Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

5755 người đang online, trong đó có 695 thành viên. 12:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67050 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. bgmk56

    bgmk56 Thành viên tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    17/08/2015
    Đã được thích:
    23
    Rất thực tế, xác đáng
    stormck thích bài này.
  2. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Phân tích của bác có nhiều điểm đúng đáng để suy ngẫm, tuy nhiên có một số điểm tôi chưa thật đồng ý với bác. Trên tt forex, các ngân hàng tham gia và sử dụng đủ các dịch vụ như bác nói, nhưng không phải vì họ có nhóm hội hay có phường gì đó nên không lo rủi ro. Trên bình diện tt forex QT thì không thể có việc lợi ích nhóm được vì qui mô của tt là vô cùng lớn và không thể có nhóm nào có thể thao túng được tt. Cái việc mà bác thấy dễ đó thực chất là các ngân hàng hoạt động trên tt forex về căn bản đều xuất phát từ nhu cầu thanh toán QT của NH, các công cụ như options, forwards, futures, ... đều được đặt ra từ nhu cầu thực của khách hàng của ngân hàng. Ví dụ: khi ngân hàng đứng ra mở LC nhập khẩu cho 1 khách hàng, có nghĩa là ngân hàng đã cam kết thanh toán giá trị lô hàng đó, bất chấp việc khách hàng của họ có trả tiền hay không miễn là hàng được chuyển đến đáp ứng đủ các yêu cầu của người nhập khẩu. Từ nhu cầu thanh toán đó, NH sẽ xác định được nhu cầu ngoại tệ tại thời điểm x và để tránh rủi ro tỷ giá NH có thể thực hiện lệnh mua ngoại tệ dùng trong thanh toán LC tại thời điểm x thông qua hợp đồng tương lai (futures). Khi khách hàng nhập khẩu nộp tiền tt LC cho ngân hàng để mua ngoại tệ, tỷ giá ngân hàng bán ngoại tệ cho khách hàng đã được cân đối phần nào dựa trên tỷ giá mua ngoại tệ của HĐ future rồi. Chính vì lẽ đó, rủi ro cho hoạt động mua-bán của các NH trên tt forex là thấp. Ngoài ra một số NH cũng có bộ phận tham gia kinh doanh thực sự trên forex thì rủi ro vẫn là rất lớn và việc mất mát thua lỗ là việc xảy ra thường xuyên chứ không phải không có. Chính vì thế, các NH chỉ giới hạn hạn mức cho các nhân viên tham gia và với deal lớn đều phải có sự thông qua cấp lãnh đạo.
    Phần phân tích về việc xác định thời điểm xảy ra khủng hoảng của bác tôi cũng chưa thấy thuyết phục lắm. Việc cho rằng Soros bán khống trước sau đó huy động các nguồn lực liên minh đạp tt xuống vào thời điểm các hợp đồng bán khống đáo hạn là không đúng với thực tế. Qua trả lời phỏng vấn báo chí của Soros, chúng ta thấy rõ là hợp đồng bán khống của ông ta không có thời điểm kết thúc bắt buộc nên Soros đã chủ động mua các đồng nội tệ các nước để cân bằng ngay sau khi khủng hoảng xảy ra, hành động này thực tế là một động tác nâng đỡ các đồng nội tệ khi khủng hoảng. Nếu giả sử Soros không bán khống trước đó, rõ ràng lúc xảy ra khủng hoảng sẽ thiếu đi nhu cầu mua đồng nội tệ và lúc đó còn tồi tệ hơn nữa.
    Tôi vẫn nghiêng về suy nghĩ: Soros đã căn cứ trên sự mất thanh khoản ngắn hạn của các nước để tính và ước lượng thời điểm khủng hoảng xảy ra. Nếu các nước quản lý thanh khoản ngắn hạn tốt và nguồn dự trữ ngoại tệ đủ lớn để cứu tt khi có nhu cầu rút vốn ngắn hạn xảy ra thì chắc chắn sẽ không thể có khủng hoảng tiền tệ như hồi 1997 được.
  3. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.790
    Chúng ta đang bàn về Soros và trả lời cho câu hỏi: tại sao ông ta làm được, thông qua cái gì? và tại sao ông ta dự đoán được thời điểm xảy ra? và câu hỏi về soros với chiến tranh tiền tệ TQ.
    Thế thì các bài viết của tôi tập trung vào các vấn đề đó, nó giải thích dưới 1 góc nhìn của người đầu tư, đầu tư thì phải dùng công cụ chiến thuật, chiến lược cách thức thực hiện và kiếm lợi nhuận, vì có nhiều bác thắc mắt là đọc nhiều sách, phân tích nhiều nhưng hok hiểu họ bán như thế nào nên phải nói cái nghiệp vụ, và tại sao thì phải nói cái bản chât. đơn giản vậy, cho nên tôi nói ko phải trên quan điểm H-T-H theo lý thuyết đâu, mà là cái nhìn, và cũng chỉ là 1 góc thôi, vì tôi đứng trên góc đô là 1 thành phần tham gia vào nó, nên tôi hiểu nó góc độ đó thì phân tích theo, bác có quan điểm khác thì cứ chia sẽ thì sẽ tốt hơn, riêng tôi, tôi chỉ nói những gì về bản chất.
    bản châtn
  4. stormck

