Những người tuổi Gà đánh chứng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 27/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2704 người đang online, trong đó có 89 thành viên. 06:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4099 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Chứng khoán: Thời điểm lấy lại vị thế









    [​IMG]
    Gánh nặng đè lên hệ thống ngân hàng trong bối cảnh hàng loạt doanh nghiệp thoi thóp thở ô-xy là lúc các nhà lãnh đạo đặt nhiều kỳ vọng về khả năng huy động vốn của chứng khoán.
    Đây là thời điểm chứng khoán lấy lại vị thế?
    Tiếng cồng đầu năm mới

    Ngay sau tiếng cồng mở cửa phiên giao dịch đầu tiên năm Nhâm Thìn sáng 30/1, Bộ trưởng Tài chính Vương Đình Huệ đã có những trao đổi khẳng định quan điểm nhất quán của Bộ Tài chính là coi thị trường chứng khoán (TTCK) là kênh huy động vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế.

    Bộ trưởng khẳng định, quan điểm của Chính phủ cũng như Bộ Tài chính là song hành với sự phát triển của thị trường tín dụng, thì TTCK cũng đồng hành với thị trường tín dụng để tài trợ vốn cho nền kinh tế.

    Theo Bộ trưởng, TTCK là phong vũ biểu đo lường kinh tế vĩ mô. Ngược lại, kinh tế vĩ mô mà tốt thì cũng là yếu tố thúc đẩy TTCK ổn định, tăng trưởng và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp huy động được nhiều vốn trên thị trường.
    Trên thực tế, sự có mặt khai xuân của Bộ trưởng Tài chính đã cho thấy sự quan tâm khá đặc biệt đối với thị trường này. Một giải pháp được bộ trưởng đề cập tới nhằm tháo gỡ khó khăn cả về ngắn hạn và dài hạn cho các doanh nghiệp - cơ sở cốt lõi cho sự hồi phục của TTCK là hỗ trợ phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp.

    Có thể nói, trong năm qua đa số các doanh nghiệp đã gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó, khó khăn nhất là vấn đề thiếu vốn, mất thanh khoản. Tín dụng bị thắt chặt là nguyên nhân chính. Trong năm mới, theo kế hoạch thì tín dụng vẫn được điều hành thận trọng, kiềm chế lạm phát vẫn là nhiệm vụ cốt lỗi.

    Việc phát triển thị trường trái phiếu là một điều tất yếu. Nó giúp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn dài hạn với chi phí thấp.

    Đề cập tới giải pháp này, Bộ trưởng Tài chính cho biết đã phối hợp với các Bộ ngành và các tổ chức quốc tế để xây dựng định giá tín nhiệm của các doanh nghiệp để các doanh nghiệp phát triển được thị trường trái phiếu doanh nghiệp. Bên cạnh đó là tiến hành xây dựng các chỉ số nâng cao mức tín nhiệm của quốc gia.

    Tín hiệu tích cực

    Trái ngược với tâm lý bi quan cách đây một tháng, trong tuần trước Tết và những ngày đầu năm mới, thị trường đã có những tiến triển khá tích cực. Đã có nhiều tín hiệu cho thấy thị trườngcó thể đã vượt qua giai đoạn khó khăn nhất.

    Trước hết, tình hình lạm phát đã ổn định trở lại. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 1 - tháng giáp Tết đã không vượt quá 1% tạo tiền đề cho việc giảm lãi suất trong năm 2012. Nhiều khả năng CPI tháng 2 sẽ đứng ở mức thấp và đây là cơ sở để hạ lãi suất trần huy động về 12% hoặc thận trọng hơn là 13%.

    Trước đó, NHNN cũng đã bật tín hiệu cho biết có thể sẽ tính tới chuyện hạ lãi suất trong quý II.

    Sự thận trọng trong việc kiểm soát lạm phát là cần thiết. Những gì đã làm trong thời gian vừa qua đã phát huy hiệu quả trông thấy. Tuy nhiên, nhiều khả năng việc nới lỏng có thể được thực hiện khi mà các nước phát triển như Mỹ và châu Âu đang tiếp duy trì lãi suất ở mức thấp. Trong khi đó, các nước đang phát triển cũng đã bước đầu giảm lãi suất để tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp, tăng cường xuất khẩu, tạo đà hồi phục, tăng trưởng kinh tế. Khả năng Việt Nam hạ lãi suất là rất có thể xảy ra.

