NHững chuyển mình tích cực ,chuỗi ngày hào hứng lại hiện về

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tuananhdientu, 01/07/2012.

3396 người đang online, trong đó có 63 thành viên. 04:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 34362 lượt đọc và 830 bài trả lời
  1. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Ko cắn mà đập cho nó nát đầu ra lần sau đỡ cắn , nếu cắn lại nó khác nào giống nó bạn seo bạn lại hành động thế?
  2. tttung05

    tttung05 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/12/2008
    Đã được thích:
    1
    NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho



    Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra số tiền trên, đồng thời cho biết việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại

    Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong hai ngày 2 và 3/7, Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu 7-8%, nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

    Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo các địa phương đã thống nhất nhiều giải pháp cụ thể, nhằm khẩn trương tháo gỡ các nút thắt đối với nền kinh tế, nhất là trong tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp, xử lý nợ xấu ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho…
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đưa ra khoảng 40.000 tỷ đồng để giải quyết hàng hóa tồn kho hiện nay.
    Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại vì nợ xấu chiếm khoảng 3,96%, tương đương với 96.000 tỷ đồng nhưng 84% số này được đảm bảo bằng tài sản và với giá trị bằng 135% khoản vay. Ngoài ra các tổ chức tín dụng còn có khoảng 67.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu…
    Tại phiên họp, Thủ tướng *************** yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá trên tinh thần tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2 - 5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
    Thủ tướng *************** nêu rõ quan điểm: “Muốn tăng tổng cầu, giảm tồn kho tăng sức mua thì tín rất quan trọng. Tôi đề nghị đưa tín dụng vào tăng lên khoảng 10% là thành công, phần trăm đó cố gắng đẩy vào nông nghiệp nông thôn, nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ. Thứ hai là gắn với đó phải giải quyết nợ xấu linh hoạt. Không chỉ chờ lập công ty mua bán nợ mà cách nào đó nợ xấu có tài sản thế chấp 80%, có dự phòng rủi ra thì xử lý đúng luật pháp, đúng quy định. Gắn với đó kiên định cơ cấu lại các ngân hàng không để lập lại các ngân hàng yếu kém”.
    Thủ tướng cũng yêu cầu, NHNN đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của toàn hệ thống nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành tín dụng hợp lý. Chủ động, linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận./.

    VOV

    http://*********.vn/2012/07/nhnn-sa...y-dong-giai-quyet-hang-ton-kho-757-227906.htm
  3. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Nếu chú xa rời chứng lúc này 1 thiệt thòi lớn

    NHNN sẵn sàng đưa ra 40.000 tỷ đồng giải quyết hàng tồn kho



    Thống đốc Nguyễn Văn Bình khẳng định, hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành đưa ra số tiền trên, đồng thời cho biết việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại

    Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ trong hai ngày 2 và 3/7, Thủ tướng yêu cầu NHNN điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ phù hợp với các cân đối vĩ mô, điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu 7-8%, nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận.

