Những người tuổi Gà đánh chứng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 27/01/2012.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2656 người đang online, trong đó có 34 thành viên. 04:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4099 lượt đọc và 66 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Ô tô và cao ốc Chủ Nhật, 26/02/2012 15:16
    Con bò & chiếc ô tô

    (TT&VH) - Có những thứ tồn tại thật dai dẳng, nhất là các giấc mơ, trong đó một giấc mơ thường xuyên nồng nàn cháy bỏng ở người Việt Nam nói chung và người Hà Nội nói riêng: giấc mơ “nhà lầu xe hơi”.



    Ảnh chì có tính mình họa - Nguồn: Internet

    1.Thế mà, đùng một cái, hình như giờ thì ai cũng đã nhà lầu thật rồi, và cũng đã tương đối nhiều xe hơi. Mặt trái của tấm huy chương ở đây là, như một nhà thông thái từng nói, đại ý các ước mơ là thứ thật nguy hiểm, và nguy hiểm nhất là khi đạt được ước mơ. Ý thâm sâu của điều này là: giấc mơ ấy hình dạng ra sao trong thực tế, rồi sau giấc mơ, thì sao?


    Hình như các dạng nhà ở của Hà Nội mấy chục năm nay đều xấu tệ. Nhà cấp bốn, nhà tập thể năm tầng lắp ghép panel, trần nhà thấp và tường nhanh chóng lở vì bị ăn bớt nguyên vật liệu, rồi nhà ống mỏng dẹt, nhà ở gia đình nhưng gom góp đủ mọi loại kiến trúc Đông, Tây, kim, cổ.


    Đi kèm với xấu là bất tiện: nhà cấp bốn thì nóng hơn bên ngoài, nhà ống leo cầu thang hụt hơi, nhà tập thể thì chung thân đi xách nước. Giờ đây, kế thừa di sản ấy, hàng loạt nhà cao tầng kiêu hãnh mọc lên, gọi là chung cư cao cấp nhưng mưa lụt thì vẫn ngập hầm để xe, đôi khi thang máy hỏng và rất thường xuyên phải tranh đấu với ban quản trị tòa nhà về đủ mọi thứ dịch vụ và tiền dịch vụ.


    Không những thế, nguyên vật liệu vẫn bị ăn bớt như trước kia, và hầu như mọi tòa nhà cao hai mươi, ba mươi tầng đều xấu đến kinh ngạc.


    2. Chuyện ô tô còn đáng kinh ngạc hơn và thể hiện rõ tính chất kế thừa hơn nữa.


    Các tài xế xe hơi ở Hà Nội đều đặc biệt tài năng trong khoản luồn lách, nhất là luồn lách lấn đường người khác.


    Trong tư duy người Hà Nội, hình như ô tô chỉ là một dạng xe máy cải tiến, có khác xe công nông trước đây tí chút nhưng về cơ bản, đã lên ô tô là phải lấn đường xe máy, giống hệt như trước đây đã lên xe máy là phải lấn đường xe đạp và người đi bộ.


    Đi lại ở Hà Nội là một cuộc chen lấn bất tận, trong đó xe to hơn lấn đường xe nhỏ hơn, và khi xảy ra va chạm thì chủ xe to sẽ là người phải chi tiền trong các trường hợp yên bình không đến nỗi xảy ra thượng cẳng tay hạ cẳng chân hoặc tệ hơn là đâm chém nhau. Và nếu có cuộc thi vô địch thế giới về phi xe trong ngõ hẹp, người Hà Nội đương nhiên đứng vào hàng các nhà vô địch, tuy rằng xét tổng thể người Hà Nội lái xe hơi dở và hơi bị liều.


    Tập tính có lẽ là thứ đã ăn vào máu, không thay đổi được. Cũng giống như khi đi xe máy, người lái ô tô ở Hà Nội lúc nào cũng bóp còi (lại còn cộng thêm khoản nháy đèn rất mới mẻ so với xe máy), bóp còi inh tai bất kỳ lúc nào. Bóp còi như điên, nhưng khi rẽ sang đường lại rất ít khi bật đèn xi nhan. Cách đi đứng ấy gợi ta nhớ đến các bà các chị đồng nát xưa kia rẽ vèo cái xe đạp sang đường bất kỳ khi nào thấy có mối hàng tiềm năng. Một chồng bìa các tông cũ, dăm mẩu sắt đầu thừa đuôi thẹo từng là nguyên nhân cho biết bao tai nạn thảm khốc.


