1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 2)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 26/08/2015.

6793 người đang online, trong đó có 793 thành viên. 17:10 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 61211 lượt đọc và 643 bài trả lời
  1. stormck

    stormck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    670
    Vậy với một công ty mà bác tin tưởng và cứ cho là đọc hết đi, thì niềm tin của bác vào báo cáo tài chính của công ty đó là bao nhiêu %( em hỏi kinh nghiệm chứ hok hỏi lý thuyết):D
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Tôi sẽ tin khi tôi trả lời được các câu hỏi sau:

    1. Mục đích đầu tư của tôi là gì?
    2. Khả năng của tôi tới đâu. ( số tiền đầu tư, kỹ năng quản trị của tôi)
    3. Khả năng am hiểu về ngành mà công ty đang kinh doanh và lập báo cáo.
    4.Khả năng đọc báo cáo tài chính của tôi như thế nào?
    5. Độ tin cậy của các chứng từ, thông tin mà tôi thu thập được.
    6. Mức độ minh bạch của thông tin tới đâu.
    7. Phòng thủ rủi ro ở chổ nào? và chấp nhận rủi ro mức nào.
    Bạn trả lời được các câu hỏi như tôi, bạn sẽ ra quyết định là đầu tư hay không đầu tư hoặc 1 quyết định nào đấy, chứ không phải là tin hay không tin!!! Vì bạn nên biết có những cái báo cáo tài chính lập với nhiều mục đích ý nghĩa khác nhau và đứng nhiều góc độ khá nhau: vay, đầu tư, mua bán, sát nhập... và có nhiều cách hạch toán cho cùng 1 nghiệp vụ mà chuẩn mực kế toán cho phép!!!
  3. Longdaubac

    Longdaubac Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    28/11/2014
    Đã được thích:
    35
    Bài này em có học cách đây gần chục năm, và em đã thua ở đúng bài này trong thời điểm hiện tại. Ối giời ôi.... đau rát...
  4. stormck

    stormck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    670
    Vâng, em vẫn đang có những hạn chế về xử lý thông tin từ báo cáo tài chính nên nhờ các bác mở mang :p. Thank bác
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Tôi lấy ví dụ: công ty đó vốn 10 tỷ, thua lỗ 8 tỷ, nhưng bác thấy bác thâu tóm vực dậy tốt, bác vẫn bỏ ro 100 tỷ mua nó là bình thường!!!!
    --- Gộp bài viết, 27/08/2015, Bài cũ: 27/08/2015 ---
    Bài bác nói là bài báo nhỉ?
    binhnguyenpnam, stormckPolarbear2012 thích bài này.
  6. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.763
    Về mối quan hệ giữa tổng lượng tiền và tổng CK , thiết nghĩ FBV nói khá đầy đủ ở comment trên.
    Dựa trên mối tương quan tương tự như hệ số (h) trong lưu thông tiền tệ, tôi muốn gợi mở, suy diễn sang TTCK , để chúng ta đặt vấn đề về nó, xem những yếu tố nào tác động đến mối quan hệ này, và tác động ra sao ?
    Tất nhiên, vấn đề là rất rộng, nên chỉ có thể gợi mở để tiếp tục suy nghĩ về nó, chứ không thể tham vọng nêu hết được. :drm:drm
    binhnguyenpnamphipham thích bài này.
  7. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Theo tôi nghĩ việc tăng cung tiền hay thu tiền về của nhà nước có tác động tâm lý và tác động trên bình diện tổng thể nền k.tế là chính. Còn ttck tăng hay giảm nó không có quan hệ mật thiết với vấn đề đó như các chuyên gia hay chém trên báo chí. Chúng ta không cần suy nghĩ quá phức tạp thế đâu, hãy suy nghĩ thật đơn giản. Ví dụ: tôi có nhiều tiền hay ít tiền trong tk chẳng hề liên quan tới việc tôi quyết định mua cp với giá cao hơn hay thấp hơn giá hiện tại, đúng không? Vậy tại sao mọi người lại nghĩ có nhiều tiền hơn thì ttck sẽ tăng? Chẳng logic tí nào cả.
  8. stormck

    stormck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    670
    Vậy theo các bác như FLC đang làm in giấy lấy tiền, thì tổng giảm hay tăng :D. Tác dụng của nó đối với thị trường Chứng khoán. Những con in giấy xong bị phá sản thì ảnh hưởng thế nào đến TTCK
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  9. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.763
    Đúng vậy, lượng tiền nằm trong TK không quyết định . Nó chỉ là điều kiện cho sức cầu tương lai mà thôi. Và nó có thể thành sức cầu thực tế hay không lại là chuyện khác. TTCK liên thông và nằm trên cùng một mặt bằng nào đó với các địa hạt khác, và nó chỉ trở thành sức cầu thực tế nếu CK có hấp lực mạnh hơn, trũng hơn , đủ để NĐT thấy rằng bỏ tiền vào CK sẽ có tỷ suất cao hơn là các địa hạt khác.:drm2:drm2
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    343.862
    Cái này thì không đồng ý với bác rồi. có lẽ ý bác là cung tiền trong một khu vực thị trường thì khác, nó hẹp hơn cung tiền trung nền kinh tế.
    Cung tiền của kinh tế vỹ mô tác động rất lớn đến thị trường chứng khoán. Vì bản chất chứng khoán cũng là hàng hóa, cho nên cung tiền tăng mà tốc độ tăng cung tiền lớn hơn tốc độ tăng hàng hóa ( bao gồm chấ lượng hàng hóa) thì cầu về hàng hóa tăng, giá chứng khoán sẽ tăng, điều này là chắc chắn.

