Những câu chuyện thần bí - Ma ám vì mở Luân Xa - Liệu có cõi âm cùng tồn tại với chúng ta không?

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi pmpmpm, 05/11/2011.

3217 người đang online, trong đó có 85 thành viên. 01:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 35246 lượt đọc và 327 bài trả lời
  1. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Luân hồi hay siêu trí nhớ




    Tâm linh không thể khám phá bằng khoa học
    Bạn nghĩ sao nếu một ngày tỉnh dậy bạn có thể nói tiếng Ai Cập cổ đại, hay sử dụng thành thạo ngôn ngữ của người La Mã.

    Kiếp luân hồi

    Năm 20 tuổi, cô gái Elina Markand (người Đức) bị tai nạn giao thông. Khi tỉnh dậy, Elina bỗng nói tiếng Italy rất thông thạo, mặc dù trước đó cô chưa từng học một ngoại ngữ nào. Cô còn tự nhận mình là Rozetta Caste Liani, công dân Italy, và yêu cầu được trở về thăm quê hương của mình. Về tới “nhà”, Elina mới biết rằng người có tên Rozetta Caste đã mất từ năm 1917 cũng do tai nạn giao thông. Đón cô là một bà già lụ khụ, xưng là con gái của Rozetta Caste. Elina chỉ tay vào bà già, nói: “Đây là Fransa, con gái tôi!”. Lúc ấy, tất cả mọi người đều giật mình, vì người đàn bà này quả thực tên là Fransa, đúng như Elina gọi.

    Câu chuyện của Elina Markand đã trở thành đề tài đầy hấp dẫn cho giới khoa học. Thực tế, trong lịch sử từng có không ít trường hợp tương tự, và hiện tượng “nhớ về quá khứ” không nhất thiết phải bắt đầu từ một chấn thương nào đó, như trường hợp của Elina Markand.

    Vào thập niên trước, một cô gái nhỏ người Anh đã biến thành “một người xa lạ” sau khi tỉnh dậy một buổi sáng. Em không nhận ra mẹ và người thân của mình, không nói được tiếng mẹ đẻ trong khi lại thông thạo tiếng Tây Ban Nha, và lúc nào cũng tỏ ra sợ sệt.

    Các bác sĩ đều có kết luận giống nhau: Em bé 10 tuổi này không có biểu hiện gì về bệnh lý hoặc tâm thần, sức khoẻ tốt. Em nhận mình là người Tây Ban Nha và sống ở thành phố Toledo. Em kể lại rằng một người cùng phố do ghen ghét và đố kỵ đã đâm chết em năm em 22 tuổi. Cảnh sát Tây Ban Nha đã thẩm tra lại câu chuyện kỳ quặc về “tiền kiếp” của em, và kết luận, đúng như lời em kể. Ở số nhà đó trong thành phố Toledo từng có một cô gái 22 tuổi bị hãm hại. Những người hàng xóm đã tìm thấy xác cô ngay trong nhà. Câu chuyện càng sáng tỏ hơn khi hung thủ (lúc này đã già) tự đến gặp cảnh sát để thú tội.

    Các nhà khoa học còn tiếp tục ghi nhận nhiều trường hợp khác. Chẳng hạn có người đột nhiên “biến” thành công dân La Mã cổ đại, và bằng chứng khó chối cãi là anh ta biết sử dụng được thứ ngôn ngữ “nguyên thủy” của mình, không còn ai hiểu nữa. Tương tự như vậy, có người châu Âu bỗng nói tiếng Ai Cập, mất hẳn khả năng dùng tiếng mẹ đẻ. Rồi anh ta mô tả chính xác cảnh vật ở vùng sông Nile, và tự nhận có nguồn gốc Ai Cập.


    Thuyết luân hồi đã được khoa học chú ý tìm hiểu
    Trí nhớ gene

    Một số nhà khoa học đã thử đưa ra một lý thuyết giải thích hiện tượng trên với khái niệm “trí nhớ gene”: Nếu các vùng “ngủ” trong ADN bị kích thích, con người có thể “trở về tiền kiếp”. Họ bỗng nhớ lại gốc gác La Mã hoặc Ai Cập từ xa xưa. Cũng do ảnh hưởng bởi tiền kiếp mà nhiều người có thói quen xoa râu quai nón, mặc dù trên mặt không hề có râu. Người khác lại có thói quen nhấc vạt áo vét, y như động tác vén váy dài đang mặc khi vượt qua vũng nước.

    Nhưng ở cô Elina người Đức và bé gái người Anh thì rõ ràng không hề có quan hệ nào về “gene di truyền” với người mà mình hoá thân, có nghĩa là trường hợp của họ không thể giải thích bằng “trí nhớ gene”. Vậy nó là thế nào? Ở châu Á, người ta rất quen thuộc với thuyết luân hồi của Phật Giáo, cho rằng thể xác con người – tức là cái “bề ngoài” – luôn thay đổi. Còn cái “bên trong thể xác” – tức linh hồn – là vĩnh cửu. Theo thuyết luân hồi, cuộc sống không khởi đầu bằng sự sinh ra, và cũng không kết thúc bằng cái chết. Cuộc sống cứ trôi vô tận. Linh hồn ở mỗi “kiếp” lại nhập vào một thân xác mới. Vì thế, sẽ không lạ khi cô Elina và bé gái người Anh đột nhiên nhớ lại kiếp trước của mình.

    Thuyết về kết cấu “phách”

    Lại có một số nhà vật lý và sinh học đưa ra cách giải thích vấn đề trên bằng “kết cấu phách”. “Phách” ở đây tất nhiên không phải là “phách” trong âm nhạc, mà là một khái niệm chỉ “phần bất biến” của con người, còn được hiểu là “phần năng lượng tách ra dưới dạng sóng”. Khi người chết, “phách” liền tan vào vũ trụ. Vì thế, “phách” có thể hiểu là một loại “trường sóng hạt cơ bản nhẹ”, hoặc là “tập hợp những năng lượng thông tin cá thể”.


    Bộ não đối với khoa học còn quá nhiều bí ẩn
    Theo các nhà khoa học này, thuyết về phách có thể lý giải được đa phần hiện tượng thần đồng (trong âm nhạc, thi ca, khoa học…). Ở tuổi rất trẻ, những thần đồng này đã tích tụ được lượng kiến thức khổng lồ mà người bình thường cả đời cũng khó có được. Theo thuyết này, “phách” của các thiên tài là sản phẩm của hàng vạn kiếp trong quá khứ dồn lại trong một cơ thể hiện hữu. Nói cách khác, “trường sóng hạt cơ bản nhẹ” hay những “tập hợp thông tin cá thể” đã tập trung vào cơ thể họ theo một quy luật nào đó.

    Nhiều nhà khoa học đã mạnh dạn đề cập tới những khái niệm rất mới về hiện tượng “nhớ về quá khứ”. Họ đã lập ra một “quy trình công nghệ” cho phép bằng thực nghiệm đưa con người vào trạng thái giữa mơ và thực. Ở trạng thái lơ lửng kỳ ảo này, người tham gia thực nghiệm vẫn nhìn thấy những gì quanh mình, nhưng trong tiềm thức, họ lại thấy cả quá khứ. Phương pháp thực nghiệm này đã được áp dụng để chữa một số bệnh tâm thần và đem lại kết quả.

