1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những lời bố mẹ dặn con trước khi lập gia đình ( xin phép mod ).

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi khanhbd, 14/05/2013.

4227 người đang online, trong đó có 308 thành viên. 00:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8554 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Chắc có lẻ không có đâu, hàng đó là độc quyền đấy =))

    v\:-* {behavior:url(#default#VML);} o\:-* {behavior:url(#default#VML);} w\:-* {behavior:url(#default#VML);} .shape {behavior:url(#default#VML);} [FONT=&quot]* Trong con người chúng ta đều có 2 mặt thiện và ác. . . :)>-
    Khi cái thiện bị dẫm nát thì chắc chắn cái ác sẽ lên ngôi.! ^:)^

    Và nếu đã lỡ dẫm nát cái thiện thì cứ tiện tay bóp tan cái ác
    . =))


    [/FONT]
    Normal 0 false false false MicrosoftInternetExplorer4 /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
  2. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Nhân quả thường đến muộn khiến cho nhiều người lầm tưởng rằng đời không có báo ứng...[r23)]
  3. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Những gia đình danh tiếng bậc nhất Việt Nam

    [​IMG]




    Đó là gia đình những nhà khoa học trứ danh, từ thế hệ cha, con đều có nhiều bước tiến rực rỡ, ghi dấu ấn của mình vào thời đại, khiến ai nấy đều ngưỡng mộ.

    [​IMG]
    Gia đình cố giáo sư Nguyễn Lân – gia đình khoa bảng
    Cống hiến trọn đời cho nền giáo dục Việt Nam, được xem là người có công lớn trong việc xây dựng bộ môn và khoa tâm lí học, giáo dục học của hệ thống các trường Sư phạm ở Việt Nam - cố Giáo sư Nguyễn Lân (1906-2003) là giáo sư, nhà giáo nhân dân, nhà biên soạn từ điển, học giả nổi tiếng của Việt Nam.
    Nhắc đến Nguyễn Lân, người ta không chỉ trầm trồ kính phục bởi tài năng, đức độ của ông, mà còn ngưỡng mộ trước một gia đình mà có đến 8 người con đều là những nhà khoa học xuất sắc, nổi tiếng của đất nước.

    [​IMG]
    Bảy con trai của cố giáo sư Nguyễn Lân (từ trái qua): Nguyễn Lân Tuất, Nguyễn Lân Dũng, Nguyễn Lân Cường, Nguyễn Lân Hùng, Nguyễn Lân Tráng, Nguyễn Lân Việt, Nguyễn Lân Trung (riêng người con thứ hai - bà Nguyễn Tề Chỉnh - đã mất). Ảnh: Cường Nguyễn

    Con trai cả là giáo sư - tiến sĩ khoa học - nhạc sĩ Nguyễn Lân Tuất, người Việt Nam đầu tiên được cựu tổng thống Nga Vladimir Putin phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Công huân Liên bang Nga năm 2001, hiện đang giảng dạy tại Nhạc viện Novosibirsk, Nga.

    Người con thứ hai là tiến sĩ Nguyễn Tề Chỉnh (bà đã qua đời), nguyên giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    Giáo sư - tiến sĩ - nhà giáo nhân dân Nguyễn Lân Dũng (người con thứ ba) là một trong những nhà khoa học đầu ngành vi sinh vật học, chuyên gia cao cấp Viện Vi sinh vật và Công nghệ sinh học; đại biểu Quốc hội các khóa X, XI, XII.

    Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Cường (người con thứ tư) là nghiên cứu viên cao cấp, chuyên gia đầu ngành của bộ môn Cổ nhân học; Phó Tổng Thư ký Hội Khảo cổ học Việt Nam, giảng viên Khoa Lịch sử - Đại học Quốc gia Hà Nội.

    Giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Hùng (người con thứ năm) giữ chức Tổng Thư ký Hội Các ngành sinh học Việt Nam, giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

    Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Tráng (người con thứ sáu) hiện là giảng viên Bộ môn Hệ thống điện - Trường Đại học Bách khoa Hà Nội.

    Giáo sư - tiến sĩ - thầy thuốc nhân dân Nguyễn Lân Việt (người con thứ bảy) là viện trưởng Viện Tim mạch, Phó Chủ tịch Hội Tim mạch Việt Nam, nguyên hiệu trưởng Trường Đại học Y Hà Nội.

    Phó giáo sư - tiến sĩ Nguyễn Lân Trung (người con út) là Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội, Phó Chủ tịch Liên đoàn Bóng đá Việt Nam.

    Không những thế, tính đến 3 đời, con trai con gái, dâu rể, các cháu, gia đình Nguyễn Lân có gần 20 Giáo sư, phó Giáo sư, tiến sĩ. Và hơn hết, đại gia đình lớn của ông (với gần 60 người) luôn giữ được nền nếp gia phong, kính trên nhường dưới, anh em yêu quý nhau. Người đi trước dìu dắt người đi sau, họ đã xây đắp nên hình mẫu một đại gia đình hiếu học, tài hoa, chuẩn mực.

    [​IMG]
    Đại gia đình nhà giáo Nguyễn Lân sum họp trong ngày đầu của năm mới.

    Gia đình cố giáo sư Tôn Thất Tùng – gia đình Y Đức

    Nhắc đến ngành Y Việt Nam, người ta không thể không nhắc đến gia đình cố giáo sư Tôn Thất Tùng với những con người ghi danh mình vào lịch sử Y học, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

    Giáo sư, bác sĩ Tôn Thất Tùng (1912-1982) là một bác sĩ nổi tiếng trong lĩnh vực gan và giải phẫu gan. Trong 70 năm của một đời người, GS Tôn Thất Tùng đã có một phát minh được coi là kinh điển, và để lại trong y văn thế giới 123 công trình.

    Ông là cha đẻ của “phương pháp Tôn Thất Tùng” (phương pháp cắt gan có quy phạm). Phương pháp này được đưa vào "Bách khoa thư Nội thương – Phẫu thuật" của Pháp, và được in trong "Chọn lọc các Tài liệu Sản khoa và Phẫu thuật" của Mỹ.

    [​IMG]
    GS Tôn Thất Tùng biểu diễn phương pháp mổ gan khô do ông sáng tạo tại Pháp. Ảnh: Internet

    Cuốn "Phẫu thuật cắt gan" của Tôn Thất Tùng được Nhà xuất bản Masson in ở Pháp, sau đó, được Nhà xuất bản Meditsina dịch, in ở Nga. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Viện sĩ Viện Hàn lâm Y học Liên Xô. Ngoài ra, ông còn được Viện Hàn lâm Phẫu thuật Paris tặng Huy chương Lannelongue cho nhà phẫu thuật xuất sắc nhất thế giới.

    Ông còn đào tạo ra nhiều thế hệ bác sĩ tài năng tại Trường Đại học Y Hà Nội và từng giữ cương vị Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

    3 người con của ông là Tôn Nữ Ngọc Trân, Tôn Nữ Hồng Tâm và Tôn Thất Bách đều tiếp nối sự nghiệp của cha bước vào ngành Y. Trong đó, nổi tiếng nhất là Phó Giáo sư - Viện sĩ, Bác sĩ Tôn Thất Bách - nguyên Hiệu trưởng Đại học Y Hà Nội, nguyên Giám đốc Bệnh viện Việt Đức, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội.

    [​IMG]
    Gia đình GS Tôn Thất Tùng chụp chung với những người bạn.