    Tại phiên họp này, các thành viên Chính phủ cùng lãnh đạo các địa phương đã thống nhất nhiều giải pháp cụ thể, nhằm khẩn trương tháo gỡ các nút thắt đối với nền kinh tế, nhất là trong tiếp cận vốn vay đối với doanh nghiệp, xử lý nợ xấu ngân hàng, giải quyết hàng tồn kho…
    Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cho biết: Hệ thống ngân hàng sẵn sàng phối hợp với các Bộ, ngành liên quan đưa ra khoảng 40.000 tỷ đồng để giải quyết hàng hóa tồn kho hiện nay.
    Ngân hàng Nhà nước cũng cho rằng việc giải quyết nợ xấu ngân hàng hiện nay không đáng lo ngại vì nợ xấu chiếm khoảng 3,96%, tương đương với 96.000 tỷ đồng nhưng 84% số này được đảm bảo bằng tài sản và với giá trị bằng 135% khoản vay. Ngoài ra các tổ chức tín dụng còn có khoảng 67.000 tỷ đồng trích lập dự phòng rủi ro để giải quyết nợ xấu…
    Tại phiên họp, Thủ tướng *************** yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục điều hành chủ động, linh hoạt, hiệu quả các công cụ của chính sách tiền tệ, phù hợp với các cân đối vĩ mô; đẩy nhanh việc giảm lãi suất cho vay theo chiều hướng giảm dần của chỉ số giá tiêu dùng; điều hành ổn định tỷ giá trên tinh thần tiếp tục dành ưu tiên cho kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Việc ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô không chỉ cho năm 2012 mà còn cho cả các năm tiếp theo, đây cũng là nền tảng để duy trì tăng trưởng và phát triển bền vững. Đồng thời tập trung duy trì tăng trưởng ở mức hợp lý (khoảng 5,2 - 5,7%), duy trì tăng trưởng hợp lý nhưng phải đạt yêu cầu không gây bất ổn kinh tế vĩ mô, làm lạm phát cao trở lại; không vì tăng trưởng mà để lạm phát cao cho những năm tiếp theo.
    Thủ tướng *************** nêu rõ quan điểm: “Muốn tăng tổng cầu, giảm tồn kho tăng sức mua thì tín rất quan trọng. Tôi đề nghị đưa tín dụng vào tăng lên khoảng 10% là thành công, phần trăm đó cố gắng đẩy vào nông nghiệp nông thôn, nông dân, doanh nghiệp xuất khẩu, vừa và nhỏ, công nghiệp phụ trợ. Thứ hai là gắn với đó phải giải quyết nợ xấu linh hoạt. Không chỉ chờ lập công ty mua bán nợ mà cách nào đó nợ xấu có tài sản thế chấp 80%, có dự phòng rủi ra thì xử lý đúng luật pháp, đúng quy định. Gắn với đó kiên định cơ cấu lại các ngân hàng không để lập lại các ngân hàng yếu kém”.
    Thủ tướng cũng yêu cầu, NHNN đánh giá thực trạng tình hình thực hiện chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng của các tổ chức tín dụng, cũng như các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng của toàn hệ thống nhằm kịp thời đề xuất các giải pháp điều hành tín dụng hợp lý. Chủ động, linh hoạt trong xử lý nợ xấu; khẩn trương cơ cấu lại nợ, cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém; điều hành lãi suất theo lạm phát mục tiêu (7-8%); nhanh chóng khơi thông dòng vốn để các doanh nghiệp dễ tiếp cận./.

    VOV
  4. Radical

    Radical Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Đã được thích:
    177
    Lâu lâu nói với Chí phèo một chút cho vui thôi, chứ hở ra là cứ chê với chửi người khác thì không ai tranh luận đâu, chỉ để giải tri thôi:)):)):)):)):)):))
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.512

    Stop đi bạn ^:)^
  6. tuananhdientu

    tuananhdientu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/08/2010
    Đã được thích:
    4.449
    Mài xem có ai như mài ko thôi câm mỗm đe, cắn hơn nhiều đới
  7. ballua

    ballua Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2011
    Đã được thích:
    0
    Chém gió thôi, mợ chúng nó, hôm trước hội thảo ở DN anh Lọ thừa nhận ls vay hiện tại vẫn trên 18 kia kìa. Cái trò giảm ls cũng chỉ là để vổ béo bọn bank thôi. DN chết thì vẫn chết.
  8. butchep2011

    butchep2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    18/08/2011
    Đã được thích:
    7
    Còn cái phao nào, ném ra nốt đê..................:))
  9. Radical

    Radical Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/07/2008
    Đã được thích:
    177
    Chí Phèo có 1 đặc điểm không lẫn với ai, đó là mở miệng ra là chửi bới=))=))=))=))=))=))=))=))=))
  10. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0

    Nguy cơ thiếu 80.000 tỷ đồng vốn cho nền kinh tế
    Nguồn tin: VnExpress | 03/07/2012


    Tín dụng năm nay dự kiến chỉ tăng 8% thay vì 15-17%, vì thế vốn cho nền kinh tế sẽ thiếu hụt và tăng trưởng GDP sẽ thấp hơn khoảng 0,6 điểm phần trăm so với kế hoạch.

    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia vừa trình Chính phủ báo cáo tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm và dự báo cả năm 2012. Báo cáo này dẫn số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho biết, tăng trưởng tín dụng tính đến ngày 12/6 đã tăng 0,17% so với đầu năm. Như vậy, tín dụng đã cải thiện đáng kể so với mức -0,28% tính đến ngày 31/5.