    Mặc dù đã có những thành tựu nhất định, nhưng đến nay, những chuyện về “siêu trí nhớ” gần như vẫn nằm ngoài vòng nghiên cứu của khoa học chính thống. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là nhân loại chịu bó tay để tự rơi vào vòng “bất khả tri”, các nhà khoa học vẫn đang tìm cách để giải thích những điều khó giải thích nhất.
  2. Bo_cu_Bin

    Bo_cu_Bin Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Anh Vương tự xem cho anh ấy à? tôi đang nói đến khía cạnh khác, cá nhân môi chúng ta nên biết để tìm ra đc nhưng giải pháp tôi ưu riêng cho mình, còn ý trên đang nói đến là nhưng người xem cho người khác. Đó là quan điểm thôi.
  3. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Giải mã bí mật hình dáng của linh hồn




    Năm-nguyên-tố và Ba-tính-chất của sự sống
    Các hiện tượng thông linh như ma ám, lên đồng, gọi hồn, luân hồi… và đặc biệt hơn là các trường hợp cận tử, hay phương pháp thực hành hành tâm linh như thiền, yoga… đã ghi nhận rằng, có sự tồn tại điểm trung chuyển linh hồn sau cái chết trong khi chờ đợi kiếp luân hồi. Vì vậy, “cõi âm” – cái tên gọi tồn tại xưa nay và ám ảnh con người từ thế hệ này sang thế hệ khác hiễn nhiên có tồn tại. Và linh hồn khi chu du bên kia cõi vô hình họ khoát lên bên ngoài cái hình dạng ra sao, hay vẫn là khuôn mặt cũ tô điểm bằng đường nét vô minh?

    Năm nguyên tố và ba tính chất (Gunas) của sự sống

    Các trường phái Yoga xem tất cả chúng sinh hiện hữu trong thế giới này được tạo thành bởi năm-nguyên-tố chính đó là: Đất (Earth), Nước (Water), Lửa (Fire), Khí (Air), Chất-dĩ-thái (Ether). Trong quá trình hiện hữu, tùy theo giai đoạn và kiếp sống của mỗi chúng sinh (người, thú, cây cỏ, đất đá…) mà năm-nguyên-tố lại tạo ra ba-tính-chất của ý chí hay chính là những rung động tin thần trong vũ trụ: Tính-trung (Satva), Tính-động (Raja), Tính-tịnh (Tama).

    Tính-tịnh không có nghĩa là yên lặng, mà có nghĩa là sự rung động có liên quan đến năng lượng xấu như Tà-khí, Âm-khí, Năng-lượng-đen…những dòng khí này làm sức khỏe suy nhược, thần kinh yếu ớt… Ví dụ như động vật chết, thịt thối, cá khô…

    Tính-động là những rung động làm kích thích thần kinh gây ra các triệu chứng như đứng ngồi không yên (trạo cử), buồn ngủ (trạo cử), ********… Nó là các thực phẩm như rượu, hành, tỏi…

    Tính-trung là những rung động có lợi cho sức khỏe, tinh thần. Các rung động này làm con người hỉ lạc, từ bi, dũng cảm…Các thực phẩm như trái cây, khoai, đậu…thuộc loại này.

    Từ năm-nguyên-tố, ba-tính-chất và tinh thần hợp lại tạo thành bốn thể cơ bản của con người trong đời sồng vũ trụ.


    Biểu đồ rung động của Ba-tính-chất
    Bốn thể cơ bản của con người

    Qua kinh sách Veda và phương pháp thực hành yoga, các vị Đạo sư đã chỉ ra con người có bốn thể cơ bản như sau:

    * Thể-vật-lý: Bao gồm 2 thể khác là Thể-xác (Sthula Sharira) và Thể-phách (Linga Sharira).

    * Thể-vía hay Thể-dục-vọng

    * Thể-trí (A-lại-da-thức)

    * Thể-thượng-trí (Đại Ngã/Atma)

    Trong đó Thể-phách gắn liền với Thể-xác và tồn tại song song với nhau, khi cái chết xảy ra, Thể-xác phân hủy thì Thể-phách cũng tan rã theo. Thể-phách đóng vai trò là đường dẫn các Kinh mạch vi tế và là nơi tồn tại các trung tâm Luân xa, hay huyệt đạo.

    Ba thể còn lại có hình dạng một đốm sáng hình cầu, được bao bọc theo thứ tự từ trong ra ngoài là Đại-ngã, Thể -trí, Thể-vía. Ba thể này được cấu tạo bởi tinh chất được Yoga gọi là Jiva (năng lượng của ý chí).

    Trong tiến trình của một cái chết, ban đầu các tinh lực Jiva được thu gom và cấu tạo lại theo thứ tự nhẹ ở bên trong nặng ở bên ngoài. Kế đến, linh hồn bị hút ra khỏi thân xác bởi một năng lượng bí ẩn qua Luân xa số 7 trên đỉnh đầu, đây là thời điểm cuối cùng linh hồn ở bên trong thể xác và khi trình tự này chấm dứt, nó sẽ trở thành một thành viên cũa cõi âm.

    Do được cấu tạo bởi những tinh chất và các rung động vật chất khác nhau, mỗi thể của con người sẽ có những rung động phù hợp với thể đó, các rung động này hợp lại tạo ra một con người có tính cách không ai giống ai.

    1. Thể xác

    Thể xác phát triển khi con người ở giai đoạn từ 1-7 tuổi, trong bảy năm đầu thể vật lý (thể xác) một mình hình thành và phát triển, các thể khác còn đang ở dạng mầm. Lúc này con người giống như một con vật, không có trí tuệ, xúc cảm hay ham muốn.

    2. Thể phách

    Thể xác phát triển khi con người ở giai đoạn từ 7-14 tuổi, đây là giai đoạn trưởng thành về xúc cảm của cá nhân, và dục tính phát triển. Đôi khi một số người bị mắc kẹt và trì trệ trong giai đoạn này, họ sẽ không phát triển khả năng xúc cảm, dục tính…

    Thể phách có đặc tính là sợ hãi, căm ghét, giận dữ và bạo hành. Hoặc ngược lại là tình yêu, từ bi, dũng cảm, thân thiện.

    3. Thể vía

    Thể-vía phát triển khi con người ở giai đoạn từ 14-21 tuổi, trong thời kỳ này con người có khả năng lập luận, tư duy và trí tuệ được nâng cao. Nó có đặc tính là hoài nghi và suy nghĩ, hay ngược lại là tin cậy và tĩnh lặng (vivek).

    4. Thể trí

    Thể trí là nơi lưu trữ Nghiệp Quả. Phẩm chất tự nhiên của Thể-trí là tưởng tượng và mơ. Nếu tưởng tượng được phát triển đầy đủ nó sẽ trở thành quyết tâm và ý chí.


    Linh hồn và cửa sổ tâm thức
    5. Thể thượng trí

    Thể thượng trí chính là tư duy bất nhị. Nó đã loại bỏ hẳn trạng thái vô ý thức, nghĩa là người này không ngủ, chỉ có xác thân anh ta ngủ, nhưng mọi diễn biến của anh ta hoàn toàn tỉnh giác.
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Tái sinh và luân hồi theo quan điểm Phật giáo





    Vòng luân hồi
    Phóng viên Phattuvietnam.net gửi câu hỏi tới PGS.TS Hà Vĩnh Tân về đề tài “Tái sinh và luân hồi”, và đã nhận được trả lời, như sau:

    Hỏi 1: PGs.Ts lý giải như thế nào về những trường hợp trong thực tế như “cháu bé ở Vụ Bản”; đấy có phải là tái sinh luân hồi hay không?

