Những cổ phiếu HOT mùa dịch, có tiền cũng không mua được

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 19/07/2021.

3580 người đang online, trong đó có 228 thành viên. 23:46 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 40698 lượt đọc và 199 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Bớt lo trong xuất khẩu sang Mỹ
    Tác giả Hải Yến / baodautu.vn

    04/08/2021 16:56
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Kiểm soát chặt chẽ gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh thuế và đảm bảo nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm là giải pháp quan trọng để duy trì xuất khẩu tới Mỹ.
    Giải tỏa lo ngại về hạn chế thương mại

    Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sau khi Việt Nam và Mỹ đạt được thỏa thuận về các hoạt động tiền tệ.

    Đây là tin vui với nhiều ngành hàng xuất khẩu của Việt Nam, bởi Mỹ đang là thị trường chủ lực, có tác động lớn tới tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của mỗi ngành hàng nói riêng và tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước nói chung.

    “Tuyên bố này đã giúp giải tỏa phần lớn những lo ngại của đông đảo doanh nghiệp và nhà đầu tư về việc Mỹ có khả năng áp thuế đối với hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam theo điều khoản 301, trong đó có mặt hàng dệt may”, đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) chia sẻ.

    Không riêng doanh nghiệp dệt may, các doanh nghiệp thuộc ngành hàng có tốc độ tăng trưởng tốt sang Mỹ trong thời gian qua là gỗ và sản phẩm từ gỗ cũng mừng rỡ trước thông tin này.

    Theo số liệu của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Viforest), trong 6 tháng đầu năm 2021, ngành gỗ đạt kim ngạch xuất khẩu 8,205 tỷ USD, tăng 62,6% so với cùng kỳ năm 2020, đứng thứ 6 về giá trị kim ngạch trong số các mặt hàng/nhóm mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, xuất khẩu sang Mỹ chiếm tỷ trọng khá lớn. Đây cũng là thị trường có mức tăng trưởng lớn nhất trong số các thị trường xuất khẩu chủ lực của ngành gỗ Việt Nam.

    Kiểm soát chặt xuất xứ để giảm rủi ro

    Trong Báo cáo Đánh giá tình hình thực hiện Chiến lược Xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030, Bộ Công thương cho biết, tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam đã tăng từ 72,24 tỷ USD (năm 2010) lên 264,2 tỷ USD (năm 2019) và đạt 282,6 tỷ USD vào cuối năm 2020.

    Bên cạnh mức tăng trưởng xuất khẩu ấn tượng, hàng hóa sản xuất từ Việt Nam đã thâm nhập sâu vào nhiều thị trường lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc…

    Riêng với thị trường Mỹ, dù chịu không ít ảnh hưởng từ dịch bệnh Covid-19, nhưng trong năm 2020, xuất khẩu hàng Việt sang Mỹ vẫn tăng trưởng so với năm 2019.

    Ông Đỗ Thắng Hải, Thứ trưởng Bộ Công thương nhận định, mặc dù việc tăng xuất khẩu sang Mỹ là tín hiệu đáng mừng cho doanh nghiệp, nhưng cũng kèm theo những nguy cơ, bởi một số mặt hàng tăng mạnh có thể tiếp tục gây nghi ngờ cho phía Mỹ về các vấn đề liên quan đến nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại.

    Thời gian qua, Mỹ đã triển khai nhiều chính sách bảo hộ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu, trong đó, tăng số vụ điều tra chống bán phá giá và trợ cấp. Chỉ tính riêng trong năm 2020, Mỹ đã tiến hành điều tra 7 vụ đối với doanh nghiệp từ nhiều quốc gia.

    Mỹ hạn chế quyền ưu đãi thương mại khi đưa Việt Nam ra khỏi danh sách các nước đang phát triển (từ tháng 2/2020), đồng thời đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi về vi phạm sở hữu trí tuệ, chống hàng giả, hàng nhái.

    Vì vậy, để xuất khẩu bền vững sang Mỹ, các ngành hàng cần tính toán nhằm tiến tới cân bằng cán cân thương mại. Hiện một số ngành còn nhiều dư địa tăng nhập khẩu từ Mỹ như bông; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; máy móc, dụng cụ, phụ tùng; chất dẻo nguyên liệu; thức ăn gia súc và nguyên liệu…

    Với các ngành hàng xuất khẩu lớn như đồ gỗ, dệt may, sợi, giày dép…, phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ vấn đề gian lận thương mại, chuyển tải bất hợp pháp, lẩn tránh thuế.

