Những suy nghĩ lệch lạc, vô căn cứ trên TTCK VN (phần 3)

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Vuthanhnguyen, 05/09/2015.

2968 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 05:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 67043 lượt đọc và 1078 bài trả lời
  1. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    ấm hêt
    Tôi nói như thế này:
    1. Nếu bác ko phải là dân tài chính, tiền bác ko nhiều ( tầm 1 tỷ trở lại) thì tốt nhất, bác chọn 1 rỗ 3 cổ phiếu nào cơ bản tốt nằm trong VN30 mà giá còn thấy, tìm năng hoặc 5 cổ phiếu chia ra các tỷ lệ theo kỳ vọng của bác, mua xong, cất tủ, đi ngủ, còn lại làm nghề khác, cứ tới mùa lãnh cổ tức, để đó, giá đạt kỳ vọng thì bán.
    2. Nếu bác là dân tài chính thì tùy, bác muốn hành nghề chứng sỹ luôn thì nó là chuyện khác. Phải trang bị 1 hành trang bài bản, cái thời ai mua cũng trúng năm 2006 đến 2007 nó xưa rồi diễm ơi.
    3. nếu vốn bác từ trên 1 tỷ, bác đầu tư 500tr đến 1 tỷ, còn lại lấy vốn ra làm ăn. Kinh doanh 1 nghê gì đó.
    4. Còn vốn bác nhiều tầm 5 tỷ trở lên thì bỏ ra 1 ít tiền đi học lại bài bản, 1 ít tiền trải nghiệm rồi mới hành nghề.
    5. Còn bác đam mê thì phải xây dựng lại: 1> FA cho bài bản, 2> TA cho nhuần nhuyễn, 3, Dọc báo cáo tài chính cho thật tốt, 4. Chọn danh mục ngành nào yêu thích, chỉ tập trung vào 1 nhóm ngành nào bác yêu thích và tìm hiểu. Bác có thể vừa đâu tư và vừa tìm hiểu.
    6. Trước khi học đầu tư, thì học kiểm soát rủi ro trước nhé!!!

    Chấm hêết

    ện khác
    ền
    ập trung vào 1
  2. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    Cái phòng ngừa rủi ro nó bao la lắm bác, tôi học và ôm nó 15 năm nghề. Tuy nhiên, sử dụng công cụ, chiến thuật và mức độ là cái quan trọng đầu tiên, con kỹ thuật giao dịch là cái thứ 2, dùng các lệnh chỉ là yếu tố thứ 3.
    ố thứ 3
    Songsanh thích bài này.
  3. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Cá nhân có nên học lấy chứng chỉ hành nghề quản lý quỹ không bác, nếu có thì nên học ở đâu và có giáo trình tự nghiên cứu trước không?
    phambaohuyen thích bài này.
  4. gerbermark2

    gerbermark2 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    22.423
    Học không bao giờ thừa bác ạ, nếu bác thích nâng cao trình độ phân tích và cả tiếng Anh thì có thể học CFA, mình cũng đã học ở Hà Nội và thấy nó cũng khá bổ ích cho công việc quản lý tài sản.
  5. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    Tôi nói các bác, thị trường chứng khoán chúng ta mà kiếm được cơ hội làm giàu như buffet nó ko có đâu, đừng có mà mông với mơ, 1 là nếu muốn sống bằng nghề này thì phải am hiểu, nếu dư tiền thì chọn danh mục đầu tư cơ bản để hiệu quả sử dụng tiền là tốt nhất và may ra 3 năm nữa thì đổi đời, nhưng đổi đời mà giả sử như bác 500tr thì cùng lắm nó nhân 4 là 2 tỷ chứ chả là giàu gì, cho nên nếu đầu tư kiểu đó là ok, chứ thật tế, tầm 10 tỷ nếu tôi kinh doanh, hiệu suất sinh lời của tôi hiện tại phải đạt 300%, mức đầu tư VN hiện tại một số ngành lợi nhuận rất rất cao, đừng có mà ham hố, đó là lý do chứng khoán chưa hút tiền.
    Giả sử t6oi có 10 tỷ, tôi kinh doanh 1 năm khả năng cao là tôi kiếm được 10 tỷ là bình thường. Tuy nhiên ko phải ai cũng kinh doanh được cho nên có người này người kia.
    Nền kinh tế chúng ta hiện tại, cơ hội cho kinh doanh vừa và nhỏ rất rất tốt, cơ hội đầu tư chứng khoán mức tốt nhất, vì nó đang chuyển đổi, tranh tối tranh sáng. sau này mà nó hoàn thiện thì cuộc chơi này tôi nói các bác nó chỉ dành cho các tay to và tài phiệt thôi. nhỏ lẻ chúng ta chỉ hóng gió.
    Tôi nói điềunày là chân thật, vì tất cả chính sách, định hướng khi tôi tiếp cận thì cũng giật mình, khi các bác có dịp tiếp xúc Âu, Mỹ, các nước phát triển: Sing Thái, Malay,...hàn, và nhìn lại mình cùng chính sách thì sẽ thấy rõ điều này
  6. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    Cái vấn đề nó nằm ở chỗ: bác có theo nghề hay ko, bác ko theo nghề và ko làm trong các quỹ, đầu tư tự do thì mấy cái đó tôi nói đi vứt sọt rác.
    Còn xác định theo nghề và đi làm ở công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ thì phải học rôi.