    Trả lời: Câu chuyện cháu bé ở Vụ Bản theo những người trong cuộc đã được nhiều người đưa lên phương tiện truyền thông. Đây là một vấn đề thuộc lĩnh vực nghiên cứu tâm linh khá thú vị cần được nghiên cứu nghiêm túc mới có thể kết luận được.

    Ta biết rằng, con người là thể tổng hòa của hai mặt vật chất và tinh thần và loài người có hai đời sống là vật chất và tinh thần đang quện hòa nhau tương hỗ với nhau.

    Phần tinh thần của con người, còn gọi là phần tâm linh, lại bao gồm trí tuệ và cảm xúc tâm hồn. Câu hỏi “sau khi phần thể xác của con người dừng hoạt động, thì phần tâm linh có còn tồn tại không? Và nếu tâm linh vẫn còn tồn tại thì ở mức độ nào và sự vận động của nó ra sao?” thuộc vào vấn đề khó nhất đối với trí tuệ loài người.

    Cho tới nay khoa học chưa có câu trả lời rõ ràng cho vấn đề này!

    Khoa học và công nghệ đã có những bước tiến nhảy vọt trong việc hiểu biết phần thể xác của con người và áp dụng kiến thức đó một cách rộng rãi vào đời sống vật chất của con người. Khoa học với ngành máy tính điện tử, truyền thông và trí tuệ nhân tạo cũng đang giúp ta mở dần một cánh cửa vào việc nhận biết và hiểu sâu hơn bản chất đời sống trí tuệ và tư duy của con người.

    Tuy nhiên, đời sống tâm linh là vô cùng phong phú, và là một thực tại có bản chất huyền bí, vô hình, nên việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào nghiên cứu các hiện tượng của đời sống tâm linh nói chung lại còn rất hạn chế, hiện mới chỉ dừng lại việc ghi nhận và thống kê các “hiện tượng tâm linh”.

    Khoa học vẫn chưa thể giúp ta “quan sát Tâm linh” một cách trực tiếp và chưa thể giải thích rạch ròi lĩnh vực này.

    Các tôn giáo từ lâu đã quan tâm đến đời sống tâm linh của loài người, họ đều có triết lý và quan điểm riêng về các vấn đề đạo đức, tình thương giữa con người, cũng như về sự tồn tại của một phần tâm linh sau khi thể xác con người không còn hoạt đông.

    Phật giáo, một tôn giáo có nền triết lý cởi mở và gần với khoa học nhất, trong hơn hai ngàn năm trăm năm nay cũng đã có nhận thức sâu sắc và khá rõ ràng về vấn đề tái sinh và luân hồi của tâm linh sau khi thể xác chết.

    Đối với một hiện tượng hay câu chuyện tâm linh cụ thể như câu hỏi về “cậu bé ở Vụ Bản Nam Định” nêu ở đây, tôi cho rằng, hiện tượng hay câu chuyện tâm linh chỉ là “bằng chứng hiển nhiên” có sức thuyết phục với ai đã được tiếp xúc và thấy biết trực tiếp nó.

    Là “những người trong cuộc”, họ thường nói: “tôi đã được mắt thấy tai nghe rõ ràng nên không thể không tin vào việc đó!”.

    Ngược lại, với những người ngoài cuộc chỉ được nghe kể lại, thì thường rất khó mà tin ngay vào những chuyện hiếm khi xảy ra như vậy, việc tin hay không tin chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm và lập luận của riêng mình.

    Quan điểm của tôi, như một người mới chỉ được đọc và nghe gián tiếp, là: “nếu câu chuyện đã được nhân chứng kể lại “là sự thật” (tôi xin nhấn mạnh, “nếu đó là sự thật”), thì đây chính là một bằng chứng về “sự Tái sinh luân hồi của một con nguời” được trình bày trong giáo lý của nhà Phật.

    Còn “việc đó có phải là sự thật hay không?” xin dành lại cho các nhà khoa học trả lời sau khi nhập cuộc đầy đủ và thực sự nghiêm túc.

    Tôi tin rằng, chỉ khi hiểu sâu sắc các kinh nghiệm và kiến thức cũng như biết cách áp dụng đúng đắn, hài hòa các phương pháp của Khoa học và Phật học, các nhà nghiên cứu tâm linh mới có thể thâm nhập vào lĩnh vực tinh tế và nhậy cảm này.

    Chỉ khi đó chúng ta mới có được những câu trả lời có sức thuyết phục về các vấn đề Tâm linh.

    Hỏi 2: Vậy tái sinh được hiểu theo nhà Phật thì như thế nào? Trong thực tế điều này đã được công nhận chưa?

    Trả lời: Vấn đề về con người và sự tái sinh luân hồi là một chủ đề cốt yếu của nhà Phật, được trình bày trong toàn bộ giáo lý của nhà Phật và đặc biệt trong “Duy thức học” – một “bộ môn khoa học” trong Phật học. Tôi chỉ xin trình bày vắn tắt như sau:

    Con người có “thân mạng” được cấu thành và phối kết hợp bởi năm nhóm, mà Phật giáo gọi là “ngũ uẩn” (hay năm kết tập) vật chất và tinh thần, gồm: Sắc uẩn (xác thân), Thọ uẩn (thọ cảm ưa chịu), Tưởng uẩn (tư tưởng hay tưởng tượng), Hành uẩn (hành vi tức việc làm) và Thức uẩn (thức trí phân biệt).

    Trong đó, Sắc uẩn là phần “vật chất”, và bốn uẩn kia thuộc về phần tinh thần. Năm nhóm này biến đổi từng phút giây như một dòng nước.

    Khi mệnh chung, thân xác mất đi, những nhóm đó tan rã, nhưng kết quả của những hành động về thân, khẩu , ý vẫn còn tác động. Cái “còn tác động” sau đó ta gọi là “nghiệp lực”.

    Sắc uẩn ám chỉ xác thân, có hình thức khối lượng, biến đổi theo thời gian, và sờ thấy được, nên nó cụ thể.

    Còn thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, và thức uẩn thì biến hiện, trừu tượng, vô hình như trường điện từ. Bốn uẩn này phải nương vào sắc uẩn (xác thân còn sinh hoạt) mới hiển lộng ra được. Khi hoạt động, bốn uẩn (hay danh pháp) ấy lại hiển lộng ra hai mặt, là mặt nổi và mặt chìm:

    Mặt nổi gồm thọ uẩn, tưởng uẩn, và hành uẩn.

    Mặt chìm tuy chỉ có một mình thức uẩn (thuộc tinh thần) hoạt động, nhưng nó lại rất nhậy bén, đa diện và phong phú.

    Theo Duy thức học trong Phật giáo, thì vì thức uẩn rất phức tạp, có thể hình dung như nó gồm ba vòng ẩn hoạt, huyền bí vô cùng, là vòng ngoài, vòng giữa, và vòng trong. Ví như chiều sâu của đại dương gồm thượng tầng, trung tầng, và đáy biển.

    Vòng ngoài của thức uẩn tương ứng với thượng tầng của đại dương (kể cả mặt nước), nơi hứng chịu mọi vật, và áp lực của gió bão. Vòng ngoài này hướng ra ngoại cảnh qua năm giác quan (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) chịu tất cả ảnh hưởng của ngoại cảnh, đồng thời liên kết với vòng trong cùng qua vòng giữa. Vòng ngoài ấy (gồm năm thức đầu) ta tam gọi là vòng nhận thức.

