1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những phiên chợ đầu năm 2012.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 03/01/2012.

3250 người đang online, trong đó có 46 thành viên. 03:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 5275 lượt đọc và 97 bài trả lời
  1. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Không để TTCK xanh, đỏ theo tiền tệ




    [​IMG]
    NHNN sẽ khống chế lại tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng không hút hết tiền của nền kinh tế. Từ đó, lãi suất huy động sẽ giảm, kéo theo lãi suất cho vay giảm.
    Không để TTCK xanh, đỏ theo tiền tệ
    Thị trường vốn đã và đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ, khiến thị trường tài chính bị méo mó. Trong thời gian tới, NHNN sẽ xác lập lại vị thế cân bằng giữa tiền tệ với thị trường vốn nhằm khôi phục TTCK.
    Trả lời phỏng vấn của ĐTCK, Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình đã khẳng định điều đó.
    TTCK ảm đạm khiến chức năng huy động vốn cho nền kinh tế bị ảnh hưởng, gây sức ép lên hệ thống ngân hàng. Thống đốc có hướng tháo gỡ nào từ phía chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho sự phát triển của TTCK?
    Thị trường tiền tệ chỉ là thị trường vốn ngắn hạn, còn TTCK - thị trường vốn mới là nơi cung ứng vốn trung và dài hạn. Một DN muốn hoạt động tốt hay có tình hình tài chính lành mạnh, bản thân DN phải có ít nhất 1/3 vốn, sau đó DN huy động trên thị trường vốn khoảng 1/3 nữa, còn 1/3 còn lại là vốn lưu động mới đi vay ngân hàng. Nhưng trên thực tế, nhiều khi cả 3 phần đó đều là của ngân hàng. Việc một số ngân hàng gặp các vấn đề về thanh khoản chính là hậu quả của quá trình như vậy.
    Nhu cầu vốn của xã hội là rất cao, trong suốt những năm vừa qua, đầu tư toàn xã hội của chúng ta vào khoảng 40 - 44% GDP, thế nhưng tích lũy của nền kinh tế chỉ hơn 20% GDP. Vốn ít mà nhu cầu đầu tư thì nhiều nên hệ thống ngân hàng phải nâng lãi suất lên để hút vốn. Từ đó, dẫn đến hai hiện tượng: lãi suất huy động ở Việt Nam luôn luôn cao, cho nên lãi suất cho vay cũng cao; hệ thống ngân hàng thành kênh đầu tư của người có tiền nhàn rỗi.
    Tại Việt Nam, cứ khi nào chính sách tiền tệ được nới lỏng, thì TTCK sẽ tăng, khi nào thắt chặt tiền tệ thì TTCK lại lao dốc. Thị trường vốn đã và đang phụ thuộc quá nhiều vào thị trường tiền tệ, như vậy, có nghĩa thị trường tài chính đã bị méo mó. Những việc NHNN đã làm trong năm 2011 là bước đi cơ bản để giúp TTCK dần trở nên phát triển cân bằng hơn với thị trường tiền tệ.
    Xin ông cho biết cụ thể hơn về giải pháp này?
    Trong những năm tới, NHNN sẽ khống chế lại tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng không hút hết tiền của nền kinh tế. Từ đó, lãi suất huy động sẽ giảm, kéo theo lãi suất cho vay giảm. Khi thị trường tiền tệ không còn hấp dẫn như trước đây, người ta sẽ đầu tư vào các kênh khác.
    Với chính sách quản lý vàng, trong thời gian tới, vàng cũng không phải là kênh đầu tư hấp dẫn, thậm chí rủi ro rất cao. Với mục tiêu của NHNN trong 5 năm tới, tình trạng đô- la hóa trong nền kinh tế sẽ được giảm thiểu, thì đầu tư vào ngoại tệ cũng không còn quá hấp dẫn. Như vậy, kênh đầu tư vào chứng khoán sẽ hấp dẫn hơn. NHNN đã và đang đi những bước cơ bản để lập lại thế cân bằng giữa hai thị trường tiền tệ và thị trường vốn.