    Một tín hiệu quan trọng khác chính là sự quan tâm đặc biệt của Chính phủ tới TTCK. Bộ Tài chính và Chính phủ đang nhìn nhận lại vai trò huy động vốn của TTCK một cách nghiêm túc. TTCK sẽ được tái cấu trúc để phát triển song song với hệ thống ngân hàng để giảm nhẹ gánh nặng cho chính hệ thống này.

    Thực tế vẫn còn nhiều khó khăn

    Trên thực tế, hiện tại các doanh nghiệp vẫn đang gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của việc thiếu vốn và lãi suất quá cao trong suốt năm vừa qua. Các doanh nghiệp này cần nhiều thời gian để phục hồi.

    Dòng tiền trong năm 2012 dự kiến vẫn sẽ hạn chế. Thị trường bất động sản có thể vẫn còn ảm đạm kéo dài.

    Bên cạnh đó là những biến động phức tạp tại Mỹ, châu Âu và nguy cơ bất ổn giá dầu mỏ vẫn hiện diện. Tất cả những yếu tố này sẽ còn ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và công ty niêm yết nói riêng.

    Trả lời câu hỏi nhận định như thế nào về sự phát triển của TTCK trong năm 2012, người đứng đầu Bộ Tài chính cho rằng năm nay kinh tế thế giới và Việt Nam vẫn gặp khó khăn. Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam vẫn phát triển khá hơn trong tương lai ngắn hạn và trung hạn. "Các nhà đầu tư yên tâm với việc tin vào Chính phủ, tin vào các chính sách tái cấu trúc thì TTCK sẽ vượt qua khó khăn, phát triển hơn năm 2011", Bộ trưởng chia sẻ.

    Cũng theo ông Huệ, Bộ Tài chính và Ủy ban chứng khoán nhà nước đang triển khai quyết liệt chiến lược chính sách phát triển TTCK đến năm 2020 cùng với việc bắt tay vào thực hiện ngay những ngày đầu năm tái cấu trúc TTCK, công ty chứng khoán và các công ty bảo hiểm cũng như các định chế tài chính tín dụng khác.

    Và theo đó, TTCK năm 2012 sẽ ổn định đi vào thế ổn định vững chắc trong tương lai trung và dài hạn.

    Tái cấu trúc TTCK nói riêng và tái cấu trúc nền kinh tế là một quá trình lâu dài. Những khó khăn nhất dường như đã qua đi. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp cần thời gian để ổn định và mở rộng lại sản xuất và kinh doanh và thị trường cần thời gian để hồi phục mạnh mẽ. Điều quan trọng nhất là quá trình tái cấu trúc từ vĩ mô tới vi mô đã thực sự bắt đầu.

    Theo Mạnh Hà
    VEF
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    function openWindow(url) { window.open(url, 'NewsAction', 'status=no,toolbar=no,menubar=no,location=no,resizable=yes,scrollbars=yes, width=600, height=600', true); } function saveNews(newsID) { callbackSaveNews.callback(newsID); return false; } function onSaveNewsComplete(result) { alert('Tin đã được lưu vào sổ tay. Bạn có thể vào sổ tay của mình để xem lại các thông tin đã lưu.'); } $(document).ready(function () { var count = $(".relatedStocksList > li").size(); if (count > 3) { $(".showRelatedQuotes").show(); $(".relatedStocksList > li").each(function (index) { if (index >= 3) { $(this).hide(); } }); } else { $(".showRelatedQuotes").hide(); } $("#textComment").focus(function () { var isLoggedIn = false; if (!isLoggedIn) { var loginUrl = 'http://www.stockbiz.vn/Pages/Login.aspx'; modalWindowLogin.set_url(loginUrl); modalWindowLogin.open(); } }); }); function onLogin(result) { if (result == 'LoggedIn') { location.reload(); } } function showAllRelatedQuotes() { $(".relatedStocksList > li").each(function (index) { if (index >= 3) { $(this).show(); } }); $(".showRelatedQuotes").hide(); return false; } function postComments() { var comments = $('#textComment').val(); if (comments == '') { alert("Bạn phải nhập nội dung bình luận."); } else { callbackPostComments.callback(comments); } return false; } function onPostCommentsComplete(sender, eventArgs) { clearComments(); alert("Bình luận của bạn đã được gửi nhưng cần phải được duyệt trước khi đăng."); //$("#commentMsg").text("Bình luận của bạn cần được duyệt trước khi đăng."); } function onPostCommentsError(sender, eventArgs) { alert("Có lỗi xảy ra khi gửi bình luận. Vui lòng thử lại sau."); } function clearComments() { $('#textComment').val(""); } function refreshComments(page) { callbackComments.callback(page); return false; }CTCK ồ ạt tung báo cáo về TTCK 2012
    Nguồn tin: Đầu tư Chứng khoán điện tử | 01/02/2012 3:02:03 CH
    [​IMG] In tin | [​IMG] Lưu vào sổ tay | [​IMG] RSS

    [​IMG] Nền kinh tế sẽ có nhiều điểm tích cực và TTCK mở ra cơ hội khi sắp chạm đến đáy.