    stormck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    670
    Bác Gà Mới thử đọc bài này xem:
    http://vneconomy.vn/the-gioi/chanos...ung-quoc-sa-sut-tu-2009-20150909033315862.htm
    Songsanh thích bài này.
  5. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Trên quan điểm đầu tư của tôi thì diễn biến thị trường như hiện nay sẽ tạo cơ hội lớn để mua được cp giá hợp lý. Nếu là dòng tiền nhàn rỗi thì tôi sẽ thấy lãng phí nếu như ta cầm tiền mà bỏ qua cơ hội đầu tư để có lợi nhuận. Tất nhiên nếu bạn thấy cơ hội chưa đủ hấp dẫn với kỳ vọng bản thân thì chả cứ thị trường ntn mà lúc nào cũng cần bình tĩnh chờ các cơ hội tốt.
  6. stormck

    stormck Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    22/01/2015
    Đã được thích:
    670
    Vâng thưa bác :drm4:drm4
  7. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Thì ra là vậy, mình đang chém gió về Soros tự nhiên lại thấy bác nói về dầu Tường An với mấy cái nghiệp vụ ngân hàng nên chả hiểu gì cả...he he he.
    ngoi_sao_co_doc, Songsanhstormck thích bài này.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.790
    ới
    Hi hi,
    Thanks bác đã phản biện chính quy,