    Bên cạnh nỗ lực của NHNN trong việc ổn định thị trường tiền tệ và xác lập thế cân bằng giữa thị trường này với thị trường vốn, theo ông, TTCK cần cải tổ những yếu tố gì để phục hồi được?
    Trước hết, phải nhìn nhận rõ rằng, thị trường vốn muốn phát triển cũng không thể một sớm một chiều, bởi những bước đi của thị trường vốn vẫn chưa thực sự bài bản. Minh chứng rõ nét là hiện lãi suất tiền gửi chỉ ở mức 14%/năm, trong khi cổ tức của nhiều DN lên tới 18 - 20%, nhưng đa số người dân vẫn không chọn phương án đầu tư cổ phiếu.
    Ở đây, có hai yếu tố: thứ nhất là thông tin về các DN niêm yết không đầy đủ, thiếu chính xác, khiến nhà đầu tư không tin vào định hướng và khả năng hoạt động ổn định của DN; thứ hai là thanh khoản của thị trường đang có vấn đề. Để TTCK phục hồi, theo tôi, cần sớm giải quyết được hai tồn tại căn bản trên.
    Một trong những mong đợi lớn nhất của các chủ thể trên TTCK hơn một năm qua là NHNN sẽ nới lỏng dòng tín dụng chảy vào TTCK. Quan điểm của ông về vấn đề này như thế nào?
    Việc chúng tôi đã và đang làm là có những chính sách phù hợp để thị trường tiền tệ trở về đúng với tên gọi của nó, từ đó tạo điều kiện để thị trường vốn, trong đó có TTCK phát triển. Để làm được điều này, đòi hỏi phải có một lộ trình với những bước đi thích hợp.

    Tuy nhiên, trước thực trạng TTCK suy giảm quá mạnh và các chủ thể trên thị trường như CTCK, DN niêm yết đang gặp rất nhiều khó khăn, Bộ Tài chính và NHNN sẽ nghiên cứu thêm các biện pháp khác, không loại trừ những biện pháp về tín dụng, để tạo thêm luồng vốn cho TTCK, mà vẫn đảm bảo sự lành mạnh, an toàn.
    Thông điệp thị trường tiền tệ sẽ không hút hết vốn của nền kinh tế liệu có mâu thuẫn với mục tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2012 là 15 - 17%, cao hơn mức 12% thực tế của năm 2011, thưa ông?
    Năm 2011, chúng ta đã thực hiện đúng định hướng của Nghị quyết 11 của Chính phủ là hướng vốn vào lĩnh vực sản xuất. Cụ thể, tăng trưởng tín dụng của hệ thống ngân hàng là 12%, nhưng tăng trưởng vốn cho lĩnh vực sản xuất lên tới 15,7%. Đặc biệt, trong lĩnh vực trọng điểm như nông nghiệp, tính bình quân trong cả năm thì tăng trưởng vốn đạt 25%; tín dụng xuất khẩu tăng tới 58%, kết quả là xuất khẩu năm 2011 của Việt Nam tăng trưởng trên 30%.
    Trước đây, tăng trưởng tín dụng thường gấp 5 - 7 lần tăng trưởng kinh tế, nhưng năm nay, tỷ lệ này chỉ là 2 lần. Điều này cho thấy, dòng vốn ngân hàng đã đi đúng vào những địa chỉ cần thiết, từ đo, mang lại giá trị gia tăng cho nền kinh tế.
    Năm 2012, NHNN sẽ tiếp tục giám sát chặt chẽ lĩnh vực cho vay phi sản xuất, nhưng sẽ có nới lỏng cho một số đối tượng. Ví dụ, trong lĩnh vực bất động sản, sẽ nới lỏng tín dụng cho vay xây dựng nhà hoàn thành trong năm 2012, xây dựng nhà cho người có thu nhập trung bình và người có thu nhập thấp, xây dựng ký túc xá, nhà trọ cho công nhân... Về tổng thể vốn của các tổ chức tín dụng, vẫn ưu tiên cho hoạt động sản xuất - kinh doanh, đặc biệt trong 4 lĩnh vực: nông nghiệp, xuất khẩu, công nghiệp phụ trợ, DNVVN, chủ yếu ưu tiên cung ứng vốn lưu động cho các DN.
    Theo Hồng Dung
    ĐTCK
  2. phucloc

    phucloc Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2011
    Đã được thích:
    0
    %%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%%