    Kinh tế và TTCK năm 2012 sẽ tốt hơn hay tệ hơn năm 2011? Theo báo cáo mới nhất của các CTCK, câu trả lời dù chưa rõ ràng, nhưng kinh tế sẽ có nhiều điểm tích cực và TTCK mở ra cơ hội khi sắp chạm đến đáy.

    Nhiều kịch bản kinh tế

    Trong báo cáo năm 2012 gửi các NĐT, CTCK Sài Gòn (SSI[​IMG]) đặt tiêu đề: Flying Dragon or Dragonfly? (tạm dịch: Rồng bay lên hay chuồn chuồn?), cho thấy sự thận trọng trong dự báo kinh tế vĩ mô Việt Nam năm Rồng. Bức tranh vĩ mô mà SSI[​IMG] vẽ ra phụ thuộc khá nhiều vào việc tái cấu trúc hệ thống ngân hàng, đầu tư công và nhóm DN nhà nước.

    Mở đầu báo cáo, phần vĩ mô, SSI[​IMG] nhận xét: “Năm 2011 có nhiều nét tương đồng so với năm 2008, nhưng liệu năm 2012 có lặp lại kịch bản của 2009? Chúng tôi cho rằng không. Những gì chúng ta sẽ phải đối mặt trong năm 2012 sẽ thách thức hơn rất nhiều”.

    Ngoài những rủi ro chung của toàn cầu, theo SSI[​IMG], kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những thách thức như: thắt chặt đầu tư công, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) dù có giảm so với 2011 nhưng vẫn ở khoảng 12% do sự tăng giá bề rộng (năm 2009 là 6,52%), thanh khoản và nợ xấu tiếp tục là khó khăn của các ngân hàng nhỏ và tái cấu trúc tập trung chủ yếu vào nhóm ngân hàng và DN nhà nước (điểm khác biệt lớn so với năm 2009).

    CTCK Bản Việt (VCSC) và CTCK Sài Gòn - Hà Nội (SHS[​IMG]) thì đưa ra các kịch bản vĩ mô cho năm 2012 với các khả năng thận trọng, lạc quan và trung bình. VCSC đưa ra 3 kịch bản với GDP tăng trưởng lần lượt ở mức 5,5%, 5,9% và 6,8%; tương ứng với các kịch bản CPI là 10%, 13,6% và 9,3%; tỷ giá USD/VND[​IMG] tương ứng 22.130, 21.275, 20.780. Trong số 3 kịch bản này, VCSC nghiêng về kịch bản 1, với GDP tăng 5,5%, tỷ giá USD/VND[​IMG] tăng 4%. Tuy nhiên, SHS[​IMG] nhận định, tăng trưởng GDP 2012 có thể đạt 6 - 6,4%, tùy theo ưu tiên mục tiêu điều hành chính sách vĩ mô của Chính phủ là ổn định hay kết hợp ổn định và khôi phục tăng trưởng; CPI trong khoảng 8,4 - 10,5%.

    CTCK Bảo Việt (BVSC) thì dự báo CPI năm 2012 sẽ giảm về mức 8 - 9%. Thâm hụt cán cân thương mại ở mức khoảng 10 tỷ USD, tuy nhiên sẽ được bù lại bởi các dòng vốn nước ngoài như FDI, FII, ODA, trong đó giải ngân FDI khoảng 9 - 10 tỷ USD, FII ròng khoảng 1 tỷ USD, kiều hối khoảng 8 tỷ USD, ODA khoảng 3,65 tỷ USD. Tỷ giá USD/VND[​IMG] được BVSC ước trong khoảng 21.700 - 22.100. Về lãi suất, BVSC dự báo mức lãi suất huy động từ cuối quý I có thể giảm về khoảng 11 - 12%, lãi suất cho vay 15 - 16%/năm.

