1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

4804 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 07:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67270 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Để hiểu được bạn cần tìm đọc lại một số bài phân tích tóm lược chiến thuật của Soros. Tôi đã có đọc 1 bài như thế vào những năm 98 thì phải, ngay sau khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra cho Thái Lan và Indonesia. Nhờ bắt bài được Soros nên Hong Kong sau đó với sự trợ giúp của QT đã khiến Soros thất bại khi định bán khống HKD, vụ đó Soros mất khá nhiều tiền. Để hiểu được cuộc chơi của Soros qua bài viết đó, bạn cũng phải có đôi chút hiểu biết về các bài chơi trên thị trường Forex (foreign exchange), nó bao gồm những dịch vụ tương tự như ttck phái sinh: futures, options, ...
  2. Vuthanhnguyen

    Vuthanhnguyen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/05/2014
    Đã được thích:
    204.939
    Cuộc chơi của Soros là cuộc chơi tỷ giá . Dùng đồng tiền này Mua vào và bán ra đồng tiền kia một cách liên tục, khi trữ khi xả... Chúng ta biết mỗi một đồng tiền, nó có giá trị thực của nó khi đóng vai trò vật ngang giá chung cho sự trao đổi trong một nền kinh tế cô lập. Mọi thời điểm đều có một hệ số (h) diễn tả mối quan hệ giữa tiền và những thứ mà nó làm đại diện để trao đổi. (h) = tổng lượng tiền trong lưu thông / (chia cho) tổng " hàng hoá" mà nó đại diện trao đổi . Sự lên giá hay mất giá đồng tiền chính là sự tăng hay giảm củ hệ số (h) này . Đó là môi trường cô lập của nền kinh tế đó. Tiếc thay, một quốc gia, không chỉ có sự tham gia của đồng nội tệ, mà còn có nhiều đồng tiền khác ( chủ yếu là Usd ). Nghiên cứu được sự mất quân bình, sai lệch thực chất tỷ giá giữa hai đồng tiền, người ta có thể tích trữ, bơm xả ...( như các đội lái gom được cơ số lớn CP lang thang rồi dùng thêm vốn kích, xả... Vậy mà ...:-j:-j:-j) . Đặc biệt, đối với những quốc gia - vì rất nhiều lý do - phải neo giữ tỷ giá theo ý muốn, thì mối quan hệ này càng thoát ly xa độ thực chất quan hệ giữa hai đồng tiền ..( giống như 1 CP có giá trị thực là 18 nhưng bị đội lái gom đè mãi ở giá 12 :-j:-j:-j) thì khi bị tác động bỡi việc tích trữ, bơm xả...sẽ làm tỷ giá biến động mạnh trượt dài . Khi xảy ra một biến động, thì yếu tố niềm tin lại càng tác động thêm vào làm tăng sự trượt xa đó . ( các sự trượt xa trong dầu, vàng, bất động sản, CK ... Cũng đều vừa có sự trả trở lại mối cân bằng thực chất vừa có tác động của yếu tố niềm tin ).
    Soros sống bằng nghiên cứu sự cách biệt giữa ảo và thật của mối quan hệ giữa 2 đồng tiền.
    Thì chúng ta sống bằng nghiên cứu sự cách biệt giữa thị giá và giá trị thực của một Cty ...:)):)):)):)):))
    Songsanh đã loan bài này
  3. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Các bạn có thể xem thêm bài này để hiểu thêm về diễn biến khủng hoảng tiền tệ tại Châu Á 1997. Tuy không nhắc tới hành động của Soros, nhưng đề cập tới các điều kiện khách quan thuận lợi để có thể tấn công tiền tệ. Vào thời điểm đó VN may mắn không bị vì lúc đó VN chưa có ttck, đồng tiền VN lại không được giao dịch QT nên dù nền kinh tế của VN yếu hơn rất nhiều nhưng lại không thể bị dòng vốn ngắn hạn QT chi phối.
    https://vi.wikipedia.org/wiki/Khủng_hoảng_tài_chính_châu_Á_1997
    Songsanh đã loan bài này
  4. toduythang

    toduythang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2013
    Đã được thích:
    994
    Mua GSP đi các bạn, Game lớn lấp ló.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
  6. minhuy

