1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

5877 người đang online, trong đó có 677 thành viên. 17:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67277 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Tôi nói như vậy, để các bác hiểu rằng, làm nhà đầu tư, nhà kinh tế phải hiểu bản chất kinh tế và kinh tế vĩ mô, thể chế của chúng ta để hành xử đúng mực thuớc, và chắc chắn tất cả các nhà kinh doanh đều sẽ như vậy, ho sẽ phải cân nhắc nhiều khía cạnh khi đầu tư và kinh doanh.
    SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  2. anhmauhic

    anhmauhic Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    21/11/2011
    Đã được thích:
    94.626
    Bác có nhiều biện giải hay. Tôi xin kể góp thêm một ví dụ từ vụ lấy đất ở Văn Giang Hưng Yên. Lấy để làm khu đô thị mới Ecopak. Mà nghe thiên hạ nói thì hình như của con gái thủ tướng mới đủ bá đạo và bành trướng như thế.

    Ví dụ nhà nào chỉ có ruộng mà nó tịch thu 360 mét vuông và đền bù 360 triệu thì không nói làm gì. Nhưng rất nhiều nhà cả đất và nhà nó cũng chỉ đền thêm 100 triệu ( tức tổng đền 460 triệu ) bao gồm cả nhà đất. Vậy có phải là quá trắng trợn không.

    Nhà nào không nghe nó cũng mang máy đến xúc. Dân nó đánh chết 3,4 thằng máy xúc liền. Nhưng tuyệt nhiên không có ******* điều tra những vụ như vậy trong 3,4 năm. Sau đó 3,4 năm nó mới điều tra và bắt giam khi dự án đã xong. Thế mới dị chứ :D. Nên cho thấy thể chế này nó đang có nhiều vấn đề lắm, nhỏ lẻ không bàn được. Danh cho giới mua quan bán tước thôi.
  3. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Xin chia sẽ với bác là, chúng ta không thể "thay đổi" quan hệ sản xuất được, vì nó là sự đánh đổi và sự đánh đổi này quá lớn đối với vận mệnh dân tộc, và rủi ro quá lớn, vậy chúng ta chỉ mong sao: "quan hệ sản xuất" phù hợp với "lực lượng sản xuất" là nó phát triển tốt rồi. Nhưng tôi nghĩ vì dân tộc, vì lợi ích của dân tộc Việt hơn 4000 năm văn hiến, chắc chắn sẽ phải phù hợp để phát triển, có điều là nó có đến nhanh hay chậm để lớp người chúng ta thấy hay không để rồi con cháu sẽ ko trả giá, còn không thì con cháu sẽ trả giá đắc hơn. ( bằng tiền bạc, công sức....và nhiều thứ khác..)
    binhnguyenpnam, SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.
  4. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.970
    brokervnn01thesun6879 thích bài này.
  5. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.970
    Triết Mac giải thích ra sao về việc Đông Âu thay đổi xoành xoạch quan hệ SX nhỉ ? Vừa kết thúc phong kiến, một số nước nó nhảy nhanh qua con đường XHCN , bước có mấy bước , chưa qua một đêm dài lịch sử gì cả thì nó lại bước quay xoành xoạch trở lại tư bản ... Chắc nó bước nhanh để đối diện với sự giãy chết để một lần nữa tiến lên CNXH lần nữa quá ta ?
    Cái hạ tầng cơ sở của nó sao lăng xăng , nhanh nhạy như con mèo, con sóc, nó đổi cái thượng tầng nhanh như mình ăn gỏi vậy nhỉ ?:-j:-j:-j:-??:-??:-??
    VuAiNhan3010Songsanh thích bài này.
  6. Songsanh

    Songsanh Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/04/2015
    Đã được thích:
    17.770
    Tôi thì thiết nghĩ: sao họ thay đổi QHSX được mà ta lại ko thay đổi cho dù nó thành công hay ko chưa cần bàn đến! Vì có đi thì mới đến còn đứng im mà tìm cách tốt nhất của cái lạc hậu ko chịu vận động thì mãi mãi vẫn đứng im! Thế còn thay đổi để thành công thì phải sáng tạo, tư duy, và có khi chấp nhận đau đớn! Xin lỗi, có thể thay đổi thể chế cũng được vì thể chế chính trị là 1 QHSX cao nhất mà con người tạo ra!
  7. VuAiNhan3010

    VuAiNhan3010 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/10/2013
    Đã được thích:
    2.161
    Bởi vì nó dân chủ thật sự, dân nó có quyền thật sự. Bắn 1 thằng biểu tình của nó là xong đời ... Còn mình thì hình thức thôi, đất chật, người đông, sống chết mặc bay ... Đến cái xếp hàng cũng làm không nổi thì việc lớn làm thế nào được, nên lịch sử VN chỉ có cải cách thật sự khi thượng tầng múc nhau đến ông chết-tôi sống, hoặc đói quá, đằng nào cũng chết là làm nên, lịch sử 2000 năm nay đã vậy rồi.