    Mặc dù vậy, tính chung 6 tháng đầu năm, tín dụng chỉ ước tăng 0,4% so với đầu năm và thấp hơn nhiều so với kỳ vọng. Nguyên nhân theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia là khả năng hấp thụ vốn của các doanh nghiệp chưa cải thiện nhiều, nợ xấu ngân hàng và nợ đọng trong nền kinh tế còn khá cao. Do vậy, tín dụng năm ước tính chỉ tăng khoảng 8%.

    Thanh khoản hệ thống ngân hàng cải thiện, mặt bằng lãi suất giảm dần, tỷ giá ổn định trong suốt thời gian dài giúp dự trữ ngoại hối tăng 30% so với đầu năm. Cán cân thanh toán quốc tế dự báo thặng dư khoảng 7,5 tỷ USD trong 6 tháng đầu năm 2012 nhờ vào sự cải thiện của cán cân thương mại.

    Từ ngày 11/6, trần lãi suất huy động đã về 9% một năm cho kỳ hạn dưới một năm. Đây cũng là lãi suất niêm yết thấp nhất trong vòng 8 năm qua. Trong khi đó, ở các kỳ hạn dài hơn một năm do không bị áp trần nên đã xuất hiện các mức lãi suất lên tới 12% một năm, tuy không nhiều. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, điều này giúp cho đường cong lãi suất đã bắt đầu cong trở lại ở nhiều ngân hàng (lãi suất thấp ở kỳ hạn ngắn, và tăng dần ở các kỳ hạn dài) thay vì là đường thẳng hoặc thậm chí xuống dốc như vài năm qua.

    Ủy ban dự báo lạm phát cuối năm khoảng 6%. Trên cơ sở dự báo này, dư địa công cụ lãi suất hiện chỉ còn khoảng 100 điểm cơ bản. Do đó, theo quan điểm của Ủy ban, Ngân hàng Nhà nước cần thận trọng trong việc áp dụng công cụ lãi suất. Với việc liên tục điều chỉnh các lãi suất điều hành xuống như vừa qua, chênh lệch lãi suất giữa VND và USD đã giảm khá nhiều. Nếu giảm nhiều hơn nữa sẽ gây ảnh hưởng đến sự ổn định của tỷ giá.

    Trên cơ sở dự báo tín dụng tăng trưởng chỉ 8%, nguồn vốn tín dụng trung và dài hạn cho nền kinh tế năm nay sẽ giảm khoảng 80.000 tỷ đồng, tương đương mức giảm khoảng 0,6 điểm phần trăm tăng trưởng GDP. Theo ước tính của Ủy ban, tăng trưởng GDP năm 2012 sẽ đạt khoảng 5,3% -5,6% nếu có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ. Như vậy, mức tăng trưởng GDP này sẽ thấp hơn nhiều mức tăng trưởng mục tiêu 6,5% mà Chính phủ đã đề ra.

    Về Nghị quyết 13 tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp của Chính phủ, Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhìn nhận Nghị quyết đã góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong giai đoạn vốn đầu tư hạn hẹp. Tuy nhiên, điểm hạn chế lớn nhất là nguồn tài chính hỗ trợ cho tổng cầu vẫn còn khá khiêm tốn. Biện pháp được xem là đánh trúng khó khăn và giải quyết việc ứ đọng đầu ra là đẩy nhanh vốn đầu tư cho các dự án ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, quy mô vốn lại khá nhỏ - chỉ 2.000 tỷ đồng. Hơn nữa, việc giãn thuế VAT ứng với tổng giá trị khoảng 12.000 tỷ đồng chỉ chiếm 0,5% dự nợ tín dụng toàn nền kinh tế nên cũng không hỗ trợ được nhiều cho doanh nghiệp.

    Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia kiến nghị cần giữ nguyên tắc, lượng vốn đầu tư được đưa vào nền kinh tế trong các tháng còn lại của năm nên trong khoảng 80.000 - 85.000 tỷ đồng một tháng để ổn định kinh tế vĩ mô trung và dài hạn.
    Thanh Thanh Lan

Chia sẻ trang này