    Vòng giữa của thức uẩn tương ứng với trung tầng của đại dương, gắn với tư duy, có tác dụng phân biệt trước một đối tượng, để phản ứng ra ngoài hay nhận vào bên trong, cũng như trung tầng của đại dương có tác dụng đẩy bất cứ một vật thể gì lên mặt nước, hay nhận chìm vật ấy xuống đáy biển. Vòng giữa này (là thức thứ sáu) có thể gọi là vòng tri thức.

    Vòng trong cùng của thức uẩn tương ứng với đáy biển, có đặc tánh tự nhiên là yên lặng thống kê mọi vật. Cũng như đáy biển là kho chứa tất cả những gì chìm xuống đó và giữ nguyên vị, không dời chỗ. Vòng trong cùng, hay trung tâm của thức uẩn này, được gọi là vòng Linh thức.

    Vòng Linh thức này gồm có hai phần: Phần động (hiển lộng) gọi là Mạt-Na, quen gọi là “hồn”, và phần tĩnh (an nhiên) gọi là A-Lại-Da, thường gọi là “phách”.

    Đó là hai thức lực tiềm lặng ‘nằm’ vừa trong vừa ngoài trí não con người. Hai loại siêu năng này biểu lộ được là do động lực cảm ứng của dòng nhân điện lưu chuyển trong não và thân thể.

    Hồn lực Mạt-Na (còn gọi là thức thứ bảy) chủ trì các sự hiếu động và hành vi con người. Nó tượng trưng cho “tự ngã” (tức là cái ta), nắm giữ toàn diện cá thể nhân sinh. Phách lực A-Lại-Da (hay tàng thức – thức thứ tám) ẩn sâu trong tâm khảm, nên rất tiềm tàng, vốn tĩnh lặng.

    Cái “kho” A-Lại-Da cất giữ không những tất cả hiểu biết và kinh nghiệm của riêng ta trong hiện tại, mà nó còn tồn trữ toàn thể thông tin về pháp hành từ vô thủy quá khứ, đến mãi mãi muôn kiếp luân hồi trong tương lai.

    Phách lực hay tàng thức A-Lại-Da tượng trưng cho “đại ngã”, làm tiêu biểu cho “bản thể vũ trụ”. Nó là “gạch nối” giữa tiềm thức với cõi vô cùng, và là “pháp thân” của mọi sinh linh khi chưa chuyển động.

    Phách lực A-Lại-Da, đôi khi còn được gọi là Thần Thức. Thần thức này cũng là “chân ngã” hay “tịnh ngã”, tứclà cái “ta thật” của mỗi chúng ta, theo Phật học, có khả năng thay đổi: tiến hóa hay thối hóa là do ba nghiệp (ý, khẩu, thân) mà chúng ta tạo trong quá khứ và hiện tại….

    Hay nói cách khác, Thần thức con người sau khi lâm chung được nghiệp lực dẫn đi theo các nẻo đường luân hồi ở các cõi tâm linh như địa nguc, súc sinh, ngã quỷ, bán thần (Atula), người hay thiên thần…Trong trường hợp tái sinh lại kiếp người, thì nghiệp lực dẫn thấn thức nhập vào hợp thể tinh cha cộng trứng mẹ mà tạo nên bào thai con người.

    Cần nói thêm rằng, có hai quan niệm thông thường trái ngược về vấn đề tái sinh luân hồi mà theo Phật giáo đều không đúng:

    1/ Con người sau khi chết là hết, cả linh hồn và thể xác mất hẳn;

    2/ Linh hồn là bất tử. Chân lý vô thường của vạn vật là: mọi sự vật, hiện tượng đều biến đổi không ngừng, Còn có bản thể hay bản tính của vũ trụ mới là bất biến, thường hằng mà thôi!

    Theo Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mầu Ni, bằng công trình thiền quán vĩ đại 49 ngày, đã chỉ rõ: “tất cả mọi người đều có sẵn hạt giống của trí tuệ giác ngộ trong lòng”.

    Phật gọi hạt giống của trí tuệ giác ngộ là “Chân như giác tính” hay nói tắt là Giác tính. Duy thức học cho rằng Giác tính nằm sâu trong tàng thức A-Lại-Da, lại bị mê mờ, người thường khó nhận biết được. Đây cũng chính là Huệ mạng của con người, gọi là nằm sâu trong “thân mạng” (gồm “ngũ uẩn giai không”) nhưng lại bao trùm khắp vũ trụ – “pháp giới”.

    “Huệ mạng” là phần tinh túy nhất, còn được gọi hay “Phật tính”, giống như trong khoa học, người ta gọi bản tuần hoàn của các nguyên tố hóa học là bản tuần hoàn Meldeleev vậy.

    “Huệ mạng” này ai ai cũng có, gắn liền với bản thể và bản tính của vũ trụ, vì vậy mà tồn tại vĩnh hằng. Chỉ những con người giác ngộ hoàn toàn như Phật tổ Như Lai là bậc “Vô thượng Chính đẳng Chính giác” mới nhận biết đầy đủ được huệ mạng này.

    Cõi này của Tâm linh nhà Phật gọi là “Vô Dư Niết Bàn”. Nhà Phật phân biệt cõi “Vô Dư Niết Bàn” này với “cõi “Hữu Dư Niết Bàn”, thường được gọi là “cõi Vĩnh hằng” hay “Niết bàn”, nơi mà Đức Phật A Di Đà tiếp dẫn chúng sinh tới, sau khi lâm chung…

    Trình bày về một luận thuyết rộng lớn và tinh tế của Phật giáo về sự tái sinh luân hồi một cách vắn tắt như trên, bằngngôn ngữ phổ thông dùng ít các thuật ngữ chuyên môn, là điều khó; cộng với cái thấy hiểu còn hạn chế của mình, nên không khỏi có phần sai và thiếu, mong các bạn tìm đọc thêm bài giảng của các bậc thiền sư chân tu hoặc các nhà khoa học nghiên cứu tâm linh trong và ngoài nước để hiểu rõ và đúng hơn về vấn đề mang ý nghĩa nhân sinh quan trọng này.

    Đây cũng là vấn đề thuộc loại hóc búa nhất đối với Khoa học.

    Ta biết, Khoa học cũng còn chưa tìm ra cách ghi đọc và giải mã ngay lập tức ý nghĩ của con người. Có thể nói, việc chứng minh rõ ràng được sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da hay sự luân hồi của Thần thức là một bài toán còn khó hơn nữa mà Phật học đặt ra trước Khoa học.

    Tuy nhiên, khoa học cũng không chịu lùi bước và hiện đang có những bước tiến lớn trong việc nghiên cứu một dạng thông tin mới với những hiện tượng siêu việt và công nghệ siêu việt của tương lai: Lý thuyết Thông tin Lượng tử với hiện tượng Thông tải Lượng tử (Quantum Information & Quantum Telepotation) để ứng dụng phát triển công nghệ Truyền thông Lượng tử & Máy tính Lượng tử (Quantum communicationm & Quatum Computer).

    Tôi có niềm tin rằng, Lý thuyết Thông tin Lượng tử cùng những tiến bộ trong các ngành khoa học khác như máy tính điện tử, truyền thông, y sinh học phân tử, trí tuệ nhân tạo … nhất định sẽ giúp chúng ta giải được bài toán lớn về sự tồn tại và vận hành của phách lực A-Lại-Da, thiết lập hoàn toàn được cầu nối giữa hai con đường Khoa học và Đạo học chân thực, dẫn loài người tới mục đích cao quý là sự giác ngộ Chân lý vũ trụ, giúp chúng ta có được An lạc và Hạnh phúc ngay tại cuộc đời này.