    TTCK sắp chạm đáy

    Báo cáo của các CTCK cho thấy, định giá chứng khoán đang ở mức thấp. VCSC nhận định, 70% khả năng TTCK sẽ tăng điểm khoảng 20% so với cuối năm 2011, chỉ có khoảng 30% khả năng đi ngang (giảm 3% đến tăng 5%). Theo VCSC, dù được hỗ trợ bởi các yếu tố tích cực như lãi suất, lạm phát giảm, triển vọng tích cực cho nhóm ngân hàng…, nhưng thị trường cũng chịu tác động không tốt từ việc giải chấp trong hoạt động ký quỹ, hạn chế tín dụng phi sản xuất, nợ xấu, giá điện tăng…

    Còn theo SHS[​IMG], Việt Nam vẫn đang ở giai đoạn tăng trưởng chậm lại, lạm phát cao nên đầu tư cổ phiếu có ít cơ hội thành công. Cần đợi đến lúc lạm phát bình ổn ở mức thấp thì có thể nghĩ đến việc đầu tư cổ phiếu, trong đó ưu tiên chọn cổ phiếu có tính phòng thủ trước, khi có tín hiệu phục hồi kinh tế mới chọn cổ phiếu có tính chu kỳ. Quan điểm về chiến lược đầu tư năm 2012 của SHS[​IMG] là an toàn và bảo toàn vốn.

    Cùng chung quan điểm với SHS[​IMG], SSI[​IMG] cho rằng, thị trường có thể vẫn chưa tới đáy. Định giá toàn thị trường (P/E, ngoại trừ MSN[​IMG], VIC[​IMG], BVH[​IMG]) năm 2012 có thể sẽ giảm về 6,1 lần từ mức 6,77 lần năm 2011. Hai ngành đáng quan tâm là hàng tiêu dùng và dược phẩm, với các cổ phiếu như: CTG[​IMG], DHG[​IMG], DIG[​IMG], DRC[​IMG], EIB[​IMG], FPT[​IMG], HAG[​IMG], HVG[​IMG], NTP[​IMG], SBT[​IMG], VCB[​IMG], VNM[​IMG]VSH[​IMG].


  3. budachi0111

    budachi0111 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    205
    Tý ra làm quả nhẫn vậy ! [:D] Năm mới chưa kiếm được đồng nào đã phải mua quả nhẫn rồi ! [:D]
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Chọn cổ phiếu tốt theo phong cách Warrent Buffet

    Có nhiều cách thức lựa chọn CP khác nhau và đều có thể đem lại lợi nhuận cao, nhưng với sự bền vững, chắc chắn của lợi nhuận thì CP được lựa chọn phải được thực hiện trên một hệ thống mang tính nguyên tắc.
    Bài viết này mong muốn chia sẻ một trong những cách thức tiếp cận CP tốt theo phong cách của nhà đầu tư vĩ đại Warrent Buffet.

    Theo NĐT huyền thoại này, một CP được coi là tốt nếu thỏa mãn được 5 tiêu chí chính như sau:


    1/ Lợi nhuận để tăng trưởng
    Một Cty không tăng trưởng là một Cty chết, chính vì vậy, lợi nhuận Cty làm ra cần được tái đầu tư để DN phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Tùy từng ngành nghề cũng như giai đoạn phát triển khác nhau mà tỉ lệ lợi nhuận giữ lại khác nhau. Mức tăng trưởng 10-15%/năm được coi là hợp lý, từ 20% trở lên được coi là xuất sắc.

    2/ Tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

    Chỉ tiêu lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đo lường khả năng sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra để kinh doanh càng cao càng tốt. Tuy nhiên, đây không phải là tiêu chí duy nhất, mà là khả năng sử dụng hợp lý lợi nhuận cao đó vào mục tiêu tăng trưởng dài hạn. Thông thường ở Việt Nam ROE của các DN niêm yết khoảng 10-15%, ROE từ 20% trở lên thường chỉ có ở các DN ở giai đoạn đầu mới phát triển hoặc trong ngành đặc thù.

    3/ Nợ vay ở mức hợp lý tối thiểu

    Nợ vay được phép tính lãi vay như một dạng chi phí (chi phí tài chính) và được khấu trừ thuế, trong khi vốn chủ sở hữu sử dụng trong kinh doanh vẫn không được miễn giảm thuế. Vì vậy, các DN thường có xu hướng vay càng nhiều càng tốt. Tuy nhiên, tiêu chí là mức nợ vay phải hợp lý tối thiểu, đủ để phát triển sản xuất kinh doanh, đồng thời tận dụng ưu đãi về thuế đối với chi phí lãi vay, đồng thời đảm bảo lợi ích cổ đông.