    Họ đang khỉa xèng ra đấy Cụ ơi,chứ thăm dò gì cái TT này.Sáng nay đồng loạt các NH nhỏ lại nhắn tin huy động tiền rồi đấy nhá ^:)^
  3. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    23 cổ phiếu tăng- 50 cổ phiếu đứng giá- 128 cổ phiếu giảm giá, phiên đầu năm diễn biến của thị trường khá chậm, đa phần nhà đầu tư vẫn trong trạng thái thâm dò nên xu hướng giằng co là chiếm chủ đạo. Cục diện trên sàn TP.HCM khá cân bằng.

    Trong khí đó, sàn Hà Nội có số mã tăng vượt trội số mã giảm (121 tăng- 57 đứng giá- 89 mã tăng), sàn Hà Nội hôm nay đỏ vỏ nhưng xanh lòng...

    Mà chỉ số giảm nhưng số mã tăng lại vượt trội vẫn tốt hơn trường hợp chỉ số tăng nhưng số mã giảm vượt trội ( xanh vỏ- đỏ lòng).

  4. SendMe

    SendMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/12/2007
    Đã được thích:
    36.566
    "Trong những năm tới, NHNN sẽ khống chế lại tốc độ tăng trưởng của hệ thống ngân hàng, để hệ thống ngân hàng không hút hết tiền của nền kinh tế"

    Phát biểu rất hoành tráng và triển vọng. Nhưng từ thực tế đến hành động là một khoảng cách "đo bằng năm". Mà sao sáng nay sòng Ha-sinô giảm đến hơn 3% kinh thía nhể?!

    Phải ủng hộ cho phát biểu của pak Bình chứ?! :(
  5. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Tôi thì thấy thị trường hôm nay thăm dò là chủ yếu
  6. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Cứ để các anh ấy ph án thoải mái.

    Chúng ta xem anh ấy làm được gì. Khi làm đuợc thật, ta xuống tiền cũng chưa muộn đâu.
  7. newhope

    newhope Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    0
    Tưởng chỉ thời điểm 31/12 mới căng thôi chứ ??? Bác dọa anh em à ???
  8. minhmot

    minhmot Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/01/2010
    Đã được thích:
    9
    Chính sách thắt lưng buộc bụng bắt đầu.
  9. ThoSanCaMap

    ThoSanCaMap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    30/08/2010
    Đã được thích:
    0
    Năm 2011, vốn hóa thị trường mất hơn 10 tỷ USD




    (*********) – Trong năm 2011, mặc dù lượng cổ phiếu mới niêm yết không ngừng tăng lên, nhưng sự sụt giảm thê thảm về giá đã khiến vốn hóa toàn thị trường mất khoảng 220,000 tỷ đồng, tức đã giảm hơn 10 tỷ USD so với cuối năm 2010.




    Mở màn đầu năm 2012 Thanh khoản dòng tiền khớp lệnh bảng điện đóng băng lại vào Viện thở oxy.

    Hosino : chỉ còn khoảng 178 tỉ
    Hasino : chỉ còn khoảng 90 tỉ.

    Ai dám đem bán máu để húp Cháo.:-??:-??:-??:-??