    Chẳng hạn, với ngành gỗ, xuất khẩu sang Mỹ tuy tăng tốc mạnh, nhưng vẫn tiềm ẩn yếu tố chưa bền vững, thậm chí rủi ro, nhất là các vấn đề liên quan đến tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu đầu vào nguồn gốc từ nhập khẩu và gian lận thương mại.

    Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Viforest, lượng gỗ nhập khẩu vào Việt Nam hàng năm đi kèm yếu tố rủi ro rất lớn, cùng với vấn đề gian lận thương mại trong khâu xuất, nhập khẩu…, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ngành.

    Bình quân mỗi năm, Việt Nam nhập khẩu 2 - 2,5 triệu m3 gỗ quy tròn nguyên liệu (gỗ tròn, gỗ xẻ) từ các nước nhiệt đới (chiếm 40 - 50% tổng lượng gỗ nhập khẩu). Hầu hết số này đều là gỗ rủi ro theo tiêu chí của Nghị định số 102/2020/NĐ-CP được Thủ tướng Chính phủ ban hành tháng 9/2020 và Quyết định số 4832/QĐ-BNN-TCLN của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong đó, gỗ nhập khẩu từ Campuchia, Lào và các nước châu Phi có rủi ro cao.

    Gỗ nhiệt đới nhập khẩu mặc dù không được sử dụng để làm hàng xuất khẩu, nhưng đây là nguồn gỗ rủi ro, do vậy, cả ngành gỗ đang chịu cáo buộc về việc sử dụng gỗ bất hợp pháp.

    Các chuyên gia trong ngành gỗ nhấn mạnh, dù giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ có tăng, nhưng mức tăng này là do cung - cầu quyết định. Do đó, các doanh nghiệp trong ngành phải chủ động về tính hợp pháp của nguồn nguyên liệu đầu vào, tăng sử dụng gỗ trong nước. Đối với nguồn nguyên liệu nhập khẩu, cần lựa chọn nhập khẩu từ những nước có quản trị tốt, đảm bảo hồ sơ nhập khẩu đầy đủ.

    Ngày 24/7/2021, Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) đã chính thức ban hành kết luận của vụ việc điều tra theo Mục 301 - Đạo luật Thương mại 1974 về các hành vi, chính sách và thực tiễn áp dụng của Việt Nam liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ.

    Theo đó, trên cơ sở những giải pháp thỏa đáng, đáp ứng được mục tiêu của cuộc điều tra như đã nêu tại Thỏa thuận đạt được ngày 19/7/2021 giữa Bộ Tài chính Mỹ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, USTR sẽ không ban hành bất kỳ biện pháp hạn chế thương mại nào đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

    Nguồn: Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ (Bộ Công thương)
    --- Gộp bài viết, 05/08/2021, Bài cũ: 05/08/2021 ---
    lẽ nào ace giờ mới nhận ra giá trị AAT trùm may mặc miền Trung + nhà xưởng cho thuê nhể @vietnt5
    nay nổ vol dễ CE cụ ơi :D
    --- Gộp bài viết, 05/08/2021 ---
    Dệt may xuất Mỹ và EU nếu đang đặt nhà máy ở Miền Bắc + Trung đang hot ko để đâu cho hết đó là lý do giới thiệu time qua MSH + AAT. đó chưa kể AAT còn có game PHT nên muốn PHT thành công thì ko thể ko kéo giá ngon cổ đông mới nhẩy vào mua phát hành :D
    P/s: từ MSH ace sẽ dễ dàng suy luận tại sao nên múc FTS là vậy :D
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    lý do múc VCI thì trên F ace chắc nhiều pic nói rồi, mình ko chém lại nữa. Còn FTS thì cứ nhìn cái này để biết lý do tại sao với đà này MSH năm nay chạm 80-1xx hoàn toàn khả thi thì thằng FTS book LN khủng khiếp. Đó chưa kể FTS nằm trong hệ sinh thái của FPT ngoài về công nghệ ngon ra thì năm nào cũng cổ tức 500 đồng + 10% cổ phiếu :)
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 05/08/2021, Bài cũ: 05/08/2021 ---
    DRC đã đóng CE, có quá nhiều hàng ngon để múc nhể :))
    --- Gộp bài viết, 05/08/2021 ---
    #2:Thị trường rủi ro chưa ? Các kịch bản có thể xảy ra để hành động?
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Cho ai quan tâm dòng BĐS thú vị phết :D
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/chuye...dong-san-nha-dau-tu-can-luu-y-post276409.html
    Chuyên gia Dragon Capital “mách nước” 4 nhóm cổ phiếu cổ bất động sản nhà đầu tư cần lưu ý
    Tác giả Phan Hằng