    4/ Ban lãnh đạo mạnh

    Ban lãnh đạo của DN chính là linh hồn của DN. Một DN chỉ có thể mạnh, phát triển bền vững trong trường hợp, lãnh đạo DN có trình độ chuyên môn, tâm huyết với ngành nghề, cam kết và nỗ lực phát triển DN lâu dài, bền vững, mọi quyết định đều đảm bảo cam kết vì lợi ích của cổ đông.

    5/ Mô hình kinh doanh đơn giản

    Xuất phát từ quan điểm, không đầu tư vào doanh nghiệp mà chúng ta không hiểu rõ bản chất kinh doanh, việc đi từ những DN có mô hình kinh doanh phổ thông, đơn giản là điều cần thiết. Kinh doanh đa ngành sẽ khiến cho việc quản lý khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh có thể giảm và có thể khiến DN mất định hướng.

  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    ITA khủng long [r2)][r2)][r2)]
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    EuroCham: Chỉ số môi trường kinh doanh của Việt Nam lên 56 điểm (02-02-2012)

    Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư cho năm 2012, 48% doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư, trong khi 31% muốn duy trì mức đầu tư của họ.

    Kết quả của cuộc khảo sát lần thứ 6 về Chỉ số kinh doanh của các doanh nghiệp châu Âu hàng quý do EuroCham thực hiện vào tháng 1/2012 và công bố hôm 1/2 cho thấy mức độ tin cậy và triển vọng kinh doanh trong cộng đồng doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam đã ổn định và cho thấy một sự gia tăng khiêm tốn sau khi đã giảm 11 điểm trong quý 4 của năm 2011.


    Ông Alain Cany, Chủ tịch EuroCham nhận xét về cuộc khảo sát: “Sự tăng nhẹ của chỉ số môi trường kinh doanh của EuroCham lên 56 điểm cho thấy sự tạm dừng của xu hướng đi xuống về lòng tin của doanh nghiệp như chúng ta đã thấy trong năm 2011. Tuy nhiên, mức độ lòng tin của doanh nghiệp vẫn còn xa so với mức của năm ngoái. Điều đó cho thấy sự không chắc chắn giữa các nhà đầu tư vẫn còn. Các vấn đề cơ cấu chính vẫn chưa được giải quyết như việc tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước và ổn định môi trường kinh tế vĩ mô là hai ví dụ chính.”


    26% số doanh nghiệp có quan điểm tiêu cực về tình hình kinh doanh hiện tại


    40% doanh nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát thuộc ngành công nghiệp dịch vụ, một phần tư thuộc ngành sản xuất và thương mại, còn lại thuộc các ngành khác.


    Có sự thay đổi nhỏ trong tình hình kinh doanh


    38% doanh nghiệp đánh giá tình hình kinh doanh của họ là trung bình, giảm nhẹ so với tỉ lệ 45% trong lần khảo sát lần trước.


    Số đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc” về tình hình kinh doanh hiện tại của họ chiếm 36%, tăng nhẹ so với tỉ lệ 32% của quý trước, nhưng vẫn thấp hơn nhiều so với tỉ lệ 64% doanh nghiệp hài lòng với tình hình kinh doanh hiện tại vào cùng thời gian này năm ngoái.


    Số doanh nghiệp có quan điểm tiêu cực về tình hình kinh doanh hiện tại vẫn hầu như không đổi so với quý trước là 26%, nhưng cao hơn 14% so với năm trước


    6 tháng đầu năm 2012 có ¼ số doanh nghiệp có cái nhìn bi quan về kinh doanh


    Kết quả khảo sát cho biết, có 39% doanh nghiệp đánh giá “tốt” hoặc “xuất sắc”. Điều này cho thấy sự tăng 12% so với quý trước, nhưng nếu so với đánh giá về triển vọng kinh doanh tích cực cùng thời gian này năm ngoái thì số đánh giá của năm ngoái là 72%. Một phần tư lượng phản hồi có cái nhìn bi quan về kinh doanh trong 6 tháng trước.


    Những kết quả trên vẫn chưa thực sự tích cực, nhưng chúng ta có thể nhìn thấy rằng chiều hướng đi xuống liên tục về quan điểm kinh doanh đã tạm thời dừng lại.


    24% doanh nghiệp có kế hoạch giảm đầu tư trong trung hạn tại Việt Nam


    Khi được hỏi về kế hoạch đầu tư cho năm 2012, có 38% doanh nghiệp có kế hoạch tăng đầu tư “ít” hoặc “nhiều” (10%), trong khi 31% muốn duy trì mức đầu tư của họ và 24% có kế hoạch giảm đầu tư tại Việt Nam trong trung hạn. Điều này cho thấy sự giãn ra của thái độ "đợi" và "xem" mà chúng ta thấy trong quý trước. Trong khi điều này thể hiện sự phát triển tích cực thì so với cùng thời gian này năm ngoái, số phản hồi về kế hoạch tăng đầu tư tại Việt Nam lại là 67%.


