Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

4620 người đang online, trong đó có 518 thành viên. 20:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66963 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Hi hi, bác nói sai 1 điểm, tôi đính chính lại góp vui chút: "tiền ko phải là cổ phiếu đặc biệt", mà tiền là hàng hóa đặc biệt (cái này kinh tế học cả XHCN Maxle, hay CNTB đều khẳng định nha). Cho nên có người từng nói: hiểu biết bản chất đồng tiền thì sẽ hiểu biết được bản chất cuộc sống và xã hội hiện đại
    Songsanh, VuthanhnguyenVuAiNhan3010 thích bài này.
  2. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Đây bác, bác nào trọng tiền: có học thuyết trọng tiền của M. Friedman - Wattpad, bác nào trọng cổ ( hàng hóa) : có học thuyết trọng nông của François Quesnay, kết quả: bất phân thắng bại. Bác nào nghiên cứu thì sẽ thấy hậu quả của việc trọng tiền và trọng nông!!! trọng tiền: khủng hoảng tiền tệ nổ ra, trọng nông, khủng hoảng hàng hóa nỗ ra!!! cái nào cũng chết tất.
    Tuy nhiên, theo tôi hiểu, Tôi thấy bác chủ top đã nói và chia sẽ với cái ý là " cái lệch lạc" rằng các bác phải hiểu cho đúng thế nào là "còn tiền còn cơ hội" chứ ko phải là bảo các bác cầm tiền hay cầm cổ!!!
    Nhưng qua đó, có thể thấy sự chia sẽ các bác sẽ góp nhặt thêm nhiều kiến thức cho các bác nào mới vào nghề chứng cũng tốt!!, kinh nghiệm sẽ ngấm từ từ
    kts_hhaVuthanhnguyen thích bài này.
  3. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.283
    Lại nói oan cho tui rùi . Ai bảo là tui chỉ có nói "còn cổ là còn cơ hội ?" . Lúc này (VNI 550) tui nghĩ "CP là cơ hội" . Có thể 580 tui bảo "tiền cơ hội" . Có thể lùi xuống 565 tui nghĩ "CP cơ hội" .... Cứ thế...cứ thế ... Nhưng trong dài hạn 2016-2017-2018 tôi nghĩ VNI sẽ phải có lúc 700 - 800 ... Cho nên số lần tôi nghĩ " CP là cơ hội " nhiều hơn số lần tôi nghĩ "tiền là cơ hội" ... Tôi nhấn mạnh chữ SỐ LẦN ... đối với cả hai ... chứ không chỉ tôn vinh tiền, không chỉ trọng tiền... mà cũng không chỉ biết trọng CP .:D:D:D:D:D
    tinh tam, 94theboy, Dark Queen2 người khác thích bài này.
    Songsanh đã loan bài này
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.283
    @thesun6879 có vẻ nghiên cứu sâu lịch sử các lý thuyết kinh tế , nhỉ ?
    Hãy cho mọi người tham khảo cái lý thuyết cất cánh của bạn dành cho VN chúng ta như thế nào ? Cái vòng lẩn quẩn có những mắc xích nào ? Cú Hích ra sao ? ... thì sẽ thú vị lắm nhỉ ?@};-
    @};-@};-@};-:drm3:drm3:drm3
    thesun6879 thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.283
    Nếu nói như thế này thì :
    Người thương nghiệp : Phải trọng tiền hơn hàng , (vì tiền thanh khoản, chuyển sang lĩnh vực khác nhanh, hàng khó mà đổi hàng v.v.. và v.v...
    Người KD bất động sản : Phải trọng tiền hơn BĐS , ( vì... như trên...)
    Người kinh doanh vận tải : Phải trọng tiền hơn là tài sản, phương tiện vận chuyển , (vì ...khi muốn chuyển sang bất động sản thì tiền chuyển nhanh hơn, không đổi xe lấy nhà được..v.v...