    8 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Khi đầu tư cổ phiếu ngành bất động sản, nhà đầu tư nên lựa chọn các doanh nghiệp có câu chuyện riêng như tăng vốn, bán hàng tốt, lợi nhuận tốt… thay vì chờ đợi sóng ngành.
    Tính đến thời điểm 31/7/2021, mức tăng giá của nhóm cổ phiếu ngân hàng 34%, nhóm thép tăng 57%, và nhóm cổ phiếu chứng khoán tăng hơn 70% trong năm nay, còn ở cổ phiếu bất động sản ít hơn, có mức tăng tương đồng VN-Index, khoảng 30%. Trong các nhịp tăng gần đây của VN-Index, nhóm cổ phiếu bất động sản đang bắt nhịp lại, đã thu hút dòng tiền của nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, khá nhiều nhà đầu tư lo ngại về dịch bệnh Covid sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới doanh nghiệp bất động sản trong quý III, theo đó có phần e ngại với cổ phiếu nhóm này.

    Tại buổi buổi tọa đàm trực tuyến “Cổ phiếu bất động sản - đầu tư thế nào” do CTCK SSI (mã chứng khoán SSI) tổ chức, ông Hoàng Văn Thọ, chuyên gia phân tích ngành bất động sản CTCP Quản lý Quỹ Dragon Capital cho rằng, nhà đầu tư nên tập trung từng câu chuyện riêng (chu kỳ tăng vốn, chu kỳ bán hàng, chu kỳ lợi nhuận…) của công ty, thay vì chờ đợi sóng ngành, điều mà có thể xảy ra hoặc không, ta khó mà biết chắc.

    [​IMG]
    Chia sẻ thêm góc nhìn của một doanh nghiệp đầu ngành, ông Nguyễn Thái Phiên, Phó Tổng giám đốc Nova Group (mã chứng khoán NVL) cho rằng, thị trường bất động sản vẫn đang vào chu kỳ tăng trưởng tốt, khó khăn từ Covid đã kéo dài từ tháng 5 đến nay nên mọi người lo lắng về quý III là đúng, nhưng đó chỉ là vấn đề nhất thời. Với tốc độ tiêm vacxin hiện nay, hi vọng sẽ sớm hết giãn cách xã hội.

    Trong khi đó, nghỉ dưỡng và nhà ở là nhu cầu bất biến, là nhu cầu tiêu dùng nền tảng của con người, nên các chủ đầu tư vẫn có thể duy trì tăng trưởng tốt, có khó khăn trong ngắn hạn, nhưng trung và dài hạn không làm giới hạn quá lớn về khả năng thu lợi nhuận từ các dự án.

    Các yếu tố hỗ trợ cho thị trường bất động sản

    Các chuyên gia, điểm quan trọng hàng đầu với thị trường bất động sản trên thế giới và cả ở Việt Nam là thúc đẩy giải ngân đầu tư công, phát triển hạ tầng giao thông. Theo đó, chưa cần giải ngân hết số vốn theo kế hoạch, mà chỉ cần ký văn bản sẽ giải ngân thì đã có thể thúc đẩy thị trường đi lên. Trong khi đó, định hướng của Chính phủ là đẩy mạnh đầu tư công trong 3 - 5 năm tới. Đây là yếu tố cần thiết để hỗ trợ nền kinh tế trong bối cảnh bị tác động mạnh bởi đại dịch.

    Nếu như nhiều năm qua, thị trường miền Nam gần như bị bỏ quên về đầu tư công, thì nay đã khác. Chẳng hạn ở Phan Thiết, vừa qua nhiều dự án hạ tầng trọng điểm đã, đang và sẽ được triển khai như cao tốc, sân bay, kéo theo thị trường bất động sản thay đổi rất nhanh. Hay như Đồng Nai, 10 năm trước đất trống nhiều, nhưng nhờ câu chuyện đầu tư hạ tầng, nhiều nhà đầu tư lớn đổ bộ về...