    Tất nhiên, đến một lúc nào đó thôi, dân trí lên cao thì họ không cam chịu làm kiếp nô lệ kiểu mới nữa thì sẽ có thêm câu chuyện giải phóng nô lệ thời hiện đại :D ....
    Last edited: 08/09/2015
  8. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.970
    Hơi khó để nói.
    Duy vật biện chứng đúng nhiều sai ít.
    Duy vật lịch sử đúng ít sai nhiều. Tưởng là duy lý , khoa học ...thực ra là không tưởng , viễn tưởng...
    Nếu Mac dừng lại ở DVBC thì ông ta rất đáng được cám ơn về sự cống hiến trí tuệ của mình...
    Songsanhthesun6879 thích bài này.
  9. thesun6879

    thesun6879 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    07/09/2015
    Đã được thích:
    119
    Thứ 1: Các nước Đông Âu thì họ làm rất tốt, chỉ đơn giản là họ áp dụng lý luận chủ nghĩa Max rất tốt, họ áp dụng chủ nghĩa Max có hồn, họ là cái nôi sinh ra chủ Nghĩa Max cho nên họ biết áp dụng cái tinh túy nhất của CN Max.
    Thứ 2: , về bối cảnh lịch sử ( địa lợi) thì họ thực hiện ngay vào những năm 1990 đến 1992 khi Liên Xô tan rã và kéo theo hệ thống XHCN ở Đông Âu, còn chúng ta khi đó vẫn lay hoay với bài toán đổi mới và bài toán lo đối phó căng thẳng với anh láng Giềng TQ.
    Thứ 3: bản chất cuộc cách mạng 1945 là đi từ quần chúng nhân dân mà chủ lực là nông dân, sau giải phóng 1975, Chúng ta xây dựng CNXH với nền tản là nông dân chiếm đại đa số (trí thức thì đã ra đi rải rác cho đến tận 1996 mới chấm dứt), còn ở các nước đông Âu, lực lượng chính là công nhân, trong đó vai trò công nhân "cổ trắng" rất lớn. Như vậy thì mức chênh nhau về trình độ XH của lực lượng sản xuất là quá xa!!!!
    Thứ 4: Chúng ta bị tổn thương quá nhiều, cho nên dân tộc ta hay cam chịu, lý do là xuất phát từ thuần nông, công việc nhà nông nó phải tần tần, tà tà, không áp lực, cứ chịu đựng, đói thì tự sản xuất mà ăn, ko như các nước Đông Âu lúc đó, mức độ chuyên môn hóa rất cao, họ chỉ có con đường đổi mới, vì công nhân thì họ có làm mới có ăn, ko làm lấy gì mà ăn như anh nông dân được, ko tà tà được.
    Thứ 5: sau giai đoạn này ( 1990-1996) thì bước vào ổn định, trật tự thế giới mới đã thiết lập và hình thành khác trước, cho nên các cuộc cách mạng sau này ( cách mạng cam của Ucraina là ví dụ) đều thất bại hoặc đều gây bất ổn lớn đến chính trị và đánh đổi bằng xương máu của dân tộc, vì vậy, rủi ro là rất lớn.
    Cho nên, cơ hội, đặc thù của chúng ta là khác, chúng ta chỉ còn con đường là phải tự đổi mới và tự xây dựng mình, tự tái cấu trúc mình, và phải làm sao cho tiến bộ, nhưng cái khó nhất, như lời phật Thích Ca nói: " Tự thắng chính bản thân mình" là rất khó, vì cái "bản ngã" con người rất khó vượt qua chính bản thân cũng như không ai tự mổ xẻ cái xấu xa của mình, phơi bày ruột gan của mình ra trước thiên hạ cả.
    Tuy nhiên, nếu biết nhìn nhận, rà soát, kiện toàn, thì sẽ thay đổi được, nhưng sẽ chậm, nhưng hy vọng là nó không quá 10 -20 năm, hay một thế hệ con em chúng ta.
  10. brokervnn01

    brokervnn01 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    14/08/2015
    Đã được thích:
    53
    Các bác bàn chuyện to tác quá, em đọc cũng phát hoảng. Em học ở Mô-Dăm-Bic về, nên nghe cứ như thể chuyện đẩu đâu vậy.
    SongsanhVuthanhnguyen thích bài này.

Chia sẻ trang này