Những lý do nên rời bỏ TTCK ngay trong thời gian này

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Master9999, 08/05/2010.

4075 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 08:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 33925 lượt đọc và 323 bài trả lời
  1. Master9999

    Master9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Nếu TT giảm điểm với khối lượng cao thì sure là đỉnh, còn nếu hấp thụ được hết lượng xả hàng thì quá tốt, nhưng việc đó gần như không thể, đợt vừa rồi dòng tiền rất yếu, không đủ sức để đẩy TT lên, giờ tâm lý hoảng loạn đang diễn ra, việc bỏ tiền ra mua lại càng bị hạn chế
  2. f668

    f668 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/04/2010
    Đã được thích:
    65
    Chính phủ nhóm nền kinh tế lớn nhất châu Âu chính thức đồng ý cứu Hy Lạp
    [​IMG]

    Đức đóng góp 22,4 tỷ euro cho gói giải cứu Hy Lạp. Châu Âu ngoài ra còn lập một quỹ khẩn cấp để giám sát tình hình tại Hy Lạp.


    [​IMG] Hy Lạp đang bên bờ vực thẳm
    [​IMG] S&P cho rằng khủng hoảng Hy Lạp sẽ không lan sang châu Á
    [​IMG] Chính phủ Mỹ tuyên bố ủng hộ Hy Lạp

    Quốc hội Đức đã chính thức chấp thuận gói giải cứu khẩn cấp dành cho Hy Lạp. Gói giải cứu này được đưa ra bởi Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Liên minh châu Âu.

    Thủ tướng Đức nằm trong nhóm quan chức kinh tế hàng đầu châu Âu yêu cầu áp dụng điều kiện chặt chẽ đối với Hy Lạp

    Quyết định của Đức được đưa ra ở thời điểm nhiều nước khác trong khu vực đồng tiền chung châu Âu như Pháp, Ý đã chấp thuận gói giải cứu dành cho Hy Lạp.

    Lãnh đạo 16 nước khu vực đồng tiền chung châu Âu nhóm họp tại Brussels vào tối ngày thứ Sáu để bàn về chi tiết cuối cùng của gói cứu trợ với tổng chi phí 110 tỷ euro tương đương khoảng 140 tỷ USD.

    Trước thềm cuộc họp, Bộ trưởng Tài chính nhóm nước G7, trong đó bao gồm Mỹ, Anh, Nhật và Canada, ngoài ra là 3 nước thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu là Đức, Pháp, Ý sắp xếp buổi họp để bàn luận giải quyết những lo lắng về khả năng kiềm chế khủng hoảng tài chính tại Hy Lạp, ngăn khủng hoảng không lan ra các nước châu Âu khác.

    Đức đóng góp 22,4 tỷ euro cho gói giải cứu Hy Lạp. Thủ tướng và Bộ trưởng Tài chính Đức thời gian gần đây đã thể hiện sự ủng hộ với việc cứu Hy Lạp.

    Cả hai chính trị gia cho rằng cứu Hy Lạp không chỉ là giúp đảm bảo ổn định đồng euro mà còn tạo ra nhiều ảnh hưởng tích cực với liên minh kinh tế, chính trị tại châu Âu.

    Bộ trưởng Tài chính Đức tuyên bố: “Nếu mạo hiểm với Hy Lạp, sẽ hết sức mạo hiểm nếu một thành viên thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu phá sản. Chúng ta cần phải loại bỏ bất kỳ nỗ lực tự trả nợ nào của Hy Lạp nếu chúng ta còn muốn giữ ổn định đồng euro.”


  3. tapphilu

    tapphilu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/07/2009
    Đã được thích:
    1.973
    Mặc khủng hoảng châu Âu, nước ngoài vẫn lạc quan về kinh tế VN Thứ bảy, 8/5/2010, 13:05 GMT+7 Giới đầu tư nước ngoài đang nhận định rất khả quan về kinh tế Việt Nam trong bối cảnh thế giới vẫn nhiều lo ngại về khủng hoảng nợ quốc gia ở một số nước châu Âu.

