòng sanh, tử
    Đến đây xin tạm dừng
    Nam Mô A Di Đà Phật


    Sau này, Búp Bê tự học, tập đọc, tập viết ở nhà.

    Lời kết

    Trong đời thường, Búp Bê vẫn vô tư, vui vẻ và chơi đùa với những đứa trẻ hàng xóm sang chơi thì cùng đọc truyện, cùng chơi gì đó, có lúc Búp Bê chỉ ngồi trên giường loay hoay với những Phật cụ riêng của mình.
    Chỉ khi nào có khách tới thăm muốn tham vấn về Phật Pháp, người ta lại thấy một Búp Bê đĩnh đạc, nét mặt nghiêm túc, giọng nói không trầm, không bổng, rõ ràng, ngắn gọn, chẩn xác, tự tin, “uy” như một thiền sư đang ngồi giảng.
    Do sức khỏe, một phần chưa biết chữ nên chưa nghiên cứu kinh sách nên cách giải đáp không dùng các từ Hán – Nôm như những giảng sư. Búp Bê thường nói những gì cần nói một cách xúc tích, sâu sắc, đúng kinh Pháp, biểu lộ nhiều điều về phước, đức, gieo từ bi, người nghe dễ hiểu. Đã khiến mọi người chú tâm nghe, để lại ấn tượng sâu sắc, không bị thoát ra ngoài tâm. Góp phần khai thông trí tuệ cho người đang tu học.
    Qua buổi tham dự vấn đáp với các Chư – Tăng – Ni – Phật tử tại Thiền viện Minh Đức, cho thấy Búp Bê tuy chưa có điều kiện nghe giảng Pháp, học hỏi kinh Phật, nhưng trong tiềm thức đã có sẵn kiến thức Phật học sâu rộng, có bản lãnh trả lời những câu hỏi, những thắc mắc của các vị đại biểu tham dự đặt ra.
    Trong đó có một số câu hỏi có tính chất bắt bẻ của thính chúng, Búp Bê đã bản lãnh ứng xử một cách từ bi, bình đẳng. Luôn nương vào kinh Phật giải đáp giáo pháp một cách thực lòng để họ dễ hiểu và có thể thực hành, giống như người thầy thuốc tùy theo căn nguyên gây ra bệnh mà cấp toa thuốc vậy. Phật dạy: “Người Phật tử tu tập cũng tùy duyên” để trên bước đường tu, tâm không bị dao động mỗi khi gặp chuyện ngang trái cuộc sống hàng ngày.
    Đặc biệt là khả năng làm thơ của Búp Bê cũng khiến người đọc ngạc nhiên, từng ý, từng từ vận dụng trong mỗi bài đều dựa vào chủ đề về tâm Phật. Trong bài thơ chúc bà ngoại, Búp bê đã dùng hình tượng cái gương làm sự phản chíếu cho người đang tu soi dọi, để tự nhìn vào tâm mình. Đó là sự độc đáo ở câu: “Như gương trong phẳng lặng Một màu không ô nhiễm…”.
    Có lẽ ngoài đời chưa ai gọi là “mầu” gương, cũng chưa một nhà thơ nào lại coi mặt gương có “mầu” mà Búp Bê đã thăng hoa sự trong sáng của mặt gương là Một màu không ô nhiễm. Là sự sáng tạo của vần, câu, chữ trong thơ về đạo Phật của một cô bé 4 tuổi, chưa biết đọc, biết viết. Không thể gọi Búp Bê khác hơn là “Thần đồng”, cả về Phật Pháp và lĩnh vực làm thơ.
  7. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Thầy đừng làm em nó thất vọng nhá ;))
  8. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    Gớm...ý muốn đến xem phỏng:)):)):))
  9. hocaptrung

    hocaptrung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2010
    Đã được thích:
    834
    Chạ bít có rì để xem không :)):))
  10. C_O_L_D

    C_O_L_D Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2010
    Đã được thích:
    48
    ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^

    “Làng ma ám”: “Rắn thần” khiến cả nhà chết thảm?