    Tôn Thất Bách (1946 - 2004) là chuyên gia đầu ngành về tim mạch của Việt Nam và thế giới. Ông là Phó Giáo sư Y học, Nhà giáo Nhân dân, Viện sỹ Viện hàn lâm ngoại khoa Pháp, Viện sỹ Viện hàn lâm khoa học New York, Tiến sĩ danh dự Trường Đại học Lille - Pháp, Tiến sĩ danh dự trường Đại học Odessa - Ukraina, thành viên Hội ngoại khoa quốc tế.

    Ông từng giữ các chức vụ Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt - Đức, Hiệu trưởng trường Đại học Y Hà Nội, đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa IX, X và XI, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Quốc hội Việt Nam khoá XI.

    Gia đình Giáo sư Đặng Vũ Khiêu – Gia đình tài hoa

    GS Đặng Vũ Khiêu nổi tiếng trong nền văn hóa Việt Nam đương đại và là Viện trưởng đầu tiên của Viện Xã hội học, đặt nền móng cho sự phát triển của ngành xã hội học ở Việt Nam. Ông được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, được trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học công nghệ, Huân chương Độc lập hạng nhất và nhiều danh hiệu cao quý khác.

    Giáo sư Vũ Khiêu có 4 người con, mỗi người đều để lại dấu ấn của mình ở những lĩnh vực khác nhau. Con gái cả của ông tên Đặng Thị Quỳnh Khanh, là một cử nhân ngành sử học. Người con trai thứ hai Đặng Vũ Cảnh Khanh – giáo sư, tiến sĩ ngành xã hội học. Người con thứ ba của giáo sư Vũ Khiêu tên Đặng Vũ Hạ, vốn là một kỹ sư vô tuyến điện và người con thứ tư tên Đặng Vũ Hoa Thạch là họa sĩ.

    [​IMG]
    GS Vũ Khiêu cùng vợ chồng con trai Hạ Vũ - Tuyết Minh, cháu nội Cảnh Linh và chắt Bảo Linh

    Đặc biệt, gia đình người con trai thứ hai của ông cũng khá nổi tiếng. GS Đặng Vũ Cảnh Khanh (1947) - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu truyền thống và phát triển, là tiến sĩ xã hội học đầu tiên của miền Bắc (năm 1986), ông học tại Sophia (Bungaria) với nhà xã hội học nổi tiếng thế giới Dobianov.

    [​IMG]
    Gia đình giáo sư Cảnh Khanh và giáo sư Vũ Khiêu

    Vợ của Đặng Vũ Cảnh Khanh - giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, là giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giới và Phát triển, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn. Bà cũng là người đầu tiên nghiên cứu nạn buôn bán phụ nữ, trẻ em sang biên giới.

    Con trai duy nhất của GS Đặng Vũ Cảnh Khanh là thạc sĩ xã hội học Đặng Vũ Cảnh Linh - cháu đích tôn của GS Vũ Khiêu, hiện là Phó ban Thông tin và phổ biến của Liên hiệp các Hội KHKT Việt Nam.

    Thật vô cùng ngưỡng mộ [};-







  4. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Hi hi chắc hàng độc đấy. Dạo này bạn vẫn khoẻ chứ.[r2)][r2)][r2)][r2)]
  5. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Sự vị tha và sự ích kỷ Cuộc sống là chuỗi ngày mỗi con người tự hoàn thiện mình. Mỗi ngày là một bài học vô giá ta nhận được từ cuộc sống. Quá trình hoàn thiện mình chính là gạt bỏ đi từng cái xấu và vun đắp thêm từng cái tốt dù rất nhỏ. "Vị tha" là phẩm chất chúng ta cần rèn luyện. "Ích kỉ" là điều mỗi người nên tìm cách gạt bỏ.
    Vậy thật ra thế nào là vị tha, thế nào là ích kỉ? Vị tha là chăm lo một cách vô tư đến người khác, vì người khác mà hy sinh lợi ích, hạnh phúc của cá nhân mình. Ích kỉ nghĩa là chỉ hành động vì lợi ích riêng của mình.