    3. Một điểm thừa kế đặc sắc nữa là các ô tô tại Hà Nội rất thích đỗ ngay ở dưới và ngay ở bên cạnh biển cấm đỗ (tức là biển tròn có gạch chéo). Điều này không trách được. Di sản tâm lý bao nhiêu năm nay của thành phố nó đã thế mãi rồi: người ta thích đổ rác ở đúng chỗ nào có dòng chữ “Cấm đổ rác” do người sống ở đó viết lên tường nhà mình. Đổ rác vào xe rác của nhà nước thì thật là chán. Sự bài tiết vệ sinh cũng vậy: người ta hay ra chỗ nhà vệ sinh công cộng, nhưng hiếm khi vào trong, mà “xử lý luôn” ở góc tường ngoài của ngôi nhà này. Nếu mà muốn chặn nạn bấm còi, có lẽ người ta phải tạo ra một loại biển cấm mới, trong đó ghi rõ: “Cấm ngừng bấm còi”.


    4. Ngay mới đây, khi trả lời phỏng vấn một tờ báo Việt Nam, một chuyên gia giao thông người Nhật Bản nêu nhận xét rằng ông thấy người dân ở Hà Nội đi xe máy đúng theo kiểu tự sát.


    Điều ấy rất đúng, và thói quen đi đứng liều lĩnh đó cũng được chuyển sang cho những người đã “lỡ” tậu được ô tô. Có không ít ông bố yêu con kẹp đứa bé vài tháng tuổi vào giữa mình và vô lăng mà đi trên đường. Cái khác biệt duy nhất là họ chuyển phần “tự sát” sang cho người khác. Có lẽ đây chính là điểm mấu chốt khiến giấc mơ “nhà lầu xe hơi” dai dẳng đến thế trong đầu óc người Hà Nội.


    Con Sâu
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thông tin chưa tiết lộ về nữ đại gia tổ chức “siêu đám cưới”
    Được biết, ban đầu, người dẫn chương trình mà nữ đại gia muốn mời là cặp đôi MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên.

    Nữ thương gia trần tình về đám cưới chấn động miền Trung
    Quang Lê, Mr Đàm hát tại đám cưới siêu khủng 50 tỷ của con trai đại gia Hà Tĩnh

    Bà Nguyễn Thị Liễu.
    Những ngày qua, các phương tiện truyền thông đại chúng như “phát sốt” bởi đám cưới có chi phí lên tới hàng chục tỷ đồng ở Hương Sơn, Hà Tĩnh. Đây có lẽ là đám cưới xa xỉ nhất từ trước đến nay ở Việt Nam và cũng là đám cưới lạ lùng nhất khi mà trung tâm của mọi sự chú ý không phải là cô dâu, chú rể mà là người mẹ đã “đạo diễn” nên đám cưới này.

    Các phương tiện thông tin vẫn gắn hình ảnh đám cưới dàn xe siêu sang cùng một “tỉnh nghèo”. Nói Hà Tĩnh nghèo thì đúng nhưng nói huyện miền núi Hương Sơn là huyện nghèo thì là… nhầm lẫn cơ bản.

    Hương Sơn được xem là một trong những địa phương giàu có nhờ các hoạt động buôn bán qua biên giới với nước bạn Lào. Đó là chưa kể đến các nguồn lợi về rừng, các lợi thế từ khu kinh tế cửa khẩu.

    Khi mà cả Hà Tĩnh vẫn là tỉnh nghèo thì ở vùng đất giáp biên này, nói chuyện nhà lầu, xe hơi, thậm chí biệt thự, xe siêu sang thì là… chuyện thường ngày ở huyện.

    Thậm chí còn có những thông tin rỉ tai nhau đại loại như vài đại gia ở đây đã sắm cả máy bay trực thăng để phục vụ cho việc đi lại, làm ăn từ cách đây khoảng 5 năm, tức là còn trước cả lúc “bầu Đức” sắm được máy bay Beechcraft King Air 350.

    Những chiếc máy bay này đỗ ở sân bay khu vực biên giới Lào – Thái Lan và khi cần sử dụng thì có thể đi từ Hương Khê sang bằng đường bộ.

    Hay câu chuyện từ cách đây khoảng một tháng, cũng tại Hương Sơn, trong đám cưới tài xế của mình, vị đại gia đã rộng tay tặng hẳn chú rể một chiếc ôtô Honda CRV trị giá hơn 1 tỉ đồng.

    Thông qua giới thạo tin và nhiều “dân làm ăn” ở phố núi Hương Sơn, PV Petrotimes có được những thông tin ít ai biết được về đám cưới triệu đô và vị nữ đại gia kín tiếng.