    11/11/2011 06:34

    (VTC News) - Một tháng sau vụ con rắn rơi xuống giếng, ông B. con trai bà R., 60 tuổi, sống cùng bà R. chẳng biết vì cớ gì tự dưng nhảy xuống giếng tự tử.
    Tin liên quan
    » “Ngày đen tối” và những trai đinh chết thảm (kỳ 3)
    » “Làng ma ám”: Ở làng chết, trốn ra nước ngoài vẫn chết (kỳ 2)
    » Thực hư chuyện “thánh vật” mấy chục mạng người ở Hà Nội (kỳ 1)
    Những ngày lang thang ở làng Vân Gia (P. Trung Hưng, Sơn Tây, Hà Nội), tôi gặp rất nhiều hoàn cảnh đau xót, thương tâm. Thú thực, tôi chẳng tin chuyện ma mãnh, thánh vật ở trên đời. Chẳng có vị thánh nào đi vật người dân hiền lành, chân chất. Nếu cứ đổ cho thần thánh vật người tốt, thì quả thực quá oan uổng cho các vị thánh thần vốn được người đời thờ phượng.

    Tuy nhiên, không khí u ám, đau buồn trùm khắp xóm Vân Gia khiến tôi phải suy nghĩ. Có lẽ, những lời đồn đại, khiến những đại họa vô tình đã trở nên huyền bí, khủng khiếp hơn. Nỗi khủng khiếp đó đã ám thị vào suy nghĩ, hành động của người dân khiến cuộc sống, tâm lý của nhân dân thêm phần nặng nề.

    Trong số những gia cảnh éo le do chết chóc, thương tâm nhất là gia đình cụ Đ. Thị R. (xin được giấu tên, họ gia đình để tránh gây đau buồn).

    [​IMG]
    Thật oan uổng cho các vị thánh khi bị người đời gán cho tội "vật" người lương thiện.
    Mấy bà vãi ở chùa Viên Quang dắt tôi ra triền đồi chỉ ngôi nhà lúp xúp dưới những rặng tre cách chùa không xa và bảo đó là nhà cụ R., gia đình bị đồn là “thánh vật” đến kiệt quệ.

    Tôi tìm vào nhà cụ R., gọi mãi mà không thấy ai thưa. Tôi đẩy cửa vào nhà, thì thấy một cụ già nằm bẹp trên giường. Thấy khách lạ, cụ lọ mọ dậy tiếp.

    Cụ R. năm nay đã 90 tuổi, già yếu, hom hem lắm. Nhưng trời cho cụ trí nhớ minh mẫn, hoạt bát, nên cụ kể rành mạch mọi chuyện liên quan đến gia đình cụ.

    Câu chuyện về gia đình cụ mang màu sắc mê tín, liên quan đến “rắn thần”. Sau khi nghe cụ kể, tôi mang sự hoài nghi đi xác minh qua một số cán bộ thôn, thì họ đều khẳng định chuyện đó là có thật. Các bà vãi ở chùa, rồi người dân quanh xóm cũng đều khẳng định như vậy. Chuyện này lan truyền khắp xóm, đồn đại ầm ĩ.

    Chuyện rằng, vào năm 2008, khi những vụ chết chóc gây hoang mang khắp xóm, thì cụ R. nhìn thấy một con rắn rất lớn bò lên giếng rồi nằm vắt ngang miệng giếng sưởi nắng.

    [​IMG]
    Cụ R. tin rằng "thần rắn" đã hại gia đình cụ.
    Cụ R. kể: “Hôm đó, tầm 11 giờ trưa, mặt trời trên đỉnh đầu, tôi ngồi vặt lạc ở hiên nhà. Tôi già nhưng không yếu, mắt vẫn sáng lắm, làm được nhiều việc lặt vặt. Vẽ lạc chứ xâu kim tôi vẫn làm được. Tự dưng, tôi nghe thấy tiếng loạt xoạt, nhìn ra giếng thấy một con rắn rất lớn bò lên giếng, rồi vắt ngang miệng giếng phơi nắng.