    Triển vọng trái chiều về doanh thu


    Khi được hỏi về mức doanh thu và số đơn hàng mong đợi về mặt trung hạn thì câu trả lời lại thể hiện những sự trái ngược về quan điểm. 47% hy vọng có sự gia tăng về doanh thu về mặt trung hạn.
    Con số này cũng tương tự như quý trước (45%). Số doanh nghiệp (27%) mong muốn số đơn hàng giữ nguyên ít hơn so với quý trước (34%). Cũng có một sự gia tăng trong số lượng phản hồi cho rằng doanh thu giảm. Tỷ lệ này là 22%, đây là tỷ lệ cao nhất trong các quý vừa qua.


    Khi xem xét đến các kế hoạch tuyển dụng, 40% phản hồi mong muốn tuyển thêm nhân viên trong trung hạn. 39% mong muốn duy trì mức hiện tại và chỉ 14% tính đến việc giảm nhân viên tại Việt Nam.


    Lạm phát cao vẫn là một mối quan tâm lớn cho các doanh nghiệp


    Các doanh nghiệp tham gia vào cuộc điều tra về dự đoán của họ về tỷ lệ phần trăm mất giá của tiền đồng (VND), mức trung bình của tất cả các câu trả lời là 8.33%. Ngoài ra, 53% doanh nghiệp cho rằng lạm phát có tác động căn bản đến công việc kinh doanh của họ và 36% cho rằng họ bị một số tác động. 8% đánh giá lạm phát thực sự đe dọa công việc kinh doanh của họ tại Việt Nam.


    65% DN cho rằng tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn tại Việt Nam sẽ tiếp tục đi xuống


    Trong khi 35% cho rằng tình hình sẽ ổn định và dần dần được cải thiện. Điều này cho thấy một sự không chắc chắn cơ bản từ phía các nhà đầu tư về số phận của nền kinh tế Việt Nam.


    Khi được hỏi liệu khủng hoảng kinh tế hiện tại của châu Âu có ảnh hưởng đến các quyết định của công ty trong việc đầu tư vào Việt Nam không? 55% khẳng định rằng khủng hoảng có ảnh hưởng đến họ, mặc dù hầu hết doanh nghiệp khẳng định là ảnh hưởng “nhẹ”.


    Ngược lại, 44% phản hồi rằng khủng hoảng tại châu Âu không ảnh hưởng đến quyết định của họ trong việc đầu tư tại Việt Nam.


    Tham nhũng vẫn ảnh hưởng đến nhiều nhà đầu tư


    Câu hỏi liệu tham nhũng cơ bản có làm giảm hoặc trì hoãn việc đầu tư của họ tại Việt Nam không tạm thời ghi nhận ba luồng ý kiến.


    Khoảng 39% cho rằng có ít ảnh hưởng, và 25% nói rằng tham nhũng không ảnh hưởng gì đến họ, 34% doanh nghiệp nói rằng tham nhũng làm giảm hoặc trì hoãn ‘đáng kể’ đầu tư của họ tại Việt Nam.


    Đây là một sự gia tăng từ tỷ lệ 28% trong qúy trước và cũng cho thấy tham nhũng vẫn là một vấn đề nghiêm trọng và thể hiện nổi bật trong sự cân nhắc của các nhà đầu tư về Việt Nam.
  7. gagongocnghech

    gagongocnghech Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừngcác mã cp của bác. Hôm đó em không vào kịp nên thôi luôn không vào nữa. Hôm nay nó khớp nhiều, chắc bác cũng chốt rồi nhỉ
    Thanks bác ! [r2)].
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Chứng khoán ngày 3/2: Tiền mới có tạo mặt bằng giá mới?
    LAN NGỌC

    03/02/2012 15:56 (GMT+7)

    VN-Index điều chỉnh một mạch từ đầu đến cuối trong một phiên chốt lời ào ạt. E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (6)Thị trường hôm nay đã trùng xuống như dự kiến, nhưng đem lại cảm giác hơi bất an về thanh khoản đột biến.

    Sau một phiên hưng phấn tột độ, thị trường sẽ xuất hiện nhu cầu chốt lãi mạnh. Tuy nhiên lượng vốn rút ra trong một phiên lên tới trên 1.114 tỷ đồng cả hai sàn là quá bất thường so với mặt bằng chung nhiều tuần nay. Có thể là dòng tiền đến muộn đã thực sự nhập cuộc một cách ồ ạt, và điều tốt đẹp nhất được mong chờ là dòng vốn này đủ lớn để tạo mặt bằng giá mới.