    Chứng khoán "nghỉ tết" đến tháng 6


    Thị trường ngày càng vắng khách và cứ như thế này có thể không chỉ nghỉ Tết 9 ngày, mà cả 6 tháng. Khi đó, việc khôi phục lại thị trường sẽ khó khăn hơn nhiều.
    TTCK Việt Nam đang đối mặt với khá nhiều khó khăn và thách thức trong năm 2012 như vĩ mô còn bất ổn, giá hàng hóa đầu vào tiếp tục tăng, tỷ giá và lạm phát có thể còn nóng... Nhưng điều đáng sợ nhất là dòng tiền và niềm tin trên thị trường đang cạn kiệt.

    Nỗi lo thị trường lịm đi sau Tết

    Thủ tướng vừa đồng ý với đề nghị trên của Bộ Lao động - thương binh và xã hội, trong dịp Tết Nhâm Thìn 2012, cán bộ, công chức, viên chức trên cả nước sẽ được nghỉ chín ngày liên tục từ 21-1 đến hết 29-1-2012 (28 tháng chạp đến mồng 7 tháng giêng).

    Điều này cũng có nghĩa là TTCK sẽ có một đợt nghỉ dài, 9 ngày liên tiếp. Trước đó, ngày 2-1-2012, TTCK cũng sẽ nghỉ bù cho ngày mùng Tết dương lịch trùng vào Chủ Nhật.

    Với diễn biến chỉ thỉnh thoảng bull-trap một phiên và giao dịch luôn đứng ở mức thấp, nhiều nhà đầu tư lo ngại TTCK có thể rơi vào tình trạng đóng băng như vài năm trước đây.

    Điều này càng được củng cố hơn khi mà tâm lý chán nản, nhắm mắt cắt lỗ và không còn hy vọng nào với một đợt tăng điểm trước tết đang lan rộng. Nhiều nhà đầu tư tận dụng một vài phiên tăng điểm hiếm hoi để rút ra khỏi thị trường.

    Trên thực thế, chứng khoán đã giảm khá sâu. Nó phản ánh cho những khó khăn mà các doanh nghiệp niêm yết gặp phải trong suốt một năm qua như lạm phát cao, lãi suất ở mức kỷ lục, dòng tiền bị thắt chặt, chi phí đầu vào liên tục đi lên... Bên cạnh đó là những chính sách không kịp thời của các cơ quan quản lý và sự thiếu minh bạch trên thị trường.

    Trong năm tới, khó khăn và thách vẫn còn nhiều. Tình hình kinh tế vĩ mỗ khả năng còn nhiều bất ổn, không ủng hộ cho sự phục hồi mạnh mẽ của thị trường. Giá một loạt các mặt hàng chiến lược như điện, nước, than, ngoại tệ... được kỳ vọng tiếp tục điều chỉnh tăng.

    Tuy nhiên, cũng có thể thấy, thực sự tình hình vĩ mô đang dần dần đi vào ổn định. Có nhiều tín hiệu cho thấy lạm phát đang được kiểm soát. Mức 9-10% cho năm 2012 có thể thực hiện được. Hệ thống ngân hàng vẫn còn khó khăn về thanh khoản nhưng đã qua thời kỳ khó khăn nhất và đã có những bước tái cấu trúc đầu tiên.

    Riêng về TTCK, cũng đã có một vài động lực mới sẽ giúp thị trường cải thiện trong ngắn hạn như hàng rào pháp lý của quỹ mở được xây dựng, gia tăng thời gian của phiên giao dịch và rút ngắn thời gian thanh toán bù trừ...

    Mặc dù vậy, không thể phủ nhận một tâm lý chán nản và niềm tin đang kiệt quệ trên khắp thị trường. Với một lượng vốn thực tế của các nhà đầu tư nội, theo đánh giá của một chuyên gia ngân hàng, hiện đang ở mức rất thấp chỉ vài trăm tỷ, trong khi vốn ngoại cũng không cao hơn nhiều nhưng lại gần như đóng băng, thì việc không có một cú huých về mặt tâm lý có thể sẽ khiến TTCK rơi vào tình trạng tê liệt.