    Qua đó, các chủ đầu tư đã đa dạng hoá nguồn hàng trong bối cảnh thị trường TP.HCM khó khăn về mặt pháp lý. Thay vì chỉ tại TP.HCM mới có chung cư như trước, thì nay sản phẩm này đã có nhiều ở Bình Dương, thậm chí nguồn cung có thời điểm lớn hơn thị trường TP.HCM, hay sản phẩm biệt thự, nhà phố không chỉ thấy quận 2, quận 9 (TP.HCM), mà đã có ở Đồng Nai, Bình Dương.

    Với miền Nam là câu chuyện hạ tầng và thành lập thành phố Thủ Đức, còn tại miền Bắc, Hà Nội việc triển khai quy hoạch lại khu đô thị bên bờ sông Hồng, giúp các thị trường bất động sản tiếp tục sôi động.

    Ngoài hạ tầng, lãi suất cũng là yếu tố tác động lớn tới thị trường bất động sản. Tuy nhiên, ông Thọ lưu ý, bức tranh lớn hơn là thị trường bất động sản hồi phục 10 năm qua, kể cả khủng hoảng 2011-2012 lúc đó chưa cần lãi suất thấp, chỉ cần lãi suất ổn định mà thị trường đã đi lên.

    Dự báo, trong 10 năm tới, thị trường vẫn đi lên, vì các yếu tố quan trọng, tích cực vẫn còn đó, nhưng có một Chính phủ quyết tâm ổn định kinh tế vĩ mô, 10 năm qua đã rất thành công, 10 năm tới vẫn sẽ ổn định; có tầng lớp trung lưu phát triển mạnh mẽ, có tốc độ đô thị hoá hàng đầu khu vực; ngoài ra có chất xúc tác thêm về quy hoạch, hạ tầng và vốn nước ngoài.

    Do đó, ông Thọ cho rằng, lãi suất là yếu tố hỗ trợ tích cực, và nếu có nhích lên thì không phải là tiêu cực, khi mà chu kỳ, xu hướng của thị trường bất động sản đang đi lên bền vững.

    Một yếu tố đáng chú ý khác, được ông Vũ Ngọc Quang, Chuyên gia Phân tích cổ phiếu Trung tâm Phân tích và tư vấn đầu tư SSI nhấn mạnh, đó là dòng tiền rất lớn từ nhà đầu tư, hoạt động khác hay từ nguồn kiều hối - do tác động của Covid gây gián đoạn sản xuất kinh doanh, thương mại - đã đổ về chứng khoán và bất động sản, trong đó bất động sản trong tâm trí người Việt có sự thân quen, cảm giác an toàn nhất định.

    Còn yếu tố nhân khẩu học và nhu cầu, thực tế ở trung tâm như TP.HCM, Hà Nội thì mật độ dân số và nhu cầu nhà ở cao. Thống kê cho thấy, để đáp ứng nhu cầu thì nguồn cung cần thiết cho một năm là 100.000 - 140.000 căn hộ, trong khi nguồn cung do vướng mắc pháp lý chỉ mới quanh 20.000 căn, nên giá bất động sản vẫn kỳ vọng tương lai đi lên do cầu lớn.

    Ngoài ra, so với các lần bong bóng trước thì thị trường hiện nay phát triển ổn định hơn nhiều, khi mà ngân hàng cũng có các quản trị rủi ro nhất định trong việc cho vay đầu tư liên quan bất động sản, Chính phủ cũng có biện pháp để kiểm soát thị trường không tăng nóng quá.

    Lựa chọn cổ phiếu theo quỹ đầu tư

    Dịch bệnh Covid chắc chắn ảnh hưởng đến doanh số bán hàng của doanh nghiệp bất động sản trong quý III, nhưng nếu xét về chỉ tiêu lợi nhuận, nếu có lượng hàng đang bàn giao lớn vẫn có được lợi nhuận tốt trên báo cáo.

    Theo đó, lợi nhuận tốt chưa chắc doanh nghiệp tốt và lợi nhuận thấp không chắc là doanh nghiệp xấu. Tuy nhiên, sẽ có vài doanh nghiệp bị tác động ngay lập tức, theo ông Thọ đó là VRE - vận hành chuỗi trung tâm thương mại và DXS - dù có vị thế số 1 về thị phần môi giới bất động sản. Lợi nhuận quý III/2021 của 2 doanh nghiệp này sẽ phản ánh đúng tác động nghiêm trọng của Covid lên thị trường bất động sản. Còn với các doanh nghiệp khác, chưa đủ dữ liệu để kết luận.