    Nhìn con rắn to tướng, thân to bằng cái điếu cày, dài hơn cái đòn gánh, nằm vắt vẻo trên miệng giếng, tôi hãi lắm, trống ngực đập thình thịch, không há được miệng ra nữa. Tôi định thần lại một lát, rồi lò dò ra ngoài ngõ kêu giời kêu đất cả lên.

    Ôi trời ơi! Tôi sống bằng này năm trên cõi đời, có mắt mà như đui, thánh thần đến nhà, mà tôi không biết, không cúng vái để ngài độ trì, mà lại đi gọi con cháu giết ngài. Tôi đui, tôi mù, nên gia đình tôi phải đền tội. Tội này rất lớn, lẽ ra tôi phải hứng chịu, nhưng nào ngờ, toàn là con và cháu tôi phải chịu tội thay. Thật đau đớn quá!”.

    [​IMG]
    Câu chuyện "rắn thần" được sự xác nhận của hai vị cán bộ thôn 6.
    Thấy con rắn to quá, cụ R. liền đi gọi đám con cháu vây bắt. Mấy thanh niên, trẻ con trong xóm, có cả P. là cháu nội của bà đã đổ đến, phân công mỗi người một ngả, với bao đựng, dây thừng và gậy gộc.

    Đúng là có con rắn cực lớn đang nằm sưởi nắng trên miệng giếng. Mọi người đều nhìn thấy, chứ không phải cụ R. hoa mắt do ánh nắng gay gắt buổi trưa.

    Mọi người tính sẽ dùng gậy ấn đầu rắn, rồi xông vào đè rắn, thít cổ, tống vào bao. Con rắn to tướng này bán cũng được tiền triệu, ngâm rượu được bình to, làm chả thì đánh chén tha hồ, nên ai cũng hào hứng.

    Thế nhưng, vòng vây vừa khép lại, thì chú rắn đang thiêm thiếp ngủ bỗng tỉnh dậy. Nó ngóc đầu nhìn ngang ngó dọc không thấy đường thoát, liền thả mình rơi tõm xuống giếng.

    Đám thanh niên ngó xuống giếng, nhưng chẳng thấy tăm hơi con rắn đâu, chờ mãi mà không thấy nó ngóc đầu lên.

    Sợ mất món hời, anh P., cháu nội bà R. liền mượn máy bơm của hàng xóm, thả vòi xuống, cắm điện hút nước lên.

    Máy nổ một lúc thì hút sạch nước. Nhưng lạ kỳ thay, nhìn xuống giếng, chẳng thấy có con rắn nào. Nghĩ nó chui vào hang, ngách nào đó, nên thả thang để mò xuống.

    [​IMG]
    Đường làng thôn 6.
    Điều khiến mọi người choáng váng, không giải thích nổi, là dưới giếng không có ngóc ngách nào cả, cũng không thấy con rắn đâu. Giếng nhà bà R. là giếng cổ, tuổi đã cả trăm năm, do các cụ đào, bình thường dưới đáy lắm mùn, nhưng lúc đó mặt đáy lại cứng và nhẵn thín, như thể ổ rắn.

    Câu chuyện kỳ lạ này cùng với những cái chết bất đắc kỳ tử trong xóm trở nên ồn ào, nhưng con rắn lạ và long mạch đồi chùa chẳng có mối liên hệ gì đến nhau, nên người ta cũng quên nhanh.

    Thế nhưng, đùng một cái, chừng một tháng sau vụ con rắn rơi xuống giếng, ông B. con trai bà R., 60 tuổi, sống cùng bà R. chẳng biết vì cớ gì tự dưng nhảy xuống giếng tự tử. Cũng may, giếng nước nông, nên ông B. không chết. Nhảy xuống giếng rồi, ông mới tỉnh người, kêu la ầm ĩ để mọi người vớt lên.