    Xin giới thiệu hai cuốn sách để độc giả tham khảo:

    1-“Thuyết Luân Hồi và Phật Giáo Tây Phương” (Rebirth and the Western Buddhist),Tác giả: Tiến sỹ vật lý Martin Willson, dịch giả đại đức Thích Nguyên Tạng, 2006. http://www.quangduc.com/Taisanh/18luanhoi.html

    2-“Sự sống sau cái chết…”, Tác giả: Deepak Chopra, The New York Times Bestseller, Nhã Nam – Nhà xuất bản Văn Hóa Sài Gòn¸ 2009.

    PGS.TS. Hà Vĩnh Tân – Viện Vật lý
  6. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Thu thập bằng chứng về linh hồn dưới góc nhìn khoa học




    Vòng tiến hóa của linh hồn
    Các nhà khoa học ngày càng thu thập được nhiều bằng chứng về linh hồn và cuộc sống sau cái chết. Nhưng những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn thực sự tồn tại.

    Bên ngoài bộ não

    Theo GS Bruce Greyson, trưởng khoa Nghiên cứu tri giác (DOPS) thuộc Đại học Hệ thống Y tế Virginia (Mỹ), trải nghiệm cận tử xảy ra ở 10% bệnh nhân ngừng tim. Khi tỉnh lại, người bệnh có thể mô tả chính xác mọi hoạt động xung quanh khi họ bất tỉnh. Điều đáng nói là trong nhiều trường hợp trải nghiệm cận tử, điện não đồ và các bằng chứng y khoa khác cho thấy, não bệnh nhân không còn dấu hiệu hoạt động khi hiện tượng này diễn ra.
    Ông Pim van Lommel, chuyên gia về trải nghiệm cận tử tại Bệnh viện Rijnstate (Hà Lan) đồng tình về vấn đề này. Ông cho rằng, khi ở trạng thái cận tử, “người bệnh không những có ý thức, mà ý thức của họ còn mở rộng hơn bao giờ hết. Họ có thể suy nghĩ hết sức rõ ràng, hồi tưởng chi tiết về thời thơ ấu và cảm thấy sự liên hệ chặt chẽ với tất cả mọi người, mọi vật xung quanh. Trong khi não họ hoàn toàn không có dấu hiệu hoạt động”.

    Theo GS Peter Fenwick, Viện Tâm thần học thuộc Đại học Kings (Anh): “Nếu có thể chứng minh rằng con người vẫn tiếp nhận thông tin khi họ bất tỉnh và thoát xác thì đó là bằng chứng không thể tranh cãi về việc ý thức tồn tại tách rời bộ não”.

    Có lẽ, ý tưởng về linh hồn cũng xuất phát từ hoàn cảnh này. Con người từ thời cổ xưa, khi trải qua trạng thái ảo thân, cho rằng khi đó phần tinh thần rời khỏi phần thể xác. Từ đó, họ bắt đầu tin vào sự tồn tại bên ngoài cơ thể.

    Linh hồn ra đời từ đâu?

    Bằng chứng khoa học đáng ngạc nhiên nhất về linh hồn xuất phát từ lĩnh vực cơ học lượng tử, hay nói cụ thể hơn là từ những nghiên cứu về các hiện tượng hạ nguyên tử tạo ra ý thức. Quan điểm truyền thống cho rằng, ý thức của chúng ta được hình thành từ mạng lưới hàng tỷ nơron. Nhưng hai giáo sư Stuart Hameroff (Đại học Arizona, Mỹ – ảnh) và Roger Penrose (Đại học Oxford, Anh) đã xây dựng một lý thuyết, theo đó, ý thức còn là sản phẩm của quá trình tính toán lượng tử diễn ra ở vi ống, một dạng cấu trúc siêu nhỏ của tế bào não.

    Trước đây, nhiều người cho rằng một cơ chế như vậy không thể tồn tại, vì các máy tính lượng tử được tạo ra ban đầu chỉ có thể hoạt động ở môi trường vô cùng lạnh chứ không phải ở mức nhiệt độ cao như ở não. Tuy nhiên, những nghiên cứu trong 5 năm gần đây cho thấy, cơ học lượng tử tham gia vào khá nhiều quá trình sinh học không lạnh, trong đó có quang hợp.

    Một công trình của Anirban Bandyopadhyay (Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản) còn hé mở khả năng các bit thông tin lượng tử có thể gắn kết trong môi trường nhiệt độ cao của các vi ống đơn lẻ ở tế bào.

    Trạng thái gắn kết giữa các vi ống được tạo ra nhờ năng lượng sinh học. Khi quá trình cung cấp máu và oxy ngừng lại, sự gắn kết không còn, nhưng thông tin lượng tử không mất đi. Nó có thể phát tán vào vũ trụ, tồn tại và tiếp tục hoạt động dưới một hình thức nào đó. Nếu bệnh nhân được cứu sống, thông tin sẽ được não tiếp nhận trở lại. Có lẽ vì thế mà những người từng có trải nghiệm cận tử có thể nhận biết thế giới xung quanh khi họ bất tỉnh.

    Nếu như giả thuyết này là đúng, thì câu hỏi đặt ra là: Quá trình lượng tử tạo thành ý thức xuất hiện từ đâu? Câu trả lời, theo GS Penrose và một số nhà khoa học, là từ vụ nổ lớn Big Bang. Theo quan điểm này, mọi dạng ý thức đều được tạo ra cùng thời điểm với vũ trụ. Và nếu linh hồn có tồn tại thì nó cũng gắn với khởi nguồn của vũ trụ.

    Sự đầu thai của linh hồn

    Ý tưởng của GS Penrose ám chỉ đến một cơ chế để ý thức tiếp tục tồn tại sau khi thân thể con người đã chết. Nhưng nó sẽ đi về đâu? Theo GS Hameroff: “Nếu người bệnh không được cứu sống, ý thức sẽ đi vào vũ trụ và biết đâu có thể một ngày nào đó sẽ được một cơ thể khác tiếp nhận trở lại”.

    DOPS hiện đang lưu giữ khoảng 1.400 hồ sơ về các trường hợp được cho là thuộc dạng này. Phần lớn đó đều là những đứa trẻ nhớ được tiền kiếp. Các em có thể kể vanh vách trước đây mình là ai, sống ở đâu, làm gì, trông như thế nào và nhiều chi tiết khác.

    Ian Stevenson, một trong những chuyên gia tâm thần học hàng đầu nước Mỹ, người sáng lập DOPS bắt đầu thu thập những câu chuyện về tiền kiếp từ năm 1960. Trong số các tài liệu ông ghi nhận được, có nhiều trường hợp một đứa trẻ được sinh ra có bớt ở đúng vị trí vết thương mà các em đã bị trong kiếp trước. Một số luôn bị ám ảnh sợ những sự vật, hiện tượng đã gây ra cái chết trong tiền kiếp.