    Người có lòng vị tha là người biết nghĩ đến người khác, biết tha thứ cho những lỗi lầm của họ. Trong khi người ích kỉ chỉ biết nghĩ đến mình. Họ luôn đặt lợi ích của bản thân lên trên tất cả. Và dĩ nhiên kẻ ích kỉ sẽ không dễ tha thứ nếu ai đó làm tổn thương mình.
    Chúng ta biết "nhân vô thập toàn". Đã là người ai lại không có một lần phạm phải sai lầm. Nếu mọi lỗi lầm đều không được tha thứ thì mối quan hệ giữa người với người trên thế giới này sẽ như thế nào? Vị tha là một phẩm chất không thể thiếu để thắt chặt sợi dây thân ái giữa mọi người. Và ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm. Tại sao lại nói như vậy?
    Trong mỗi con người, ai ai cũng tồn tại lòng ích kỉ. Người mạnh sẽ có khả năng đóng củi sắt con "quỷ" ích kỉ đó. Người yếu kém sẽ để nó tung hoàng tác oai tác quái. Nhưng chiếc "củi sắt" nhốt lòng ích kỉ làm bằng "lương tâm" và "ý chí". Nếu con người không giữ vững được lương tâm và ý chí của mình thì lòng ích kỉ có thể thoát ra bất cứ lúc nào. Vì thế nên mới nói ích kỉ là kẻ thù hùng mạnh nhất của lương tâm.
    Mac-đen đã từng nói: "Tính ích kỉ là nguyên nhân của mọi sự tàn ác". Từ việc chỉ biết có bản thân, người ta dễ dàng lầm lạc bước vào con đường tội lỗi. Lúc đó họ không còn biết gì đến mọi người xung quanh. Thế mới thấy, ích kỉ thật là đáng sợ.
    Không chỉ ảnh hưởng đến người xung quanh mà lòng ích kỉ còn làm hại chính người..."nuôi dưỡng" nó. Nó giống như ngọn gió sa mạc làm khô héo tất cả. Khô héo tâm hồn ta và khô héo tình cảm người khác dành cho ta nữa.
    "Nếu là con chim chiếc lá
    Thì chim phải hót, chiếc lá phải xanh
    Lẽ nào vay mà không có trả
    Sống là cho đâu chỉ phải chỉ riêng mình" (Tố Hữu)
    Con người sinh ra là để sống với cộng đồng. Kẻ ích kỉ chỉ biết lo cho bản thân sẽ không thể tồn tại hay "chết" theo cách nghĩ nào đó mà Huy-gô đã từng nói: "Kẻ nào vì mình mà sống thì vô tình kẻ ấy đã chết đối với người khác". Nói cách khác, không phải họ đang sống mà đơn giản chỉ là tồn tại. "tồn tại" chỉ thật sự nâng lên thành "sống" khi nó được bao bọc bởi tình yêu thương. Những kẻ ích kỉ liệu có được mọi người yêu mến, quý trọng?
    Vị tha là "người" đứng bên kia chí tuyến với lòng ích kỉ. Người vị tha luôn nhìn người khác bằng cái nhìn của lòng nhân từ, tình thương yêu. Họ luôn đặt mình vào vị trí của đối phương để hiểu và cảm nhận tình cảm vui buồn của những con người đó.
    Trước hết cần nói rằng sống cho vị tha chính là tự tôn trọng mình như Vệ Bá đã từng nói "Khoan dung, vị tha, bác ái là cái nền để kính mình". Để tha thứ và tỏ ra bao dung với người khác không phải dễ. Đơn giản hơn nghĩa là ai cũng biết đó là một điều tốt nhưng không phải tất cả đều làm được. Nó đòi hỏi người ta những phẩm chất nhất định. Có lẽ vì vậy mà Han-đa-rơ gọi những ai biết tha thứ là "những con người dũng cảm".
    Như đã nói ở trên thì học cách sống cho vị tha không phải dễ. Nhưng để tha thứ cho kẻ thù của mình lại càng khó gấp bội. Khi ta tỏ ra bao dung trước tội lỗi của kẻ thù chính là ta đang tự chiến thắng bản thân mình. "Tha thứ là bông hoa thượng hạng của chiến thắng" (Arixtot) Người chưa từng biết tha thứ cho kẻ thù thì chưa từng nếm một trong những thú vui tuyệt trần của thế gian.