    minhuy Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    100
  7. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.058
    Gửi tặng bác: @Vuthanhnguyen; @Ga_moi; @willstrong
    Có 1 số bác hay hiểu sai về Soros, cho nên mới chưa tận gốc ngọn. Về thắt mắt của bạn và các bác , xin giải đáp 1 với 1 góc nhìn tổng thể 1 chút để bác hiểu hơn, có thể không đầy đủ vì đây chỉ là topic:
    1. Soros là 1 chuyên gia tài chính về tiền tệ hơn là chuyên gia về Thị trường chứng khoán, việc bán khống tiền tệ dễ hơn nhiều so với việc bán khống chứng khoán. Soros ko là tất cả, mà tất cả các tay to nào nhìn thấy giống Soros thì cùng Soros thực hiện cái việc này, Soros chỉ là con cá lớn nhất trong bầy cá mập, mà trong đó các định chế tài chính của Mỹ, châu Âu và các định chế tài chính lớn trên thế giới cùng tiếp tay vì họ thấy được lợi nhuận khổng lồ mà khỏi phải làm gì thông qua việc này, chứ 1 mình Soros thì chắc chắn về chính trị thì ông ta không biết giờ ngồi ở đâu!!!.
    2. Từ 1990 đến 1995 thì các nước châu Á lúc đó đã phát triển và bộc lộ các điểm yếu, nhưng tại sao nó ko xảy ra ? Có nhiều nguyên nhân nhưng tôi đưa ra đây 1 trong các nguyên nhân mà các bác ít ngờ tới!!!
    Khi tôi nghiên cứu sâu vào thì nói thật các bác, tôi thấy người ra tay là các định chế và công cụ tiếp tay chính là Microsof!!! cái này tôi chỉ phát hiện khi tôi đọc cuốn sách "thế giới phẳng" của Thomas L Friedman. Tất cả các tay to nào nhìn thấy giống Soros thì cùng Soros thực hiện cái việc này, Soros chỉ là con cá lớn nhất trong bầy cá mập, mà trong đó các định chế tài chính của Mỹ, châu Âu và các định chế tài chính lớn trên thế giới cùng tiếp tay, Còn Microsof là công cụ tiếp tay!!! bởi vì: việc bán khống thông qua đầu cơ tiền tệ diễn ra liên thông từ châu Âu, Mỹ, sang châu Á lúc đó chỉ thực hiện được khi (1) hệ thống Swif ( hệ thống thanh toán liên hàng thế giới) hoàn thiện, (2) Công nghệ Internet bước đầu hoàn thiện, nền tản Win95 đã ra đời giúp cho việc đặt lệnh mua bán trao đổi thông tin, chuyển tiền trên toàn cầu giữa các định chế tài chính lớn chính thức chỉ trong vòng 15 Phút!!! Tôi giả sử nếu lúc đó công nghệ thông tin ko phát triển, thì việc bán không có xảy ra mức độ trên phạm vy toàn châu Á và lan sang Âu Mỹ hay không? Xin thưa là ko, nếu không có công nghệ thông tin giúp sức, thì phạm vi nó chỉ có thể xảy ra trong 1 quốc gia hoặc khu vực hẹp, khi nó lan tỏa thì người ta đã khống chế được rồi, còn khi công nghệ phát triển, mức độ nhanh và mạnh, lan tỏa nhanh và rộng nên không kiểm soát được. (3) Trung tâm tài chính toàn cầu mới được xác lập tại Singapor để dự là thay thế Hông Kông vì Hồng Ko6ng sẽ trao trả về Trung Quốc vào 1997(Đặc biệt là Trung tâm tài chính tại Singapor giúp sức nhanh hơn), vậy 03 cái đó nó giúp cho việc đẩy nhanh khủng hoảng nổ ra, tiếp tay làm nên cuộc khủng hoảng tài chính châu á và hậu quả ghê gớm.

    3. Bản chất:
    Sau khi hiệp ước về bản vị vàng sụp đổ, cùng với học thuyết quân sự kinh tế của Mỹ, đồng USD nghiễm nhiên trở thành đồng tiền thồng trị, đồng tiền chung của kinh tế thế giới. Từ 1970 đến 1980 cơ giới hóa của các nước tư bản bắt đầu hoàn chỉnh và dư thừa, dòng vốn bắt đầu dịch chuyển sang châu Á, bắt đầu từ 1980 đến 1990 là mạnh mẽ, 1990 đến 1995 là phát triễn và hoàn thiện, 1995 đến 1997 là bùng nỗ khủng hoảng.