    Được biết, ban đầu, người dẫn chương trình mà nữ đại gia muốn mời là cặp đôi MC hải ngoại Nguyễn Ngọc Ngạn và Nguyễn Cao Kỳ Duyên. Chỉ đến khi 2 nhân vật nổi tiếng này không thể tham dự được thì MC Đài truyền hình Việt Nam Trịnh Lê Anh mới “có cửa”.

    Giới truyền thông cũng đồn đoán về cát xê cho ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng lên tới 20.000 USD, tức là khoảng 400 triệu đồng. Tuy nhiên, chúng tôi lại có thông tin từ những người dân ở địa phương là sau đám cưới, do quá vui và hài lòng nên bà chủ đã rộng tay, tăng gấp đôi mức cát xê cho các ca sỹ.

    Bà Nguyễn Thị Liễu sinh năm 1969 ở xã Sơn Tây (nay là thị trấn Sơn Tây), Hương Sơn, Hà Tĩnh.

    Bà là con đầu trong một gia đình có 4 anh em, bố mẹ làm nghề nông với gia cảnh khó khăn. Năm 1987, bà lấy chồng là ông Nguyễn Hữu D. Hai vợ chồng khởi nghiệp bằng nghề may quần áo và buôn bán nhỏ lẻ. Sau này, hai vợ chồng bà li dị.

    Những năm 1995, khi Chính phủ thành lập khu kinh tế cửa khẩu cầu Treo, nhiều người dân Hương Sơn qua lại biên giới làm ăn. Đây cũng là thời điểm bà Liễu nhận thấy cơ hội làm giàu. Cũng thời gian này, người đàn bà này bắt đầu làm quen với việc buôn bán.

    Cách đây cả chục năm, khi mà dân làm ăn qua biên giới mới chỉ biết gửi hàng đi đường bộ, đi xe khách thì vị đại gia này đã biết buôn hàng bằng máy bay. Hiện vẫn chưa rõ bà buôn bằng máy bay thương mại hay máy bay trực thăng như đã nói ở trên.

    Năm nay bà vừa mới 43 tuổi và rất thành công trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành. Có thông tin cho hay bà Liễu từng buôn hàng điện tử, kinh doanh đá đỏ, buôn gỗ…

    Được biết, khoáng sản và kim loại quý là các mặt hàng bà kinh doanh ở thời điểm này. Khi nhu cầu đất hiếm trên thế giới tăng cao, bà đã đầu tư vào rất nhiều mỏ khai khoáng ở Campuchia, Lào và Việt Nam để từ đó xuất sang các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc.
    TheoH.T
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Chọn kênh đầu tư 2012: Chứng khoán, “ứng viên” sáng giá
    HẠ XUYÊN

    05/03/2012 10:18 (GMT+7)

    Trong bối cảnh bất động sản đi ngang với thanh khoản gần như bằng không, vàng chực chờ đổ dốc, ngoại tệ lại càng không phải là kênh đầu tư có bất kỳ triển vọng nào về sóng... thị trường chứng khoán liệu có phải là sự lựa chọn của các nhà đầu tư? E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (4)Kể từ cuối năm 2010, chưa bao giờ chứng khoán lại trở thành kênh đầu tư sáng giá và có nhiều lợi thế so sánh như hiện nay.

    Những suy tư và trằn trọc của các nhà đầu tư về tìm chọn một kênh đầu tư nào vào thời điểm này dường như đang có câu trả lời.

    Tín hiệu đầu tiên về chính sách cho sự phục hồi của thị trường chứng khoán Việt Nam bắt đầu từ đầu tháng 12/2011. Đó cũng là khoảng thời gian mà chứng khoán vẫn bị đa số giới phân tích và giới đầu tư xem là một kênh bỏ vốn cực kỳ rủi ro. Khi đó, Chính phủ đã ban hành Chỉ thị 2196 về tăng cường quản lý thị trường bất động sản, như một “xương sống” cho khả năng phục hồi của thị trường này. Chứng khoán vì thế càng bị rẻ rúng.

    Đúng 3 tháng sau, Chính phủ lại ban hành Chỉ thị 08 về thúc đẩy và tăng cường quản lý thị trường chứng khoán. Đây là văn bản đã được giới đầu tư chứng khoán chờ đợi trong năm 2011 nhưng không xuất hiện. Chỉ thị 08 về thị trường chứng khoán nhìn khái quát giống với một khung pháp lý siết hơn là mở.