    Ông Thọ đưa ra lời khuyên, không nên nhìn lợi nhuận một quý mà đáng giá doanh nghiệp, bởi với bất động sản yếu tố quan trọng là bền vững, nên cần nhìn cả lợi nhuận ít nhất cả năm nay và năm sau. Có khi 1 quý tốt, cổ phiếu chưa chắc tăng, vì quý sau có thể giảm, năm sau có thể giảm và ngược lại.

    "Do đó, có 2 yếu tố có thể nhìn là tốc độ bán hàng trong năm trước, năm nay và năm sau, phân khúc sản phẩm phù hợp thì trong nửa cuối năm 2021, dù lợi nhuận có thể giảm nhưng cổ phiếu có thể không giảm tương ứng, vì thị trường sẽ nhìn triển vọng lợi nhuận năm sau (đến từ việc bán hàng năm nay và năm trước đó) - Bán hàng là yếu tố quan trọng nhất nếu nhìn cho 6-12 tháng", ông Thọ nhận định.

    Còn về lợi nhuận ngắn hạn, có thể ưu tiên doanh nghiệp bán hàng không cần quá tốt, nhưng lợi nhuận báo cáo tốt thì khả năng cổ phiếu vẫn tăng được trong ngắn hạn

    Theo ông Thọ, rất khó có tình trạng hoàn hảo vừa có lợi nhuận tốt vừa có bán hàng tốt. Nhưng nếu bán hàng không được sẽ nguy hiểm, vì nó là cơ sở cho lợi nhuận các năm sau, và TTCK thì thường phản ánh trước, nên nhà đầu tư cần lưu tâm điều này.

    Ông Thọ đưa ra 4 nhóm cổ phiếu bất động sản gợi ý cho nhà đầu tư, gồm nhóm cổ phiếu chờ đợi cú huých sau các đợt tăng vốn, điển hình là DXG, KBC và DIG, là các cổ phiếu đã tích luỹ một thời gian do nhu cầu tăng vốn tác động, sau tăng vốn thì có thể kỳ vọng đột phá về lợi nhuận, cũng như chuyển nhượng dự án.

    Nhóm phục hồi từ Covid, điển hình là DXS và VRE dự kiến sẽ bật mạnh vì là doanh nghiệp đầu ngành, chỉ cần Covid qua đi.

    Nhóm lợi nhuận tốt, nhiều tin tích cực như HDC, NTL có các dự án rất đáng chú ý, lớn so với quy mô doanh nghiệp.

    Cuối cùng là nhóm đầu tư dài hạn vào doanh nghiệp đầu ngành, bài bản như KDH, NVL, NLG, VHM.

    [​IMG]
  4. OwlEye

    OwlEye Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/09/2018
    Đã được thích:
    8.339
    Ngon hỉ!

    Tóm lại hàng HOT là iem nào TY để Tớ hôi của cùng với (?)

    Cứ im im chén 1 mình là ko có tốt...
  5. nhatviet2017nd

    nhatviet2017nd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2017
    Đã được thích:
    2.249
    cứ ck mà nện ƯU TIÊN VND SSI càng NGU càng LÃI
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Trên 3 sàn làm gì có DN BĐS nào ko vay nợ và nhiều dự án to hàng năm cổ tức đều to và ngon như NTL chứ. Cua to đang đếm dần nhé lão :))
    --- Gộp bài viết, 05/08/2021, Bài cũ: 05/08/2021 ---
    Ace chơi SSI tôi chọn VCI FTS thôi :)
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Lô thuốc Remdesivir đầu tiên từ Ấn Độ về tới TP.HCM
    Ngay khi về Việt Nam, số lượng thuốc Remdesivir này sẽ được phân bổ cho các tỉnh, thành phố có dịch.

    Theo thông tin từ Bộ Y tế, ngày 5/8, lô thuốc kháng virus Remdesivir gồm khoảng 10.000 lọ từ Ấn Độ đã được chuyển đến sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM).

    Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết ngày mai (6/8), Cục Quản lý Khám, chữa bệnh sẽ bổ sung thuốc Remdesivir vào phác đồ điều trị bệnh nhân Covid-18. Số thuốc này sẽ được phân bổ cho TP.HCM, Hà Nội và các tỉnh, thành phố đang có dịch Covid-19.