    Xin nhắc lại 1 chút, thị trường tài chính nó cấu thành trong đó có thị trường vốn ( hay gọi là thị trường chứng khoán) và thị trường tiền tệ và thị trường hàng hóa, trong đó, cái tiền tệ nó định giá hàng hóa và chứng khoán( chứng khoán cũng là 1 hàng hóa), ba cái thị trường này đối với các nước phát triển thì nó liên thông với nhau, như 1 cái bình thông nhau.
    Vậy trên thị trường tiền tệ, cũng có mua bán các loại tiền, cũng có nhà tạo lập, cũng có tay to, cũng có những người đầu cơ, đầu tư, cũng có người mua thật.
    Sau khi Liên xô sụp đổ, trật tự thế giới mới được hình thành xác lập lại, đồng USD thống trị và kinh tế thế giới, vậy các nước muốn phát triển thì mở cửa, và tất cả các nước mở cửa mà phát triển ở châu á lúc đó đều theo Mỹ ( Hàn, Nhật, Philiphin, Đài Loan, Singapor). vậy tất cả các nước phát triển này ( gọi là nước đang phát triển ( NIC) vào lúc đó) đều có chính sách thu hút ngoại tệ và mở rộng tiền tệ để đầu tư phát triển, nâng lãi suất ngoại tệ là USD để hút vốn đầu tư. Do đó các chính sách tiền tệ được tận dụng tối đa để thu hút vốn trung cho phát triển, tỷ giá cố định được áp dụng để kiềm chế lạm phát, ( khi thu hút ngoại tệ vào nhiều thì phải phát hành thêm tiền để hấp thu luồn ngoại tệ này, cái này trên thị trường Ngoại hối hay gọi là: Ngân hàng TW đóng vai trò là người mua Ngoại tệ cuối cùng, khi hấp thu ngoại tệ này đồng nghĩa với việc bơm tiền ra lưu thông tương ứng với hàng hóa nhập khẩu vào và hàng hóa SX làm ra, nhưng điều này sẽ dễ gây lạm phát nếu xác định không đúng cung tiền, vì vậy người ta neo tỷ giá lại để hạn chế lạm phát hoặc là kiểm soát theo biên độ hiện tại như VN đang làm, cái kiểm soát theo biên đô thực chất là tỷ giá lỏng hay còn gọi với cái tên mỹ miều như ở VN hay gọi: là chính sách linh hoạt tỷ giá)
    Các nước phát triển này đều có thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ!!!
    Vậy 1 khi tất cả 3 thị trường:
    - thị trường tiền tệ phụ thuộc vào tác động của USD thông qua tỷ giá và lãi suất USD và nội tệ!!! thông qua các hợp đồng vay vốn, hợp đồng option ( quyền chọn), forward ( kỳ hạn), Future ( tương lai tỷ giá, lãi suất)
    - thị trường chứng khoán phụ thuộc vào tác động của USD thông qua lãi suất và nguồn vốn đầu tư FDI và các quỹ tài chính, các định chế tài chính thế giới. Các công cụ phái sinh từ thị trường chứng khoán: quyền mua, option ( quyền chọn) , hợp đồng tương lai...v.v
    - thị trường hàng hóa phụ thuộc vào đồng USD thông qua tỷ giá,, các hợp đồng hàng hóa giao ngay, quyền chọn trên thị trường hàng hóa cũng phụ thuộc theo.
    Cái các là: thị trường tiền tệ thì định giá tỷ giá, định giá hàng hóa, định giá cả thị trường chứng khoán!!! vậy nếu người ta đánh sụp thị trường tiền tệ thì tác động kép rất lớn đến 2 thị trường kia, mà tác động đến 2 anh kia thì xem như toi nền kinh tế rồi còn gì??