    Theo Quy định tại Quyết định số 15/2008/QĐ-BTC ngày 27/3/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, các loại chứng chỉ hành nghề chứng khoán do Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp gồm các loại sau:
    1. Chứng chỉ hành nghề môi giới chứng khoán;
    2. Chứng chỉ hành nghề phân tích tài chính;
    3. Chứng chỉ hành nghề quản lỹ quỹ.
    Để nhận được chứng chỉ hành nghề do UBCKNN cấp, các học viên cần tham gia các chương trình đào tạo và thi cấp chứng chỉ chuyên môn do Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Đào tạo chứng khoán tổ chức.

    Bảng 1: Chứng chỉ hành nghề kinh doanh chứng khoán quy định tại quyết định 15/2008/QĐ-BTC



    Chức danh người hành nghề kinh doanh chứng khoán


    Các chứng chỉ cần có


    Các loại chứng chỉ chuyên môn

    Môi giới chứng khoán (1); (2);(3) và (4)
    (1) Cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán
    (2) Luật áp dụng trong ngành chứng khoán
    (3) Phân tích và đầu tư chứng khoán
    (4) Môi giới chứng khoán và tư vấn đầu tư chứng khoán
    (5) Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
    (6) Tư vấn và bảo lãnh phát hành chứng khoán
    (7) Quản lý quỹ, tài sản và rủi
    Phân tích tài chính (1); (2); (3): (4); (5) và (6)
    Quản lý Quỹ (1); (2); (3): (4); (5); (6) và (7)
    (Lưu ý: chứng chỉ hành nghề với chứng chỉ chuyên môn là khác nhau, chứng chỉ chuyên môn về chứng khoán và thị trường chứng khoán là điều kiện để xét cấp chứng chỉ hành nghề)
    uộc
  7. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Tôi cũng làm kinh doanh nhưng tôi thấy để có được hiệu suất sinh lời như bác nói nếu là doanh nghiệp mới sẽ rất khó hoặc không bền vững. Môi trường kinh doanh nhiều rủi ro, để tồn tại và phát triển không dễ. Các công ty có lợi nhuận nhiều thì đã có giá trị được tích lũy qua nhiều năm, không phải ngày một ngày hai.

    Cũng có thể bác quá nhiều kinh nghiệm, tìm ra được nhiều cơ hội có khả năng làm ra lợi nhuận cao. Tuy nhiên tôi cho rằng nó không phổ biến.