    Stevenson và các đồng nghiệp của ông chưa bao giờ khẳng định rằng hiện tượng đầu thai thực sự xảy ra. Họ chỉ cố gắng thu thập các bằng chứng về nó. Trong khoa học, những bằng chứng này có thể chẳng bao giờ đủ để khẳng định linh hồn con người tồn tại sau cái chết về thân xác và sau đó tái sinh trở lại trong một cơ thể mới. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta có thể khẳng định rằng không có linh hồn.
  7. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Cõi âm và vấn đề ngoại cảm




    Thiền định giúp mở cửa tuệ giác
    Thời gian gần đây, báo chí có đưa tin về việc các nhà ngoại cảm đi tìm mộ liệt sĩ và tiếp xúc được với người “cõi âm”. Phật giáo giải thích hiện tượng này thế nào? Quan điểm của Phật giáo là thần thức sau khi chết tối đa là 49 ngày thì tái sanh vào một thế giới tương ứng với nghiệp thức. Nếu đã tái sanh vào cõi khác thì “ai” tiếp xúc với các nhà ngoại cảm? Tại sao có những người chết cách nay hàng trăm năm vẫn tiếp xúc được với các nhà ngoại cảm? “Cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được nằm ở đâu trong lục đạo.

    Việc các nhà ngoại cảm tìm được hài cốt của những người chết nhờ tiếp xúc với người “cõi âm” được báo chí công bố gần đây là điều có thật và rất đáng trân trọng. Thực ra, khả năng ngoại cảm của con người được biết đến từ thời xa xưa. Các nước trên thế giới, từ lâu, đã nghiên cứu và ứng dụng ngoại cảm vào nhiều lĩnh vực của đời sống, trong đó có cả quân sự.

    Và các nhà khoa học Việt Nam, từ khoảng 15 năm nay, đã bắt đầu nghiên cứu một cách nghiêm túc về các hiện tượng đặc biệt của con người, trong đó có ngoại cảm. Tiên phong trong lĩnh vực này là các cơ quan như Liên hiệp Khoa học Công nghệ tin học ứng dụng, Viện Khoa học Hình sự Bộ *******, Trung tâm Bảo trợ Văn hóa truyền thống và Bộ môn Cận tâm lý Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.

    Trước hết, Phật giáo không hề có quan niệm về một dạng sống được gọi là “cõi âm”. Thế giới quan của Phật giáo là vô lượng vô biên thế giới, hằng hà sa số thế giới, trong đó có thế giới Ta bà gồm Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Hai cõi Sắc và Vô sắc là cõi giới của thiền định. Cõi Dục gồm lục đạo là các loài Trời, A tu la, Người, Ngạ quỷ, Súc sanh và Địa ngục. Cõi âm hoặc âm phủ chỉ là quan niệm dân gian dùng để chỉ thế giới của người chết đối lập với cõi người sống (cõi dương).

    Đối với các bậc chân sư Phật giáo đã chứng đạo, khả năng đặc biệt của các nhà ngoại cảm là chuyện bình thường, không có gì xa lạ cả. Những thiền sư, nhờ tu tập thiền định mà thành tựu Tam minh và Lục thông. Trong đó, khả năng của các nhà ngoại cảm hiện nay có thể xem như là một phần nhỏ của Thiên nhãn thông (năng lực thấy rõ mọi thứ, không ngăn ngại), Thiên nhĩ thông (năng lực nghe được tất cả các dạng âm thanh) và Tha tâm thông (năng lực biết được tâm ý của người cùng các chúng sanh khác).

    Chỉ có điều, các hành giả Phật giáo hiếm khi tuyên bố về thần thông, bởi thần thông thường thành tựu trước trí tuệ (chứng đắc Tứ thiền đã có năng lực của Ngũ thông, trừ Lậu tận thông) và chấp thủ hay lạm dụng vào thần thông sẽ chướng ngại giải thoát tối hậu. Vì vậy, các hành giả Phật giáo khi có sở đắc về thần thông thì đa phần thường im lặng. Đối với giới khoa học, Thiếu tướng Chu Phác, Chủ nhiệm Bộ môn Cận tâm lý Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người, khá am tường Phật giáo khi nhận định: “Việc ‘thấy’ của các nhà ngoại cảm xét dưới góc độ khoa học hiện đại thực ra là hiện tượng Thiên nhãn thông, một trong mười lợi ích của thiền định”.

    Sau khi chết, thần thức thường trải qua giai đoạn trung gian, chuyển tiếp trước khi tái sanh. Khoảng thời gian cho giai đoạn mang thân trung ấm này tối đa là 49 ngày, ngoại trừ hai trường hợp cực thiện và cực ác thì tái sanh ngay lập tức vào cõi Trời hay cõi Địa ngục. Tuy nhiên, còn có trường hợp đặc biệt của thân trung ấm do chết đột ngột (đột tử) và chết một cách oan ức thì thần thức hoặc “không biết” mình đã chết, hoặc do oán hận ngút ngàn mà cận tử nghiệp bám chặt, chấp thủ kiên cố vào trạng huống “hiện tại”, được gọi là các “oan hồn”, cần phải khai thị (giải nghiệp) mới có thể chuyển kiếp, tái sanh.

    Ngoài các thân trung ấm, những “oan hồn”, các nhà ngoại cảm còn tiếp xúc được với những chúng sanh trong loài Ngạ quỷ. Nhà ngoại cảm Bích Hằng đã nói rất chính xác: “Thế giới người âm rất đa dạng, phong phú, chia thành nhiều giai tầng”. Chúng sanh loài Ngạ quỷ chiếm nhiều nhất so với các loài khác trong lục đạo. Những đối tượng mà con người gọi là “ma, quỷ, thần linh nói chung…” đều thuộc “những giai tầng” của loài Ngạ quỷ này.

    Như vậy, “cõi âm” mà các nhà ngoại cảm tiếp xúc được bao gồm các chúng sanh đang ở giai đoạn thân trung ấm, các “oan hồn” và loài Ngạ quỷ. Nhà ngoại cảm Bích Hằng cũng nói rõ là “tôi chưa thấy địa ngục của người cõi âm bao giờ”, bởi chỉ những người tạo các ác nghiệp và các bậc Đại Bồ tát có đầy đủ thần lực mới vào được địa ngục mà thôi.

    Hiện nay, các nhà ngoại cảm thường tìm kiếm hài cốt theo hai hướng.

    Khuynh hướng thứ nhất là các nhà ngoại cảm “thấy” được hài cốt, vẽ lại sơ đồ chi tiết khu vực ấy và hướng dẫn thân nhân tìm kiếm. Trường hợp này nhà ngoại cảm chỉ sử dụng khả năng “thiên nhãn thông” của mình để tìm kiếm và phát hiện hài cốt mà không cần trợ giúp của “chủ nhân” chính hài cốt ấy. Bởi hầu hết những hài cốt này chỉ là phần thân xác vật chất đơn thuần (địa đại-đất), còn thần thức đã theo nghiệp tái sanh.

    Tuy nhiên, vì các nhà ngoại cảm chưa thành tựu Đại định (tam muội) nên năng lực “thấy” của họ thường chập chờn. Tùy thuộc vào cấp độ định tâm hay trạng thái tâm của họ khi làm việc mà “thấy mờ hoặc tỏ” khác nhau, phải điều chỉnh nhiều lần mới tìm ra vị trí chính xác của hài cốt. Năng lực thấy rõ không có gì ngăn ngại này của các nhà ngoại cảm còn được vận dụng để tìm kiếm khoáng sản, thăm dò lòng đất (ngành mỏ-địa chất), khả năng khám, chữa bệnh (ngành y khoa) v.v… hiện đang được nhiều quốc gia trên thế giới nghiên cứu, khai thác và ứng dụng.

