Những cổ phiếu đáng để đầu tư dài hạn !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tridunghtvc, 21/02/2013.

3571 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 00:56 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 31041 lượt đọc và 274 bài trả lời
  1. Splth

    Splth Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/09/2012
    Đã được thích:
    1
    LAS là tốt nhất
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    HAG - SDA .... sang Mianmar sẽ huy hoàng ...... [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    ====================================


    Theo số liệu của cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có 712 dự án đầu tư ra 60 thị trường nước ngoài với tổng vốn 12,4 tỉ USD.
    Đầu tuần này, tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai khánh thành cụm công nghiệp mía đường và nhà máy chế biến mủ cao su Hoàng Anh Attapeu tại Lào với tổng vốn đầu tư gần 100 triệu USD; trong khi tập đoàn FPT đánh dấu việc có mặt ở thị trường nước ngoài thứ 12 với văn phòng đại diện được mở ở Myanmar. Đây là hai trong số những doanh nghiệp đưa hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam rầm rộ hơn trong những năm gần đây.


    Theo số liệu của cục Đầu tư nước ngoài, tính đến hết năm 2012, Việt Nam có 712 dự án đầu tư ra 60 thị trường nước ngoài với tổng vốn 12,4 tỉ USD. Chỉ trong năm 2012, đã có đến 75 dự án mới với tổng vốn 1,3 tỉ USD. Trong tổng vốn thực hiện luỹ kế tính đến nay, khoảng 3,8 tỉ USD thì chỉ trong năm 2012 đã thực hiện khoảng 1,2 tỉ USD, tăng gần 30% so với năm 2011.


    Thêm doanh thu, thêm lợi nhuận



    Tập đoàn FPT cho biết văn phòng mới tại Myanmar là đầu mối mở rộng hoạt động phân phối, thiết lập chuỗi cửa hàng và xây dựng đội ngũ lập trình viên phục vụ cho các khách hàng của FPT. Theo ông Nguyễn Thế Phương, phó tổng giám đốc tập đoàn, FPT đầu tư ra nước ngoài từ năm 1999, đến nay có các trung tâm xuất khẩu phần mềm đặt tại nhiều nước châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật. Sau xuất khẩu phần mềm, hiện FPT tiếp tục mở rộng cung cấp các giải pháp phần mềm, tích hợp hệ thống, viễn thông…


    Năm 2012, doanh thu từ các thị trường nước ngoài mang lại cho FPT hơn 90 triệu USD, tăng trên 30%, chủ yếu là thị trường Nhật và Mỹ, tăng tương ứng 44 và 65%.

    Theo ông Phương, việc phát triển ra nước ngoài là hướng chiến lược thời gian tới của FPT nhằm tận dụng các kinh nghiệm và nguồn nhân lực sẵn có với mức giá cạnh tranh… “Hướng đi quan trọng sắp tới là tận dụng thế mạnh về cơ sở hạ tầng, sản phẩm, giải pháp và dịch vụ tại thị trường trong nước để mở rộng sang các thị trường có trình độ phát triển tương đương Việt Nam như Lào, Campuchia, Myanmar… với mục tiêu đến năm 2015, thị trường nước ngoài đóng góp khoảng 30% tổng lợi nhuận của tập đoàn”, ông Phương cho biết.


    Cho đến nay tập đoàn Dầu khí quốc gia (PVN) đã đăng ký đầu tư ra nước ngoài 5,28 tỉ USD với nguồn vốn đã chuyển đạt 1,81 tỉ USD. Trong năm 2012, tập đoàn này cũng công bố chuyển về nước trên 360 triệu USD.

    Trong khi đó một tập đoàn đầu tư lớn khác là Viettel, bảy mạng viễn thông tại bảy thị trường trong năm 2012 đang mang lại tổng doanh thu cho Viettel 734 triệu USD, tăng 41% so với năm 2011 và đóng góp 11% tổng doanh thu của tập đoàn. Mức lợi nhuận chuyển về nước cũng tăng gấp bốn lần năm 2011, đạt 77 triệu USD.


    Theo ông Dương Văn Tính, phó tổng giám đốc Viettel, các đầu tư của Viettel hiện tập trung vào các thị trường đang phát triển, là những thị trường có nền kinh tế và công nghệ còn ở mức thấp. Nhưng chính những thị trường khó khăn mới là nơi còn dư địa để phát triển, và đây cũng chính là cách các tập đoàn đa quốc gia khai thác thị trường thế giới xưa nay.

    Viettel đặt mục tiêu đến năm 2015 đạt được quy mô thị trường có tổng số người sử dụng dịch vụ viễn thông khoảng 400 – 500 triệu. Trong khi mục tiêu gần nhất là doanh thu từ đầu tư nước ngoài trong năm 2013 đạt 1,1 tỉ USD, chiếm khoảng 15% tổng doanh thu của tập đoàn.