    Các cá nhân nếu khả năng kinh doanh và quản trị doanh nghiệp chưa tốt thì tìm trên sàn một vài doanh nghiệp tốt có tỷ suất lợi nhuận chấp nhận được để đầu tư lâu dài sẽ tốt hơn.
  8. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    ặc ặc, tôi đâu cấm các bác học đâu? tôi nói là học phải thực tế, vì cái tầm bằng đại học, thạc sỹ tài chính là nó đủ tất tần tật rồi, còn lại là nếu muốn vào các quỹ tài chính, các công ty quản lý quỹ hay chứng khoán thì mới học ở đó lấy cái bằng để phù hợp pháp lý, chứ ở đó, tôi từng được mướn đi dạy, có người học xong thì mời tôi dạy lại tại gia như gia sư? cho nên bác phân biệt, ở đó người ta dạy đế cấp 1 chứng chỉ hành nghề là phù hợp với quy định pháp luật, còn bác hành nghề tốt hay ko là 1 chuyện khác.
    Kêết luận:
    1. Học thì ko có điểm dừng là đúng. Nhưng học cái nào áp dụng được, nhận thức được
    2. làm nghề nào thì phải có chứng chỉ nghề đó, vậy ko làm nghề đó ko cần phải có chứng chỉ
    3. Học tài chính nên tài chính nên tập trung vào cái nghề và kỹ năng.
    Ga_moiVuthanhnguyen thích bài này.
  9. FBV

    FBV Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/07/2015
    Đã được thích:
    342.782
    Đấy, kinh doanh là 1 nghề, vậy bác chưa rèn luyện nghề kinh doanh của bác cho tinh thông, giờ bác phải xác định lại 1 nghề nào cho chín chắn rồi theo, tôi lấy ví dụ: t6oi học toán tin, nhưng tôi thấy cái nghề toán tin VN ta ko ko có đất sống, chỉ đi dạy, nghiên cứu thì lại quỳ lại mấy ôngnay2 bà kia xin xỏ tiền, tôi thấy trước cái viễn cảnh đó thế là tôi chọn nghề kinh tế, tài chính, chứng khoán để đi làm, và tôi vẫn đam mê nó, vậy tôi quyết định là đúng, bác phải xác định 1 cái nghề cho bác trước rồi mới trang bị hành trang vào nghề vào đời
    Tục ngữ nói: 1 nghề cho chín con hơn chín nghề đó sao
  10. Ga_moi

    Ga_moi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/09/2012
    Đã được thích:
    17.543
    Rủi ro trong đầu tư nó đa dạng lắm. Trong một ttck phát triển, các công cụ và dịch vụ nó bổ trợ cho nhau giúp cho các nhà đầu tư có phương tiện để phòng tránh rủi ro. Tuy nhiên chúng ta cần nhìn nhận là tự thân mỗi công cụ đó nó lại hàm chứa rủi ro tiềm ẩn, nếu hiểu không đúng, dùng sai phương pháp thì rủi ro lại tăng lên chứ không hề giảm. Tôi lấy ví dụ thế này: nếu trên ttck có lệnh stop lost (cắt lỗ tự động) nhìn dưới góc độ bảo hiểm an toàn cho các nhà đầu tư lướt sóng thì rất hữu ích vì nó giúp chúng ta loại bỏ được cảm xúc, giảm thiểu mất mát khi thị trường đi xuống và đặc biệt là giải quyết được rủi ro thanh khoản (nhiều cp khi giá giảm ndt muốn cắt lỗ mà không cắt được, nhưng nếu có lệnh stop lost thì chắc chắn cắt được tại mức mình y/c). Tuy nhiên tự thân công cụ này lại tiềm ẩn một số rủi ro:
    - Rủi ro về phí: nếu ndt sử dụng công cụ này sẽ phải trả phí, nếu ndt không đánh giá được tỷ lệ rủi ro có thể xảy ra mà dùng công cụ này thường xuyên thì chi phí không hề nhỏ mà lại không có kết quả gì.
    - Nếu số đông các ndt cùng chọn một mức giá gần nhau để làm điểm stop lost, tự nhiên sẽ tạo cơ hội cho các BBs đầu cơ giá xuống, nếu có cơ hội họ sẽ ép thị giá xuống dưới điểm stop lost để kiếm lợi nhuận ngắn hạn.
    Vì vậy, tôi nghĩ rằng ttck mà càng nhiều công cụ kỹ thuật thì đòi hỏi ndt càng có nhiều kiến thức hơn và sẽ khó chơi hơn chứ không phải là ít rủi ro hơn đâu bạn ạ.

Chia sẻ trang này