    Vậy kết luận : Bất kỳ kinh doanh cái gì thì tiền cũng quan trọng nhất, ưu tiên nắm giữ nhiều nhất... kết luận vậy cho nó êm thấm mọi bề ... cho khỏe cái thân , nhỉ ?:D:D:D:D:D:D
    Songsanhthesun6879 thích bài này.
  6. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Thanks bác đã xem trọng!!!
    Lý thuyết cất cánh của VN thì bàn nhiều rồi bác. Trên các diễn đàn kinh tế như kêng tài chính FBNC, VTV6, SCTV46 cũng đã nói nhiều, nhiều chuyên gia cũng nói rồi, tôi ko dám lạm bàn thêm, tuy nhiên chỉ nói tóm lại các vấn đề về học thuyết kinh tế học như thế này:
    Từ lý thuyết trọng nông, trọng tiền, trọng thương, học thuyết kinh tế của Max hay các học thuyết kinh tế hiện đại, học thuyết kinh tế quân sự của CNTB hiện đại ...v.v thì đều có nhược điểm của nó. Cho nên kinh tế học hiện đại họ kết hợp tất cả và sử dụng cái ưu của từng học thuyết sao cho phù hợp với từng quốc gia và từng bối cảnh của thế giới cùng với tình trạng khoa học công nghệ tương ứng và nó được gọi là Mix Economic. Lịch sử loài người trải qua 5 hình thái tương ứng với 5 phương thức sản xuất đó là: Công xã nguyên thủy - chiếm hữu nô lệ - CN Phong kiến - CN tư bản - CN xã hội. Qua 5 hình thái xã hội và các phương thức sản xuất trên cho đến tận bây giờ người ta chỉ rút ra các kinh nghiệm và các học thuyết kinh tế chứ chưa tìm ra cái nào là tối ưu nhất ngoài cái MiX ( hỗm hợp).
    Riêng về Kinh tế VN, xin nói rằng, đáng lẽ chúng ta cất cánh lâu rồi, nhưng mà chúng ta "cất" còn cáí cánh thì chưa có, cho nên có bài báo mới viết: " VN là nước không chịu phát triển".
    Chúng ta hãy biết rằng, chúng ta độc lập từ 1975, nhưng thật sự thì đến hết 1992 chúng tạm gọi là" yên ổn " làm ăn. vậy nếu lấy mốc 1995 thì chúng ta mất hết 20 năm kể từ lúc độc lập. Vậy các bạn lấy cái mốc từ năm 1996 và tính đến bây giờ là gần 20 năm tròn, chúng ta tham vọng đặc một nền tản đầu tiên,Bước 1: lấy nông nghiệp làm nền tản: phấn đấu trở thành nước công nông nghiệp, bước 02: thực hiện công nghiệp hóa, hện đại hóa. bước 3: tiến lên kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.( cái định hướng này còn nhiều bàn cãi, cho nên cũng chưa đi đến đâu)
    Nhưng mà, các bạn thấy đó, 20 năm tuy dài nhưng ngắn ngủi quá, kỳ vọng nhiều nhưng rồi nhìn lại thấy thất vọng, nhưng chúng ta không vì vậy mà bỏ cuộc.
    vậy nền kinh tế chúng ta 20 năm qua, theo cá nhân tôi thì nó phát triển như vậy là cao chứ ko thấp, tại vì chúng ta xuất phát thấp cho nên khi hội nhập nó cứ khập khiển phải lo chắp vá!!!.
    Các bác biết kinh tế Trung Quốc: sau cách mạng Tân Hợi 1911 đến năm 1945-1946 họ dành độc lập hoàn toàn sau chiến thắng Phát Xit nhật, Vậy các bác lấy mốc 1946 cho trung quốc, họ phát triển nền tản cơ bản từ bước 1 và bước 2 kéo dài từ 1946 đến 1976 ( *****************) và hoàn tất vào 1980. Như vậy, từ 1980 họ đã ttiế hành thay đổi tư tưởng toàn diện rồi, và bắt đầu từ 1980 -19 96 thì học hoàn tất tất cả bước 2, như vậy từ 1996 trở về đến bây giờ họ là công xưởng thế giới.