    Đa phần nội dung đề cập đến sự cần thiết và cơ chế chấn chỉnh lại hoạt động của các công ty, sở giao dịch chứng khoán, quản lý và kiểm soát dòng vốn vào ra thị trường. Những nội dung này đã hoàn toàn không khác với những kiến nghị của Ủy ban Chứng khoán đề nghị với Bộ Tài chính từ quý 4/2011.

    Nội dung đáng lưu tâm nhất của Chỉ thị 08 lại tương đồng với nội dung Chỉ thị 2196: Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước giảm dần lãi suất về mức phù hợp để hỗ trợ cho thị trường chứng khoán phát triển.

    Trong tháng 12/2011, bất chấp sự xuất hiện của Chỉ thị 2196 và một hội nghị lớn do Bộ Xây dựng chủ trì liên quan đến việc triển khai chỉ thị này, thị trường bất động sản từ Bắc vào Nam vẫn im ắng. Vào hai tháng đầu năm 2012, thậm chí khu vực bất động sản Hà Nội còn chấp chới tiếng kêu than của các nhà đầu tư thứ cấp khi ngay cả đất thổ cư, sau đất dự án, đã tái diễn sóng lao dốc, trong đó khu vực Đông Anh chỉ là một minh họa.

    Trong khi đó, thị trường chứng khoán vẫn từ từ nhích lên trong mối nghi hoặc. Cũng vào thời gian này, một “chính sách” đã xuất hiện. Đó là nhận định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình về “vàng sẽ là kênh đầu tư rủi ro rất cao”. Sau nhận định này vào ngày đầu năm 2012, giá vàng trong nước bỗng dưng tiệm cận dần với giá thế giới.

    Hiện tượng đáng chú ý là nếu vào tháng 12/2011, khoảng chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới vẫn còn duy trì thường xuyên ở mức 2,5 - 3 triệu đồng/lượng, thì trong hai tháng qua, chênh lệch này đã được rút ngắn chỉ còn 0,8 - 1,2 triệu đồng/lượng.

    Nếu đã loại trừ được đối thủ bất động sản, chứng khoán cũng không phải quá lo nghĩ về kênh đầu tư vàng - một “thủ phạm” đã gián tiếp khiến cho thị trường chứng khoán lao dốc trong nguyên năm 2011.

    Những ngày gần đây, khung cảnh mua bán quá vắng vẻ ở nhiều tiệm vàng, kể cả tại Bảo Tín Minh Châu và SJC, đã phản ánh một thực trạng và có thể là triển vọng cho kênh đầu tư này: nhiều khả năng bị cạn kiệt về thanh khoản.

    Tất cả những biểu hiện của thị trường vàng đang gần như theo đúng diễn tiến về chính sách của Ngân hàng Nhà nước. Trước mắt, thời điểm tháng 5/2012 đang đến rất gần, và có thể quyết định số phận của hơn 12.000 cơ sở kinh doanh vàng. Khi đó, nhiều khả năng các cơ sở này, cùng với nhiều ngân hàng, sẽ không còn được thoải mái huy động và cho vay bằng vàng.

    Cũng bởi thế, phân khúc vàng miếng càng có nguy cơ giảm sút trầm trọng về giao dịch. Đó cũng là hệ quả tất yếu của hiện tượng một bộ phận nhà đầu tư vàng đang tìm cách chuyển tiền sang khu vực chứng khoán trong những tuần qua.

    Một cú nhấn hết sức tiêu cực khác đối với kênh vàng là vào đầu tháng 3/2012, giá vàng thế giới đã có một phiên lao dốc đến 100 USD/oz, tạo nên dấu hiệu rõ ràng về kênh xuống giá ít ra trong tháng 3 và tháng 4/2012.

    Nếu tình hình này được phản ánh đầy đủ vào thị trường vàng Việt Nam, đồng thời giá vàng trong nước tiếp tục bị giới đầu cơ “buông”, có thể tương lai ngắn hạn 37 - 38 triệu đồng/lượng đối với giá vàng trong nước là khó tránh khỏi.

    Trong bối cảnh bất động sản đi ngang với thanh khoản gần như bằng không, vàng chực chờ đổ dốc, ngoại tệ lại càng không phải là kênh đầu tư có bất kỳ triển vọng nào về sóng... thị trường chứng khoán liệu có phải là sự lựa chọn của các nhà đầu tư?
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
  5. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.837
    cụ cũng tuổi Gà ah ?
  6. toc0bay

    toc0bay Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/07/2009
    Đã được thích:
    3.837
    bằng tuổi
    mời cụ [r2)]
  7. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Chủ đề đã bị khóa với lý do: Done
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này