    Khuynh hướng thứ hai thì ngược lại, nhà ngoại cảm tiếp xúc với người “cõi âm” và họ chỉ cho nhà ngoại cảm thấy hài cốt của chính họ hoặc những người khác. Trường hợp này, sự trợ giúp của người “cõi âm” vô cùng cần thiết, do đó nhà ngoại cảm và thân nhân phải có lòng thành. Vì người “cõi âm” biết được tâm ý của chúng ta cho nên nếu lòng không trong sáng, tâm không thành khẩn, làm việc vì danh lợi thì sẽ thất bại. Những chúng sanh mang thân trung ấm, những “oan hồn” và loài ngạ quỷ đều có thể tiếp xúc được với nhà ngoại cảm để truyền thông những thông tin cần thiết.

    Ở đây, trường hợp đặc biệt cần lưu tâm là các “oan hồn”. Như đã nói những người chết “bất đắc kỳ tử”, chết trong oán hận tột cùng rất khó tái sanh. Mặc dù phần lớn các luận sư Phật giáo đều cho rằng thời gian thích hợp cho tái sanh của thân trung ấm thường tối đa là 49 ngày nhưng “oan hồn” là một ngoại lệ. Theo luận sư Pháp Cứu (Dharmatrata), tác giả Tạp A tỳ đàm tâm luận (Samyutara Abhidharmahridaya) thì thân trung ấm tồn tại không hạn chế thời gian nếu nhân duyên chưa đủ để đầu thai (xem thêm Đại cương luận Câu xá, tác giả Thích Thiện Siêu, NXB Tôn Giáo, 2000, tr.109).

    Kế thừa quan điểm này, về sau vị chân sư Phật giáo Tây Tạng Sogyal Rinpoche, bằng tuệ giác chứng ngộ của mình, trong Tạng thư sống chết (Thích nữ Trí Hải dịch) khẳng định: “Toàn thể trung ấm tái sanh kéo dài trung bình 49 ngày, và ít nhất là một tuần. Nhưng cũng còn tùy, giống như hiện tại có người sống tới trăm tuổi, trong khi kẻ khác chết non. Một số lại còn bị kẹt trong thế giới trung gian để thành ma quỷ (18- Bardo tái sanh)” hay “Những người đã có cái chết kinh khủng hay đột ngột rất cần được giúp đỡ. Những nạn nhân của ám sát, tự sát, tai nạn, chiến tranh, thường rất dễ rơi vào sợ hãi đau đớn, hoặc ở mãi trong kinh nghiệm khủng khiếp về cái chết của họ, do đó không thể tiến đến giai đoạn tái sanh (19- Giúp đỡ sau khi chết)”. Vì những lý do trên, có những trường hợp tuy đã chết rất lâu nhưng vẫn chưa được tái sanh.

    Phần lớn những người “cõi âm” mà nhà ngoại cảm tiếp xúc, mô tả hình dáng, tính cách của họ đúng như dáng vẻ, tâm trạng lúc chết đều ở trong trường hợp này. Chính việc thần thức “ở mãi trong kinh nghiệm khủng khiếp về cái chết”, “bị kẹt trong thế giới trung gian” (lời của Sogyal Rinpoche), sự chấp thủ kiên cố, bám chặt vào trạng huống “hiện tại” trước khi chết đã tạo ra một dạng sống gọi là “oan hồn”. Do đó, Phật giáo thường lập đàn tràng Giải oan bạt độ và Chẩn tế âm linh cô hồn. Giải oan là tháo gỡ sự chấp thủ, khai thị cho “oan hồn” hiểu giáo pháp mà buông xả, tỉnh ngộ để tái sanh. Chẩn tế là ban phát thực phẩm cho loài ngạ quỷ được no đủ, đồng thời khuyến hóa họ hồi tâm hướng thiện để sớm chuyển nghiệp, siêu thăng.

    Như vậy, thế giới “cõi âm” vô cùng đa dạng và phức tạp, những nhà ngoại cảm nhờ có nhân duyên đặc biệt nên tiếp xúc được với họ, giúp họ truyền thông với con người. “Thông điệp” của người “cõi âm” cũng không ngoài tình thương, sự trân trọng, quan tâm lẫn nhau và đề cao các giá trị đạo đức, tâm linh. Chính những tâm tư của người “cõi âm”, nhất là các “oan hồn” đã góp phần tạo nên khí vận quốc gia, hồn thiêng sông núi. Do đó, việc cầu nguyện cho âm siêu dương thái theo pháp thức Phật giáo là điều cần làm.

    Ngày nay, các nhà khoa học đang nỗ lực khám phá hiện tượng ngoại cảm theo hướng trường sinh học hay năng lượng sinh học. Tuy nhiên, nếu chỉ thiên về nghiên cứu “vật chất” thì sẽ khó tiếp cận trọn vẹn vấn đề, bởi “sắc tức thị không, không tức thị sắc” (Tâm kinh). Đó là chưa kể đến hoạt dụng của tâm thức A lại da bao trùm khắp cả pháp giới, siêu việt cả tâm lẫn vật, theo Duy thức học, chỉ có tu tập thiền định mới có thể khai mở và thành tựu kho tàng tuệ giác này.
  8. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Hoả xà và sáu luân xa trong yoga




    Rắn là biểu tượng của Kundalini
    Là các nơi tập trung khí lực của con người (prana). Ðó là những nơi tích tụ, chuyển đổi và phân bố khí lực. Các trung khu này có khi được xem như định vị được trên thân thể con người như gần trái tim, lông mày… nhưng thật chất của chúng thuộc về một bình diện khác của thế giới hiện tượng. Trung khu là những điểm, nơi đó thân thể và tâm thức giao hòa và chuyển hóa qua lại với nhau.

    Theo quan điểm của Ấn Ðộ giáo thì có bảy trung khu nằm dọc xương sống. Các trung khu này là nơi xuyên qua trong quá trình Giác ngộ. Sáu trung khu đầu tiên (satcakranirupanam) được xem là nằm trong thân thể, trung khu thứ bảy nằm trên đỉnh đầu. Một khi con rắn lửa (hỏa xà; s: kundalini) được đánh thức bằng các phép tu tập, khí lực đó sẽ rời trung khu thấp nhất để vươn lên. Qua mỗi trung khu, hành giả sẽ đạt những cảm giác hoan hỉ (ananda), một số thần thông huyền bí (Tất-địa) và vì vậy, các trung khu cũng được xem là “chỗ trú” của tâm thức (caitanya). Từ mỗi trung khu xuất phát một số lượng đạo quản (nadi), là những kênh năng lượng tinh vi khác nhau.

    Những người có biệt tài xem tướng, nhìn thần sắc hay mô tả các trung khu như những “hoa sen” nhiều cánh, mỗi cánh diễn tả một đạo quản. Các hoa sen này luôn luôn xoay chuyển và vì vậy chúng được gọi là “bánh xe quay” (luân xa), ý nghĩa thật sự của danh từ Cakra. Theo hệ thống Hỏa xà du-già (kundalini yoga) của Ấn Ðộ giáo, mỗi trung khu tương ưng với những đặc tính nhất định nào đó của thân, tâm, được diễn tả bằng những biểu tượng khác nhau (hình sắc, chủng tử man-tra (bijamantra), biểu tượng thú vật, Hộ Thần (istadevata).