    Chuyện ông B. tự dưng nhảy xuống giếng khiến cả nhà kinh hãi, không hiểu vì cớ gì. Ông B. cũng không giải thích nổi.

    Sợ quá, gia đình đi xem bói. Thầy bói phán giếng có yêu quái. Sợ quá, gia đình mới làm lễ yểm bùa, đổ miếng bêtông bịt miệng giếng lại, hy vọng giam yêu quái ở dưới giếng.

    [​IMG]
    Trước "ngày đen tối" người dân kéo nhau lễ chùa để cầu mong tai họa không đổ lên đầu nhà mình.
    Thế nhưng, tai họa không dừng lại ở đó. Thời gian sau, ông B. tự dưng lăn ra chết không rõ lý do. Người nhà chỉ có thể nói ông bị cảm mà chết.

    Cái chết của ông B. khiến cả nhà hoang mang lo sợ. Cụ R. chỉ đạo con cái đi cúng bái nhiều lắm. Thế nhưng, “lưỡi hái tử thần” vẫn không tha cho gia đình cụ.

    Bà T., con dâu cụ R., vợ của ông B. vốn khỏe mạnh, không bệnh tật gì, bỗng không ăn, không ngủ được, cơ thể cứ héo hon dần.

    Gia đình đưa bà T. đi khám bệnh, song bệnh viện chẳng phát hiện ra bệnh gì. Bà T. cứ suy nhược dần, rồi về trời. Gia đình chỉ có thể nói rằng, bà T. cũng giống như chồng, bị cảm mà chết.

    Tai họa không dừng ở đó. “Lưỡi hái tử thần” sau khi cướp mạng sống của con trai trưởng và con dâu cụ R. thì tiếp tục mò đến người cháu trưởng đẹp đẽ của bà.

    Anh P. khi đó 30 tuổi, là thợ xây, dáng vóc khỏe mạnh hơn người, sống tốt tính, chan hòa với làng xóm, hiếu thảo với gia đình. Anh P. chính là người tham gia vụ bắt con rắn phơi nắng trên miệng giếng, sau đó tát nước và bắc thang xuống giếng tìm rắn.

    [​IMG]
    "Long mạch" làng Vân Gia bị phá?
    Rõ ràng, chẳng có chứng cứ, cơ sở khoa học gì khẳng định con rắn đó là rắn thần, có khả năng hãm hại cả nhà, nhưng người dân trong vùng cứ liên hệ những cái chết bất đắc kỳ tử với con rắn đó. Cái chết kỳ lạ của anh P. đã thổi bùng lên ngọn lửa hoang mang tột độ.

    Một đêm, buồn cảnh cha mẹ chết, anh P. sang nhà bạn uống rượu. Anh cũng chẳng uống được nhiều, chỉ nhấp môi vài chén. Thế nhưng, chẳng hiểu vì uống rượu bị trúng gió hay sao, mà vừa về đến sân, anh chợt đổ gục, nằm chết trên đống lạc giữa sân. Mọi người xúm vào hô hấp nhân tạo, song không kịp nữa, anh P. đã ngừng thở hoàn toàn, mặt mũi tím tái.

    Người con trai cả, rồi cháu trai trưởng mất đi, cụ R. đau buồn, sinh bệnh nặng. Người con trai thứ 2 phải thay anh cả chăm sóc mẹ. Giờ, trong căn nhà buồn thảm ấy, cụ R. sống với cô cháu ngoại tật nguyền.

    Sự ra đi liên tục của 3 người, gồm vợ chồng và người con trai, đã gần như xóa sổ một gia đình. Có lẽ, trên đời này không còn nỗi đau nào lớn hơn thế nữa. Thảm họa này khiến cả làng náo loạn. Không thể chần trừ được nữa, dân làng đã họp lại và quyết định tìm cách trị long mạch. Họ đã bỏ nhiều công sức để thỉnh một ông thầy cao tay ấn về giúp làng.

    Còn tiếp…

Chia sẻ trang này