    Đây là lô thuốc đầu tiên trong đơn hàng 500.000 lọ Remdesivir do Tập đoàn Vingroup đàm phán thành công và gửi tặng Bộ Y tế. Đơn hàng do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ, sản xuất, dưới sự cho phép Gilead Sciences, Mỹ.

    Remdesivir là thuốc kháng virus tiêm qua đường tĩnh mạch, được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) phê duyệt từ cuối tháng 10/2020. Hiện hơn 50 quốc gia gồm các nước EU, Mỹ, Australia, Singapore… đang sử dụng thuốc này trong phác đồ điều trị.

    Giá mỗi lọ thuốc khoảng 390 USD, trung bình mỗi bệnh nhân có liệu trình điều trị khoảng 5 ngày. Tuy nhiên, Bộ Y tế khuyến cáo người dân tuyệt đối không tự ý tìm mua và sử dụng thuốc Remdesivir nếu không có chỉ định của bác sĩ.

    Ngoài ra, Ấn Độ còn cam kết cung cấp một triệu liều thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir cho Việt Nam trong thời gian tới. Đây là kết quả làm việc tích cực của "nhóm phản ứng nhanh về thuốc và vaccine" của Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ với các công ty dược phẩm lớn.


    Video sẽ chạy sau1Hủy
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Chứng khoán Bản Việt (VCSC): Lãi lớn nửa đầu năm, sắp hoàn tất nhiều deal tư vấn lớn

    CTCK Bản Việt (VCSC - mã chứng khoán VCI) đang khẳng định vị thế vững chắc của một trong những công ty hàng đầu trong ngành chứng khoán, đặc biệt giữ vững tên tuổi số 1 trong hoạt động ngân hàng đầu tư (IB) tại Việt Nam.
    VCSC có sự bứt phá rất tốt trong nửa đầu năm 2021, ghi nhận doanh thu thuần 1.662 tỷ đồng, tăng 110%; lợi nhuận trước thuế 868 tỷ đồng, tăng 117% so với cùng kỳ. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) trong 6 tháng 2021 đạt 2.111 đồng, tăng 116% so với cùng kỳ 2020.

    So với kế hoạch doanh thu thuần 2.050 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 1.250 tỷ đồng trong cả năm 2021, thì trong nửa đầu năm nay, VCI đã hoàn thành 81% kế hoạch doanh thu và 69% kế hoạch lợi nhuận.

    Tính riêng quý II, Công ty đạt doanh thu thuần 879 tỷ đồng, tăng mạnh 116%; lợi nhuận trước thuế 504 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ.
    Về cơ cấu doanh thu, mảng IB - thế mạnh tạo nên thương hiệu của VCI - chưa ghi nhận kết quả khả quan, lỗ trước thuế 24 tỷ đồng trong 6 tháng. Nguyên nhân chính là các thương vụ mà VCI thực hiện chưa được ghi nhận trong nửa đầu năm 2021 do các thương vụ này vẫn đang trong quá trình hoàn tất thủ tục.

    Hiện VCI đã thực hiện giai đoạn cuối của một số thương vụ lớn như: bán 49% cổ phần FE Credit cho Sumitomo Mitsui Banking Corporation, thương vụ IPO và niêm yết CTCP Dịch vụ bất động sản Đất Xanh và thương vụ Masan Group mua 20% cổ phần Phúc Long Heritage.


    Cuối quý II năm nay, VCSC đã được vinh danh trong hạng mục “Công ty tư vấn tốt nhất trên thị trường vốn cổ phần tại Việt Nam” (Best Ecm House in Vietnam) do Tạp chí Finance Asia - tạp chí uy tín hàng đầu của châu Á về lĩnh vực tài chính - ngân hàng bình chọn, là minh chứng rõ nét về uy tín thương hiệu và chất lượng dịch vụ của Công ty.

    Đối với mảng môi giới, trong quý II/2021, Công ty ghi nhận doanh thu 212 tỷ đồng, tăng 101% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế 81 tỷ đồng, tăng 144%.

    Trong đó, hoạt động giao dịch sôi nổi từ khối khách hàng trong nước tiếp tục dẫn dắt tăng trưởng doanh thu môi giới cá nhân tăng 126% so với quý II/2020; hoạt động giao dịch của các nhà đầu tư nước ngoài được cải thiện giúp doanh thu môi giới tổ chức tăng 73%.