    1. Trung khu gốc (muladhara cakra; mula: gốc, căn; adhara: chỗ nương tựa, trú xứ): nằm ở đốt xương sống cuối cùng, thuộc về đất (địa), Chủng tử man-tra: LAM, hoa sen bốn cánh, có dạng vuông, màu vàng, biểu tượng thú vật là con voi bảy vòi, điểm cuối cùng của Ðạo quản chính (susumna nadi). Hệ thống tương ưng của cơ thể là bộ phận sinh dục (l: plexus pelvis). Hỏa xà (kundalini) nằm trong dạng cuộn tròn nằm yên khi chưa được khởi động. “Ai quán tưởng đến trung khu này thì chinh phục được đất và không còn sợ xác thịt tiêu hủy khi chết. Du-già sư đạt được trí cùng tột của Hỏa xà (kundalini) và những yếu tố để đánh thức nó. Nếu con rắn lửa được đánh thức, Du-già sư có thể nhất bổng người lên và điều khiển được chân khí (khả năng này được gọi là darduri siddhi), các tội lỗi đều được xóa bỏ, tinh thông tam thời và đạt niềm an vui tự tại (sahajananda). (theo Sivananda trong Kundalini yoga, 1953).


    Sơ đồ 7 luân xa
    2. Trung khu ở bụng dưới (svadhisthana cakra; sva: sinh khí; adhisthana: trú xứ): nằm dưới gốc bộ phân sinh dục, thuộc về nước (thủy), Chủng tử man-tra: VAM, hoa sen sáu cánh, hình lưỡi liềm, màu trắng, biểu tượng thú vật là con cá sấu, nằm trong Ðạo quản chính (susumna nadi). Hệ thống tương ưng của cơ thể là các cơ quan nội tiết và sinh sản (l: plexus hypogastricus). “Ai quán tưởng đến trung khu này và vị Hộ Thần quyến thuộc sẽ không còn sợ nước và chinh phục được đại chủng này. Du-già sư sẽ đạt nhiều loại thần thông, sự hiểu biết trực nhận, khống chế được các giác quan và thấy được các chúng sinh cõi khác. Các đặc tính bất thiện như tham, sân, si, mạn và những ô nhiễm khác đều được tận diệt. Hành giả chinh phục được tử thần (mrtyunjaya siddhi)”.

    3. Trung khu ở rốn (manipura cakra): thuộc về lửa (hỏa), Chủng tử man-tra: RAM, hoa sen mười cánh, hình tam giác, màu đỏ, biểu tượng thú vật là con sơn dương, nằm trong Ðạo quản chính (susumna nadi). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ dinh dưỡng, tiêu hóa (l: plexus epigastricus). “Ai tập trung vào trung khu này có thể tìm thấy những bảo vật chôn dấu kĩ, không bao giờ bệnh hoặc và không sợ lửa. Nếu bị quăng vào lửa họ cũng không sợ và cũng không bị hề hấn gì”.

    4. Trung khu ở tim (anahata cakra; anahata: bất khởi động): thuộc về không khí hoặc gió (phong), Chủng tử man-tra (bijamantra): YAM, hoa sen 15 cánh, màu xám-xanh, hình lục giác, biểu tượng thú vật là con nai (mrga), nằm trong Ðạo quản chính (susumna-nadi). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ huyết quản (l: plexus cardiacus). “Ai quán tưởng về trung khu này thì đạt uy lực về gió (phong), hành giả có thể bay trong không gian và nhập vào thân thể của một người khác. Lòng từ của vũ trụ sẽ đến với họ”.

    5. Trung khu ở cổ (visuddha cakra; visuddha: thanh tịnh): thuộc về Hư không (akasa), Chủng tử man-tra: HAM, hoa sen 16 cánh, màu trắng, hình tròn, biểu tượng thú vật là con voi với sáu ngà, nằm trong Ðạo quản chính (susumna nadi). Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ hô hấp (l: plexus cervicus). “Ai tập trung vào trung khu này thì dù thế giới sụp đổ cũng không tiêu hoại, đạt Nhất thiết trí của bốn Vệ-đà, trở thành một trí giả thông cả ba thời (trikalajnani), quá khứ, hiện tại và vị lai”.

    6. Trung khu ở trán (ajna cakra; ajna: lệnh): nằm giữa hai lông mày, Chủng tử man-tra: A ngắn, hoa sen hai cánh, màu trắng sữa. Hệ thống tương ưng của cơ thể là hệ thần kinh phản xạ (l: edulla oblongata). Trung khu này nằm trong Ðạo quản chính (susumna nadi), được xem là nơi tàng ẩn của thần thức. “Ai tập trung vào trung khu này thì sẽ thiêu đốt tất cả nghiệp chướng của tiền kiếp. Tập trung vào trung khu này rất quan trọng vì nó giúp Du-già sư (yogin) trở thành một người được giải thoát trong đời này (jivanmukti, người đạt giải thoát lúc còn sống, ngay trong đời này), đạt tất cả Tất-địa (siddhi) thượng hạng”.

    7. Trung khu đỉnh đầu (sahasraha cakra; sahasraha: một ngàn): Chủng tử man-tra (bijamantra): OM, hoa sen ngàn cánh (sahasrahapadma). Trung khu này nằm ngoài thân thể, có một “ngàn”, được hiểu là vô số đạo quản (nadi) bao quanh. Cơ quan tương ưng của cơ thể là bộ não. 50 mẫu tự của Phạn ngữ (sanskrit) chạy vòng quanh trung khu này trên những cánh hoa sen 20 lần và vì vậy, trung khu này chứa đựng, bao gồm tất cả Chủng tử man-tra và các trung khu khác. Trung khu này phát ra ánh sáng “như mười triệu mặt trời” và hệ thuộc vào một cấp chân lí, sự thật khác với sáu trung khu còn lại. Trung khu này được xem là trú xứ của Thấp-bà (siva) và tương ưng với vạn vật, “thần thức của vũ trụ”, “Siêu thức”. “Nếu Hỏa xà lên đến đỉnh đầu và hòa hợp với Thấp-bà, hành giả sẽ cảm nhận một sự an vui tuyệt đỉnh (paramananda), nhận thức tuyệt đối sẽ đến với họ. Hành giả trở thành một trí giả toàn vẹn (brahmavid-varistha).


    7 âm chữ Phạn trong luân xa
    Về quan niệm trung khu khí lực, Mật tông đạo Phật có nhiều yếu tố tương tự như Ấn Ðộ giáo, nhưng phép thiền quán các trung khu đó có nhiều điểm khác. Lạt-ma Gô-vin-đa có viết một quyển sách với tên Foundations of Tibetan Mysticism (bản Việt ngữ: Cơ sở Mật giáo Tây Tạng), nói rất rõ hệ thống tu luyện theo Mật tông Tây Tạng và trong đó hệ thống Hỏa xà du-già (kundalini yoga) giữ một vai trò quan trọng.
  9. mbbank

    mbbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    6.986
    Thôi, để bữa nào cắp sách đến nhà thầy vậy[:D]
  10. mbbank

    mbbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    6.986
    Em lấy chồng 25t, 29 chưa chuyển về nhà mới nhưng có một căn nhà mới. Công danh thì lại không tệ, nhưng gặp toàn tai ương, tiền của mình thì người khác tiêu hộ, trừ phi cất thật kĩ ở những tk ko rút ra được.
    Tks bác, làm nghề này suy nghĩ nhiều quá nên chắc chết sớm là phải ạ~Xb-([};-[};-[};-[r2)]

Chia sẻ trang này