    Thế là cuộc bán khống từ các tay to như Soros bắt đầu và lan sang các định chế tài chính, việc bán khống tiền tệ chủ yếu thông qua các hợp đồng option và forward và các điểm tỷ giá kỳ hạn là chính, kết quả là tỷ giá bị mất kiểm soát, đồng USD tăng chóng mặt tại Thái Lan, sang hàn quốc, Hồng Ko6ng và cả Nhật, Inđô. KHi tỷ giá USD tăng, đồng nội tệ mất giá và lãi suất nộ tệ tăng, các nhà đầu tư ai lo túi tiền nấy cho nên họ rút vốn hoàng loạt, càng gây hiệu ứng domino, vì bản thân các nước này ko đủ ngoại tệ để can thiệp.
    Thế các bác hỏi thêm: tại sao các định chế tài chính lại tiếp tay cho Soros? họ được lợi gì?
    thì xin thưa, Soros chẳng qua làm cái chiêu bài: ngư ông đắc lợi khi Ngao cò tranh nhau!!!
    Các định chế tài chính quốc tế khi ấy được tiếp tay bởi các tập đoàn đa quốc gia, lượng vốn rất lớn, và cạnh tranh trong ngành cũng rất gắt gao, kết quả là sau khủng hoảng, Ngân hàng Barent của anh Quốc gần 200 năm tuổi sụp đổ!!! vậy các ngân hàng khác có lợi vì tiền chảy từ này sang anh kia, chứ chẳng sinh ra trong khủng hoảng. ( cũng giống như khủng hoảng nhà đất tại mỹ 2008 , goldmansach của Mỹ nếuk hông có chính phủ tiếp tay thì cũng toi, bản chất đó là cuộc chiến giữa các định chế tài chính trên thương trường trong cuộc chơi quốc tế như 1 cái đại dương. mà mức độ của nó ngày nay phụ thuộc rất lớn vào công nghệ thông tin!!!!

    Như vậy, quay lại cái vụ chiến tranh tiền tệ giữa Soros và Trung Quốc.
    Tác giả chủ top pic kia quên mất 1 điều: chiến tranh tiền tệ và chiến tranh vũ lực trên thế giới là hai phạm trù khác nhau!!!
    Sau khủng hoảng tài chính, TQ đã nhận diện được và bắt đầu kéo công xưởng thế giới về và tận dụng nhân công giá rẻ để tăng sản xuất, xuất khẩu tăng USD, tạo 1 nguồn cung và dự trữ ngoại hối USD bằng GDP của Mỹ!!! cái thòng lọng nằm ở đây!!!
    vậy Soros muốn đánh TQ thì mượn tay các định chế từ mỹ, mà cái này không thể, vì làm như vậy chả khác gì xẻo thịt chính họ!!!
    Vì anh TQ là người khổng lồ cùng mỹ và đã ôm mỹ trong lòng, thế thì cả 2 sẽ phải thỏa hiệp để giải quyết mâu thuẩn còn nếu không thì sẽ cùng chết.
    bàn về chiế n tranh thế giới thì dài dài, nhưng để chiến tranh vũ lực để giải quyết chiến tranh tiền tệ thì là sai lầm vì đây là mâu thuẩn lợi ích của giai cấp bên ngoài chứ không phải là mâu thuẩn lợi ích quốc gia bên trong. Cho nên dân chúng sẽ lật đỗ thể chế nếu cócáikiểu chiến tranh vìlý do này!!!