    Sức ép cao hơn


    Theo ông Nguyễn Thế Phương, thời gian qua Chính phủ đã có những hỗ trợ tích cực cho các doanh nghiệp đầu tư ra nước ngoài. Tuy nhiên, nhìn chung năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường toàn cầu còn yếu. Do chưa có được thương hiệu công ty, thương hiệu sản phẩm, hay dịch vụ mạnh trên trường quốc tế chưa nên gặp nhiều khó khăn khi cạnh tranh với các tập đoàn lớn khác trên thế giới.


    Trong khi đó, nhiều doanh nghiệp cho biết các thủ tục cấp phép và cơ chế tín dụng chưa hỗ trợ linh hoạt cho doanh nghiệp, thời gian thẩm định dự án quá lâu. Đến nay vẫn chưa có nhiều ngân hàng Việt Nam mở chi nhánh ở nước ngoài, cũng là một trong những điểm hạn chế khiến doanh nghiệp khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn.

    Về thị trường, tính liên kết giữa các doanh nghiệp còn lỏng lẻo, đa số dự án ở quy mô nhỏ, là các rào cản cho doanh nghiệp trong khai thác thông tin, nhân lực, làm gia tăng chi phí hậu cần, nhất là ở lĩnh vực thương mại – xuất nhập khẩu.


    Hiện khoảng 50% vốn đầu tư ra nước ngoài thuộc doanh nghiệp nhà nước. Các chuyên gia kinh tế cho rằng khuyến khích đầu tư ra nước ngoài cần có chiến lược về lĩnh vực, thị trường, nguồn nhân lực…; tính toán đến cán cân thanh toán dòng tiền và hiệu quả của các dự án khi dịch chuyển ngoại tệ ra nước ngoài.

    Bộ Kế hoạch và đầu tư mới đây cho biết đang đánh giá lại để đưa ra cơ chế pháp lý chặt chẽ giải quyết những bất cập nhiều năm qua đối với hoạt động đầu tư ra nước ngoài, nhất là quy định về các dự án đầu tư đang bị đọng vốn, tạo cơ chế thông thoáng hơn cho doanh nghiệp mở rộng hoạt động.

    Theo Tuyết Ân
    SGTT
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trong giai đoạn này xét đến các yếu tố :
    1) Qúa khứ - hiện tại - tương lai
    2) Tổng nợ / vốn chủ SH
    3) Giá cả / giá SS
    4) Triển vọng ngành nghề ,
    >>>> Nên ưu tiên những mã
    SDA - DCL - THT - THB - KHA .....

    [:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  4. LAM2012

    LAM2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2012
    Đã được thích:
    0
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    PCT tốt thì có tốt đáp ứng tiêu chí Giá/ giá SS khá tốt !
    Tuy nhiên vận tải hành khách - trả cổ tức.... chưa có, thành lập từ lâu chưa trả cổ tức mà giá trị SS có trên 10 tí thì làm ăn kiểu gì ??? >>> ít triển vọng .... :-??:-??:-??:-??:-??:-??:-??
  6. MoAnhDanh

    MoAnhDanh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/09/2012
    Đã được thích:
    0
    con này mai sàn dư bán sàn 500k, ngồi đó mà PR:)>-
  7. LAM2012

    LAM2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2012
    Đã được thích:
    0
    mua PCT có thể ko lãi ngay và cũng ko lãi lớn nhưng nếu biết cách vẫn kiếm đc khoảng 5-10% 1 vòng 5-7 ngày
    như vậy là ổn rồi, lại an toàn hơn PVX, ITA hay KBC... gấp bội
  8. LAM2012

    LAM2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2012
    Đã được thích:
    0
    đang chờ em nó sàn mà\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/
    chờ tớ gom đủ 100k tớ sẽ bỏ ra thêm 500 triệu nữa đánh CE 5-10 phiên cho cậu thấy:-bd
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Hây zà !
    Tớ chỉ muốn dài hạn !
    Ngành biển ưu tiên cho VGP ( Cảng xuất khẩu rau quả >>> các cảng khác như TCL-DXP-DVP... quá tốt nhưng giá đã cao )
    >>> VGP cổ tức đều đặn 15-20%/năm .... giá mềm nợ ít > có kho ngoại quan tại Lạng Sơn, có đất rộng ở quận 7 - TPHCM... Có Cảng XNK ở Hiệp Phước ....[:p][:p][:p][:p][:p][:p][:p]
  10. LAM2012

    LAM2012 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2012
    Đã được thích:
    0
    em này ngon nhưng thanh khoản còn ko bằng 1 nữa PCT\:D/\:D/\:D/\:D/\:D/

Chia sẻ trang này