    Một điểm cũng cần nhấn mạnh lại là dòng vốn lớn mới chỉ thực sự vào trong tuần này. Khả năng điều chỉnh xảy ra là tương đối cao, nhưng có lẽ không phải tất cả các cổ phiếu sẽ được dòng tiền rút ra để rồi quay lại một cách giống nhau. Mức độ điều chỉnh nhiều ít khác biệt sẽ tạo nên sự phân hóa.

    Thực ra hôm nay nhiều mã giao dịch đột biến nhưng độ bền của sức mua cũng khác nhau. Áp lực bán nếu chỉ nằm trên vùng giá trần và cận trần tức là những cổ phiếu đó mới được phân phối một cách từ từ. Nôm na là tăng mạnh quá sẽ có nhiều người tranh thủ chốt lãi bớt để giảm rủi ro hoặc đảo hàng để canh mua lại nhằm giảm giá vốn trong nhịp giảm vài phiên tới.

    Những cổ phiếu có khối lượng tích lũy cao, nhất là trong mấy phiên tăng gần đây thì để thoát hết có lẽ cần nhiều hơn một phiên hôm nay. Quan sát lực mua trong vài phiên điều chỉnh đầu tuần tới có thể đem lại những căn cứ chuẩn xác hơn.

    Điểm thuận lợi là thị trường đang có quán tính mạnh cũng như tâm lý nhà đầu tư rất tốt. Các thông tin hỗ trợ chưa có nhưng thông tin xấu cũng vắng bóng. Nếu thanh khoản hàng ngày tiếp tục lớn thì mức độ tin tưởng của người cầm cổ sẽ được củng cố.

    Xu hướng chủ đạo của phiên giao dịch hôm nay trên cả hai sàn là chốt lời, đặc biệt ở những mã được đẩy trần liên tục. Diễn biến này cũng có thể đoán trước, chỉ hơi bất ngờ ở khối lượng. Cũng có thể một phần của thanh khoản phiên này được cộng bù cả những giao dịch đảo hàng. Bán giá trần và mua lại mức tham chiếu cũng có khả năng giảm bớt giá vốn tương đối. Tính bình quân với nhóm VN-Index 30, giá đóng cửa có mức giảm so với đỉnh khoảng hơn 3%, cũng không phải là tồi.

    Những cổ phiếu đầu cơ đương nhiên là những mã có dao động trong phiên lớn nhất, thuận lợi cho việc bán trước mua sau. KLS chẳng hạn, giảm gần 8,7% so với đỉnh lúc đóng cửa. VND giảm 7,9%, VCG giảm hơn 6,2%...

    Sự phân hóa thể hiện tương đối rõ ở hai trường hợp cổ phiếu mạnh: Điều chỉnh giảm trong phiên nhưng được chặn mua tốt trở lại cuối phiên, hoặc thâm chí có những mã chỉ điều chỉnh thuần túy về khối lượng. Nhóm đầu tiên diễn ra trên diện rộng, nhưng nhóm thứ hai cũng xuất hiện khá nhiều, như SHN, PVG, HAG…

    Một phần quan trọng của lựa đỡ ở vùng quanh tham chiếu hôm nay đến từ nhà đầu tư nước ngoài. Hôm qua khi thị trường tăng nóng, khối này không tham gia đua giá nhiều. Hôm nay khi áp lực chốt lời tăng cao, giá điều chỉnh trở lại mạnh, cầu vùng giá thấp của khối ngoại lập tức tham gia.

    Riêng HSX, khối ngoại đổ vào 201,6 tỷ đồng mua qua khớp lệnh. Hai giao dịch thỏa thuận mua ròng lớn với KDH và JVC đóng góp lớn vào quy mô mua gần 108,4 tỷ nữa. Tính chung hai sàn, vốn ngoại mua ròng xấp xỉ 302,1 tỷ, lượng vốn vào ròng kỷ lục từ cuối tháng 6/2011.

    Riêng trong nhóm vốn hóa lớn của HSX, hàng chục mã được khối ngoại mua ròng thuần khớp lệnh trên 10 tỷ đồng. Một số như HAG, BVH, CTG, HPG, MBB, MSN được đỡ mạnh từ tham chiếu trở lên, số khác được vét nhiều vùng dưới tham chiếu.