    ế
    ừ Mỹ
    ếgiới
    ền
    ế nếu
    ế
  8. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Tôi không đồng ý với bác về cái việc cho là Microsoft tiếp tay cho các định chế tc. Việc pt của công nghệ thông tin tạo điều kiện để liên thông các thị trường tài chính điều đó đúng nhưng không đồng nghĩa với việc tạo nền tảng để gây nên khủng hoảng tc. Nguyên nhân chính để các nước như Thái Lan, Hàn Quốc, Mã Lai, ... trở thành đích nhắm của các cuộc tấn công tiền tệ đó là tự bản thân nền kinh tế của họ có khiếm khuyết và đồng thời họ đã cho phép giao dịch đồng nội tệ trên thị trường forex mà không có các chế tài phòng bị cần thiết, cũng như buông lỏng việc kiểm soát dòng vốn ngắn hạn QT, coi nhẹ rủi ro thanh khoản quốc gia. Điều này có lẽ xuất phát từ yếu kém về chuyên môn và phần nào từ những suy nghĩ ngây thơ khi hội nhập QT, cho rằng khi trở thành đồng minh với Mỹ và phương Tây thì sẽ không bị "đánh hội đồng" như vậy.
    Quay trở lại vấn đề tác động của Soros tới cuộc khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997, khi đó Soros luôn thực hiện việc bán khống các đồng nội tệ của các nước trước thời điểm xảy ra khủng hoảng từ 6t đến 1 năm. Chính vì thực tế đó các Quốc gia này không thể buộc tội tác động trực tiếp của Soros được và đồng thời cho thấy tài phân tích tình hình thị trường của Soros. Bác nói việc bán khống trên thị trường forex là dễ thì hoàn toàn sai lầm, thực hiện thì dễ nhưng để kiếm được lợi nhuận từ đó thì rất khó, độ rủi ro rất lớn cho dù bác có là tay to cỡ nào.
    Tôi cũng đã đọc khá nhiều bài phân tích, nhưng tựu chung lại chưa lý giải được: tại sao Soros xác định được thời điểm bắt đầu xảy ra khủng hoảng tại từng Quốc gia? Phải chăng căn cứ trên các thông tin về các khoản nợ của các Quốc gia này? Nếu bác có thể phân tích sâu hơn về vấn đề này thì hay quá.
    Mặt khác tôi vẫn cho rằng các nước kết tội Soros như là một cách đổ lỗi để tránh phải thừa nhận trách nhiệm của họ khi để xảy ra khủng hoảng tiền tệ và để lấp liếm cho những yếu kém mang tính hệ thống trong nền kinh tế của nước đó.
  9. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Bài viết của bác rất hay, chỉ có một điều mình chưa thống nhất với bác rằng Soros là con cá lớn nhất trong đội cá mập vì thực ra những con cá mập lớn nhất chính là hệ thống ngân hàng và chỉ có các định chế tài chính này mới là người thực sự đứng sau các vụ tấn công tiền tệ.
    Thế giới thường hay nói tới Buffet và Soros như những thiên tài về tài chính, và theo mình thì họ là hai trường phái đối lập để tìm kiếm lợi nhuận: đó là Buffet thì long còn Soros thì short. Soros tìm ra những điểm yếu chết người trong hệ thống tiền tệ của các quốc gia, sau đó với sự hỗ trợ của các trùm tài chính dấu mặt là các ngân hàng, tấn công bằng cách bán khống rồi mua lại với giá thấp hơn. Chắc anh em đều biết rằng long là một quá trình kéo dài còn short lại thành công trong một giai đoạn rất ngắn, do đó Soros thường bị chê bai khi tận dụng sự yếu kém của người khác để kiếm cho mình lợi nhuận khổng lồ.
    Một trong những thí dụ về lên chậm xuống nhanh là JVC hay OGC, nếu cho phép bán khống thì việc ăn bằng lần, thậm chí hàng chục lần trong vài tuần cũng không có gì là khó.
    Vuthanhnguyen thích bài này.
  10. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    344.058
    1. về Mycrosof thì: Thật ra thì tôi nói mycrosof chẳng qua là công cụ thôi, chứ nó ko có cái ý gán tội cho nó!! cái ý ở đây là người ta ko lường trước được cái rùi ro khi dùng công nghệ này, cùng là chiến thuật bán khống nhưng công cụ, phương tiện nó khác nhau thì hiệu quả thành công khác nhau. Cho nên cái ở đây là người ta chưa nhìn ra công cụ tiếp tay cho phát triển là công nghệ thông tin nhưng cũng là con dao hai lưỡi là vậy.