    Khổng Tử dạy rằng "tiên trách kỉ, hậu trách nhân" (trước hãy trách mình, sau mới trách người khác). Người sống vị tha thường xét mình một cách nghiêm khắc và xét người khác một cách nhân ái, bao dung. Khắc khe với chính mình cũng là một trong những cách tiêu diệt lòng ích kỉ và xây dựng tính vị tha.
    Ta tưởng tượng lòng vị tha giống như một khu vườn. "Vị tha" trong suy nghĩ là đất, "vị tha" trong lời nói là hoa và "vị tha" trong việc làm là quả. Từ lúc vun trồng cho tới khi ra hoa kết quả, lòng vị tha phải trải qua quá trình nuôi dưỡng lâu dài. Đồng thời cũng nên nhớ rằng người ta chỉ thật sự tha thứ khi học được cách để quên. Cũng như một cái cây làm sao có thể phát triển xanh tươi nếu mảnh đất nuôi lớn nó quá cằn cỗi. Vì thế khi nói rằng "Tôi có thể tha thứ nhưng tôi không thể quên" chỉ là một biến thể của câu "Tôi không thể tha thứ".
    Tuy nhiên , việc gì cũng có giới hạn nhất định. Cái gì "quá" cũng không tốt. Vị tha không có nghĩa là hy sinh một cách mù quáng, nhắm mắt bỏ qua tất cả mọi tội lỗi. Đó gọi là ngu dốt. Hành động vị tha phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí. Ích kỉ cũng như vậy. Nói nó xấu không có nghĩa là bản thân chúng ta không được phép nghĩ cho riêng mình mà hãy nghĩ cho mình trên cơ sở lợi ích của người khác.
    Trước những thử thách của cuộc sống ta cần phân định rõ đâu là ranh giới giữa đúng và sai. Từ đó lựa chọn cho mình một cách cư xử phù hợp. Phẩm chất thì không có chuẩn mực. Mỗi người phải có toà án lương tâm để định hướng cho hành động của mình. Nghĩ tới người khác không đồng nghĩa với việc tự lãng quên bản thân. Biết bảo vệ quyền lợi cá nhân không có nghĩ là đạp đổ hạnh phúc của người khác. Vị tha và ích kỉ cần áp dụng và hạn chế cho phù hợp. Làm được điều đó cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn. Nhắc đến vị tha và ích kỉ, tôi lại nghĩ về câu nói: "Thêm một chút vị tha và vứt đi một phần ích kỉ sẽ thấy cuộc sống là màu hồng"...

  6. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Rất cảm ơn bạn[};-
    Mình vẫn khỏe chỉ hơi sức mẻ một tí. Còn bạn thế nào, đã vào hay chưa ? :-bd

    [​IMG]
  7. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Mình vẫn đứng ngoài.Mình nghĩ thị trường có thể còn giảm 1 đoạn nữa.[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
  8. khanhbd

    khanhbd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2010
    Đã được thích:
    8.503
    Vậy là tốt rồi [r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)]
    Hôm nay mình nghĩ buổi sáng sẽ giảm theo xu thế TG, nhưng chiều sẽ xanh trở lại :-bd
  9. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182
    Chiều nay mà xanh thì càng xấu bạn ạ. Thị trường hôm nay sẽ đỏ. he he:)>-
  10. yht267

    yht267 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/08/2010
    Đã được thích:
    182

    Có thể đỏ mạnh
    .:)>-:)>-:)>-:)>-=))=))=))

Chia sẻ trang này