    Hiện tượng đột biến về giao dịch của khối ngoại hôm nay là một trong những biểu hiện của chiến thuật mua vào khi giá giảm. Riêng HSX thì gần 28% quy mô khớp lệnh của sàn này là đến từ khối ngoại, một tỉ trọng thuộc loại lớn, nhất là khi thanh khoản cao như vậy.

    Thị trường Việt Nam có điểm khá đặc thù là khi xuất hiện thanh khoản đột biến sau một quá trình tăng dài, thường là phân phối. Quá khứ cũng cho thấy nhiều lần xuất hiện phiên như vậy, giá thường đi vào giai đoạn điều chỉnh. Điểm khác lần này là vốn vào trong suốt quá trình tăng dài trước đó rất ít nên mức độ phụ thuộc vào nguồn lực mới sẽ quyết định nhịp điều chỉnh dài hay ngắn.

    Tóm lại thị trường có cơ hội một lần nữa kiểm tra lực cầu khi điều chỉnh.
  9. stocktrader1

    stocktrader1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2009
    Đã được thích:
    465
    Thức khuya thế bác.. bác ko quay lại chiến trường xưa nữa hả.. tàu năm nay vắng khách quen quá[:D][:D]
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    “Linh tinh tình phộc” – Lễ hội có một không hai Thứ Sáu, 03/02/2012 14:44
    (TT&VH Online) - Không giống như nhiều lễ hội khác khắp mọi miền tổ quốc, lễ hội Trò Trám hay còn được gọi là “Linh tinh tình phộc” ở Lâm Thao, Phú Thọ chỉ diễn ra trong ít phút và một cặp vợ chồng sẽ thực hiện nghi thức mô tả lại sự giao hòa âm dương...




    Đúng 0h, ngày 12 tháng Giêng, nghi lễ mật ở miếu Đụ Đị hay còn gọi là miếu Trò làng Trám, xã Tứ Xã, Lâm Thao, Phú Thọ chính thức được tiến hành. Trong nghi lễ mật này, đèn nến đều phải được tắt hết và một cặp vợ chồng sẽ hành thức mô tả lại sự giao hòa âm dương. Lễ Hội Trám là lễ hội duy nhất mang đậm màu sắc phồn thực, đề cao tính dục của người dân đồng bằng Bắc bộ, nơi vốn là cái nôi của nền văn hóa lúa nước…




    Điểm đặc biệt của lễ mật này đó là cặp vợ chồng được chọn phải là những người sống với nhau hòa thuận, có nếp sống văn hóa lành mạnh.




    Trong bóng tối, người chồng cầm ********* gỗ, người vợ cầm âm vật gỗ, đứng trước ban thờ, hành lễ theo lời hô của ông thủ từ. Ông thủ từ sẽ hô to: "Linh tinh tình phộc" 3 lần.




    Mỗi lần hô, người chồng lại cầm ********* gỗ đâm vào lỗ âm vật gỗ trên tay người vợ. Nếu cả ba lần đều trúng thì năm đó cả làng mùa màng bội thu.



    Trước đó, ông thủ từ ở trong miếu phải cầm cây đàn Giằng Xay, hát thờ để xin phép thực hiện nghi lễ.




    Cuối cùng của nghi lễ Mật là màn tháo khoán. Ngày xưa, sau khi cặp vợ chồng hành thức xong “Linh tinh tình phộc”, ông thủ từ sẽ hô tiếp: “Tháo khoán”, ngay lập tức trai gái tân trong làng cũng lao vào nhau, kéo nhau ra vườn rậm quanh miếu chòng ghẹo, trước khi ánh đèn được bật sáng trở lại. Ngày nay, giới trẻ chỉ chạy đuổi nhau quanh miếu cho có lệ.




    Một số nghi thức đã được cắt cho bớt rườm rà nhưng nghi thức tế lễ vẫn khá phức tạp.




    Phần tế lễ được diễn ra mất khoảng gần 1 tiếng đồng hồ.






    Các nghi thức xưa kia được các cụ bô lão trong làng thực hiện.




    Năm nay, là năm chẵn vì thế mà hội Trám tổ chức to hơn, thu hút sự quan tâm của nhiều người hơn.




    Hội Trò Trám diễn ra với trò diễn xướng: tứ dân chi nghiệp, với bốn nghề chính trong dân gian là sỹ, nông, công, thương.




    Tính chất hội trò rất hài kịch với nhịp điệu khỏe khoắn và những tiếng hô, tiếng đế vang khắp vùng, đã đem lại niềm vui, tiếng cười cho mọi người tham dự...












    Vũ Ngọc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này