    Trong quý II, tổng giá trị giao dịch chứng khoán trên ba sàn giao dịch tăng 48% so với quý I, tăng 281% so với cùng kỳ và VCSC xếp thứ năm tính theo thị phần môi giới trên HOSE, đạt 5%. Nửa đầu năm, VCSC ghi nhận lợi nhuận mảng môi giới 144 tỷ đồng, tăng 124% so với cùng kỳ 2020.

    Mảng đầu tư đạt doanh thu 526 tỷ đồng trong quý II, tăng 143% và lợi nhuận trước thuế 382 tỷ đồng, tăng 48%. Tính trong 6 tháng, mảng đầu tư của VCSC lãi 627 tỷ đồng, tăng 129%.

    Với doanh thu từ cho vay margin, quý II ghi nhận 138 tỷ đồng, tăng 104%. Lũy kế 6 tháng, Công ty ghi nhận doanh thu 244 tỷ đồng, tăng 55% so với cùng kỳ.

    Trên thị trường, VCSC nằm trong Top 3 CTCK uy tín nhất hiện nay. Thành công của VCSC đến từ sự khác biệt, được xây dựng trong chiến lược chủ động ngay từ ban đầu, nhất quán xác định IB là hoạt động cốt lõi, các mảng khác như môi giới, đầu tư xoay quanh trục chính này.

    Trên tất cả, VCSC xây dựng văn hóa doanh nghiệp “vì lợi ích của khách hàng và vì hiệu quả hoạt động chung của tổ chức” để từ đó gắn kết toàn bộ nhân viên của Công ty. Với các khách hàng cá nhân, VCSC cũng có các báo cáo phân tích sâu sắc và toàn diện từ bộ phận nghiên cứu phân tích, hỗ trợ nhà đầu tư ra quyết định đúng đắn và hiệu quả.

    VCSC cũng đang không ngừng cải tiến các phương thức giao dịch, đặc biệt là các phương thức tương tác trực tuyến.

    Chẳng hạn, chỉ với vài thao tác đăng ký online, nhà đầu tư đã sở hữu một tài khoản chứng khoán hoàn toàn miễn phí và được nhân viên môi giới liên hệ hỗ trợ tận tình trong vòng 24h sau khi mở tài khoản.

    Hiện VCSC đang triển khai chương trình miễn 100% phí giao dịch lần đầu và giảm đến 1% lãi suất vay margin dành cho khách hàng lần đầu mở tài khoản chứng khoán tại Công ty.

    Chương trình này áp dụng với khách hàng mở tài khoản trước ngày 30/9/2021 và có tài khoản đăng ký nhận chuyển tiền của VPBank.

    Sau khi kết thúc chương trình, khách hàng có cơ hội nhận thêm ưu đãi phí giao dịch đến 0,12%, miễn phí dịch vụ khách hàng ưu tiên, bên cạnh các quyền lợi có môi giới quản lý tài khoản riêng, được sử dụng hệ thống nền tảng giao dịch đa dạng: Vweb, Vmobile, Vpro…
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://ndh.vn/ket-qua-kinh-doanh/ghi-nhan-doanh-thu-nha-tu-liem-lai-quy-ii-tang-21-1296857.html
    Tính đến cuối kỳ, hàng tồn kho hơn 1.237 tỷ đồng, tăng 80 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu là chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang tại một số dự án như Dịch Vọng, Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32 (Hà Nội), Khu 23 ha TP Hạ Long (Quảng Ninh)...

    Người mua trả tiền trước ngắn hạn gấp hơn 4 lần trong kỳ, đạt 251 tỷ đồng. Vay nợ tài chính ngắn hạn gần 291 tỷ đồng, tương đương đầu năm. Công ty không có vay nợ tài chính dài hạn.
    --- Gộp bài viết, 06/08/2021 ---
    9 phiên xanh liên tiếp + cuối tuần hay 1 số cổ phiếu như DRC... đã chạm TP1 ace nên chú ý bảo toàn lãi nhé. GL!
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    3 giấc mơ của tôi nhiều khả năng cái số 1 sắp ra tin, nên dòng BĐS nó chạy nhanh thật :D
    Có mỗi 2 con gà què NTL DPG chán quá =))

Chia sẻ trang này