    Tôi xin làm rõ thêm để bác bớt nghi ngờ các Ngân hàng

    Trên thị trường tài chính có nhiêều định chế tài chính Ngân hàng tham gia vơới vai trò nó hoàn toàn khác nhau hoăặc đóng vai trò kép. Có ngân hàng tham gia chủ yêếu bảo hiêểm rủi ro như bác nói, nhưng cũng có ngân hàng chuyên cho vay sĩ, nghĩa là khách hàng của họ là những ngân hàng hay các quỹ và các tổ chưức tài chính khác. Câấu trúc thị trường tài chính quôốc tế nó phức tạp hơn bác nghĩ, và nó rất hoàn chỉnh, cho nên tôi từng nói: thị trương tài chính trong nước chưa hoàn thiện trong đó câấu trúc của nó là chính.
    Mỗi ngân hàng đều có định hướng khách hàng và mục tiêu, tôi lấy ví dụ: ANZ chuyên bán lẻ, Barent chuyên bán sỹ và cho vay liên hàng quốc tế trên thị trường châu âu, HSBC vừa bán sỹ, vừa lẻ phân theo khu vực ( cho nên khẩu hiệu nó là ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương), City bank chuyên về bán sỹ đối với DN lớn và bán sỹ liên hàng v v.v, nhưng UBS, JP Morgan thì chuyên bán sỹ liên ngân hàng. Và họ tập trung vào 1 khu vực nào đó thì sẽ làm được, bước 1: họ nhận diện, bước 2: xây dựng chiến lượt và các kịch bản, bước 3: thực hiện, bước 4 mới công bố thông tin và dẫn dắt, bước 5 kết quả khủng hoảng và kịch bản xảy ra, bước 6 thu dọn tàn cuộc và giải quyết hậu quả. Dòng tiền đầu cơ tập trung do các tài phiệt rữa tiền cũng góp phần lớn trong những vụ này. Trong cuốn mafia quốc tế và tội phạm rửa tiền của 1 giáo sư VN có đề cập vấn đề này.
    ố thông tin và dẫn đất
    ền
    ề cập
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.790
    Bàn về thời điểm xảy ra khủng hoảng tại các nước như thế nào mà soros đoán đúng? Tôi nói rồi, nó đơn giản vì các hợp đồng này đều xác định các thời hạn, đến thời điểm đó, bác có quyền thực hiện hay ko thực hiện, nghĩa là chiến lược đã sắp đặc trước rồi, kịch bản xây dựng rồi, đã phân bổ từng giai đoạn vào nước nào và thời gian trước rồi, mức thiếu hụt ngoại tệ của các quốc gia đó trong 1 năm hay ngắn hạn ko xoay kịp. Tôi và bác giống như Acsimet: hãy cho tôi 1 điểm tựa, tôi sẽ bẫy trái đất lên!!! tôi và bác ko thì có thể, vì ông ta là Soros!!!! Vị thế của họ khác chúng ta, có những điều thật ra nó rất đơn giản trong cái phức tạp đó bác. Hi hi
    ợp đồng này đều xác
    ắp
    ể, nhưng Soros có thế
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Phương án tấn công bác đề cập có thể xảy ra về mặt lý thuyết, nhưng tôi vẫn thiên về ý nghĩ là trên bình diện QT sẽ rất khó để làm được việc đó và bản chất những định chế tc QT sẽ không bỗng dưng thực hiện việc đó, vì điều đó gây ra bất ổn kinh tế trên toàn cầu trong một TG phẳng như hiện nay. Mặt khác chúng ta có thể thấy rõ rằng một cuộc tấn công tiền tệ dạng đó sẽ bị thất bại thảm hại ntn nếu thị trường Quốc gia được kiểm soát thanh khoản ngắn hạn chặt chẽ kết hợp với nguồn dự trữ ngoại tệ đủ mạnh qua cuộc thất bại của Soros tại Hong Kong. Nếu tôi nhớ không lầm thì khi một loạt các Quốc gia trong khu vực xảy ra khủng hoảng tiền tệ, trên tt Qt đều nhận định HK sẽ là điểm yếu tiếp theo. Khi đó HK đã thực hiện một loạt biện pháp để chống lại:
    - Rà soát tất cả các lệnh bán khống HKD với qui mô lớn để khoanh vùng xác định thời điểm tấn công tiền tệ có thể xảy ra
    - Kiểm tra những nguồn vốn ngắn hạn có thể bị rút ra để hình dung qui mô cuộc tấn công và có các biện pháp phòng vệ cần thiết như sẵn sàng sử dụng nguồn ngoại tệ dự trữ để hỗ trợ thanh khoản thị trường
    Thực tế khi đó với sự chuẩn bị tốt, HK chỉ phải dùng có hơn 1 tỷ USD trong nguồn dự trữ ngoại tệ là đã chiến thắng và mang lại tổn thất khá lớn cho Soros (khoảng trên 700 triệu USD thì phải).

Chia sẻ trang này