    * Chuyện trò trực tiếp cùng giới đầu tư

    Tại một hội thảo ở Hà Nội, nhà kinh tế học của Barclay Capital, bà Prakriti Sofat cho rằng, kinh tế Việt Nam đang phát triển tốt, hoàn toàn trái ngược với quan điểm bi quan về kinh tế Việt Nam của tổ chức tín nhiệm Fitch Ratings. Bà Prakriti Sofat không đồng tình với Fitch trong việc xếp hạng Việt Nam ở mức BB và nhận định, Việt Nam là một trong các thị trường mới nổi của châu Á có định hướng phát triển kinh tế đúng đắn.
    Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hạng Chỉ số Lòng tin kinh doanh (TCI) do Ngân hàng HSBC công bố ngày 4/5 sau khi tiến hành khảo sát tại 17 quốc gia và vùng lãnh thổ. Vị trí này cho thấy, Việt Nam là nơi được giới doanh nhân nước ngoài tin tưởng khi làm ăn tại đây.
    Theo bảng xếp hạng TCI, trên thang điểm từ 0-200, Việt Nam được 132 điểm, sau Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (134 điểm) và Ấn Độ (133 điểm), nhưng cao hơn rất nhiều so với các nền kinh tế xếp sau như Hồng Kông hay Singapore (111 điểm), hai trung tâm kinh tế lớn tại châu Á.
    Nhìn chung giới đầu tư, kinh doanh nước ngoài đều thừa nhận, Việt Nam đang hấp dẫn giới đầu tư nước ngoài với mức dân số đông 86 triệu người và tỷ lệ tiêu dùng cao, lao động giá rẻ, năng suất cao và môi trường chính trị ổn định. Những tin tức vĩ mô này chắc chắn sẽ hậu thuẫn cho đà tăng điểm của TTCK trong thời gian tới.
    Thường có một khoảng thời gian trễ nhất định để nhận định tích cực về kinh tế vĩ mô của giới chuyên môn, nhà đầu tư chuyên nghiệp có thể tác động đến TTCK. Do các nhà đầu tư đại chúng phải mất một thời gian sau mới nhận ra được những điều mà giới chuyên môn đã nhận biết từ trước nhờ phân tích các yếu tố tài chính tiền tệ. Đó là lý do vì sao các nhà đầu tư nước ngoài thường mua trước và bán trước khi TTCK còn đang tiếp tục đi xuống hoặc tăng lên.
    Nhà đầu tư nước ngoài cũng nhạy cảm với tin tức thế giới hơn nhà đầu tư trong nước, vì thế, việc TTCK thế giới giảm điểm do lo ngại khủng hoảng nợ công cũng làm giảm việc mua ròng của khối nhà đầu tư ngoại, trong khi các nhà đầu tư nội vẫn hăm hở đánh lên các cổ phiếu nhỏ.
    Từ đầu năm đến nay, TTCK giao dịch trong bối cảnh khi thị trường trong nước giảm điểm do kinh tế vĩ mô còn chưa ổn định, lạm phát có nguy cơ tăng cao thì TTCK Mỹ và các nước khác tăng vững chắc. Khi kinh tế trong nước ổn định, lạm phát được kiềm chế, tỷ giá được kiểm soát và chứng khoán bắt đầu vào chu kỳ tăng giá mới thì thị trường nước ngoài lại giảm mạnh vì lo ngại khủng hoảng nợ. Chính bối cảnh lúc trong ấm thì ngoại lại chưa êm hoặc ngược lại đã làm kìm hãm đà tăng điểm của thị trường. Nhà đầu tư cần lưu ý, phức tạp của thị trường hiện nay là rủi ro đến từ cả bên trong và bên ngoài và đặc biệt, cần cảnh giác với những biến động của tình hình kinh tế, tài chính thế giới. (Nguồn: ĐTCK, 8/5)
  4. bistock

    bistock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    2
    Ôi bác bảo thủ quá, bác đọc bài "sáng làm đại gia chứng khoán chiều làm ôsin" trên vnexpress đi. không thể coi thường trái tim đàn bà được đâu!
  5. Master9999

    Master9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Đây là mô hình tương đối chuẩn về tâm lý dành cho tất cả các chu kỳ, chứ không phải năm nào cả, bất cứ một con sóng nào cũng có những trạng thái tâm lý như vậy cả, bác kiểm nghiệm sẽ thấy sự chính xác, ít nhất là 4 năm nay em dùng mô hình này, và thấy rất chính xác[r2)]
  6. kiemtienck

    kiemtienck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0
    [r23)][r23)][r23)]Thứ hai nhớ vào mà xem lượng giao dich nhé !!!
  7. Benten2005

    Benten2005 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/01/2010
    Đã được thích:
    0
    VN ko bị ảnh hưởng với thế giới (ko đáng kể), vĩ mô VN đang rất tốt thậm chí còn được hưởng lợi từ 1 số nước đang yếu đi ở khu vực ĐNÁ. VN đang là Chủ tịch ASEAN được lợi nhiều trong cả chính trị, ngoại giao, kinh tế. Vấn đề chỉ là tâm lý của nhà đầu tư. Kính.
  8. kiemtienck

    kiemtienck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/04/2010
    Đã được thích:
    0
  9. bistock

    bistock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    2
    Đồng quan điểm với bạn, mình cũng ưa thích dùng cái đồ thị này nhiều năm roài [r2)][r2)][r2)]
  10. bistock

    bistock Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Đã được thích:
    2
    Bác thích tranh luận về giao dịch chứ gì, bao giờ hôm sau ngày giao dịch có khối lượng khủng thì sẽ lèo tèo
    [​IMG]

Chia sẻ trang này