    các bác thấy, họ cũng mất 1996 -1946 là 50 năm cho cái gọi là cơ giới hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa!!! còn ta mất 20 năm rồi mà chưa đi vào đâu!!!
    vậy VN chúng ta phát triển vừa qua 20 năm như vậy cũng là một thành quả chứ đừng phủ nhận tất cả nha các bác.
    Tuy nhiên, nói đi thì nói lại, chúng ta còn phát triển dưới tiềm năng của mình, thay vì chúng ta làm được 10 thì chúng ta làm chỉ có 6, vậy đó.
    Vậy nó nằm ở đâu? nhiều vấn đề phải bàn, nhưng chỉ nêu thêm 1 vài cái:
    1. Chúng ta chưa thật sự giải phóng sức lao động của quần chúng, của nhân dân, của mọi tầng lớp kinh tế trong xã hội: bằng chứng: chúng ta không biết quý trọng thời gian, công sức, tiền bạc, phí phạm nhiều nhất là thời gian và tài sản công của quốc gia, tài nguyên sử dụng không hệu quả. Ngay chính bản thân các bạn và chúng ta cũng phí phạm rất nhiều thời gian. Mà nó nằm ở chỗ khâu quản lý các thủ tục hành chính và cung cấp thông tin trong tất cả các giao dịch kinh tế và giao dịch dân sự.
    2. Chúng ta chưa giải phóng được nguồn vốn cho sản xuất bằng chứng là lãi suất chúng ta quá cao so với thế giới, hện tại lãi suất vay là 6- 8% vẫn là rất rất cao. ( vì một DN lợi nhuận bình quân ngành thường 15-20-30%/năm là cao rồi).
    3. Chúng ta chưa thật sự minh bạch thông tin, tôi nói là tất tần tật các thông tin. Vậy thì lấy đâu ra niềm tin 100% cho phát triển.
    4. Việc triển khai các chính sách chúng ta chưa nhất quán và chưa đồng bộ.
    5. Khâu nhân sự của chúng ta đang có rất nhiều mâu thuẩn, các bác hãy hình dung: một chủ tịch xã trình anh lớp 9 bổ túc, một giám đốc sỡ giao thông vận tải hay một giám đốc sở quy hoạch mà trình mới hết lớp 12 bổ túc thì quy hoạch như tyế nào? ( tôi không sính chuyện bằng cấp, nhưng chúng ta phải nhìn 1 cách thực tế).
    Tôi nghĩ chỉ cần giải quyết 5 mục trên thì các mục còn lại sẽ ổn tất cả, vì tất cả đã có chuyên gia, đã có lý thuyết, đã có người tham vấn, tham mưu hết rồi, nên tôi ko dám bàn thêm!!!
    Songsanh đã loan bài này
  7. mauty

    mauty Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    7
  8. mauty

    mauty Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    05/01/2015
    Đã được thích:
    7
    Mr Human chỉ đúng khi người nắm cổ là chủ doanh nghiệp (chủ tịch và thành viên hội đồng quản trị). Như Đoàn nguyên Đức với HAG, Đặng Thành Tâm với ITA,KBC, Phạm Nhật Vượng với VIC.........với họ cầm cổ là còn quản lí doanh nghiệp của họ,là còn tất cả. Còn với nhà đầu tư nhỏ lẻ thì tiền là tất cả. Tiền-cổ-Tiền" cứ có tiền mua cổ cổ sinh lời bán qui ra tiền.
    1997, Vuthanhnguyenthatha_chamchi thích bài này.
  9. thatha_chamchi

    thatha_chamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/09/2013
    Đã được thích:
    80.765
    Mình đồng ý với bác . Khi nắm cổ mà được tham gia vào cty và thấy cty đi đúng hướng mình dự thì mới nên nắm cổ :)
    mautyVuthanhnguyen thích bài này.
  10. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    203.283
    Cám ơn @thesun6879 . Một bài viết hay , thể hiện nhiều trăn trở và tâm huyết .
    Chúng ta không phải làm được 6 trong 10 phần đáng lẽ . Mà chúng ta chỉ mới làm được 2-3 trong 10 phần đáng lẽ mà thôi . Nói cách khác , Nếu chúng ta có một thể chế tốt , từ 1980 đến nay , VN sẽ có sức bật tốt hơn thời kỳ đầu so với điều kiện các nước Đông Bắc Á ( Hàn, Nhật, Đài loan v.v...) . Tiềm năng về sức lao động , tiềm năng tài nguyên thiên nhiên ... đặc biệt là thế đứng và địa chính trị của VN thuận lợi đến mức khó có thể ngờ được .

    Nói thì dài ....
    Muốn ngắn gọn thì chỉ có suy từ đây mà thôi : Thể chế quản trị điều hành XH . Thể chế kinh tế . Thể chế công tác tổ chức nhân sự .
    Và : Lãnh đạo là quan trọng . Một Bá Thanh thay đổi Đà Nẵng . Thực sự cần 1.000 ông Thanh ... Nhưng Việt Nam thì có tới 10.000 ông Thanh đang đóng vai người chầu rìa . Nếu thực sự trọng hiền tài (như một vài triều đại phong kiến VN trước đây đã từng...) , thi cử và tiến cử , lãnh đạo phải liên tục đứng trên sân khấu , đứng trên diễn đàn cho toàn dân đánh giá, bình phẩm và bình chọn .

    Ai đó (tôi quên tên - dường như là Denon ?) đã nói 1 câu rất hay, "95% thành đạt hay lỗi lầm thuộc về lãnh đạo". Vậy, nếu chúng ta mới chỉ là 2-3 trong 10 phần , thì nếu thực sự tự trọng , tôi nghĩ 70 - 80% lãnh đạo nên từ chức, cố tìm cho được người tốt hơn mình để thay thế mình .
    Songsanh đã loan bài này

Chia sẻ trang này