    2. Cái việc bán khống bác nói không dễ, nhưng tôi nói nó rất dễ, bỡi vì tôi cũng từng đã làm các option, cũng mua, cũng bán có những cái deal 1 tr đến 10 USD là rất bình thường, và thấy nó thật sự đơn giản đối với dân tài chính chuyên về tiền tệ chứ ko phức tạp như bác nghĩ. Ở VN hầu hết các Ngân hàng nào cho vay USD và làm thanh toán quốc tế tốt đều phải thành lập 1 cái phòng, gọi là phòng nguồn vốn hoặc phòng kinh doanh ngoại hối hoặc phòng đầu tư hoặc 1 phòng chuyên kinh doanh tiền tệ. ( tùy theo mỗi ngân hàng và cách tổ chức), nhưng chung quy là các Ngân hàng này phải tham gia vào thị trường tiền tệ để mua bán USD và bảo hiểm tỷ giá và lãi suất của đồng USD. Nó đơn giản vì việc họ sử dụng các option sẽ tốn ít ngoại tệ nhưng lại ký được giá trị khối lượng là rất lớn, vì nó được áp dụng nguyên tắt tối ưu nhất là cấn trừ, chỉ thanh toán nhau phần chênh lệch và phí hợp đồng, phí giao dịch.
    Và như bác nói, bán khống thì dễ nhưng kiếm lợi nhuận là khó, nhưng đối với ai làm chủ cuộc chơi thì nó thành dễ, việc bán khống này nó giống như đầu cơ bán khống hàng hóa, dân gian thường nói: buôn có bạn, bán có phường, 1 Soros ko làm được nhưng 100 soros và những định chế tài chính lớn của Mỹ như City bank, và các Ngân hàng lớn khác nếu khi có cơ hội là đều làm được, vấn đề là xúc tác và cơ hội để họ ra tay, họ liên kết lại với nhau bắt tay nhau cùng kiếm lời. Giai đoạn đó, tổng tài sản của City bank chẳng hạn nó đã vượt qua con số 5000 tỷ USD và lượng tiền mặt USD của nó chu chuyển khắp toàn cầu lên đến 500 tỷ USD là rất bình thường, mà số lượng ấy thì nó hơn GDP của thái lan và Hàn quốc cộng lại rồi nha bác!!!!
    Vậy khi các tay to ( chủ yếu là tài phiệt mỹ và châu Âu) bắt tay nhau, làm chủ cuộc chơi thì ai chịu nỗi?
    Vì rất đơn giản: chính các tổ chức tài chính này là nơi cung cấp các option và hợp đồng về tiền tệ cho các ngân hàng khác và cho nền kinh tế châu Á, (và hiện tại vẫn như vậy, cho nên Trung quốc mới đẻ thêm cái ngân hàng AIIB riêng).
    3. Về câu hỏi: tại sao Soros xác định được thời điểm bắt đầu xảy ra khủng hoảng tại từng Quốc gia?
    Thật ra nó rất đơn giản:
    Đặc điểm của các option và các forward và các future đều có 1 cái giống nhau là: xác định 1 điểm thời gian thực hiện trong tương lai kể từ khi ký kết hợp đồng và đến khi thực hiện các quyền là xác định được.
    vậy nếu tôi là nhà cái, là tay to, tôi là người chiếm đa số cung cấp các hợp đồng đó tôi đều điều hướng vào một thời điểm và thời hạn nhất định được, nó khoản 60% - 80% là toi rồi. Vậy thì các tổ chức và Soros đều biết được phân phối đỉnh về xác suất đối với thời gian thực hiện của các hợp đồng đó rơi nhiều nhất là vùng nào và điều hướng nó, tích tụ nó từ 1995 đến 1996 và đầu 1997 hết rồi, cho nên không phải ngẫu nhiên mà thời gian bán khống như bác nói xảy ra từ 6 tháng đến 1 năm là trùng với thời hạn của các hợp đồng này, vậy từng thời hạn các hợp đồng và phân bổ thời hạn hợp đồng và nguồn vốn để phân bố từng quốc gia của dòng vốn và các hợp đồng này hoàn toàn sắp xếp trước như là 1 chiến lượt chứ ko phải là dự đoán được!!!! đây là bản chất về chiến lượt của đầu tư tài chính.
    Thứ nữa, việc ra đời phát triển của trung tâm tài chính singapor làm cho ý đồ này dễ dàng được thực hiện. Vì các hợp đồng này đều dẫn chiếu lãi từ suất LiBor, và sau đó chuyển sang SiBor của đồng USD!!!!
    Vậy cái dỡ ở đây của các nền kinh tế đó ko như bác nói là họ bị khuyêk khuyết mà thực ra họ chấp nhận cuộc chơi và chưa lường hết được tình huống này, ho ko nghĩ được cái thị trường tài chính trong nước và thế giới nó liên thông mau lẹ thế, và họ ko ứng phó dược việc các tập đoàn tài chính lợi dụng cái đó để kinh doanh tiền tệ, họ chưa nhận diện được rủi ro đó, còn ở Mỹ thì ko xuất hiện cái chênh lệch tỷ giá đối với người dùng tiền USD, châu âu là nước đã phát triển và dự trữ ngoại hối đã đủ mạnh, sau khi khủng hoảngtài chính năm 1997 xảy ra, càng thúc đẩy cho đồng tiền châu Âu là EUR ra đời cũng vì lý do đó, vì 1 quốc gia khó mà dự trữ ngoại hối đủ mạnh để chống lại tài phiệt quốc tế, TQ và Nhật làm được và họ đem được công xưởng về, và đơn giản nhất là vì dân trung quốc Đông nhất thế giới nên làm ra hàng và tạo USD dự trữ đủ mạnh để miễn nhiễm mấy vụ như Soros, để Soros phải chùn tay, trừ khi có công cụ tiền tệ nào đó mới phát minh ra!!!

    ợp đồng này

Chia sẻ trang này