    Cung tiền VND ( nội tệ) phụ thuộc vào nhiều yếu tố, nhưng cơ cấu của nó gồm M1 +M2 +M3 và hệ số tạo tiền. Trong M1 thì phụ thuộc vào tiền mặt (C: cash) và tốc độ lưu thông tiền, M2: phụ thuộc vào hệ số tạo tiền tại Ngân hàng thương mại, và M3 phụ thuộc vào chính sách đầu tư và tiêu dùng của nhà nước.

    Nhà nước có thể tăng cung tiền thông qua nhều công cụ và chính sách, mọi công cụ và chính sách đều có tác động đến cung tiền và tác động đến nề kinh tế để điều tiết sự phát triển sao cho cân bằng và bền vững, tất nhiên thị trường chứng khoán cũng bị tác động.

    Tôi lấy ví dụ:
    Nhà nước tăng cung tiền, phát hành thêm tiền bằng cách:

    1. tăng lương cho công nhân viên chức nhà nước, tăng lương cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Như vậy tiết kiệm tăng, tiêu dùng sẽ tăng thì đầu tư cá nhân sẽ tăng do khả năng tăng tích lũy và thông qua chi lương từ kho bạc, nhà nước phát hành thê tiền. Nhưng mặt trái nó là lạm phát, tăng lương chỉ ý nghĩa khi lạm phát cơ bản ( là mức lạm phát cho tiêu dùng cơ bản: ăn mặc, đi lại, ..) cho nên mức tăng là bao nhiêu thì khó tính lắm, cho nên cái vụ tăng lương vào đầu 2016 vừa qua chưa chốt được là vậy.
    2. Tăng thông qua đầu tư công và chi tiêu mua sắm công: thông qua các tổng công ty, tập đoàn và chính phủ,nhà nước mua sắp công như: quân trang, quân dụng, đầu tư giáo dục, y tế công, làm đường, xây trường, xây tượng đài mấy nghìn tỷ, ...v.v và v.v. thì sẽ tăng tiền vào lưu thông, như vậy thì dòng tiền tăng lên, thì tổng thể chứng khoán cũng tăng vì các chi tiêu tác động đến thu nhập các doanh nghiệp và cá nhân, tạo công ăn việc làm, nhưng mặt trái là: tăng chi tiêu công mà không giám sát thì đầu tư không hiệu quả, thì nguy cơ lạm phát vì tiền đi ra không tương ứng với giá trị hàng hóa và dịch vụ tạo ra.
    3. Thông qua việc tăng giảm lãi suất tái chiếc khấu trên thị trường mở: như phân tích trong cơ cấu m1 thì hệ số tạo tiền chủ yếu từ ngân hàng thương mại, Ngân hàng huy động với lãi suất 5% cho vay dân vay 8% thì lời 3%, nhưng nếu như cho nhà nước vay 7% thì lời 2%. vậy nếu lãi suất tái chiếc khấu và các công cụ trên thị trường mở tăng thì thay vì cho dân vay, NHTM cho nhà nước vay ( ở mình có khi toàn ép bị vay). mà cho nhà nước vay thì không tạo thêm tiền bằng bút tóan nữa, hệ số tạo tiền giảm, ( cũng như không cho cty CK vay thì lấy đâu ra cty chứng khoán có margin cho KH)?.
    4. Thông qua dự trữ bắt buột: tăng giảm dự trữ bắt buộc thì sẽ tăng giảm được lãi suất cho vay và hệ số tạo tiền nên cung tiền bị tác động.
    5. Trần sàn lãi suất vay và huy động ( cái này đã bỏ): tăng lãi suất cho vay: hạn chế tạo tiền, cung tiền giảm. và ngựợc lại. Tăng lãi suất huy động thì thay vì đầu tư, bác gửi NH sướng hơn nên cung giảm, hút tiền vào và ngược lại.
    6. Chính sách tỷ giá: tăng giảm tỷ giá đều phải tăng gảm cung tiền VND phù hợp thì mới kiểm soát được lạm phát và cung tiền trong từng thị trường.
    7. Tăng hoặc giảm chi ngân sách ( thông qua việc bội thu, bội chi ngân sách) để tăng giảm cung tiền.
    8. Tăng giảm vay nợ công ( tăng giảm cung USD) để tác động lên cung tiền.
    9. Và các chính sách khác đi kèm, nhưng chung qua lại là:

    Cung tiền tănng tương ứng với tốc độ tăng trưởng kinh tế thì tốt và chứng khoán tăng là điều chắc chắn 100% và ngược lại.

Chia sẻ trang này