    Nuôi thanh khoản

    Điều mà chuyên gia ngân hàng nói trên lo sợ nhất là chợ chứng khoán sẽ rơi vào tình trạng không có khách. Thị trường khi đó có thể không chỉ nghỉ Tết 9 ngày, mà cả 6 tháng. Việc khôi phục lại thị trường sẽ khó khăn hơn nhiều.

    Theo quan điểm của nhiều chuyên gia và giới quan sát thị trường, các biện pháp dài hơi như tái cấu trúc TTCK song song với tái cấu trúc nền kinh tế là một cách đi đúng đắn, không có gì phải bàn cãi. Nó sẽ giúp cho thị trường phát triển bền vững và trước sau gì thì chứng khoán sẽ lấy lại được vai trò là kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế.

    Tuy nhiên, để đảm bảo thanh khoản, việc dùng một số biện pháp ngắn hạn cũng là cần thiết. Thanh khoản được đảm bảo có thể giúp Việt Nam tránh lặp lại vết xe đổ như Thái Lan mà sau khủng hoảng 10 năm mới phục hồi.

    Hiện tại, điều quan trọng đối với thị trường là dòng tiền. Để có tiền vào thì giới đầu tư phải nhìn thấy những biện pháp cụ thể được đưa ra và thấy được tương lai ở những doanh nghiệp niêm yết.

    Trong thời gian vừa qua, lãnh đạo và các cơ quan chức năng đã có nhiều khẳng định sẽ hỗ trợ TTCK. Tuy nhiên, giải pháp cụ thể nhất được đưa ra mới chỉ dừng lại ở việc cho ra đời thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở.

    Các biện pháp khác như nới lỏng cho dòng tiền vào thị trường hay giảm áp lực lãi suất lên vai các doanh nghiệp hầu như chưa thấy.

    Việc nới lỏng chính sách tiền tệ vào thời điểm này khá nhạy cảm do lạm phát chưa chắc chắn đã được kiểm soát tốt. Tuy nhiên, việc giảm lãi suất mà qua đó giảm áp lực cho các doanh nghiệp đang sống dở chết dở là có thể thực hiện được.

    Trước đó, NHNN đã có động thái kéo lãi suất trần huy động và 14% và đang tính kéo về 12%, thậm chí 10%. Tuy nhiên, có thể thấy là lãi suất cho vay dường như không giảm. Và nếu có giảm ở một số lĩnh vực nào đó thì số doanh nghiệp tiếp cận được với nguồn vốn này chắc là rất nhỏ bé. Việc kéo lãi suất huy động về 12% khó khăn và có thể không đạt hiệu quả, thì phải chăng NHNN nên áp trần đối với lãi suất cho vay.

    Dù rằng, đây lại là một biện pháp hành chính nhưng nếu có thể nó sẽ cho hiệu quả nhanh hơn? Hơn nữa, nó cũng không ảnh hưởng nhiều tới các ngân hàng trong bối cảnh chênh lãi suất đầu vào và đầu ra hiện rất lớn và các ngân hàng vẫn đang dồn dập báo lãi lớn.

    Một biện pháp nữa để duy trì dòng tiền nên chăng là nhanh chóng xử lý tình trạng tranh tối tranh sáng tại các CTCK. Hiện tại, các công ty này đang gây ra sự lo ngại rất lớn đối với các nhà đầu tư. Rất nhiều người đã phải chùng tay, thôi không "xuống tiền" vào một số mã cổ phiếu có chỉ số cơ bản tốt, chỉ vì chưa rõ thị trường sẽ về đâu với một loạt các khối u chưa được cắt bỏ.

    Rõ ràng, rủi ro lớn nhất hiện tại của thị trường vẫn là mức độ thanh khoản thấp. Nó trở thành lực cản cho sự hấp dẫn cũng như sự tự tin đối với nhà đầu tư.

    Theo Mạnh Hà
    Diễn đàn kinh tế Việt Nam[​IMG]
  10. NguyenVanHoa

    NguyenVanHoa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/05/2010
    Đã được thích:
    1.134
    Vàng hồi phục về 43 triệu/ 1 lượng

Chia sẻ trang này